-
Số bài viết
1.881 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi mrngo
-
Quá khứ chẳng cởi truồng qua ngõ cũ <= Câu này táo bạo thật!
-
Nếu không rành thì theo mình tốt nhất nên nhờ dịch vụ trọn gói của các NXB, tự thân sẽ mất nhiều thời gian...
-
Cuộc thi văn - thơ: Nối kết những vòng tay
chủ đề trả lời mrngo trong Thợ Làm Vườn ở Các cuộc thi Văn học
Hix... Sắp hết hạn rồi! -
1. Tôi bắt đầu làm quen với thơ ca qua Truyện Kiều, Nhị độ mai, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Bần nữ thán, Lục Vân Tiên...theo lối truyền miệng. Chuyện này xảy ra vào những năm 1964 - 1965 khi tôi mới 9 - 10 tuổi. Và người nghe, người tiếp nhận là tôi, người đọc, người khởi động là ông nội tôi. Ở tuổi trên 60, ông nội tôi vẫn thuộc làu làu những áng thơ lục bát, song thất lục bát dài hàng nghìn câu mà người có dịp tiếp xúc và ngâm ngợi từ khi còn ít tuổi. Điều ấy cho thấy cái lợi thế đễ đọc, dễ nhớ, dễ lưu truyền của một vài thể loại thơ có vần có điệu truyền thống. Nhớ có lần nghe Truyện Kiều, gặp câu: Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về Tôi hỏi: Thưa ông, hai câu này có nghĩa gì vậy? ông nội tôi cười cười: Lớn lên rồi cháu sẽ hiểu. Đây là lời than sinh ra trong cảnh ngộ một người con gái cặp với một người con trai không xứng với mình. Đây là lối nói hình tượng, lối diễn đạt theo kiểu ý tại ngôn ngoại. Rồi ông nội tôi nói tiếp: Tuy vậy, trong kho tàng truyện thơ hữu danh hoặc khuyết danh, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp những câu lục bát bâng quơ, vừa nôm na vừa thực thà như : Phong Lai mặt đỏ phừng phừng Thằng nào mà dám lẫy lừng vào đây. 2. Nhìn chung thơ lục bát có niêm luật tương đối chặt chẽ. Nào là bằng - trắc - bằng (đối với câu 6), bằng - trắc - bằng - bằng (đối với câu 8). Chưa kể: Chữ cuối của câu 6 phải vần với chữ 6 của câu 8. Chưa kể: khi chuyển tiếp từ câu này sang câu kia, chữ 8 của câu 8 lại phải vần với chữ cuối của câu 6 tiếp theo. Tôi nói tương đối chặt chẽ là vì về niêm luật, thơ đường luật (7 chữa 8 câu) hoặc thơ tứ tuyệt còn chặt chẽ hơn thơ lục bát nhiều. Và cho dù có đúng niêm luật đến đâu, thì những câu gọi là thơ dưới đây, dứt khoát không phải là thơ, mà là văn vần 100%. Ví dụ 1: Giống ruồi là giống hiểm nguy Những chân của nó rất vi trùng nhiều. Ví dụ 2: Năm nay cụ đã sáu mươi Xem ra còn khoẻ hơn hồi năm nhăm. Ví dụ 3: Hôm này mồng tám tháng ba Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi. Ví dụ 4: Du khách toàn là người sang Vừa đi vừa ngắm nhà hàng, hô - ten Du khách toàn là người quen Vừa đi vừa ngắm hô - ten, nhà hàng... Nêu thế để thấy: Làm lục bát đúng thì dễ nhưng làm lục bát cho ra lục bát, cho hay, thì thật khó! Tuy nhiên, vẫn có thể nói thêm: Làm thơ (bất biết ở thể loại nào) cho ra thơ, cho hay, cũng đều khó cả. 3. Theo kinh nghiệm của tôi, cái khó nhất là khi làm thơ lục bát là gieo vần và nối vần. Khâu chọn chữ lựa từ không khó, nhưng khó nhất vẫn là cái cái chữ cái từ ấy nó có bó, có đóng khung ý và mạch của bài thơ không? Và cuộc chạy dù là tốc độ hay tiếp sức trong thơ ấy, liệu có bị ảnh hưởng của những trở lục vần, điệu? Hay nói theo cách khác: Về mặt hình thức, thơ truyền thống nói chung và thơ lục bát nói riêng, thường bị công thức hoá, bị đóng kín. Ý kiến này chắc chắn sẽ bị phản ứng: Không đúng. Trong lục bát còn có lục bát biến thể (ngày xưa) và lục bắt ngắt nhịp, xuống dòng (bây giờ). Truyện Kiều của Nguyễn Du là cả ngàn câu lục bát, vậy mà vẫn phóng túng, khoáng đạt, đa thanh, đa sắc, mà nào có bị giới hạn, bị hạn chế gì đâu. Xin thưa: Đó là thơ lục bát và tài viết thơ lục bát của thiên tài Nguyễn Du. Tuy vậy, vẫn có thể nói thêm: Dù anh (hay chị) đã làm thơ lục bát, dù đã phá phách hoặc cách tân như thế nào, thì dù ít hay nhiều vẫn phải chịu sự chỉ huy, sự khống chế của vần điệu. Một khi ý tứ phải triển khai theo đường ray không chỉ của cảm xúc, mà còn của vần điệu nữa, thì ít nhiều cũng bị phụ thuộc hoặc gò bó phát sinh này nọ. Đấy là chưa nói đến những nhà thơ ưa sáng tác những bài thơ thiên về ý, về nhịp điệu nội tại, bất chấp vần lưng hay vần đuôi. 4. Có ý kiến cho rằng, thơ lục bát được ví như sự hít vào thở ra hết sức tự nhiên trong cơ chế hô hấp của con người. Hít vào (ngắn hơn) là câu 6, còn thở ra (dài hơn) là câu 8. Nếu tôi không lầm thì đây là ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Những cái sự hít vào thở ra tự nhiên ấy, thường không triệt để. Ta hít vào cũng không hết cỡ và thở ra cũng không hết cỡ. Để thở ra và hít vào hết cỡ, người ta phải tập thở qua những bài luyện khí căn bản của Yoga, của thiền... Hít vào thở ra cho có hiệu quả đã khó, đã công phu, huống hồ là sự hít vào thở ra trong lục bát. Đặng Huy Giang Nguồn: Hanoimoi Online
-
Sao bạn không thử trình bày ý tưởng của mình xem sao?
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.