Tôi học để làm gì?
Kiếm tiền?
Vậy tôi học văn để làm gì?
Công nhận, tôi chẳng giỏi văn, với tôi, hứng thú nhất vẫn là cách con người suy nghĩ, nó độc đáo lắm, nó khiến tôi chẳng cần trải qua mà vẫn có cảm giác thấu hiểu. Nhưng càng như thế, tôi càng cảm thấy kì lạ. Tại sao các nhà văn nhà thơ khi xưa lại viết về số phận của người con gái khi xưa, và rồi các bác nhà xuất bản cũng đưa các tác phẩm ấy vào trong chương trình học? Mỗi bài tác phẩm đều mang một ý nghĩa triết lí nhỉ? Ừ, tôi học được sự cảm thông cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ, qua đó càng hiểu hơn những vất vả mà bà và mẹ đã trải qua. Nhưng thế quái nào vẫn có tình trạng con cái vô tâm với cha mẹ? Ngày xưa vì những phong kiến hủ tục mà người con gái chịu khổ. Vậy bây giờ sao tôi thấy nó chẳng thay đổi chút nào? Tung tin giật tít trên mạng, đây gọi là mở rộng ngoại giao ư? Đây được gọi là thế kỉ mới ư? Ca sĩ thần tượng này nọ phẫu thuật, chỉnh hình..... nếu đã than thở như thế sao không cấm son phấn, không cấm các phần mềm chỉnh hình đi. Đòi hỏi tự nhiên sao không đến Hàn Quốc, Nhật Bản hay tại Việt Nam này cấm các viện phẫu thuật đi. Đâu ra cái thể loại tận hưởng thành quả cho đã rồi lại quay ra bới móc như thế? Ờ thì là anti, ờ thì là sở thích. Nhưng tôi không hiểu, lấy cái sai lầm của người khác để làm thú vui của mình? Lấy sự dối trá của người khác để than trách xã hội à? Chỉ ra lỗi sai của người khác là tốt, nhưng chỉ trích người ta một cách thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa như vậy, có cần xem xét lại một chút không? Bạn đã tưởng tượng một ngày nào đó, có người.... mà thôi, hãy tưởng tượng một ngày nào đó nếu như bạn nổi tiếng, rồi bị lôi ra xoi xét như vậy, có khi nào bạn cảm thấy gục ngã mà tự sát chưa. Mỗi công việc đều có áp lực riêng, nhưng không phải vì thế mà ta coi đó là công việc hằng ngày, là phải nhẫn nhục. Cuộc đời sẽ chẳng bao giờ công bằng nếu như ta không biết cách tạo ra sự công bằng ấy. Bởi, ta không cô đơn, cho dù ta đứng một mình đi chăng nữa, dù xung quanh không một bóng người, ta vẫn chẳng bao giờ cô đơn, vì Việt Nam, vẫn có người nghĩ theo cách khác, tức có nghĩa, vẫn có người sẵn sàng bênh vực ta nếu ta đúng. Nhưng phải chăng thay, những con người ấy, lại không hề quan tâm đến những việc nhỏ nhặt này, họ bận chuyện quốc gia đại sự, bận trăm công nghìn việc trên máy tính, công hiến một cách có ích cho cuộc đời, không như bao kẻ ăn bám đòi hỏi sự tuyệt đối kia. Họ bận việc ấy, còn tôi nghĩ, tôi không đủ trình độ tư duy để hiểu hết chính sách của Đảng, đường lối chính trị, giao lưu thương mại kia. Như công dân nào cũng nói: "Việc của học sinh chỉ là học cho tốt để mai sau làm việc cho đời." Nhưng tôi không nghĩ được thế, bởi có những sự cản trở hết sức mệt não - tình người, đạo lí. Con người thường nói, sách vở khác xa với thực tế, thế học để làm gì? Học để hiểu biết rồi yêu cuộc sống chăng? Khi đối chiếu với sách vở và thực tại, tôi bỗng thấy chán nản. Đấy, dân Việt nhưng nói chuyện khiến lòng người rộn rạo quá đi, tôi tự hỏi, mấy cái đạo lí ấy nếu tôi thực hiện chuẩn xác nó sẽ ra cái gì? ÁP LỰC. Ờ, càng tài thì càng khổ, càng giỏi, càng tỏ ra tốt bao nhiêu thì càng bị đặt nhiều hi vọng bấy nhiêu. Trong khi đó, tự do sớm là của người đi khỏi quỹ tích đạo lí, còn người tài giỏi, đến khi nhắm mắt xuôi tay, đó mới là tự do. Nhưng đâu phải cứ lao lên phía trước, phấn đấu cho đời là có ích. Càng thế, chúng ta càng phải sống nhanh, càng sống nhanh ta càng mất đi những giá trị tinh thần, và rồi..... bị gán cho cái mác lãnh cảm, chỉ chú tâm vào học. Sau hai ba năm như thế, tôi đã thử buông tay, sống chậm lại một chút, và tôi nhận ra, sống như trước khoảng tầm 6 - 7 năm nữa đến khi vào đời, tôi sẽ chết ngay từ bước đầu tiên, vì, dư luận xã hội. Quả là một vấn đề "quen thuộc" tới mức chúng ta sống mà chẳng để ý rồi nhở? Rồi sao? Chính vì cái này mà càng nhiều vấn đề tôi thắc mắc, thật quái lạ khi người lớn nghĩ rằng mạng có thể giải thích mọi thứ trong khi trẻ con là lứa tuổi cần dạy mới biết, nên vì thế, đừng cản những câu hỏi của trẻ con. Tôi muốn hỏi nếu đã là tự mình vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống mới có thể trưởng thành, vậy tại sao còn cần cái gọi là chia sẻ, là giúp đỡ lẫn nhau khi ta gặp khó khăn? Đứng trước những người ăn xin, tôi thắc mắc tại sao những người thờ ơ, kì thị, lại đáng bị chê trách hơn là những người ăn xin kia chỉ việc ngồi đợi sự thương hại của người khác? Khi đó, tôi lại nhớ đến những người vươn lên khắc nghiệt của cuộc sống, mặc cho khó khăn, tàn tật, họ vẫn vượt lên trở thành những con người thành công. Vậy tại sao ta phải động lòng thương cảm? Nếu như họ ốm liệt giường, gia đình neo đơn, sự đồng cảm là cần thiết, nhưng người có nghị lực sống sẽ không lang thang ngoài đường như vậy. Quay lại về những dư luận đi, biết người Việt thích nói quá, chơi chữ rất nhiều, nhưng đâu nhất thiết phải "yêu văn học" một cách sỉ nhục vậy chứ? Báo mạng, ý kiến, nhận xét à? Ừ, quyền tự do ngôn luận mà, chả ai cấm, mà tôi cũng cần, họ viết hay, viết để thông báo thì có gì sai, nhưng làm ơn tôn trọng văn vẻ một chút được không, tiêu đề thì hay đấy, làm được đấy, kích thích sự hiếu kì và điên tiết đấy, nhưng nội dung ít nhất cũng có bố cục chút đi, viết mà đến học sinh lớp năm còn ăn đứt thì thật sự tôi không thể đoán được tuổi của họ mất. Có thể có người nghĩ tôi bất mãn với xã hội, không đấy. "thế- hệ - gấu - bông" mà, chẳng ai có thể hiểu được cái gì mà không được dạy cả. Càng đừng nói tấm gương trong gia đình và ngoài xã hội quá mức "đen" để soi vào, hỏi sao tự kỉ, lãnh cảm, vô tình,.... bao nhiêu tật xấu. Nhiều người nói, tôi nhìn vào mặt xấu quá nhiều rồi đấy. Nhưng này nhé, tôi nhìn vào mặt tốt nhiều hơn, khi họ nói đến nhân cách con người, họ cãi nhau, rồi chửi nhau. Rõ ràng đây là một vấn đề hết sức thực tế, sao họ thản nhiên mắng chửi nhau thế nhỉ. Tôi thích cái nhìn toàn diện, đa chiều của mọi người, cho nên khi hai người cãi nhau về hai mặt của cùng một vấn đề, tôi lại tự hỏi: "Cái "lí thuyết tương đối", với câu "không có gì là hoàn hảo", và "cái gì cũng có hai mặt của nó" bị chó gặm đi đâu rồi nhỉ? Có những lúc, ngồi đọc những kinh nghiệm đời trước để lại, rồi nhìn vào thực tại: "À, so với sách, mạng chắc cũng bị các thành phần mọt sách cuỗm hết cái tốt rồi hay sao mà vẫn có những người ngược thời gian trở về thời tối cổ chưa biết cái gì thế nhỉ?" Xưa con người phản đối chính quyền độc đoán, những hủ tục bất công, giờ rộng mở chưa nhỉ? Khi áp đặt những cái tiêu chuẩn mà chính bản thân mình còn chẳng có vào người khác? AI cũng yêu cầu cao về phẩm chất, nhân cách, suy nghĩ, hành động của người khác. Và quả nhiên, họ chỉ nói, tôi thắc mắc, họ đã nói như thế, sao không đến nói thẳng với người đó đi, để người ta trả lời? Biết đâu đấy, chúng ta lại được mở mang tri thức? Nói xong, hết rồi à? Không còn gì nữa sao? Nói xong thì làm đi, nói mãi rồi để đấy không làm thì nói làm cái gì? Cứ đòi hỏi học sinh thế nọ tuổi trẻ thế kia, mà trước mặt tôi đây, sao ô uế đến thế. Tôi luôn bám víu vào những tấm gương sáng trong cuộc đời, cho dù nó chỉ là ảo, còn đỡ hơn người thật trước mặt suốt ngày làm nhảm hãy làm thế này, hãy làm thế kia rồi xong vứt đấy chả ấm vào thân mình chứ đừng nói đến người nghe. Dù những tấm gương kia, là giả dối, còn hơn nhiều những kẻ vạch trần ra rồi xì mũi bỏ đi cứ như mình đã cứu rỗi đời người khác không bằng. Mà thôi, nói nhiều làm gì, trong khi thực tế tạm thời vững vàng rằng phần đông xã hội đang mục rữa đạo đức, và những người còn lại, họ đang "đau xót" về điều này, lắc đầu tiếc rẻ đấy, nhưng chẳng thể làm nên điều gì khi đây là phần nhỏ. Thử hỏi, nếu đã như thế, sao còn nhồi một đống đạo lí làm người vào đầu giới trẻ, trong khi cơ bản, chưa chắc nó đã ở trong đầu người nhồi ấy? Hỏi tiếp, những kinh nghiệm đúc kết hàng nghìn năm trước, bạn đã hiểu hết chưa mà đòi lên mặt chỉ trích người khác. Như TÔI đã nói, làm người công dân tốt, người con tốt, học trò ngoan trước khi làm fan nhé. À mà, nói thì làm hộ cái, nhá!
- Read more...
- 1 bình luận
- 737 views