hoangliencong
Thành viên-
Số bài viết
43 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi hoangliencong
-
Trường tôi. Trường tôi rộng lắm, trường tôi có những con đường những con đường đi qua những hàng cây, những hàng cây tôi nhớ nhất những cây tràm, những cây tràm đổ bông vàng xuống sân, những con đường tôi không nhìn nó nhưng trái tim tôi nhìn thấy, với những khuôn mặt bạn tôi tôi thường nghe nói những buổi chiều hoàng hôn nhưng không nghe nói những buổi sáng vàng vàng, những buổi sáng tôi đi học thấy màu nắng lên, tôi không để ý những tiếng chim mà giờ thì những tiếng của những cô bạn rộn trong lòng ngực bạn bè tôi, tiếng chim. tôi không để ý lắm những giờ trong lớp học đó là sự sắp đặt cho trí tuệ của mỗi ngày tôi chỉ nhớ có những lần chợp mắt ngủ quên ờ ngủ quên bao nhiêu năm rồi nhỉ hình như là tiếng thì thầm nói của chiều qua trường tôi cũng có những quán cà phê đêm tối hắn ngủ vùi hay chờ chực bọn tôi chúng tôi uống bằng mắt bằng môi bằng tai của những con bê nằm gục gục chiếc thuyền tình đâu đó bước trên sông tôi đắm mình trong giòng sông mê hoặc tiếng trúc liêu thơ tiếng bồng thổi tạc in mấy hồ, mấy nước lênh đênh tôi nghe gió chừng ngây ngô vuốt tóc ai bên đời nằm khẻ hát bên tôi. Bài này mới làm tíc tắt mấy giây sáng nay, coi cũng được, post lên bà con xem chơi, rõ là thơ hiện đại làm cho hay cũng khó thiệt.
-
Biết tin nguyethao ra đi thật là trể, nhưng dẩu sao dù muộn, tôi cũng gửi lời này cầu nguyện cho bạn ra đi thật thanh thản, đươc ân phúc về nơi cỏi vĩnh hằng. Nhớ về Thảo cũng như nhớ về một người bạn thật tốt bụng, có những bài thơ khá hay. Đêm Bán Nguyệt ! Hái em đi ngâm vào ly nguyệt tửu say giấc ngàn anh uống chén trăng tan Chẻ em ra giam cùng cung phím tận rung nốt sầu nguyệt rụng tiếng trăng ngân đốt em như đã tro tàn khói tuyệt thở hơi hàn nguyêt lạnh bóng trăng phai Giết em thôi Trang giấy hồn nguyệt tự chữ thảo mờ trăng viễn biệt liên đài nguyetthao080108 đoạn cuối cùng thật xuất thần, một bài thơ kỳ tuyệt.
-
Hương rạ
chủ đề trả lời hoangliencong trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
xin lỗi. bỏ -
Xa lìa. Đêm giả từ ngoài kia khóc mứơt, ánh đèn đêm lấp thấp phải buồn, về một lối bỏ em sang mấy ngõ điệu ca ly vẽ ngón chia tay, giục bước tới mà hàng mi nín lại, xe lăn theo vết cắt con đường bóng hút gió trong men sầu trở lạnh, ngừoi chia tay vẫy chiếc thanh tao, hai kiếp sống lẻ loi trời biệt, lòng lâng lâng kết khúc giao mùa, đi từ biệt nghìn nơi quán nhỏ, đất âm u bay bổng tuyệt vời, về với trăng ngó về trăng cũ, xa ly xa gần cũng thật gần, trong kết biết ta nhìn ra đầu xóm, mây bâng khuâng lưu luyến phần buồn, thôi nhé ngừoi đem đi tất cả.. cả hình hài cả nhớ miên man. HLC.
-
Nghĩ về văn hoá sex.
chủ đề trả lời hoangliencong trong hoangliencong ở Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình
Bạn Lei thân mến, bạn nói zdậy tui chỉ biết cười thôi chứ tui không dám cải, mà thiệt tui đi chơi với bạn gái tui, bạn gái tui cũng nói mấy em chỉ thích các anh chàng biết làm ăn thôi,bởi vậy tui cũng chí thú làm ăn để được lòng cô nàng, thôi vậy từ rày tui cũng phải đi tìm cái đó để coi thử, cám ơn bạn nha. -
Thơ và văn xuôi , phân biệt thế nào ?
chủ đề trả lời hoangliencong trong LieuThanhThanh ở Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình
Bạn à , cám ơn bạn hen, không biết giờ này Phố đêm còn thức không, chứ tui thì thức khuya lắm, công việc ban ngày lu bu lắm, thỉnh thoảng vào đọc mà ít viết bài,viết nhiều khi cũng còn tệ,bạn khen làm tui có chút tinh thần,ngày mai bạn vào đọc bài này tui chúc bạn ngủ ngon nhé Phố Đêm. -
1/ Thơ tân hình thức xét cho cùng cũng không có gi mới, nó có thể là một thể loại thơ tự do, có thể là một thể thơ vần điệu nhưng được ngắt dòng, hay là "vắt dòng "nói cho dễ hiểu, câu dưới còn vắt lại với câu trên để cho liền mạch những ý tuởng. Thơ Tân hình Thức ra đời chỉ như một sáng kiến , sáng chế. chứ không phải là một sáng tạo hay phát minh gì mới mẻ, cũng như trong bệnh học có vi khuẩn , vi trùng rồi mới đến vi rút. Trong khoa học xếp bậc cũng phân ra kỹ sư, tiến sĩ , bác học, mỗi ngôn từ qui định cho một bậc cấp khác nhau , kỹ sư, bác sĩ , tiến sĩ là những học vị, họ cũng có những nghiên cứu , nhưng những nghiên cứu cũng chỉ ở nghiên cứu thực nghiệm hay nghiên cứu ứng dụng. Chỉ khi họ có những phát minh về những học thuyết, hay những lý thuyết, thì họ đã đứng ở bậc cấp khác.Vì vậy Tân hình Thức chỉ được xếp bậc là sáng kiến chứ không phải là phát minh sáng tạo gì. Trong thơ văn cũng có thể thấy được những điều tương tự, thơ ngụ ngôn của La Fontaine là một sáng tạo, "trăng" trong thơ Hàn mặc Tử là một sáng tạo, thơ Hồ xuân Hương là một sáng tạo, Thơ Xuân Diệu là một sáng tạo mới trong cách dùng chữ, thơ Bùi giáng(1) là một thể loại mới nhất về thi pháp, cách dụng của từ và biểu cảm và đạt đến cái huyền bí của thơ ca (đạt đến huyền bí thì đồng nghĩa với không có sự bắt chước) v.v, và không thể chối cãi đó là những sáng tạo ghi lại dấu ấn cho mỗi thời kỳ văn học.Như vậy có thể nói rằng mỗi thời kỳ có một hay vài thể thơ đặc trưng riêng, nhưng bút pháp của cá nhân thì ghi lại dấu ấn cho từng thời kỳ đó. Thơ từ vần điệu phát triển thành thơ không vần , hay thơ tự do; hay Tân hình Thức mới chỉ dừng lại ở mức độ sáng chế, nó còn mãi loay hoay và không thoát ra khỏi chính nó , dường như nó chưa tạo ra được một khác biệt rõ rệt đáng kể nào. 2/ Đa số người đồng tình trong một quan điểm chung : sáng tạo dường như có "bàn tay" của vô thức. Nhưng tư tưởng trong những tác phẩm nghệ thuật đó thì từ đâu ra, có phải nó cũng lấy đồng thời từ trong vô thức? .nếu nó không lấy đồng thời cùng với câu chữ, thì nó phải được chế tác vào lúc nào, Chỗ này theo Tolstoi là sự trải nghiệm ( vào cái thời của ông, ông chỉ nói sự việc này trong một phạm vi nhỏ, nhưng bây giờ người ta tán tụng quá, rồi so ra cái gì cũng đúng hết ) , phải có sự trải nghiệm ( trải nghiệm về đời sống, tôn giáo tín nguỡng, tư tưởng v.v, kể cả sự tưởng tượng) rồi tích luỹ trong đời để làm cái vốn ( nôm na là vậy, giống như cho vào bộ nhớ) , rồi sau đó khi sáng tác từ trong vô thức tự động nó tuôn ra cùng một lần (bao gồm hình thức và nội dung cho một tác phẩm),có thể nói Đạo kết hợp hai thứ kết hợp khác tức cái vô (không) hoà với cái có(hữu) để tạo thành(2). Vậy đó , chứ không thể khác được, không thể nào lại viết tư tưởng, nội dung của tác phẩm trước rồi sau đó mới gắn câu chữ vào, thì sao rằng gọi là vô thức được. Tuy nhiên các lập luận của tui cũng không có gì chắc chắn, , nhưng đó là câu hỏi của muôn đời vậy. Nếu việc " tư tưởng" của tác phẩm nghệ thuật không được chế biến cùng một lần từ trong vô thức , thì nó phải được chế biến riêng ,-nhưng thơ mà chỉ chế biến riêng chỉ chuyên chú tâm vào việc nghiên cứu tư tưởng quan điểm thôi , thì đây chính là cái chết khó tránh khỏi của những loại thơ dễ dãi nặng về phần triết lý dài dòng và xa rời nghệ thuật. Giữa một tác phẩm nghệ thuật và một bài diễn văn có một ranh giói rõ rệt. Thơ tự do, hay mệnh danh chung là thơ hiện đại nếu chỉ sính nói về tư tưởng về xã hội thì xem ra rất cải lương. Luận về tư tưởng thì thơ hiện đại chưa có hoặc có được ai bằng Hồ xuân Hương, bằng Tú Xương, bằng Nguyễn Du. Nếu đã thua về tư tưởng , lại thua cả nét nghệ thuật, thì trách sao được, sự xa lánh của công chúng . 3/ Hiểu thế nào về sự giản dị trong văn chương, -ngôn ngữ đời thường mà đặt vào trong văn thơ để cho dễ hiểu thì cũng cần phải xem xét lại. thí dụ câu thơ này của Hàn mặc Tử: "Sao anh không về chơi thôn vĩ " trong bài Đây thôn Vĩ Dạ , có thể nào viết lại theo một câu nói thông thường được chăng, chẳng lẽ viết , sao anh không về thôn vĩ chơi, rõ ràng ý nghĩa trong câu thơ trên rất đời thường, nhưng ta không thể dùng ngôn ngữ đời thường để diễn tả cái cảm xúc đó được. một đàng rất duyên dáng, cảm xúc , như mời mọc , như có một chút thầm trách nữa, một đàng chỉ biểu hiện như một cách nhắc nhở lấy lệ thôi. Sao anh không vào chơi Sài Gòn, sao anh không ra chơi Hà Nội v.v. ý thì rất đời thường, nhưng những cách viết đó không còn là câu nói đòi thường nữa. Thi dụ thêm một đoạn thơ nữa sau đây: Em sẽ khóc khi nhìn trong khoé mắt Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn. (Thơ Bùi Giáng) trong đó câu "còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt " mang một nghĩa rất đời thường, ở đây ta không bàn gì tới cách thức nói lái mà ông thường dùng, nhưng chỉ nói về cái ý đời thường ở đây thôi ."Nhớ", cái ân tình sâu sắc gắn liền với cỏ, mà cỏ nhặt thì có thể giống như lượm cỏ, nhặt cỏ , làm cỏ.., như lật lại những tờ phong thư ngày cũ ; viết làm sao được bằng ngôn ngữ đời thường, chẳng lẻ viết là:" mỗi lần nhặt cỏ em lại thấy một người đi lại lang thang một mình ,in trong mắt và em sẽ khóc", thật khó quá. về chơi thôn vĩ, hay ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt, không đơn giản là những tu từ, nhân cách hoá, mà chính là cái rất riêng của mỗi nhà thơ, mà ngôn ngữ đời thường có phát triển và phong phú hay không là nhờ những sáng tạo đó. Do vậy dẫu là văn chương bình dân thì cũng phải có cái bình dân nghệ thuật, Nguyễn ngọc Tư (với Cánh Đồng bất tận) dùng ngôn ngữ bình dân, nhưng cũng đã nâng lên tầm nghệ thuật,( lấn sang một chút -truyện cũng khá hay nhưng đoạn kết không có độ mở, tác giả đã áp đặt cái nghĩ của mình hơn là để tự do cho nhân vật) . thơ Nguyễn Bính là một loại thơ sử dụng ngôn ngữ bình dân tiêu biểu. 4/ Nếu nói thơ được định nghĩa dựa vào những luật tắc, cú pháp, tính âm nhạc và nhịp điệu thì hoàn toàn chưa đủ, vì điều này không mang tính đại đồng, vì lẻ khi chuyển ngữ một tác phẩm khó có thể nào chuyển dịch vần , điệu cho tròn vẹn, ngay cả cú pháp cũng không làm một cách hoàn hảo được. Nhưng người ta vẫn có thể nhận ra từ những tác phẩm hay đều toát ra một điểm gì chung nhất mà người ngưỡng mộ nó có thể cảm nhận được là nó hay (không bị giới hạn bởi lãnh thổ), và như vậy muốn định nghĩa thơ tất phải nghiên cứu phạm trù này, cái gì đã làm nên cái hay đó mà nó không phải đơn thuần chỉ là cảm xúc của câu chuyện. Thi dụ một câu thơ này" Một mai ở bên khe nước ngọc"của Hàn mặc Tử. người ta có thể dịch nước ngọc ra nghĩa đen của nó, nhưng cho đến lúc nào họ hiểu được chữ ngọc lại mang hàm ý của sự huyền bí, thì lúc đó câu thơ không còn nằm trong một cảm xúc thông thường, mà phải định ra như một cách sáng tạo hay nhất của ngôn ngữ trong thể cách nào đó mà người ta cảm nhận, thì đó là một trong những phạm trù mà ta đang xét đến. Cái súc hàm của một câu nói nó nằm ở đây, cái biểu hiện sức mạnh ngôn từ nó nằm ở đây, mà mỗi loại ngôn ngữ của mỗi quốc gia đều có.Cái hay bản sắc của từng ngôn ngữ là điểm giao thoa giao thích hợp giữa các nền văn học, nước này sẽ được thưởng thức cái hay bản sắc của nước khác và ngược lại. Khi đạt đến một sự trải nghiệm như chính tác phẩm đã trải nghiệm , thì chính người dịch thuật mới có thể chuyển tải được hết cái tư tưởng hàm súc như đã bàn ở trên . có như vậy thì thơ mới mang một ý nghĩa đại đồng và phổ cập. Cho nên thơ dù lấy phương tiện là những câu nói đời thường, thì cái đời thường đó cũng phải nâng lên được tầm ảnh hưởng, và biến câu chữ thành sức mạnh truyền đạt tư tưởng, không thể nào phổ cập mà quên đi khả năng phổ biến của nó, phải làm sống dậy từ những ngôn ngữ bình dị, bình dân. Và tuyệt nhiên không thể bê nguyên ngôn ngữ đời thường gắn vào thơ để nhằm mục đích tạo sự dễ hiểu, gần gủi với người đọc, đó là một sai lầm, vì điều này sẽ làm nghèo ngôn ngữ ,làm mất đi tính hiện đại của nó, và làm cho người đọc xa lánh hơn, và vì người thưởng thức luôn luôn đòi hỏi nghệ thuật ngày càng cao hơn. Và ta còn biết thêm điều này, trong âm nhạc có nhạc cổ điển , thì loại nhạc này được coi là thứ nhạc bác học, mà từ đó người ta phát triển ra các loại nhạc hiện đại ngày nay.Và ta cũng chưa bao giờ thấy ai mặt một bộ đồ thiết kế thời trang để đi trên đường phố, nhưng nó là những kiểu trang phục "bác học" như một kiểu in vitro trong phòng thí nghiệm, để cho ra những bộ đồ ta mặc thường ngày.Và trong thi ca cũng không đi ngoài những qui luật trên, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được cách điệu và khám phá từng ngày và chính nó đã làm giàu nhiều hơn cho ngôn ngữ đời thường. 5/ Cái được của thơ Tân hình Thức: Tôi giói thiêu hai câu thơ Tân hình Thức dưới đây: chim bay trên trời mỏi cánh. ôi, cánh lửng lơ buồn. rõ ràng nó hay hơn hai câu dưới này chim bay trên trời mỏi cánh ôi , cánh lửng lơ buồn. Hay một đoạn thơ này: Mỗi ngày tôi uống ba ly cà phê, một ly cho người tình xa, một ly cho người tình lạ và một còn với một riêng ta. Chữ xa và chữ lạ , chữ riêng ta ở trên sẽ được đọc như một nhịp lơi thì câu thơ trên sẽ diễn tả được một tâm trạng rất hay. Do vì cách ngắt câu" không thành luật" của thơ Tân hình Thức nên đã tạo ra cái tiết nhip hay cái phách cần thiết để biểu đạt nội dung một cách sâu sắc lắng đọng hơn.Nhưng bao nhiêu đó thôi thì chưa có gì gọi là một cuộc cách tân của thơ. Nếu thơ Tân hình thức hay một thể loại tự do có sức tồn tại thì cũng phải biết đợi và tìm kiếm may ra mới có văn nhân xuất thế để làm nên chuyện và ghi dấu ấn cho thể loại này, Trong âm nhạc cũng vậy , Nhạc sinh ra từ khi có lỗ tai của con người, có thể là hồ đồ nhưng sự thực là vậy, sau đó mới có những nghiên cứu và hình thành nên các nhịp điệu, thí dụ điệu valse, là điệu nhạc phát triển từ điệu múa của con công chẳng hạn, nhưng điệu valse cũng chỉ là những sáng tạo theo lý tính, muốn nó trở thành bất tử thì phải tạo ra những tác phẩm của valse. Tóm lại Tân hình Thức là một nước cờ mới mở ra trong một bàn cờ đã bế tắc nước đi. Tin tưởng, chờ đợi, và hy vọng. HLC. –––––––––––––~~~~~~~~–––––––––––
-
Miss. Thương anh em miss nhiều không Nghĩa xa, nghĩa nhớ cũng gần với nhau Khi xa miss mãi mù mù Miss ơi là miss , kiss bù cho anh Mai kia lên chốn mịt mù(*) meet you, anh gặp anh sẽ ài love you * * * Miss ơi , làn nước trắng xinh Khi nào ta nhớ ra tìm bến sông Cỏ nằm im mặt chờ Đông Wait you , miss yóu , see yòu , kiss you Thuyền đi trên nước hồ thu Chở you qua lối , thuyền thu đợi chờ để về với Miss , bên you Có ai, có ái , có ài love you Người ơi , ta nhớ mít - xờ càng xa càng nhớ mịt mờ đó em Mít - tờ muốn gặp mỗi đêm có thêm lần gặp bớt thèm kit - du Bên kia ai cũng àm too. Nhớ ơi là nhớ Xí (</1"), dù , ớ....ghen. (</1"): ký hiệu cách nói lớn ngắt câu nhanh và ngừng 1 giây. ( bào chế HLC) HLC .
-
Bài viết thông thường. Nói chuyện văn chưong sex, lại nói cách trần truồng lộ liễu , thì thà rằng kiếm sex mà coi thì vẫn hơn . nhưng thiên hạ lai kêu lên rằng phim sex cũng là một thứ văn hoá , mà là văn hoá độc hại nữa , vậy thì coi phim sex có đuọc coi là trong sạch hay không, Tui đây chỉ lo làm ăn chứ tui không coi, lỡ đang coi mà có ai thấy thì thêm phiền, nói thì không tin, chứ anh em mình suốt năm suốt tháng chỉ lo lồm(làm) với eng(ăn) thì có thì giờ mô mà coi, ngày xưa khi cái thời còn bao cấp muốn coi phim sex cũng không phải là chuyện dễ, chỉ có cái hạng nhà giàu , hoặc cái loại có chức quyền( tui chỉ nói chức quyền trong ngành quản lý văn hoá thôi nghe, hoặc các ngành hải quan, trung tâm nghe nhìn, v.v.) , thì mới được coi, nghĩa là họ phải duyệt văn hoá trước, chỉ có những thứ không độc hại thì mới đến tay cái đám bình dân như tụi tui , nghĩa là lỡ coi trúng phim đồi truỵ , độc hại gì đó thì họ chịu độc hại trước cho mình, thiệt là cán bộ thì phải chịu khổ trứoc dân, Nói tới đây tui lại nhớ một câu chuyên xa xưa, chắc có lẽ câu chuyên không liên quan gì đến cái chuyện sex trên kia, đó là cái câu chuyện củ sâm, xưa người ta cứ bảo trẻ nhỏ đừng có ăn sâm, ăn vô nó khoẻ quá nó sinh ra nứt da nứt thịt , ừ, vân vân và vân vân. à thì ra tụi bây nhỏ tụi bây đừng ăn , để cho các anh các chú ăn. Lúc đó sâm vừa quí vừa đắt, ăn một tí chứ ngậm ngùi cả đêm , chứ bi giờ , sâm lớn sâm nhỏ , già lớn bé đều ăn được tuốt , ăn cả ký mà có thấy gì đâu ,người ta còn khuyền khích trẻ em ăn nữa đằng khác; thực ra chuyện nói đây không liên quan gì đến thời sự văn học hết, nhưng tui thường thích kể chuyện dài dòng cho bà con nghe cho đỡ chán, lại nữa có một thời kỳ cũng thiệt xưa, cái thời có tui đi học, ngừoi ta khuyến các trẻ em học vỡ lòng phải dùng viết lá tre để viết, một loại viết phải chấm vào lọ mực để viết , và người ta bảo con nít mà viết viết của người lớn (và các loại viết như parker, pilot của học sinh bắt đầu cấp hai trở lên mới dùng) sau này lớn lên nó sẽ viết hư chữ , không biết cái luận đó có đúng không , chứ con nít bây giờ nó không viết bằng viết lá tre, nó dùng đủ các thứ viêt (bút) mà chữ thì đep quá chừng. tuy nhiên, nói như vậy nhưng xem chừng cha ông ta nói vậy mà không phải vậy, nghĩa là nói con nít thì không được đụng tới đồ của ngừoi lớn, vâng , đó mới là tôn ti trật tự. Lại nói , các chị em phụ nữ ngày xưa, khi đi ra đừong mà mặt áo xẻ nách cao lên một chút thì bị cho là ăn mặt lố lăng, chứ bi giờ mấy em ăn mặt hở lưng hở rún thi có nhiều ngừoi trố mắt nhìn mà còn cho là đẹp , thì bởi vậy mỗi thời nó cũng có một "chân lý "(*)riêng của nó, nói vậy thi nhiều ngừoi không đồng ý, cho rằng chân lý thi làm gì có cái chân lý thứ hai. Nhưng rõ rành rành chân lý là cái lý đúng tới ngọn tới nguồn, vậy thì cái đẹp được định nghĩa mần răng, bởi vậy tui nghĩ có lẽ , chân lý là sự 'đúng ' được chuyển vận theo hình thái của thời đại. Trở lại với văn hoá sex , thưa bà con, Hồ xuân Hương ngày xưa đã khám phá ra môt thứ thơ , mà cho tới nay chưa có kẻ khám phá tương tự, ờ mà tương tự làm sao được, văn chương là mỗi người một vẽ, ai đã đạt đuọc đỉnh cao, thì lẽ tất nhiên không có cái đỉnh cao giống nó nữa,chẳng như ngọn everet, thi bên kia phải là Hy mã lạp sơn, còn không nó phải là Kim tự tháp phải không các bạn. qua bao thế kỷ rồi mà ta mỗi lần đọc thơ bà,cứ lại thấy mới như vừa hôm qua , như chính cái tinh thần của Sex. Ngày nào cũng có thể, kể cả lúc không thật thèm cũng không thấy chán, đó là sự ưu tiên , đó là khả năng thích nghi và sinh tồn của muôn loài; Hô xuân Hưong đã viết sex như thế, viêt sex mà không lộ liểu suồng sả , viết mà ai đoc cũng có thể hiểu được, cái cách viết như thế 'này' phải được hiểu như thế 'kia', viết như 'ri' phải hiểu như 'rứa' thì mới đúng . Bàn về thơ HXH rồi lại ngẫm nghỉ văn chương sex ngày nay, có lẽ mỗi thời mỗi khác chăng, sex ngày nay phải được mô tả một cách trần truồng , một cách công khai thì mới hấp dẫn được chăng, phải viết táo bạo như vậy thì mới có bản lĩnh chăng , thế thì thơ của Hồ xuân Hưong có bản lỉnh không thưa em.? chính vì cái điều gì đã làm nên cái tuyệt vời đó, cái tuỵet vời không cần lộ liễu phơi bày, không cần phải trây trua khắp ngõ cùng hang, mà vẫn thâm u bất tuyệt ,thì rành rằng đó là nghệ thuật, đó là thẩm mỹ của muôn song, của không cùng tuyệt nghệ, như thế đó là cần, như thế đó là nghệ thuật, là thẩm mỹ, hay nói đúng hơn là cái thẩm mỷ cần có cho nghệ thuật, thẩm mỹ cho một cứu cánh nghệ thuật , nó là sự tồn tại khách quan , có từ khi có sư hiện hửu của vật thể, và nó luôn luôn đựoc vận dụng và nâng cao và chế tác ra một thứ thẩm mỹ hợp với thời đại hợp với đại đa số quần chúng hơn. và vì con mắt của ta đã cảm nhận như thế , và thấy như thế , thì nghệ thuật hay nói chính xác hơn là sự thẩm mỹ , đã trở nên cần kíp, và phục vu nhân sinh rồi. Cho nên rằng không có thứ "thẩm mỹ vị thẩm mỹ" , cũng không có thứ "nghệ thuật vị nghệ thuật" đó là vì họ gán cho nó, đễ rồi phân tích một cách không chính xác vậy. Trở lại với sex , ai cũng cho nó là thứ văn hoá đồi truỵ , cái thứ đồi truỵ, nhưng trước sau gì nó cũng là sản phẩm của con người và nói chuyện' riêng tư 'của con người, nếu nó cấm ta lại thấy cần coi, bởi vì coi để biết để viết và để… không phải là vì nó hay, không phải là cái siêu siêu gì đâu cả mà do tính tò mò ưa học hỏi của con người vậy, nói cho xấu đi một trăm nhưng vẫn còn đâu đó cái tính của con người, các bức tranh khoả thân của các danh hoạ trứ danh của các thế kỷ trứoc, đã tồn tại bao nhiêu năm rồi có lẻ… và nhờ cái tính cởi mở của sex mà , mà ngày nay trên khía cạnh tình dục ngừoi ta đã có cái nhìn thông thoáng hơn, nó không còn nhìn ở một khía cạnh hep hòi nữa, nó không còn thâm cung bí sử nữa , không còn là u ẩn mê cung nữa, chỉ cần một cái nhấp chuột thì cũng đã thấy hết cái cung điện ngọc ngà đó rồi, thì cái lẽ tất nhiên cũng từ đó nó đã gỡ trói cái vòng mây u ám bao quanh cái tử tưởng hẹp hòi ,chiếm cứ cái toà thiên nhiên hoa sắc đó; và lẽ tự nhiên sự yêu đương nó cũng trở nên dễ chịu hơn, sư xích lại gần nhau hơn trong cuôc nói chuyện tình ái, cũng vì lẽ đó cái sự bình đẵng giữa nam và nữ cũng dần dần dược nâng lên . đó cũng là ý muốn của nhân loại là cách của một 'sinh vật' người đang đi trên con đường tiến hoá. vậy thì chúng ta hãy ùng hộ văn chương sex, tuy nhiên trong một chừng mực nào, chúng ta cũng không nên mơn trớn dựa vào những tình tiết quá lố lăng để kể về con người, đã là văn chưong thì văn chương phải làm nên nghê thuật cho dẫu đó là nghê thuât kể về thú tính 'loài vật' của con người. Cho rằng kể tình dục mà nói trống trơn ra hết, thì còn gì còn gì nữa để suy nghiệm , thì còn gì nữa- "để thâu đêm còn trải hồn mơ với bóng, bỗng giai nhân trong mộng đến bên giường, anh ghì xuống hai tay ôm siết , cái cung dường, mó mó , mân mê.- vậy thì phải đặt cho nó một cái tên " văn hoá Sex", văn hoá để nói về sự nhiệm màu của con người về cuộc đời ân ái, về cái nỗi bất hạnh của nó cũng như cả những lúc thăng hoa mà dường như ta đã bỏ quên hay cố tình bỏ quên và trói buột nó trên cỏi thiên đàng của nhân gian này đã bao nghìn năm. HLC.
-
Hôm qua có vào trả lời cho bangnguyet nhưng khốn nỗi máy nhà bị hư nên vào mạng không ngọt,đừng buồn nha. BN ghé vào chơi, HLC cảm thấy rất vui, cho HLC cảm ơn thật nhiều. Mấy câu thơ BN để lại thật có duyên, trong đó câu "điệp mộng khó vào chơi", theo HLC nghĩ : chắc là khách muốn vao chơi mà ngại phải không?.Không sao cứ tự nhiên, hoặc giả câu đó còn ý nào khác nữa. Ngày xưa đi học tới mãi bây giờ HLC còn nhớ câu này- Nguyệt lai môn hạ nhàn, à nguyêt ở cửa thì nhàn hạ lắm, nay đuọc phép HLC xứơng lại một cau- Nguyệt đáo gia niên hỷ. ha ha ha . Thân chào bạn hẹn đươc gặp lại. với lại trong trang này HLC post lên tấm hình "Tửu Kỷ" xem cho vui , mấy ông hacker đừng xoá nữa nghe. đa tạ. HLC
-
lời chúc. (giao diện thật đẹp)
chủ đề trả lời hoangliencong trong hoangliencong ở Trang thơ thành viên
Chúc bạn thêm một ngày vui. Nút chức năng không bị thiếu, và hiện đang hoạt động rất tốt, kể cả những giờ cao điểm. tặng bạn. cung đàn hởi ngân nga dòng Rỗi dâng lên cao rồi xuống tận nguồn khe bay lả tả , em qua miền hạ cho môi hồng phiêu lãng má si mê. HLC. Chúc bạn công việc suôn sẽ và thành công. tặng bạn. Thôi đành mộng của thi ca, trăm năm còn biết quê nhà ở đâu. HLC. -
Rất cảm động, và chúc mừng hôm nay diễn đàn đã chỉnh trang lại giao diện thật đẹp. và làm vài câu thơ sau để tặng cùng các bạn. hôm nay thấy mặt em sáng lạ anh hoan hô bằng cả hai tay Em níu trời xanh, và mây gần lại tưởng như chừng màu mắt ấy xanh lên anh đăt tên cho anh từ ngày ấy từ ngày có em vui về trong giấc ngũ những hoa vàng, nằm mộng rắc trương tư chiều có lẽ là chiều thương nhớ nhất hoa yêu ơi, nước xanh oi, hãy ngân lên nhẹ liễu suối mơ trời(1) trong mắt biếc, anh thầm thì giọng nói vẽ vào tranh, đường nét chim oanh và say thiết từ môi khuê ấm lạ một nhành vui đã rẫy khúc ngân nga. (1) câu trích trong một bài thơ khác của tôi. HLC.
-
hoa SAO Dẫu rằng Sao ở trên trời Sao trên cây ở, nhớ lời nước non Sao khuya nằm toả ánh lòng(1) Sao trên cây nhả một dòng hương thơm(2) Tự tình nghe câu hát xa Sao, sao mãi tận ở xa Lại gần, mà lại chẳng gần vì sao Vì sao,..vì ấy là 'hương' Đêm trông xa tít trên trời trên con đường nhỏ thẩn thờ mùi hương mùi của quế ngọt vấn vương mùi thương cách trở mùi hương ngọt ngào Mai khi phố nhớ đêm nào em ra ngoài ấy hái một chùm cao cao Lại là hoa Sao cho em Nằm yên phủ cánh chim hiền Hoa nằm yên cỏi , yên khôi hoa thanh thoát nhẹ đêm hoà lời ca. Tăng các chị, các bạn gái nhân ngày 8-3-2007. (1) Sao trên bầu trời (2) hoa sao trên cây sao, cây trồng làm bóng mát đường phố và cũng nỡ hoa vào dịp này, hoa ban đêm toả ra một mùi hương rất độc đáo. HLC. .
-
NGUYỆT KỶ Trăng thêm chữ mộng thuyền trăng cành lê trót rượu cung đàn thánh theo Ngậm vành chợt ngã theo thuyền Ôi trăng sướt mộng ngàn cành với theo Long kìa mũ mão tình thâu nép kia , cung nữ theo hầu đó sao Thời trông da nguyệt tuyệt trần Khăn nhung tuyệt lệ trút thần ra say Chương đài ngũ phủ đắm say Nguyệt kỷ, nguyệt kỷ đàn reo Nhị , Tỳ Trên cung nước bạc long lanh Đâu rồi..! Bút xưa lay mực để nghe thánh đàn HLC
-
TỬU KỶ Và ta đứng lại hơi ngà ngà say, lưng dồi đã chúm chím mây cành kia vỡ nhánh, hồn lay cạnh trời rằng quê hưong đó ơi rằng tôi đi lạc chưa về cạnh tôi. rằng sương xuống mộng quả đồi sương lê đầu gió sương về cành Tra, sao môi cứ ướt mắt nhòa sao môi lại có lệ hà tuôn vô. Nâng cành nguyệt sẵn cầm tay rót chan hoà những khói mây đậm đà chén lưng như biển ngưng dòng sánh trong màu bạc , khói thành đang say xe chuyên ngựa chạy quanh hàng vó tung sướt liễu, hoàng hà khuynh tay nghịch dòng nhưng thuận đường dài cung âu yếm tận , gió ngoài sắt se Lòng vàng như nhuộm cảnh hè tiếc dòng ngưng lại thương vừa trẩy đi Khoan khoan , rượu kỷ nhớ nàng uống khanh , tứ mã đầu gềnh buông cương Khi say, từng giọt là đàn Thiêu thiêu cành mộng điệp vàng vây quanh. HLC.
-
Gió thoát lên sông chùng xuống núi Mãi đây khách vướng lòng tơ lại Se trong nét bút , hoạ nên hồn Ngắm tả chợt mơ về bên hữu đồng vọng ngân nga , dòng ấm lệ không phải là sa , nên thành giọt Mưa đời đã ngấm đất môi hôn. HLC .
-
Gẫy thêm một nốt Rê trên cung Si
chủ đề trả lời hoangliencong trong hoangliencong ở Trang thơ thành viên
Nguyetthao đã quá khen, bài thơ này cũng không có gì hay, và mình cũng không có gì đáng kể đâu. Nhưng thật cảm ơn Nguyetthao đã có lòng giới thiệu. -
Bạn cảm được bài thơ này thật là hay, câu thứ sáu là một câu ý rất hay , bay bỗng tuyệt vời. chúc xuân vui tươi hạnh phúc. HLC.
-
Có ngừoi ghé vào hưởng ứng là vui rồi. Ấy chà . HLC, LHC, Hlcong chính hắn là một. Ngày nào ba đứa nó cũng kéo về đàm luận chuyện trời đất hết, nhưng đứa nào cũng không nhìn mặt đứa nào , thành ra mỗi đứa cứ mãi lang thang phiêu bạc. Sẵn đây chúc tết cho cô em Nguyệt Thảo một năm mới tưoi vui, mạnh khoẻ. hoan hô bà con ơi. Nhân đây xin được phóng lên vài tấm hình nữa và xin phép Diễn Đàn chỉ vui trong ba ngày tết thôi , qua tết sẽ xoá hết. ( chùa Vĩnh Nghiêm) ( ghe thuyen an tet) (Biển tết) (năm nay pháo bông nỗ lép) .Coi thêm Trang Xí muội
-
Thân chào Aily, có liền cho Aily đây. (Chụp ngẫu nhiên chơi chứ không phải của tui) Mấy bức hình nầy tui chụp ở Nguyễn Huệ, bà con ở xa có thể ghé vào xem chơi, có hình nào về tết thì bỏ vào luôn. Kính chúc tất cả cùng vui xuân an lành và hạnh phúc. Kính chúc bác Thợ làm Vườn đón xuân vui tươi và thắng lợi .
-
Trong những ngày này không khí tết tràn về , tuy công việc bận bịu, nhưng cũng cố gắng đi chụp mấy bức ảnh ngày tết phóng lên đây cho bà con xem chơi.Mong được ủng hộ, và đón xem.
-
Gẫy thêm một nốt Rê trên cung Si Gẫy thêm một nốt Rê trên cung Si Để thêm âm điệu du dưong kể Em ngồi rót gió ở bên tai Ta nghe róc rách mùa xuân lại Có phải mai vàng đang ái nụ Dấu bờ nhú nỏn ở trên non Nên chi róc rách em cừoi cợt Ta lượm thêm vài chữ trong Kinh Lon con, lốc cốc ta đi lượm men sườn , suối ngọc, núi san hô Đi tìm hạt rớt trên cửa miệng rớt xuống nằm bên tai cười cợt Hai lần điệp vận phải chỏi vần Kẻo không xuân thắm lá không êm Không đi phách ngược , không xuôi gió Trời mưa rồi rót ánh chiều tà để cô thôn nữ còn dạo tới lúc trời đã bủa sắc hồng giao Thì chơi nửa nhịp nơi quảng cuối để bước xa hơn lúc nẻo về Còn đưa tay hái trăng vừa chín Biết rằng thôn nữ ấp vào xinh Trên môi son cánh hồng lở mở, Ta ngồi nhín, trộm nét xuân phôi. Tìm đâu một nốt trong cung Si để còn lưu luyến trên cung bậc, bắc võng trầm tư trên nhánh lối Chèo thuyền Rê ta nhịp nhịp Nhánh chèo huyết động đến hồn mây. HLC.
-
THƯ HỒI ÂM. Là ai....?? , hay ở phương trời lạ, cho ta còn hứng viết bài thơ, gởi nguồn sông núi lên mà đọc, gởi vàng hoa bướm đến trong sân, gởi chim cánh nhỏ về âu yếm, ríu rít trên cành gọi tiếng yêu. và đêm sẽ bớt lòng cô độc, đôi mắt mơ nhìn khi ánh của hoàng hôn. **** Thôi nhé nhé.. dù sao ta chưa biết gởi chút gỉ nhớ nhớ để rồi thương, để mai đi ra giũa phố phường, hình như thấy cục thương ngồi mơ mộng, đứng trăm nhìn chim én phủ ngang mây, lửng lơ xanh , hồn ai đi đó vậy và bắt đầu từ đấy mới yêu yêu. **** Chiều nay phố nhường xe ai qua trước, ai quay đầu và ai ngó theo lâu. Chợt mới biết chỗ đông người mà lạ, một mình người mùa hạ cả mang theo, để héo úa mùa thu ta còn lại với buổi chiều phấp phới giấc mơ bay... HLC
-
Nghệ thuật, mạn đàm và dẫn luận.
một chủ đề đăng hoangliencong trong Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình
1/. Ta xem một vở kịch hay, một bức tranh đẹp , một bài hát có sức lôi cuốn ngừoi nghe và ta tự hỏi bởi vì sao nó hay, và nó đẹp bởi vì sao nó đẹp.Câu trả lời liền là nó đẹp bởi vì con mắt ta nhìn thấy nó đẹp, nó hay bởi vì cái lỗ tai ta nghe nó thấy hay, nó xúc động bởi vì con tim ta nó bồn chồn, có phải như vậy không??...Vâng, những cái hay dỡ đó, những sự rung động đó có đưọc là nhờ sự cảm thụ của các giác quan dựa trên sự phân tích của lý trí của con ngừoi mà có đựoc.Cái hay cái dỡ đó tức là" nghệ thuật", và nó đã đựoc định nghĩa gần như vậy. Khởi sự người ta đi tìm chất liệu của cuộc sống,rồi xử lý những dữ liệu đó và viết lại theo một ý hứong có lợi nhất cho cuộc sống con người, những sự hưng phấn cùng sự tửong tượng tạo nên sự giao hoà nhất đinh để sáng tác nên nghệ thuật. Nghệ thuật được tạo thành giống như một cuộc ghi băng (bao gồm ngoại cảnh và óc tưởng tựơng) và xử lý rồi sau đó phát lại, những cảm xúc của tác giả ghi từ ngoại cảnh giờ đươc hiển hiện ra thành tác phẩm và được ngừoi xem, nghe , cũng lại đưoc rung đông như vậy. Nghệ thuật mang hai đặc diểm chung, đó là tư tưởng của nghệ thuật và cấu trúc thuộc tính và không thuộc tính tạo nên nghệ thuật.Cấu trúc thuộc tính đó là gì,đó là màu sơn, nét vẽ đối với hội hoạ, đó là câu chữ đối với thơ ca, đó là diễn viên đối với sân khấu v.v..còn cấu trúc không thuộc tính là gì, đó là sự hưng phấn của cảm xúc dựa trên cấu trúc thuộc tính để tạo nên tác phẩm. Nếu một tác phẩm ra đời chỉ nói lên đựoc cái phần tư tửong thôi, thì nó vẫn chưa đạt một sự mỹ mãn vậy. Ta thấy rằng nghệ thuật cần phải có một sự kỳ công, kỳ công không có nghĩa là miệt mài, mà chính là sự nỗ lực của tinh thần dẫu chỉ là trong một khoảnh khắc nào đó, sự kỳ công là biểu hiện năng lựong cuối cùng của một quá trình tổng hợp lao động lâu dài để tác tạo nên tác phẩm.Và sự đối nghịch của nó là nếu một sự dễ dãi mà cần mẫn chắc chắn cũng sẽ phá hỏng nghệ thuật mà thôi. Một tác phẩm có dữ liệu càng nhiều về cuộc sống sẽ càng hay, và nói như vậy thì liệu rằng những tác phẩm mang tính trừu tượng, siêu thực kia thì sao, nó có hay hay không. vâng nó hay và ta khẳng đinh điều này :" sự tưởng tượng ,trừu tượng luôn luôn phát sinh từ ý thức hệ của tư tửơng", sự tửong tượng đó tất nhiên ai cũng đạt tới và dừong như thấy rất giống nhau.Tại sao những tác gia viết những tác phẩm siêu thực đạt đến cái hay ,bởi là họ đạt được cái sự tưởng tượng ,siêu thực của đa số chúng ta vào trong tác phẩm của họ vậy. Cái sự đạt đựoc của những tác phẩm hay là viết đúng cái "sở" của con ngừoi , đó cũng là nhân học , và nó là cái cốt lỏi của nghệ thuật, mà văn hào Goocki đã từng nói: " Văn học là nhân học". 2/ . Nghê thuật tự nó đã là phục vụ nhân sinh rồi. Ta đi xem hát trứoc hết là để thoả mãn cái lỗ tai, đi xem hội hoạ là để thoả mãn con mắt, con ngừoi sinh ra ngoài việc kiếm sống , ăn mặc, nhà cửa, lại còn có thêm một nhu cầu nữa là giải trí, thì chính là nghệ thuật đã giúp cho con ngừoi thoả mãn điều này.Nhưng dần dà nghệ thuật đòi hỏi một sự cao hơn đó là triết lý về cuộc sống, nghệ thuật hứong con ngừoi sống tốt hơn , đó cũng là một đòi hỏi chính đáng cho nghệ thuật. Tuy nhiên không phải ai cũng tạo ra đựoc tác phẩm tốt theo hai nghĩa nghệ thuật và nhân sinh. Từ khi ra đời câu nói : " nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh". đã xãy ra những tranh cải lớn. có thể nói rằng câu nói nầy chưa thật chuẩn xác, vì nó đã tách rời khỏi khái niệm : nghệ thuât là nhân sinh. Ít nhiều một câu nói trong một thời đại nó có thể mang một tầm ảnh hửong cho một xu hứong sáng tác nghệ thuật về sau. Ít nhiều ảnh hửong đến việc đánh giá một tác phẩm, mà nếu tác phẩm đó mang tính thuần tuý nghệ thuật. Nếu đem những tác phẩm của Hồ xuân Hương ra phân tích theo cái nghĩa" thế thái nhân tình" thì ở vào cái thời đó ta không chắc là có mấy ai thích thú.Sở dĩ những tác phẩm này nó đựoc lưu truyền cũng chỉ bởi vì cái tính văn chưong độc đáo của nó, cái tài dùng chữ có một không hai mà được gọi là siêu phàm này. Charles chaplin một danh hài nỗi tiếng của Anh vào giữa tk 20 nỗi tiếng không phải vì những tình tiết của cái chất bi thời đại, mà phải nói rẳng charles đã mang lại cho thế giới một loại kịch hài đỉnh điểm mà cái cách hài hứoc của ông cho tới bây giờ chưa ai đạt đến đưọc. Ta lại nói đến các thi nhân Việt Nam, các vị đó là Bùi Giáng , Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Tú Xương và có thể không kể ra hết, những vị đó đã tạo ra đưoc cho mình những phong cách riêng, những đặc trưng riêng,thì không phải ai trong họ cũng đạt đưoc cái chất nhân văn cao trong đời tác phẩm của họ hết,ta nói như vậy không phải để biện luận cho tất cả những tác phẩm hay đều được đánh giá thuần tuý dựa vào nghệ thuật. Ai cũng thừa nhận rằng Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị cao về tính nhân văn và cả nghệ thuật, nhưng nó cao về tính nhân văn thì trước hết cái công đó thguộc về tác giả Thanh tâm Tài Nhân, tuy nhiên nếu không có Nguyễn Du thì chắc chắn Kim Vân Kiều Truyện cũng không được biết nhiều và được đánh giá cao như một Truyện Kiều ngày nay, vậy thì cái đỉnh cao kia của Truyện Kiều là nằm ở đâu, nó không phải là một cái gì tách riêng rẽ giữa nghệ thuật và nhân sinh, mà chính là sự đạt đến của nghệ thuật, nó buộc người ta hiểu sâu hơn về một vấn đề, chỉ có nó, chỉ có nghệ thuật và nghệ thuật tuyệt vời kia (của Nguyễn Du ) mới là cái thuyền chở cái đạo nhân văn kia đến đựoc với con ngừoi , và đạt đến sự trừong cửu vậy. Khi Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều, chắc chắn lúc đó ông cũng không nghĩ nhằm vào một cái mục đích nhân sinh nào đó cả, mà nó chỉ là một sự tự nhiên thôi, nó chỉ là sự khởi phát của cái tâm lớn , tâm thiện, tâm nguyện để từ đó hứong cái ngòi bút đạt đến cái tầm của văn chưong.Mà bởi thế văn chương mơí không bị gò bó, khô cứng, nó như một dòng chảy, đi và đạt cái phần sâu thẳm mà kỳ bí nhất của văn học Ngày khi cuối đời Hàn mặc Tử viết:" một mai ở bên khe nứoc ngọc/ với sưong sao anh nằm chết như trăng/không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc...",chết mà còn uóc được như vậy sao, chết mà còn lãng tử quá, lãng mạn quá, ấy cũng là cái lãng mạn siêu thoát , và như thế có cần cho nhân sinh không, vâng rất cần và nó chính là một thứ triết lý sống,một nhân sinh rất cách mạng vậy. Khi Hàn mặc Tử viết ra những tứ thơ đó chắc ông cũng không bao giờ nghĩ rằng phải đặt ra , viết ra lạc quan thế này thế nọ,bởi vì chăng nó là thứ đã có sẵn và được định hứong từ cái tâm của ông đó rồi. Vậy thì"tư tửong" của nghệ thuật là một sự bao hàm lớn, mà những ý nghĩa của nó phải đưoc suy diễn trên một bình diện lớn, Tóm lại cái hứong đến của nghệ thuật là gì, đó chính là phục vụ nhân sinh trong đó bao gồm giải trí cùng các nhu cầu khác và một diều lớn hơn là hứong con ngừoi đến một cuộc sống hoàn mỹ của nó. Trong một chiều hứong đi lên của nghệ thuật, có ngừoi viết từ những bức xúc của cuộc sống,có ngừoi từ những sắc màu rắc lên khung lụa để chỉ tạo ra những bức tranh theo kiểu giải trí như những lời lẽ thường gọi là một cuộc chơi. Nếu là" hai trong một" mà đạt được sự tuyệt tác thì chính nó là những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao vậy. ................................................. HLC.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.