Jump to content

qtrung

Thành viên
  • Số bài viết

    103
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi qtrung

  1. ui,giờ mới dc gặp mặt của nhà thơ Ngô Hữu Đoàn(hâm mộ anh lâu lắm ời) và anh Thợ(nhìn gần)..cool quá ! Mấy thành viên khác cũng tuyệt - có điều hem thấy hai phó nhòm thoai(uổng ghia) mà offline năm 2008 sẽ dc tổ chức chứ anh Thợ ? cho Phố Đêm ké 1 tấm ảnh chơi
  2. Thế sở trường của chị là gì?
  3. Cái vấn đề này, mình đã đọc rất lâu ở trang web Suutam. Mình cũng đồng ý với Alone Rock rằng : Dù yêu người con trai nhưng tình cảm vẫn dạt dào, tha thiết và cái sự "buồn, thương, tiếc, nuối" của ái tình luôn luôn làm day dứt trong lòng của những người đồng tính, bởi thế mình cũng rất cảm thông, đồng thời cũng kính trọng Xuân Diệu, cũng như thơ của ông. Kể cả Huy Cận, đã đến và yêu thương Xuân Diệu - dù là tình trai hay tình bạn thì Phố Đêm cũng thấy rất đáng quý và trân trọng. vì đó là tình cảm chân thành... "Thấy kệ thiên đường và địa ngục/ Không hề mặc cả, họ yêu nhau..." Phố Đêm.
  4. qtrung

    Thơ Phố Đêm

    Giọt Buồn Mong những giọt buồn Rơi tràn trên cung phím Bản tình ca nào, anh đã viết tặng em? Mong những giọt buồn Vào bể sâu ngụp lặn Ánh hoàng hôn nào, em mơ ước cùng anh ? Mong những giọt buồn Theo sông sâu ào ạt Gió cuốn rất nhanh, Cánh diều chao đảo Lời hứa nào, một thuở mình yêu nhau? Mong những giọt buồn Rơi vào dòng chữ nhỏ Lời chia tay, anh nói từ tối qua Anh đã bẻ, một nửa ánh trăng tà Đã đập tan chiếc phong linh bé nhỏ Nơi chôn sâu những tiếng cười thuở đó Tan rồi em, đã bay mất rồi em Phố Đêm
  5. qtrung

    Thơ Phố Đêm

    Tôi Không Cần Em Nữa... Khi tôi nói “tôi không cần em nữa” Em sẽ ra sao ? Cảm giác em thế nào ? Bình thường thôi… Giây phút chia ly tồi tệ Vì vũ trụ vẫn quay tròn như thế Nắng vẫn lên, hoa vẫn nở đua nhau Bướm tình si cũng sẽ không biết sầu Mê mãi hút những loài hoa mới nở Và ngày mai tôi nói không cần nữa Với thời gian ảo mộng trở về sau Tôi sẽ xóa hai cái bóng úa sầu Đã có lúc Van xin tình - hãy rũ lòng xót thương Cứu lấy tôi trong cơn khát chán chường Bằng nụ cười và những dòng nước mắt Có được rồi, ai nỡ nào đánh mất Trái tim người còn nóng hổi đương say ? Uh, thì thôi. Tôi cũng có những ngày Nắm bắt được tình yêu trong thù hận Tôi sẽ nói "tôi không cần em nữa" Mà cớ gì tôi lại nát trong men ? Trong đau khổ, trong thù hận kia chứ ? Nếu viết thơ mà ko dùng từ ngữ Nếu biệt ly mà dứt tình được ngay Tôi cũng muốn một lần mình làm vậy Xem người đời cười nhạo tôi ra sao. Tôi sẽ nói "tôi không cần em nữa" Em vẫn mãi là một điều bí mật Cho thằng khờ vẫn còn muốn khám phá Một điều gì nhưng chẳng phải tình yêu ? Buổi chiều đó, khi nói lời ly biệt Tôi sẽ thấy một nụ cười thắm thiết Mái tóc vàng cứ để gió tung bay Với ánh mắt – tôi thương nhớ một ngày Tôi theo đuổi một nàng tiên dạo phố Tôi không tiếc một lần tôi bỏ lỡ Không kịp nói – không kịp hẹn lần sau… Dương Thiệu Trí
  6. Làm lẽ, với việc tiếp khách lầu xanh, cái nào dc hơn, cái nào vượt hơn cái nào trong lễ giáo phong kiến? Mà dù sao, cũng cám ơn bạn Hoàng Vân, bạn khá lắm, bạn giỏi hơn Phố Đêm nhìu.
  7. Mình trả lời từng đoạn trong bài viết của Chuột,nên hơi dài...tóm hết cỡ rùi đó! Đọc nhức mắt mong bạn thông cảm.Vì chính mình cũng nhức...
  8. THÚY VÂN Chị ơi chị có biết chăng Kể từ ngày ấy mưa giăng phủ đời Vì câu vật đổi sao dời Vì đêm hôm ấy một lời chị trao Vì cùng chung phận má đào Nên em cùng chịu vận vào trong thân Chị vì chữ hiếu song thân Nên đành gạt lệ trao thân cho người Em vì mong chị ngậm cười Nên lòng chấp nhận theo người yêu ai Tuy rằng duyên mới sắc tài Nhưng lòng chàng chẳng quên bài nhạc xưa Dù rằng sớm tối chiều trưa Mười lăm năm én đu đưa dập dìu Nhưng lòng chàng vẫn lo nhiều Người nơi phương ấy chịu nhiều đa đoan Dù cho danh nghĩa phượng loan Nhưng lòng chàng chỉ lo toan cho người Từ lâu chẳng nở nụ cười Từ lâu em sống cùng người không tâm Từ lâu em sống lặng câm Tuy rằng nhung lụa nhưng thầm đau thương Từ khi chị gặp huyên đường Lòng em đã quyết một đường đinh ninh Giờ em trao lại chữ tình Giữ làm chi chị duyên tình của ai Chỉ mong tháng rộng năm dài Đời em chẳng phí chẳng hòai vì duyên. -------------------------------------------------------- Bài thơ mượn trong Việt Nam Thư Quán, Thúy Vân trong thơ này mới đúng là Thúy Vân. Trách chị,nhưng cũng nghĩ đến chữ Tình, cũng nghĩ đến trách nhiệm của một người làm em khi gia đình gặp hoàn cảnh ...điêu đứng như thế. Còn bài thơ của Trương Nam Hương -"Kiều ơi,em đợi kiếp nào để yêu?" - đọc vào thấy thương Vân lắm,nhưng cũng ko đến nỗi phải"ghét" Kiều đâu. Là em nói vậy thôi Kiều Sánh sao đời chị ba chiều bão dông
  9. Thôi, trả lời cho Chuột bằng bài viết Phố sưu tầm dc đây... Truyện Kiều: chuỗi nghĩa lịch đại, chuỗi nghĩa đồng đại --- không rõ tác giả --- Việc nghiên cưú, phê bình, tiếp nhận "Truyện Kiều" đã gần hai trăm năm mà vẫn chưa bao giờ kết thúc. Dù có ý thức hay không có ý thức, các nhà nghiên cứu và bạn đọc qua nhiều thời đại đã tiếp nhận "Truyện Kiều" và đem đến cho tác phẩm những cách hiểu khác nhau, những quan niệm khác nhau về giá trị của nó. Đó là những "Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại". Ngay từ khi mới ra đời "Truyện Kiều" đã được dân gian tiếp nhận khá đa dạng. Cảm nhận của dân gian về "Truyện Kiều" vừa gần gũi vừa thiêng liêng nhưng cũng rất chân thành với các hình thức bói Kiều, thơ vịnh Kiều, hát tuồng Kiều, diễn kịch Kiều... Người dân biết Kiều, hiểu Kiều, thưởng thức Kiều như thế nhưng họ đã từng bảo nhau: Đàn ông chớ đọc Phan Trần Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều (Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm) Tự Đức trong bài "Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng tứ" cũng đi đến kết luận giá trị cơ bản của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó phát ngôn cho đạo đức phong kiến: Ngẫm lại cổ kim người hào kiệt Một thân mà gánh đạo cương thường Được thua sướng khổ, thôi đừng nói Hẵng đem lời ngọc phủ văn chương! Ở đây Kiều được tiếp nhận như là hiện thân của sự hy sinh thân mình để bảo vệ "luân thường đạo lý" phong kiến. Sức thuyết phục của "Truyện Kiều" đối với Tự Đức là rất đáng kể: Mê gì như đánh tổ tôm Mê ngựa hậu bổ, mê nôm Thuý Kiều (Vịnh Kiều) Đứng trên quan điểm đạo đức, tiêu biểu cho quan niệm "trung, hiếu, tiết, nghĩa", "tam cương, ngũ thường", Minh Mệnh trong bài "Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết" đã ca ngợi Thúy Kiều là con người biết giữ tròn "đạo hiếu", "biết tiết, biết nghĩa". Nguyễn Văn Thắng cũng ca ngợi Thuý Kiều: Xét sau trước đủ trung trinh, tiết nghĩa Còn đối với Nguyễn Công Trứ thì trái lại, Thuý Kiều chẳng có hiếu hạnh, tiết nghĩa gì cả: Đã biết mà hồng thời phận bạc Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải. (Vịnh Kiều) để rồi Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải Tấm thân tàn đem bán lại thanh lâu Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu Mà bướm chán ong chường cho đến thế. (Vịnh Kiều) Nguyễn Công Trứ đã lên án Thúy Kiều một cách gay gắt: Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa Đoạn tường cho đáng kiếp tà dâm Bán mình trong bấy nhiêu năm Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai Nghĩ đời mà ngán cho đời. (Vịnh Thuý Kiều) Đứng trên quan đểm nhân sinh, quan điểm xã hội để bình luận, nhiều nhà tri thức không chịu sự ràng buộc bởi quan niệm đạo đức, lễ giáo phong kiến và ít nhiều bất mãn với xã hội đương thời thì trong chừng mực nào đó, họ tìm thấy hình bóng cuộc đời mình trong cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều. Phạm Quý Thích đã than thở: Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu Bạc mệnh cẩm chung oán hậu trường "Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà cùng chung một dạ..." là vậy. Chu Mạnh Trinh thì đau xót và cũng nói đến "tình thương người đồng điệu": Than ôi! Một bước phong trần mấy phen chìm nổi Trời tình mù mịt, bể hận mênh mông Sợi tơ nhành theo gió đưa đi Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch (Vịnh Kiều) Chu Mạnh Trinh tỏ ra thông cảm và thương xót đối với cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều. Nếu như "Mộng Liên Đường chủ nhân" cắt nghĩa "Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy" thì Chu Mạnh Trinh cao hơn một mức: ông cho rằng nguyên nhân sâu xa của bấy nhiêu đau khổ trong cuộc đời Thúy Kiều cũng như cái chết của Từ Hải là do bất công của xã hội. Chu Mạnh Trinh thì nhất định biện hộ cho Kiều trước những lời kết án gay gắt của những người đứng trên quan điểm phong kiến cố chấp. Còn Nguyễn Khuyến thì nhận thức sâu sắc về thế lực ma quái của đồng tiền. Đó là nguyên nhân sâu xa của muôn vàn tội ác: Số kiếp ở đâu mà lận đận Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén Ngọn nước sông Tiềh nợ chẳng xuôi (Tống vịnh Kiều) Nhưng Tản Đà lại thông cảm với nỗi lòng đầy bi kịch của Thúy Kiều: Đôi hàng nước mắt đôi làn sóng Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan (Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến) Phạm Quỳnh cũng ca ngợi Thúy Kiều "phong tình mà tiết hạnh". Phạm Quỳnh đã lớn tiếng rằng: "Một nước không thề không có quốc hoa, "Truyện Kiều" là quốc hoa của ta, một nước không thể không có quốc tuý, "Truyện Kiều" là quốc túy của ta, một nước không thể không có quốc hồn, "Truyện Kiều" là quốc hồn của ta... Truyện Kiều còn tiếng ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ" (Nam Phong tạp chí) Phạm Quỳnh cho rằng "Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa ; ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng" (Nam Phong số 30-1919) Cụ Huỳnh Thúc Kháng lại ví "Truyện Kiều" với chiếc hộp sơn son thiếp vàng, "Về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong lại đựng những vật có chất độc". Rồi mấy lần cụ gọi Thúy Kiều là "Con đĩ Kiều", "Cái giống độc con đĩ Kiều" Theo trai gác xỏ lời cha mẹ Làm đĩ đành phận kiếp ngựa trâu. Cụ Huỳnh Thúc Khánh cho rằng: "Chuyện phong tình hồi tâm kia không đáng làm sách dạy, gieo cái nộc gió trăng hoa liễu trong tâm não thiếu niên nam nữ ta". (Tạp chí Tiếng Dân - 1934) Do ý thức yêu nước và quan niệm đạo đức phong kiến, Ngô Đức Kế cho rằng "Truyện Kiều tuy hay mà truyện là truyện phong tình, thì cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo dục, tăng bi, tám chữ ấy không tránh đằng naò cho khỏi. Thế mà ngày nay đức văn sĩ giả dối ta biểu dương "Truyên Kiều" lên để khai hoá cho quốc dân, đem "Truyện Kiều" mà làm sách "Quốc văn giáo khoa" (sách dạy), làm sách "Sư phạm giảng nghĩa" (sách thầy)". Ông còn chê Phạm Quỳnh là "Một anh giả dối lóp lép đứng đầu sùng bái Kiều, một bọn u mê hờ hững gào hơi, ráng sức để hoạ theo, còn một lớp người chỉ nghe lóm, nhìn mồm thì vỗ tay tán thưởng, khiến người bịt tai, bưng mũi, phải nhức đầu long óc vì những tiếng hô "Quốc văn! Kim Vân Kiều! Nguyễn Du!". Ngô Đức Kế còn cho rằng "Truyện Kiều là sách quốc văn ăn vào trong óc, thấm vào trong đầu tỉ như ngoại tà đã nhập vào ngũ tạng, quỷ tà ám mất linh hồn thời dù lang y giỏi đến đâu, pháp sư cao tay ấn đến đâu cũng không cưú được nữa" (tạp chí Hữu Thanh - 1924) Hoài Thanh thì nói về "Truyện Kiều" như sau: "Cái đẹp ở "Đoạn trường tân thanh", cái chất thơ bàng bạc ở trong "Truyện Kiều" cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải, nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phaỉ nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng, thùy mị, khi tráng lệ, huy hoàng" (Nghìn thu vọng mãi Hoài Thanh. Tháng 3-1974) "Truyện Kiều" trước hết là tiếng kêu bi thương, một lời nguyền rủa, một giấc mơ, tất cả bắt nguồn từ tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người. Tiếp nhận "Truyện Kiều" qua "cảm hứng tố cáo chế độ phong kiến", Hoài Thanh đề cao "Từ Hải đã thực hiện một cách gián tiếp ước mơ có lẽ tha thiết nhất trong cuộc đời của Nguyễn Du". Đó chính là ước mơ công lý "Giữa cuộc đời cơ cực của Kiều, Từ Hải đã xuất hiện như một vì sao lạ làm sáng rực cả đời Kiều" Lan Khai cho rằng cái đẹp của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó diễn đạt được "cái hay nhất của lòng người qua thời gian, cái con người vĩnh viễn": Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nữa soi dặm trường Lưu Trọng Lư tiếp nhận "Truyện Kiều với đầy đủ nghĩa "Kiều như một người của nhân tính muôn thuở". Xuân Diệu, với tư cách là một nhà thơ, ông có những rung động thật rằng "Chết mà không nhục, mà còn đánh lại quân thù cho đến hơi thở cuối cùng, rồi ngang nhiên đứng sững đó. Từ Hải chết đứng, bao nhiêu người vùng lên đã bao phen chết đứng. Nhưng qua đời này đến đời nọ, gián tiếp rồi trực tiếp, họ đều đóng góp cho cuộc cách mạng cuối cùng thành công: cách mạng vô sản!" Đó chính là cảm hứng xuất phát từ hiện thực rối ren, thối nát của một thời đại đã qua. Nhưng ý kiến tiếp nhận của Trần Trọng Kim lại khác, ông viết "Tình ái như Kiều, trước sau biết nặng lời non nước, biết lấy hiếu làm trinh, biết nhân, biết nghĩa, thì làm sao không cho là luân lý cho được ?" (Minh Văn và Xuân Tước - 1964) Đó là những "lời nói", những "giá trị" đã tạo nên chuỗi nghĩa trong lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" - "chuỗi nghĩa lịch đại". Từ sau 1945 đến nay, việc phê bình và tiếp nhận "Truyện Kiều" không đặt ra vấn đề luân lý, đạo đức, không đi vào những chi tiết vụn vặt, không tuyệt đối hoá giá trị văn chương của "Truyện Kiều", không thần bí hoá thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du. Ở Nguyễn Du, nếu là một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không hồi hộp trước những nỗi đắng cay của bức tranh thế sự, một lương tâm không phẫn nộ trước những thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì nghệ sĩ, dẫu có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không tìm ra được nhưng âm điệu, những vần thơ khiến cho người đọc trong cuộc nghe như khóc, như than, như uất ức, như oán hờn. Chế Lan Viên thì thổn thúc trước số phận nàng Kiều: Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên Bỗng quý Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường (Văn học lớp 10) Lê Đình Kỵ lại có ý kiến thật là khác lạ: "Nguyễn Du không nặn ra một Thúy Kiều để làm rạng danh cho vấn đề đạo đức (tức nói về trung, hiếu, tiết, nghĩa) mà Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo cái riêng của mình, khác xa chế độ phong kiến". Đặng Thanh Lê cho rằng: "Truyện Kiều là một thành tựu đạt đến giá trị mẫu mực cổ điển. Kiệt tác văn học đã tở thành sự kiện văn hoá lớn, thành một tổng thể giá trị văn hoá cộng đồng, xuất hiện và tái sinh trong nhiều lĩnh vực văn hoá khác của một đất nước". Nhận xét về Thúy Kiều, Nguyễn Lộc viết: "Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý cuộc sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể nguỵ trang che dấu được". Mạnh Quân thì bộc bạch cảm nghĩ riêng: "Truyện Kiều dù nhiều người khen tôi vẫn không thích vì các nhân vật trong đó chẳng có mống nào ra hồn, toàn thứ thư sinh ẻo lả hay man trá, lưu manh, chỉ được chút Từ Hải thì lại vì quá mê gái mà tiêu tan sự nghiệp và tính mạng" (Truyện ngắn: Thần tượng của tôi) Các nhà lý lận văn học lại nhận xét: "Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội, đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ, đòi tự do yêu đương, đòi công lý". "Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại" để trên đã tạo nên lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều". Lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" sẽ còn được nối tiếp bằng ý kiến của bạn đọc hiện tại cũng như bạn đọc trong tương lại, kể cả "các bạn đọc" ở dưới mái nhà trường. ------------------------------------------------ Bài viết khá dài,nhưng khá hay...
  10. Trả lời cho bài viết của Chuột, vì Phố cũng bận như Chuột thôi... Cái vụ hẹn hò với Kim Trọng, len lẻn đến nhà KT thì ko bít Chuột đọc Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Hải Lượng chưa? Có nói - "minh oan" cho cái việc làm của Kiều. Nếu chưa đọc thì đọc đi rùi biết,còn đọc rùi thì đọc lại lần nữa đi ha... Còn câu"tự mình học hỏi thì hay hơn", ai mà ko tự mình học hỏi- diễn đàn cũng để cho thành viên tự mình học hỏi - có vào, có đọc, có suy tư thì mới rút ra những bài học cho chính mình chứ ? Mình ko chịu học hỏi thì ai học cho mình ??? Còn cái việc mưu thâm thì đọc đoạn "Hoạn Thư ghen"thì biết...vì sao nói là mưu thâm. Chữ Mưu Thâm - trích trong câu "mưu thâm thì họa diệc thâm". Quote để trả lời : Dưới cờ gươm tuốt nắp ra Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư. Mà trong tình thế đó, khôn ngoan mới biết đường rút như thế, Chuột ạ! Nói đi nói lại, Chuột dựa vào cái việc thiện của HT làm là tha cho Kiều,còn Phố thì dựa vào cái tính nham hiểm của HT. Còn thuộc tầng lớp đứng lên mà đấu tranh thì dùng thủ đoạn đó."Bắt người"...nghĩ rằng cảm thông cũng hay... ---------- Đừng hỏi lại như thế, Phố ko phải là nữ, Chuột cũng ko phải là nữ...cho nên đừng hỏi "đặt mình vào hoàn cảnh như thế chưa?". Vì Chuột có bao giờ đặt mình vô vai Kiều chưa? Còn ghen thì ít nhìu cũng có cảm giác ấy,nhưng xử lý thế nào...thì tuỳ vào tính cách... ------- Còn nói về chiện thông minh của nàng Kiều, đã bảo là nếu nói như cách của Chuột trong bài đầu tiên, thì việc cướp chồng người khác mà đi báo "chị ơi,em cướp chồng chị nè" - chả khác gì vừa ăn cướp vừa la làng. Phố chỉ reply theo cách nghĩ, cách nói của Chuột thôi. Đọc kỹ đi nhá... --------- hihi...Kiều càng nể tôi...uh, thì nể...
  11. Cái này là chụp wc, rùi paste vô cái "phem"(frame)phải hok ? nhưng nhìn cũng dễ thương, hân hạnh dc làm quen với bạn Khanh Lam à.
  12. Tranh luận cách Tranh Luận cũng dc mà anh, chả lẽ viết đến đây là kết thúc rồi sao ? Phố Đêm mạo muội đưa ra cái văn hoa tranh luận của người Phương Đông như thế này, bữa Ph.Đ có viết về văn hoá tranh luận - cách riêng 2 chữ Tranh Luận. Bên Phương Đông ta, cụ thể như ở Nhật - một công ty lớn, mọi quyền quyết địnhđều nằm ở phía giám đốc,để tránh có những phiền hà và ý kiến khác nhau. Người Nhật khi giải quyết các mâu thuẫn thường dùng cách tránh mặt nhau hay đừng gây ra những hoàn cảnh khác ý kiến. Chuyện xong rồi thì bỏ qua - "Quá giã vãn nhi bất thuyết". Nhưng ở phương Tây thì khác,họ rất chú trọng đến tự do ý tưởng, họ luôn tranh luận để tìm dc cái sáng của một sự việc, chứ ko như Phương Đông ta luôn tránh - ko tranh luận để khỏi gặp phiền hà,rắc rối. Bên Tây người ta tranh luận là có lý lẽ, lập luận cụ thể - còn bên ta thì lại thiên về cảm tính, thường do mặc cảm tự tôn, tự ti - tự tôn vì tự ti. Tại sao ??
  13. Em thì ko khoẻ nổi chị Ly ơi, mắt sắp mù rùi nè. Hi`...
  14. Khổ quá Chuột ơi, viết chi mà dài...đọc mỏi mắt quá, dạo này mắt Phố yếu lắm rồi! Ghen tuông vốn là bản chất của tình yêu, đâu có ai cấm Hoạn Thư ghen.Nhưng đã bảo rồi, ghen có nhiều loại, người ta nhìn vào cái bản chất tính cách của HT chứ ko ai nhìn vào cái nguyên nhân vì sao HT ghen. Vôi nào là vôi chẳng nồng Gái nào là gái có chồng chẳng ghen. Nhân vật HT vốn dĩ tượng trưng cho những người nham hiểm, cái tầng lớp hạ lưu, mưu thâm. Chứ không ai nhìn vào nỗi khổ, chưa chắc HT khổ vì nhẫn nhịn, lỡ khi khổ vì mang trong mình cái "mưu thâm" chờ đợi thời cơ thì sao? Điều này có ai lý giải dc? Chuột ko là HT, ND ko là HT,Phố ko là HT thì ...răng lấy ai mô mà biết ? Chính cái điểm "lựa" lời phân bua của HT, mới bọc lộ rõ nét nhất cái tính cách: Ở ăn thì nết cũng hay Nói điều ràng buộc thì tay cũng già Con người mưu thâm "HT muốn giết Kiều" điều này đã nói trong phần Hoạn Thư ghen,chắc Chuột cũng đã đọc. (khỏi đánh lại chi cho bài nó dài). Mà có ai trên đời, đi giựt chồng người ta mà lại "thông báo" cho người ta biết một tiếng hay ko? Vừa đánh vừa la làng à ? Nếu nói như cách của Chuột, giải thích ở bài trên thì ..Thúy Kiều vốn là người thông minh ấy chứ. Cái việc mời làm hoa nô, hay sai bầy Ưng Khuyển đánh đập thì đọc truyện Kiều thì rõ như ban ngày. Cái cốt ở đây, là cái sự "im phăng phăng" của HT. Cái hiểm ấy mới thật đáng sợ. Ra cuộc sống sợ nhất hạng người này. Có mưu thâm thì phải cố gắng mà giữ kín ko thì việc sẽ bại lộ,khó thành.Bởi rứa, mọi người trong nhà đâu ai biết, ai mà hó hé...là nàng ra oai trị tội để là gương cho kẻ khác. Chính mình cũng ung dung như ko có chuyện gì.Ấy mới là nham hiểm,thâm độc. Chuột cảm thông cho HT với cái tính cách này,thì kể cũng hay. Đoạn Ưng Khuyển bắt Kiều, chính Kiều cũng chả biết đang xảy ra chuyện gì. Giết người, Thúc Sinh bắt gặp, chồng kết tội vợ...nghĩ ra cũng đáng. Chẳng thà khuyên nhủ(chứ ko im hơi lặng tiếng 1 năm) chồng quay về, chứ âm thầm mà giết người kiểu này, đúng là "Quả Báo"...Việc đáng thương cho hoàn cảnh của HT thì PĐ chẳng thấy gì đáng thương cả, vì nóng giận mà làm việc hại nhân, thì ko có gì mà đáng thương. Nếu như 3 mặt 1 lời sớm thì hay hơn nhỉ ! Biết rằng là dòng dõi trâm anh,thế phiệt, thì nên cư xử đúng mực thì hay hơn là thầm thầm,kín kín - chả ai biết mà lường. Nếu đặt mình vào hoàn cảnh Kiều thì có lẽ Chuột ko nói thế rùi. ------------------------------ Còn việc Thanh Tâm Tài Nhân viết Kiều ra sao thì Ph.Đ ko quan tâm, vì Ph.Đ chỉ đọc bản dịch bằng truyện thơ của ND - một cuốn sách nói theo cách mới dựa theo cốt truyện đã cũ- Đoạn Trường Tân Thanh- còn dùng từ ghê gớm thì đã nói ở trên - viết theo Triết lý nhà Phật. ----------------------------------- Rất nhìu, Chuột đọc hết và ngẫm nghĩ đi thì biết...viết ra nữa thì dài, làm biếng viết lắm Chuột ơi! Tự mình học hỏi thì hay hơn... ------------------------------------- Mà càng nói thì Chuột lại ko hiểu gì về Thuý Kiều, Phố Đêm cảm nhận dc như thế. Có rất nhiều đoạn...nói về (giải thích cái tình cái lý) vì sao Kiều lại cư xử như thế. Kiều là người thông minh, chứ ko phải là Thần Thánh, xưa có câu Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay Chuột vẫn thích cái gì là tuyệt đối sao? mà khi đọc vào topic này, ko hiểu sao Phố Đêm lại có cảm giác yêu mến Thúy Kiều - xưa thì ko có. Ngộ thiệt, có lẽ...người ta thích nhắm vào cái "khuyết" của con người mà quên đi cái hay của họ. Chính vì cái "ăn cắp" của Kiều mà Ph.Đ lại càng cảm thông hơn với cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng đời đầy hiểm ác, chua ngoa.Kể cũng hay... Phố Đêm.
  15. Theo như Chuột nói là ghét Thúy Kiều và cảm thông với Hoạn Thư, Phố Đêm khi đọc truyện Kiều, chả thương ai và cũng chả ghét ai,nhưng đặc biệt cảm thông với đại thi hào Nguyễn Du. Còn việc Chuột ghét Kiều thì cũng bình thường thôi vì truyện Kiều khi ra đời nó đã có nhiều người "ghét" rồi. Nhưng cái ghét của người xưa khác với cách ghét của Chuột,cụ thể như người xưa ghét truyện Kiều về đường Luân Lý,còn Chuột ghét Kiều vì những cảm xúc riêng tư của mình,cái cốt truyện hay cách cư xử của Kiều khiến cho Chuột ko thích. Đó là cảm xúc riêng của những người cảm nhận văn học. Nhưng tâm lý của một người phụ nữ khác nhiều so với tâm lý của người đàn ông.Người ta thích Kiều ko chỉ qua cách cư xử hay diễn biến của câu chuyện mà mọi người yêu thích qua cái tài dẫn dắt và phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc của Nguyễn Du, với một cái tên Đoạn Trường Tân Thanh Nói về Hoạn Thư một chút. Chhuột nói đi thì Ph.Đ cũng xin dc nói lại... Có câu : Gái nào là gái chả hay ghen chồng.Nhưng ghen có nhiều loại ghen, có cái ghen nóng nổi vội vàng, có thứ ghen nham hiểm độc địa. Hoạn Thư thuộc mẫu người thứ hai. Với tâm tính Ở ăn thì nết cũng hay Nói điều ràng buộc thì tay cũng già HT ko phải là người tầm thường hèn hạ mà là người khôn ngoan có điều, đanh thép có một,biết điều lẽ phải, cũng có mưu mô và thao lược.Nhưng cứ bình thường thì chả bộc lộ ra dc,phải gặp lúc Biến thì mới tỏ bày tính cách,nghĩa là "cháy nhà mới lòi mặt chuột ". Cái biến ấy là khi Thúc Sinh cặp bồ cặp bịch với Thúy Kiều mà giấu ko cho HT biết. Tính rằng cách mặt khuất lời Giấu ta ta cũng liệu bài giấu cho Với tính cách như thế,lại gặp cái biến như thế thì: Lửa tâm càng dập càng nồng Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa. Nhưng dù lửa tâm có nóng đến đâu, nhưng ngoài mặt thì cứ như ko, nói cười vui vẻ. Cái đó mới là cái chính - điểm nhấn - và cũng là câu trả lời vì sao ai cũng nói "ghen như Hoạn Thư" là thế. HT muốn giết Thúy Kiều theo cách giết người ko dao. Nếu có cảm thông thì Ph.Đ vẫn cảm thông cho Nguyễn Du. còn việc Kiều xử đẹp Ưng Khuyển,hay "máu rơi thịt nát" - xem mạng người ra gì - thì cái đó ND viết theo Triết lý nhà Phật - gieo gió thì gặt bão. Chả có gì phải bàn tán. Nhưng nếu đặt dấu hỏi ngược lại thì việc Khuyển, Ưng vì cớ gì mà lại nghe theo HT đi làm tội ác ? Còn chiện của Từ Hải và Thúy Kiều - nói trước nói sau thì là chuyện của vợ chồng nguời ta, can cớ chi mà lại lôi vô mà bàn tán chứ Chuột. Nói ngắn gọn thui, dong dài chi đọc mỏi con mắt...
  16. Chuột nói thế là sao vậy ? Giải thích rõ hơn coi...vì PH.Đ cũng có reply trong bài thơ này Hay là Chuột đang định đánh nhau với binhthuong nữa ???Vì Binhthuong cũng khen. hi, đoán mò xí, ko phải Chuột bỏ qua cho...Mà Chuột đánh dấu chính tả sai rùi đấy!
  17. Hì, dĩ nhiên rồi ! Phải có phép tắc chứ ... Chị Ngôn Hoa, có gì chỉ bảo thằng em này nhá !
  18. Woa, lại quen dc một nhà báo. bạn viết cho báo nào vậy, Ngôn Hoa ? Ngôn trong từ Ngôn ngữ, ngôn từ; Hoa mang ý nghĩa "đẹp". Giờ Phố Đêm hiểu rồi, mình cũng ko thích những lời tục tĩu,thô lỗ; đối với mình Văn học là Chân Thiện Mỹ. Đồng thời, người viết Văn - làm thơ là những người có một tâm hồn đúng với bản chất của Văn Học.Phố Đêm còn rất trẻ, bây giờ chỉ chú tâm vào Thi Học thôi.(Nghĩa là chỉ biết học,cắm đầu vào học, ko làm những việc gì khác )Bởi vì Khổng Phu Tử có câu::"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vụ học,tam thập nhi lập,tứ thập nhi bất hoặc..." Mà Ngôn Hoa chắc có lẽ lớn tuổi hơn Phố Đêm, thôi thì...xưng bằng "chị" nhá !
  19. hì, Phố Đêm nói nhăng nói cuội trong mục bình thơ thui! Ngôn Hoa cũng đọc vào sao ! hihi...Phố Đêm tên Trí...à quên, cũng đọc dc những bài thơ của bạn trong mục Sáng Tác Thành Viên. Mà nick của bạn ngộ quá!
  20. Hi bạn Bằng Lăng, chia vui cùng bạn - vì bạn dc một ghế trong trường chuyên Tiền Giang. vấn đề xã hội thì báo chí đăng tải rất nhiều, một trong vấn đề Ph.Đ quan tâm là vấn đề tăng học phí. Nhà Ph.Đ nghèo nên chuyện này...nghe ra rất đau lòng. Còn riêng bạn thì bạn thấy vấn đề gì thì ...làm vấn đề đó! Xã hội vốn phức tạp mà...Chúc bạn thành công!
  21. Hân hạnh dc làm quen với bạn Ngon_Hoa. Dc biết đến bạn qua mục Bình Luận trong cuộc Thi Thơ .
  22. Phố Đêm cũng là người đang yêu - chưa lập gia đình, nhưng tình yêu phải trong vòng lễ giáo, cái quan niệm này ko biết có trở nên lỗi thời hay ko ? Nhưng tình yêu chân thật thì cần phải có nó, cần phải bỏ đi cái Tôi ham muốn, yêu như thế có phải là hết mình khi yêu hay ko ? Tình yêu hết mình thì cứ phải ...nồng nàn trên chăn gối sao? Tình yêu hết mình thì cứ phải...đan chặt hai thân thể ư ? Riêng PhĐ thì ko nghĩ thế! Lìa cõi Mộng dong thuyền qua bến Tục Đói hoài chi băng tuyết sẽ vùi chôn Em khao khát dìu anh tìm hạnh phúc Ở men nồng chăn ấm, tối tân hôn... (Động phòng hoa chúc - Vũ Hoàng Chương) Gạt đi bao kìm nén với ưu phiền Giữa gia đình, đời thường và tiền bạc Ko phải trong bài thơ này, ko có hình ảnh đẹp và ko phải ko có cái lý riêng khi đề cập vấn đề mà tác giả muốn gợi ra;nhưng bạn manhhoang muốn nói đến “tình yêu” theo kiểu hết mình thì cần đến tình dục, nên Ph.Đ nói cái khía cạnh đó! Đỉnh cao của tình yêu là tình dục – triết học gia Platon nói thế! Nhưng, cần phải xem tình dục khi nào thì thích hợp, ko phải gạt đi kìm nén của gia đình, ngoại vòng lễ giáo…rùi tùm lum chuyện xảy ra tiếp theo…Như thế ko yêu hết mình mà là dại khờ đấy. Thôi hết nhé thoả đi niềm rạo rực Từ cung Trăng rơi ngã xuống trần gian Ta sắp uống bùn nhơ và Sự Thực Sẽ mai đây giày xéo giấc mơ tàn. (Động phòng hoa chúc – Vũ Hoàng Chương) -------------------------------------------------------------------- Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mãi Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới Đã dâng cao ngập quá nửa linh hồn. (Tối tân hôn) Phố Đêm
  23. Con vụ,vật mà Ph.Đ đưa hình lên, là một loại đồ chơi của trẻ em hiện giờ, thời buổi sống...con nít nó thích cái gì mới lạ,chớp chớp chíu chíu Ph.Đ cũng muốn nhìn thấy con vụ làm bằng gỗ đơn sơ,nó hợp với bài thơ này hơn, nhưng tìm mà ko gặp,chả lẽ chạy ra miền Trung chụp cái hình rồi vào post lên. Hì, e ngại quá! Sẵn tiện có hình ảnh đó, để mọi người hiểu thêm về con vụ(ngay cả Ph.Đ luôn) và sâu hơn là hiểu nội dung bài thơ một cách dễ dàng ! khi nào chú NNP của bạn, tặng bạn con vụ, bạn xin chú một cái cho Ph.Đ luôn nghen! (xí xọn một chút) hì...
  24. Ko biết "con vụ" có phải là "cái cù", trong Nam thường hay chơi ? Phố Đêm chộp dc tấm ảnh, con quay trên Google, ko biết phải là con vụ hay ko? Mà dẫu sao, ko biết về con vụ, cũng nôm na hiểu dc ý tác giả nói gì... Lời kỵ thẳng / ý kỵ nông/ Mạch kỵ lộ / Thi vị kỵ ngắn đúng hok anh Vô Danh Khách!

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...