Jump to content

duongXua

Thành viên
  • Số bài viết

    360
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi duongXua

  1. Lâu lâu ghé diễn đàn thấy mọi người cãi nhau ghê quá, thôi đi ra cho lành!
  2. Tiếc quá! ĐX không hay thông tin in tuyển tập để gửi bài tham gia. Đành hẹn lại tuyển tập sau vậy. ĐX đăng ký mua ủng hộ diễn đàn 5 quyển. ĐX đã gửi thông tin đăng ký vào mail BQT. Hôm nay là Sinh nhật anh Thanh Hải à! Xin chúc mừng anh! Chúc anh sang tuổi mới được nhiều sức khỏe và có nhiều sáng tác hay nhé!
  3. Cố gắng gỡ gạc đi @tulipdenusơi! hihhi...
  4. Bạn vui lòng gửi lại bài viết nhé! Đây là sự cố ngoài ý muốn. Rất mong được đọc các sáng tác của bạn!
  5. Vậy là má không cho tôi tắm sông nữa. Má nói, má coi truyền hình, người ta biểu, nước sông bây giờ ô nhiễm lắm, trẻ nít tắm hư mắt. Tôi hỏi ô nhiễm là gì, má tôi nói dơ. "Một chút thôi mà - tôi cố nài nỉ - có chút xíu thôi". Má tôi dứt khoát, không là không. Tôi chê lý do của má đưa ra lãng xẹt, chỉ vậy mà bắt hỏng cho tắm sông nữa. Buồn muốn chết. Những chiều ra đồng chạy rong chạy ruổi thả diều về, nực thôi là nực, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, xách cái gàu ra ngoài cầu ao xối sàn sạt mà không thấy mát tí nào, thèm nhảy ùm cái xuống sông, sải tay sải chân vẫy vùng cho sướng người. Tôi biết lội hồi sáu tuổi. Hôm đầu tiên xuống nước, tôi ở truồng ngủng ngẳng cái cu bằng trái ớt. Ba ôm tôi xuống bến, ông đặt bàn tay to bè lên cái bụng tròn ủm của tôi sướng quá, tay chân luýnh quýnh đạp lia lịa làm nước văng sáng tran mặt ba tôi (nước mát thì thôi dị chớ). Má tôi ngồi trên bờ hái đọt choại vừa ngó xuống, kêu: - Anh khéo, ngộp con nó... Ba cười to: - Em đừng lo. Mai mốt thằng nầy lặn ngụp phải biết. Chỉ năm hôm sau, khi ba tôi lặng lẽ bỏ bàn tay ra, tôi đã lủm bủm lội được một tí đường. Cái đầu tôi ngoi lên còn cái mông chìm lỉm, ba cười, chê: "Cái thằng bơi y hệt con chó phèn". Nhưng đám bạn cùng lứa của tôi đang ngồi so bì, "Sao tao ôm dừa khô tập hoài mà hông biết lội". Tôi tài khôn, "Mầy bắt chuồn chuồn cho nó cắn rún á, biết lội liền hà". Nó tưởng thiệt, đi bắt chuồn chuồn về cho cắn muốn tiêu cái rúng luôn. Vậy mà tôi cố đổ thừa, "Tại mầy hỏng bắt chuồn chuồn đỏ, chuồn chuồn đỏ cắn rún mới biết lội được". Sau nầy nhớ lại, tôi nghĩ nhất định mình bơi giỏi là nhờ bàn tay ấm nóng của ba đã truyền cho tôi lòng dũng cảm và sức mạnh. Ba nói, con nít ở vùng sông nước mà không biết bơi thì tội nghiệp, xuống bến trợt chân, qua cầu gãy ván... Bất trắc không biết chừng. Ai chớ tôi thì ba tôi khỏi lo. Đi học về, vừa cất cái cặp đã nhảy um xuống sông. Tụi bạn phục lăn cái tài lặn dài hơi. Còn về khoản lội đua, mỗi con Én là dám so kè với tôi, trời đất ơi, con gái gì mà lội thoi thót như con ếch, lẹ ghê. Mà cũng tại nó cao, chân dài, tay dài, nó sải một nhịp, tôi đã lọt lại phía sau. Vừa rồi, tôi với nó bơi thi, hỏng hiểu sao tôi lúm súm thế nào mà để nó qua bờ bên kia trước, nó bắt tôi kêu nó bằng chị hai, thấy tức chết. Thằng tèo bênh vực tôi, nó an ủi, "Mai mốt trả thù, hén mậy?" Tội nghiệp, nó thần tượng tôi từ cái năm sáu tuổi tới giờ. Tôi hứa, mai mốt trả thù. Nhưng từ má tôi cấm ngặt, coi như không còn cơ hội nữa. Sông với tôi có biết bao nhiêu là chuyện với nhau, bây giờ biểu không tắm nữa, buồn ơi là buồn vậy. Ngày xưa đúng là sông không như bây giờ. Nước sông không như bây giờ. Nước sông mát. Nước không trong như trong sách người ta hay tả mà cợn phù sa. Xứ tôi là xứ phù sa mà. Sông có mùi thơm hơi ngòn ngọt của bẹ dừa nước mọc chồm chồm ra ngoài bãi. Nước lớn, cá kìm kìm lội thành đàn nhộn nhịp. Nước ròng sát bãi, tụi tôi chạy rượt với đám ca thồi lồi. Hồi đó, đất sình dưới đáy sông chúng tôi chọi nhau cũng thơm, nên mặt mũi tèm lem bùn mà không thèm để ý, có đứa bị chọi nguyên một cục sình vô miệng, trợn trừng không nói được tiếng nào. Từ từ, sông ngầu đục hẳn đi. Cứ nước lớn, mặt sông đầy rác. Mới đầu, tụi tôi thích lắm, tụi tôi vớt được bao nhiêu là chai lọ, tha hồ nuôi cá lia thia. Con Én coi tay chân quều quào vậy chớ siêng, nó vớt được bao nhiêu là đồ chơi cúng cuội. Rồi tụi tôi cũng chán trò chai lọ, mặc kệ chúng, dưới sông trôi đày kia kìa. Tôi hỏi ba tôi rác đâu mà nhiều vậy, ba nói là do người ở chợ hay đổ rác xuống sông. Tôi gật gù, ờ phải, ở chợ người ta đông lắm. Trong đám bạn, tôi biết chợ nhiều nhất. Nhà tôi có cái quán cóc nhỏ bán bánh kẹo, đồ chơi con nít. Mỗi lần đi chợ đổ hàng, má đều chở tôi theo. Ra ngoài đó, má lên chợ, tôi dom chừng chiếc xuồng. Sau nầy tôi thêm một nhiệm vụ nữa là gỡ rác quấn chân vịt máy. Rác nhiều quá, cứ đi được một chút nghe cái máy chạy rị mọ, biết thế nào chân vịt cũng bị quấn rác rồi. Một ngày nọ, tự nhiên tôi nghĩ, mình gỡ ra rồi quăng xuống, thế nào nó cũng vướn vo mấy chiếc xuồng khác, tội nghiệp người ta ghê lắm. Tôi lẳng lặng giở cía sạp xuồng lên, bỏ mớ rác vào đó. Má tôi rầy, "rác rưởi mà để vô xuồng chi con, dơ hết". Tôi nghi! sao thưa vậy. Má tôi cười, không nói gì nhưng vẻ mặt rất hài lòng. Hôm đó, về tới nhà, được hai thúng rác đầy vun. Tôi bưng lên nhà, ba như không giận nó đã quăng con mèo chết xuống. Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này nữa thôi, tui tôi chờ cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại. Tôi lén nhìn con Én, lặng sải tay bơi một mạch qua bờ bên kia, "Mai mốt thể nào cũng trả thù chớ con trai mà để thua con gái, kỳ lắm".
  6. Đường Xưa rất thích trang cá nhân mới của diễn đàn, đặc biệt là game Đấu Trí rất nhiều kiến thức văn học. Mà phải bổ sung thêm nhiều câu hỏi mới anh Thợ ơi!
  7. duongXua

    Lối rẽ sau cùng

    Đôi nhẫn cưới được gắn viên kim cương nhỏ xíu tinh xảo, tên anh cùng tên tôi và ngày cưới. Những tấm thiệp hồng được trang trí công phu, chờ ngày được trao tay bạn bè và ngưòi thân. Trong lòng tôi ngời ngời hạnh phúc, tình yêu đã sống lại sau cuộc vấp ngã đầu đời. Từng giây phút chờ đợi để được vòng tay anh âu yếm đến trọn đời trọn kiếp, sẽ không làm điều gì có tội với anh... Nhưng niềm khao khát ấy đã tan thành mây khói, chỉ còn lại tiếng nức nở của đôi nhẫn cưới. Anh và tôi đã có mười hai năm chung lớp chung trường. Anh thầm yêu tôi từ ngày tuổi học trò ham đuổi bắt chuồn chuồn, dính ve sầu. Có đôi lần tôi bắt gặp trong ngăn bàn mấy vần thơ bỏ ngỏ lời ưu tư, không thể giãy bày. Anh cứ lặng lẽ bên cuộc đời tôi như thế. Trong thơ anh tôi mờ ảo như mâ khói nhưng sâu lắng đến diệu kỳ nơi trái tim anh. Tên thật của tôi chưa một lần được anh gọi mà toàn gọi tôi là: "Phượng Hồng". Tôi mạnh mẽ, sôi nổi bao nhiêu thì anh trầm lắng bấy nhiêu, khiến tôi hờ hững với anh. Rồi chúng tôi vào đại học. Số lần gặp nhau cũng thưa dần, cả hai lao vào học để trả nghĩa đấng sinh thành. Trong mốt lần đến sinh nhật bạn cùng lớp, tôi gặp mốt chàng công tử hào hoa, trên người đeo vô số những kim cương, đá quý, bạch kim.. và một ánh mắt rất đa tình luôn ném trộm về phía tôi. Nhay hôm sau, bạn gái dẫn "người ấy" đến, bảo: anh Triệu, anh họ của mình rất muốn được làm quen với đằng ấy. Cho tớ gửi, lát nữa tớ quay lại..." Vì là anh của bạn gái khá thân nên tôi tin tưởng. Trước lúc rời khỏi phòng, cô ấy còn nháy mắt: " cho phép toàn quyền sử dụng nhưng thiếu đâu sẽ bắt đền đó". Tôi lại bị mê mẩn cả người trước những thứ đồ xa xỉ anh ta mang trên người. Ngày hôm sau, không cần bạn tôi dẫn đường, "người ta" tự đến với bó hồng thật lớn thật đẹp. Tôi rất vui mừng và nhận lời đi chơi tối hôm đó. Nghe "người ta" tán: " em học xong, bố mẹ anh sẽ xin việc cho em tử tế. Nếu em ở nhà anh thì chẳng phải lo lắng gì cả. Anh sẽ hết lòng hầu hạ, cung phụng em như tên nô lệ Tai Ta trung thành bên nữ hoàng Clêopát..." Tôi cứ mãi đan mơ dệt mộng giữa thiên đường. Chưa đầy một tuần thân quen anh ta đã gạ gẫm sự gần gũi về thể xác, lúc đó tôi mới giật mình tỉnh giấc. Bị từ chối quyết liệt, hắn lật ngửa ván bài: "Cô tưởng cô có giá lắm sao? Tình phí đối với cô chỉ là một gói ngô cay mà thôi. tôi đâu phải thằng gu mà tự nhiên đem tiền ném ra cửa sổ. Cô nên biết điều một chút, đừng để tôi phải ra tay". Trong lúc bị hắn giằng co, tôi gần như không thể thoát thì anh đạp cửa xông vào và tôi thoát. Tối hôm sau, khi anh đi học vi tính về thì bị hắn thuê người hành hung. Anh phải vào viện cấp cứu vì bị bọn chúng chích quá liều. Không thê giấu diếm tình cảm mãi được nữa, anh đã thổ lộ tình yêu thầm kín của mình đối với tôi và sẵn sàng bỏ qua tất cả cho tôi. Thay vì những bông hoa tươi đẹp che đậy một tâm hồn dối trá của gã họ sở kia, anh dâng tặng tôi cả con tim chân thành dào dạt. Thế rồi khi sự nghiệp và kinh tế bắt đầu ổn định, đúng lúc sắp tổ chức đám cưới thì anh lặng lẽ bỏ đi. Vì sao anh phải xa lánh tôi, phải tuyệt giao với đời? Cầm tờ giấy ghi xét nghiệm máu trên tay, nghĩ tới mũi chích anh chịu thay tôi, tôi đã hiểu một lần nữa anh lại vì tôi.
  8. duongXua

    Đôi mắt người cha!

    Có một người thanh niên sống một mình với cha và tình cha con của họ thật tuyệt vời. Mặc dù trong lớp anh luôn là nguời thấp bé nhất nhưng sự đam mê trái bóng vẫn không làm anh lùi bước. Và cha anh vẫn luôn ở cạnh anh động viên anh những khi buồn nản. Anh quyết định tập luyện hết sức mình và hứa rằng anh sẽ được đá chính thức. Anh không hề bỏ lỡ một buổi tập hay một trận đấu nào thế nhưng anh vẫn luôn bị xếp ở hàng ghế dự bị. Những lúc như thế cha anh vẫn ở cạnh anh, động viên anh nhiều nhất. Khi vào đại học, anh quyết đinh gia nhập đội bóng của trường và mọi người ai cũng chắc rằng anh không thể làm được trò trống gì nhưng họ đã lầm. Huấn luyện viên phải thừa nhận đã giữ anh lại bởi vì anh luôn đặt tâm hồn và trái tim mình vào mỗi buổi tập và luôn động viên người khác khi tinh thần họ xuống thấp. Tin anh được giữ lại trong đội đã khiến cha anh rất vui lòng và ông được một vé mời đến xem trận đấu. Mặc dù người thanh niên ấy rất siêng năng luyện tập nhưng anh chưa hề được chơi chính thức trong một trận đấu nào. Cuối mùa bóng, trong khi đang luyện tập huấn luyện viên đến gặp anh cùng với búc điện tín. Anh sững sờ khi đọc nó và khi đã lấy lại bình tĩnh, anh nói với huấn luyện viên: "Cha tôi mất sáng nay. Xin cho tôi được nghỉ tập ngày hôm nay". Ông huấn luyện viên vòng tay qua vai anh và nói rằng: "Nghỉ đến cuối tuần con trai ạ, và nên nghỉ ngơi vào thứ bảy". Vào ngày thứ bảy, trận đấu diễn ra không được suôn sẻ lắm, đội của anh liên tiếp gặp nhiều rủi ro. "Thưa ông, hãy cho tôi vào sân dù chỉ là ngày hôm nay" - anh thúc giục. Ông huấn luyện viên lờ đi như không nghe thấy, ông không muốn nguời thấp bé nhất của đội được tung ra sân vào những giây phút quan trọng như thế này. Nhưng cuối cùng ông đành phải nói: "Thôi được rồi, anh có thể ra". Trước mắt mọi người, đó là điều không thể tin được. Người trước đây chưa hề chơi trận nào đã làm mọi thứ trở nên hoàn hảo. Ðội bạn không thể nào chặn anh lại được, anh chạy, anh tung hứng như một ngôi sao và bàn thắng đã nhanh chóng được ghi. Trận đấu kết thúc với những lời chúc tụng dành cho đội của anh. Cuối buổi, huấn luyện viên chú ý thấy anh ngồi lặng lẽ ở một góc phòng. "Con trai ạ, ta không thể tin được. Hãy nói với ta làm sao anh lại có thể tuyệt vời đến như thế?". Anh ngước lên cùng với đôi mắt đẫm nước và nói: "Cha tôi đã qua đời nhưng đâu ai biết là ông ấy bị mù. Cha tôi đến tất cả những trận đấu có đội chúng ta tham dự nhưng hôm nay là lần đầu tiên ông ấy được thấy tôi chơi, và tôi muốn cha tôi thấy rằng tôi có thể làm được điều đó". Vì vậy, hay nhớ rằng: Có ai đó rất tự hào về bạn. Có ai đó đang nghĩ đến bạn. Có ai đó quan tâm đến bạn. Có ai đó rất nhớ bạn. Có ai đó muốn nói chuyện với bạn. Có ai đó muốn ở cạnh bạn. Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn. Có ai đó luôn biết ơn mọi sự cổ vũ của bạn. Có ai đó muốn nắm tay bạn. Có ai đó luôn muốn bạn hạnh phúc. Có ai đó muốn tặng quà cho bạn. Có ai đó thán phục sự mạnh mẽ của bạn. Có ai đó muốn bảo vệ bạn. Có ai đó yêu thương bạn vì chính bạn là bạn. Có ai đó rất vui khi bạn là bạn của họ. Có ai đó muốn bạn biết rằng họ sẵn sàng ở bên bạn. Có ai đó muốn làm mọi điều dành cho bạn. Có ai đó muốn chia sẻ cùng bạn. Có ai đó vẫn thiết tha với cuộc sống chỉ bởi vì bạn. Có ai đó luôn cần sự động viên của bạn. Có ai đó cần niềm tin ở bạn. Có ai đó rất tin tưởng bạn. Có ai đó thích một bản nhạc nhắc họ về bạn. Và có ai đó sẽ khóc khi đọc những dòng này về bạn...
  9. Chương trình thật ý nghĩa. Lâu nay diễn đàn của chúng ta ít hoạt động quá. Hy vọng dịp này các thành viên sẽ có dịp gần nhau hơn. Nếu được ĐX đăng ký một xuất tham gia công tác phát quà nha!
  10. Bài "Thịt chó và kẻ sĩ" của bạn có tứ thơ rất lạ. Mong tiếp tục được đọc những bài thơ khác của bạn trên diễn đàn nhé!
  11. Đường Xưa rất thích khổ thơ này của Cổ Nguyệt Mỹ.
  12. Đọc Dị bản rồi. Một số truyện đáng đọc trong tập là: Gia đình, người tình & áo khoác, Những cuộc tình chia tay chầm chậm, Dị bản,...
  13. Đi sinh nhật muộn mất rồi. Không biết còn bánh kem không ta?
  14. Offline là một trong những hoạt động thu hút được sự quan tâm của thành viên. Tuy nhiên muốn tổ chức phải có thành viên tham gia mới được. Mà hình như thành viên của diễn đàn ở Hà Nội không nhiều???
  15. Em thấy theme mới đẹp mà. Ấn tượng và sang trọng.
  16. Cứ mỗi hai năm, báo Tuổi Trẻ lại tổ chức cuộc thi thơ Bút Mới dành cho các cây bút thơ HSSV. Năm nay, Bút Mới “dọn nhà” từ báo Tuổi Trẻ sang tập san Áo Trắng, ban biên tập báo Tuổi Trẻ và ban giám đốc Nhà xuất bản Trẻ xin mời bạn đọc, bạn viết yêu thơ tham dự cuộc thi thơ Bút Mới lần thứ 7 “Thời tôi đang sống” với thể thức sau đây: Nội dung - Phản ánh sinh động, sắc sảo và hàm súc tình cảm của lứa tuổi bút mới đối với cuộc sống phát triển đầy sinh động hiện nay của Tổ quốc. - Mối ưu tư về mọi lĩnh vực trong thời mà bạn đang sống cũng như niềm lạc quan từ nhiều góc độ cảm nhận đối với cuộc sống hiện nay. Thể lệ - Mỗi bạn dự thi tối đa năm bài thơ và tối thiểu ba bài. - Mỗi bài thơ không dài quá 30 dòng. - Thơ dự thi phải là bài chưa hề đăng báo và sách đã xuất bản. - Cuộc thi chấp nhận mọi sự thể hiện (thơ có vần điệu và thơ tự do), đặc biệt khuyến khích những cách thể hiện sáng tạo độc đáo. - Người dự thi thơ phải thuộc độ tuổi từ 17 - 25 (sinh năm 1982). - Dưới mỗi bài dự thi, ngoài bút danh, cần đề họ tên thật, năm sinh, địa chỉ, điện thoại để liên lạc. - Bài dự thi cần được viết sạch sẽ trên một mặt giấy (viết bằng máy vi tính thì càng tốt). - Thời hạn nhận bài dự thi từ nay đến 31-12-2007. - Kết quả công bố trên tập san Áo Trắng số Xuân 2008. Giải thưởng - Giải nhất (một giải): 5.000.000 đồng. - Giải nhì (hai giải): 3.000.000 đồng/giải. - Giải ba (ba giải): 2.000.000 đồng/giải. - Giải khuyến khích (năm đến mười giải): 1.000.000 đồng/giải. Ban tổ chức và sơ khảo - Nhà thơ Lê Minh Quốc - Nhà thơ Đoàn Vị Thượng Ban chung khảo - Nhà lý luận phê bình văn học Huỳnh Như Phương - Nhà thơ Đỗ Trung Quân - Nhà thơ Nguyễn Thái Dương
  17. Dạ xin lỗi, phải thầy dạy ở trường Võ Thị Sáu đúng không ạ! Em đã được đọc nhiều sáng tác thơ của thầy.
  18. “Còn lâu mới có một cuộc cách mạng về thơ tại TP.HCM”, lời nói chắc nịch ấy của nhà thơ Inrasara tại Hội thảo thơ (do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức sáng nay, 25-8) như mội khẳng định: thơ thành phố sẽ không có gì mới mẻ trong thời gian tới. Ảnh: Các nhà thơ về dự hội thảo - (Tuổi Trẻ) Và không chỉ có thế, những ý kiến tại cuộc hội thảo đã lật giở nhiều điều đang tồn tại ở trong và ngoài thơ… Chưa có thành tựu Lạc quan như nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy trong bài tham luận “Thơ ca, cái mới nối tiếp cái mới”, cũng chưa chỉ ra được diện mạo thơ của thành phố trong ba mươi năm kể từ ngày thống nhất đất nước. Điểm tên những nhà thơ thế hệ sau 1975 góp mặt trên thi đàn thì có, tiếc thay, nền thơ nếu quanh đi quẩn lại cũng chỉ những cái tên xuất thân từ thập niên 80 thế kỷ trước trong khi TP.HCM đổi mới đã 20 năm, thì rõ là còn thiếu lắm. Nhà thơ Chim Trắng - chủ trì hội thảo - đã minh định bốn nội dung cần bàn về thơ là: Thơ đang ở đâu trong dòng chảy của các phương tiện nghe nhìn thời hội nhập; Có hay không những cuộc cách mạng để thơ Việt Nam có thể “thoát xác”; Công chúng hiện nay đối với thơ như thế nào; và những nhà thơ - con người của chữ nghĩa - đang làm gì cho thơ. Thế nhưng ngay nội dung đầu tiên là những thành tựu của thơ - cứ liệu để xác định thơ đang ở đâu giữa cuộc đời - vẫn còn mờ nhạt. Đã thế, có vài ý kiến đăng đàn phê phán sự lạm phát các tập thơ dở hiện nay. Có người bức xúc nói thẳng: “không hiểu sao thơ dở đến thế mà các NXB lại cho xuất bản”. Nhà thơ Trần Hữu Lục bình tĩnh điểm lại những trang thơ của TP.HCM ở hai chặng đường 30 năm (từ 1945 đến 1975 và 1975 đến 2005) đưa ra nhiều điểm khác nhau bất ngờ. Khoảng thời gian trong chiến tranh, có rất nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ đất, từ người, từ cuộc sống ở Sài Gòn - Gia Định. Tỷ lệ cân đong đo đếm cụ thể là 119 bài thơ của 52 tác giả giai đoạn 1945 – 1975 có đến 60 bài thơ viết về thành phố, với những tên tuổi trong 30 năm ấy cũng rất xôm tụ: Lê Anh Xuân, Chim Trắng, Kiên Giang, Trần Bạch Đằng, Trần Quang Long, Lê Điệp…Trong khi 30 năm sau, tập thơ chọn đến 230 bài của 128 nhà thơ, nhưng chỉ có 20 bài lấy cảm hứng từ TP.HCM. Như vậy hoá ra, thời bình, người làm thơ nhiều hơn, nhưng thơ về thành phố lại ít đi. Cũng bởi vì thơ thành phố trong khoảng thời gian qua chưa có thành tựu, nên mọi người quay sang chỉ trích những lệch lạc trong thơ. Hoá ra làm thơ khó thật! Nhà thơ Lam Giang đăng đàn nói về những phát triển của thơ trong thời gian gần đây, phê phán những cách tân của các nhóm thơ thành phố, tiện thể phê phán cả Lê Đạt là phản cảm, dẫn chứng bằng câu “Em đùi thắng cảnh mắt danh lam”. Than ôi, hội thảo thơ, tức là nhà thơ nói về thơ, như thế thành ra rối rắm cả. Đi về hướng… sắp tới Gần đây giới phê bình văn học cho rằng đang có những đợt cách tân thơ, và dự báo sẽ có những cuộc cách mạng về thơ. Thậm chí có những nhà thơ trẻ không ngần ngại tự nhận mình đang mang một sứ mệnh làm cách mạng cho thơ Việt Nam… Ngược lại không khí ấy, nhà thơ Inrasara cho rằng sẽ không có cuộc cách mạng thơ nào trong tương lai gần. Nhà thơ Chăm chứng minh điều này khá kỹ lưỡng: để có một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ 4 yếu tố: Có những nhóm thơ, trường thơ gồm những người sáng tác cùng thời, có cùng quan điểm sáng tác; và những người này có lập ngôn về quan điểm thẩm mỹ theo họ; Nhóm thơ ấy phải có diễn đàn độc lập; và có một lớp độc giả được chuẩn bị tinh thần và tri thức đủ để sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ. Cả bốn điều kiện ấy, theo Inrasara, đều đang thiếu đối với làng thơ Việt Nam chứ không riêng gì thơ thành phố. Chẳng thấy ai phản biện ý này, và nếu quả thực như vậy, thì có thể thơ Việt Nam sẽ còn lâu mới “thoát xác” (chữ dùng của nhà thơ Chim Trắng) được. Chưa hết, nhà thơ trẻ Lê Thiếu Nhơn với tham luận “Giải mã ảo giác thơ trẻ” đã kết luận: “Nhiều bạn trẻ đồng hành của tôi mải mê dồn sức lực dồi dào và quý giá nhất đời người vào những cách tân đã lỗi thời của nước ngoài. Những tiểu xảo bị nhầm lẫn là hay ho như ám ảnh hoá, tượng trưng hoá, lập thể hoá của trường phái “thơ mông lung”, những chiêu thức tưởng chừng là tinh diệu như phản ý tưởng, phản tu từ và khẩu ngữ hóa của trường phái “hậu tân thi trào”, đáng tiếc thay đã được chôn vùi ở Trung Quốc từ thập niên 80 thế kỷ trước. Một thực tế nữa là phong trào thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào của một bộ phận những người làm thơ trẻ. Vài nhà thơ vớ được những hình thức thơ đã thải hồi ở phương tây như “thơ hậu hiện đại”, “thơ dự phóng”, “thơ trình diễn” và hớn hở reo lên bằng tâm trạng phấn khích…”. Và Lê Thiếu Nhơn hy vọng: “Nhân loại hàng ngàn năm nay đã chấp nhận biết bao thiên tài, và vẫn còn đủ chỗ cho những thành tựu rực rỡ tiếp theo”. Vâng, vấn đề là làm sao có những thành tựu, đi như thế nào trên con đường sáng tạo để có thành tựu. Câu hỏi ấy vốn của riêng mỗi người, mỗi người sẽ tự trả lời, chẳng phải nhờ hội thảo mà có được. Còn việc đổi mới thơ, nhà thơ Nguyễn Gia Nùng đến từ Nha Trang cho rằng công việc đổi mới thơ của mỗi nhà thơ xuất phát từ cách nghĩ của cuộc sống cộng đồng, và “mỗi người có một cách đổi mới, chẳng ai bắt chước ai được”. Và như thế, hội thảo thơ khép lại. Theo Tuổi Trẻ
  19. Có lẽ chưa bao giờ không khí văn học ở Việt Nam cởi mở như bây giờ. Dù cho nhiều người cầm bút vẫn mong và đòi hỏi một sự cởi mở, tự do hơn thế nữa, song thực sự với không khí văn học hiện nay – đặc biệt trong giới cầm bút trẻ, không ít bậc đàn anh phải cảm thấy “sốc”. Dường như chẳng có gì mà các cây bút trẻ bây giờ không dám nói, không dám viết. Cách đây dăm năm, “hiện tượng Vi Thùy Linh” làm văn đàn xôn xao; báo chí tốn không ít giấy mực cho các cuộc tranh luận khen chê, thậm chí có lúc đến mức căng thẳng. Cái kiểu “Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng” hay “tê giác một sừng” của Linh khiến các nhà đạo đức lẫn các nhà thơ “truyền thống” sôi lên sùng sục. Còn giờ đây, thơ của Linh đã trở nên lạc hậu về “độ táo bạo” về độ quậy phá so với các cây bút 8X xuất hiện sau đó. Hãy thử đọc một bài thơ tương đối “hiền lành” xuất hiện thời điểm hiện nay: “Rướn cong mùa chín mọng trong đêm Chờ một linh tín để hân hoan giờ khai mở, Dưới em là rầm rì cỏ mềm Và những phôi mầm phập phồng cố nén cơn phấn khích trong viễn tượng đồng loạt đội lên Và rồi êm lịm hơi thở phủ xuống em Giấc mơ khoan thai bay đến khe rãnh róc rách khơi chảy Cơn gió hoang phiêu mát lạnh trườn ngược lên đỉnh đồi…” (Đỉnh hoa – Phương Lan) Nhà thơ Inrasara nhận xét: “Các bạn thơ nữ thời đại toàn cầu hóa quyết tháo tung cương ngựa non mà kỉ cương cũ [toan] buộc ràng chúng, cho chúng mặc sức tung vó, hí vang. Không còn kiêng nể gì nữa, sex hay không sex, bản năng hay không bản năng, truyền thống với định kiến xã hội: bất chấp tất! Họ thể hiện mình, phơi mở và phô bày cái Tôi chủ quan của mình, không che giấu. Không cần qua trung gian ẩn dụ hay nhờ cậy sự đánh tráo của ngôn ngữ để gợi mà, trực tiếp, đẩy tới, nâng cao, phóng đại. Từ tâm tình, thái độ hay cả hành cử của thân xác trong sinh hoạt dục tính. Ngay cách xuất hiện của họ cũng đúng a-la-mốt của cư dân mạng: họ chọn Tienve hay eVan để kí sinh thơ.” Một nhóm thơ khá “um tùm” trong Nam là Mở Miệng. Trên eVăn.vnexpress.net năm 2004 đã giới thiệu về họ thế này:“Có một nhóm sáng tác trẻ tự xuất bản những tác phẩm của họ dưới dạng photocopy, và coi đó như văn bản chính thức. Họ rảo bước qua những đường phố Sài Gòn, những quán cà phê, quán thịt chó, ngày và đêm, ánh đèn, xe cộ, bụi và tiếng ồn... Họ làm thơ. Rồi cả truyện, tiểu thuyết, tiểu luận, trình diễn, sắp đặt, nghệ thuật ý niệm (conceptual art), nghệ thuật thị giác (visual art)... và, họ tuyên ngôn. Tự xếp mình, đúng hơn là tự xem mình nằm trong các trào lưu tiền phong, chẳng hạn như hậu hiện đại, họ đẩy thơ vào “ngõ cụt”, chiếu bí người đọc bằng ý thức đổi mới ngôn ngữ. Họ sẵn sàng thách thức những người làm thơ khác về tính chuyên nghiệp, tính học thuật trong thơ; nhất là, như họ nói thẳng thắn, với lớp nhà thơ bảo thủ, không chịu rời bỏ những sở trường của mình. Và tất nhiên, họ chấp nhận bị thách thức” Về ngôn ngữ, nhóm thơ này từ bỏ lối “lựa chữ” quen thuộc. Họ chẳng ngai ngần dùng lời nói hàng ngày của người hẻm phố, hơn nữa – tầng lớp dưới đáy xã hội,không qua sàng lọc của ý thức “sáng tạo”. Không có từ nào gọi là thô thiển hay sang trọng, dơ hay sạch, xấu hay đẹp ở đây. Tất cả đều bình đẳng trong ý thức/vô thức của người viết. Chúng hiện hữu trong cuộc sống, và thi sĩ xử sự bình đẳng với chúng. Bình đẳng cả lối phát âm địa phương bị cho là ngọng với lối phát chuẩn. “Không jì có thể đoạt tôi từ những bàn tay cái nhìn không tương xứng lăm ngón jữa con mắt fải và chái không fải cái mũi thò nò xanh thế jới lày không thể bóp tôi những hình ảnh cũ thay đổi tôi như mới thái độ nên cầu ngồi xổm để jơi một vật jưới lước không muốn hắc xì với đám đông tôi nà cái thai chong bụng người con gái tôi yêu” ("Hiện chạng", trong Xáo chộn chong ngày – Bùi Chát) Tự cao ngạo cho rằng mình không làm thơ nhưng thực tế nhóm này vẫn viết đều, một thứ thơ-phản thơ; Có người cho đó là thơ rác. Bản thân những thành viên trong nhóm thì cho rằng những gì họ viết ra hòng đòi xóa bỏ ranh giới thơ cao cấp và thơ thấp cấp. Trả thơ và người làm thơ về vị trí xuất phát ban đầu, nguyên thủy hơn: nhà thơ là kẻ hát rong, đem câu chuyện đời thường đi hát-kể khắp ngõ thôn, góc phố; và, thơ không là gì hơn những lời hát rong ấy. Đồng thời tiếp cận tinh thần thời đại: thơ là món hàng, đứng không cao hay thấp hơn bao thứ hàng hóa khác, trong đời sống hiện đại. Cũng theo nhà thơ Inrasara trong bài Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn: “Nhìn từ cuộc khủng hoảng, Nhóm Mở miệng, nếu chưa “đóng góp” vào tiến trình thúc đẩy thơ Việt đi tới, ít ra lần nữa nó buộc chúng ta nhận thức lại về thơ ca. Hiện tượng làn sóng thơ trẻ cực đoan về quan điểm văn hóa thơ: tuyên bố phá bỏ truyền thống, nó đòi hỏi ta nhìn truyền thống như một thực thể sinh động chứ không là cái kho báu cho ta khư khư ôm lấy hay gánh nặng để ta còng lưng mang vác; cấp tiến ở thái độ nhìn nhận sự tồn tại của văn bản văn chương: từ đó ta xét thơ có thể tồn tại bằng nhiều dạng thức chứ không riêng gì trên trang báo hay tập sách; bình đẳng ở ý hướng đặt thơ đứng ngang hàng với bộ môn nghệ thuật lẫn các loại hàng tiêu dùng khác, chứ không là sản phẩm đặc biệt gì; dân chủ trong ứng xử ngôn ngữ, nó làm phong phú vốn từ “văn học” của chúng ta. Đã làm ta giật mình.” Các nhà thơ khác nhìn nhận thế nào về sự tìm tòi, thể nghiệm của thơ trẻ hiện nay? Lê Minh Quốc:Gần đây có những anh em trẻ thể nghiệm, tìm tòi cách diễn đạt mới trong thơ. Tôi ủng hộ thái độ này, ủng hộ thái độ dũng cảm dám sống tận cùng với thơ. Nhưng thơ có cho họ sống chung hay không lại là chuyện khác. Ở bất cứ thời điểm nào cũng có những người trẻ tuổi gan dạ trên chiếc đu bay cả. Nhưng chỉ có thái độ thôi vẫn không đủ, vấn đề cốt lõi vẫn là tài năng. Thật ra, không phải khi trẻ người ta mới thể nghiệm, mà đến lúc bạc đầu các nhà thơ đích thực vẫn đau đáu muốn khám phá đến tận cùng bí ẩn của thơ. Ở nhà thơ lớn Chế Lan Viên là một thí dụ điển hình qua tập Di cảo thơ, khiến ta kinh ngạc và cảm nhận ở ông một sự tươi trẻ đến lạ lùng, hiện đại đến lạ lùng. Trong cuộc chơi này, nếu một khi nhịp điệu của tâm hồn anh còn giông tố, còn bất an, còn tan nát bởi, chẳng hạn của ngọn gió của thời cuộc, của ngọn roi của tình ái... thì may ra còn có thơ, nếu bình lặng quá, yên bình quá, “công chức” quá thì thơ cũng bỏ ta đi thôi. Đi tìm cái mới trong thơ ư? Nhà thơ, anh hãy hỏi tâm hồn của chính anh. Đòan Vị Thượng: Có vẻ như hầu hết các cây bút “hậu đổi mới” rất ít có tham vọng trở thành nhà thơ chuyên nghiệp, hoặc ít ra như một tác giả có một tài-sản-thơ nhất định. Họ chỉ làm thơ tùy hứng như một cách giải phóng năng lượng cá nhân, (cũng có thể gọi là một thú tiêu khiển) để tìm kiếm, mong muốn biểu hiện sự bình đẳng của cá nhân mình, thế hệ mình với đồng loại cùng trang lứa trên khắp thế giới. Phạm Sỹ Sáu: Tôi tiếc một điều là nhạc điệu trong thơ trẻ hôm nay đang bị mất dần. Đó là một nguy cơ, một nỗi lo. Theo tôi, dù thế nào, thơ vẫn phải có nhạc điệu. Điều này, tôi không nghĩ là họ đã có một hệ thẩm mỹ khác, nó chỉ rổn rảng hơn, “hip-hop” hơn mà thôi. Nguyễn Thái Dương: Cái mới, ngoài cái tứ còn là hình thức, mà chủ yếu là hình thức. Khi có hình thức mới thì nội dung cũng mới theo. Sự biểu hiện cảm xúc thông qua cái mới phải là tài năng, nhưng đi được vào lòng người hay không lại là chuyện khác. Nhưng điều tôi vẫn thật sự băn khoăn là làm thế nào để thế hệ sau cũng có được điều như các thế hệ trước: Thơ phải đi vào lòng người yêu thơ dù được thể hiện ở hình thức mới mẻ nào. Có thể nói người viết trẻ hiện nay hầu hết đều khao khát đổi mới chính mình, tìm những lối đi cho riêng mình. Mới và Lạ. Nhưng phải Mới và Lạ ra sao? Đó không hề là điều đơn giản . Phổ biến trong hành trình đi tìm cái mới, lạ của không ít người viết văn trẻ là háo hức tự tin, mạnh dạn khám phá, nhưng vì nhiều lý do, chưa chuyên nghiệp, họ mau chóng thể hiện cái bất lực, bức xúc, trước thời cuộc, trước yêu cầu và thách thức khốc liệt của cuộc sống. Một số bạn viết trẻ quay về cái tôi bế tắc, cô đơn. Điều này không phải ai cũng lý giải được. Mọi sự kiếm tìm đều trở nên vô vọng nếu anh quay lưng lại đời sống. Quan trọng hơn, cái mới ở ngay trong tâm hồn mình. Nếu tâm hồn trống rỗng thì văn chương thất bại. Viết gì, viết như thế nào, là quyền của người viết. Điều quyết định là tầm nhìn, cách nhìn trước hiện thực lao lung, phức tạp, mọi sự cực đoan đều có thể đưa văn học đến chỗ bế tắc và vô giá trị, đi xa cái đích cuối cùng của văn học là kiến tạo đạo đức, làm đẹp cuộc sống. Dương Kiều Minh : Điều nguy hại trực tiếp cho thơ hiện nay là sự trang điểm son phấn quá loè loẹt của một số nhà thơ để che giấu sự nông cạn, trống rỗng của đời sống tâm hồn. Họ quá say sưa với sự nhạt nhẽo và coi sự lừa dối về ý nghĩa và hình thức làm chuẩn mực của sáng tạo thi ca. Sự lừa dối ấy theo nhà thơ trẻ Thục Linh là “tân hình thức, trào vọt, triệt hạ vần...nhằm tìm nơi bấu víu cho ý tưởng đổi mới của mình”. Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên coi sự cách tân đó quá nặng nề về hình thức và lập dị, học đòi những trào lưu phương Tây từ một hai thế kỷ trước... đã đi vào ngõ cụt. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhân Hội nghị viết văn trẻ lần thứ VII, diễn ra tại Quảng Nam hồi tháng 5 vừa qua, nhà văn Nguyễn Trí Huân nhận xét: “Tôi rất mừng vì thời gian qua trên văn đàn đã xuất hiện những cây bút trẻ có những tác phẩm gây xôn xao dư luận, tạo được sự quan tâm của độc giả như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý... Tôi cho rằng thời gian tới, văn học sẽ thuộc về những người viết trẻ như họ. Nhìn cách họ sống và viết có thể nhận thấy họ đang tìm những con đường đi mới trong văn chương, chủ động và mới mẻ, trong số đó có những người dám thách thức cả với chính bản thân mình. Điểm chung giữa người viết trẻ và thế hệ đi trước, đó là sự đắm đuối với nghề; còn cái khác chính là đích hướng tới, là sự quan tâm của người viết với văn chương. Nhìn vào một số những người viết trẻ hiện nay, thế hệ chúng tôi ngạc nhiên vì thấy họ có cảm giác bế tắc sớm quá. Bế tắc khi chưa vào cuộc sống, chưa trải nghiệm, chưa cống hiến, chưa phấn đấu... thì đó là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng dễ dàng nhận thấy đó chỉ là sự bế tắc gượng ép, sự tạo ra bế tắc. Thật tiếc, tác giả những dòng viết ấy đã không nhận ra chính điều đó đã làm hạn chế sự chinh phục của tác phẩm đối với người đọc.” Thơ Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi mà các nhà thơ muốn trả lời trong mỗi tác phẩm của mình. Nhưng liệu bạn đọc có phải kiên nhẫn chờ đợi quá lâu? Tuấn Phong Hà Nội 11- 8- 2006 (Nguồn: Phongdiep.Net)
  20. Có phải là MC Thùy Trang của của chương trình Radio 0 ạ? Rất vui được làm quen với chị! Sao đến nay chị mới đăng ký nhỉ????
  21. Đọc một số bài qua sơ tuyển và các bài đăng trên Thơ Trẻ, ĐX thấy một số bài thơ của trên diễn đàn chúng ta dư sức lọt qua vòng sơ tuyển ấy chứ!
  22. Nhà văn Graldine Collinge (giữa) và nhà thơ Ly Hoàng Ly (phải) trong một cuộc trao đổi về trình diễn thơ Mới đây, nữ nhà văn người Anh Geraldine Collinge vừa có cuộc gặp gỡ “bỏ túi” với một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam để tìm hiểu thị hiếu công chúng với loại hình trình diễn thơ. Thông qua Hội đồng Anh, một chương trình giới thiệu thơ văn của các tác giả Anh đương đại sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Cuộc gặp gỡ ở hai miền nam bắc đã đem lại sự hy vọng cho nữ văn sĩ Geraldine, vì những nhà văn, nhà thơ khi tiếp xúc đều cho rằng loại hình trình diễn thơ trước công chúng ở Việt Nam lâu nay vẫn thiếu. Và mọi người cũng bày tỏ rằng nếu có những buổi trình diễn thơ (theo ý của Graldine là có cả truyện ngắn), chắc chắn sẽ có công chúng tham dự(?). Tuy nhiên, điều này cần sự “bắt tay vào việc” của những nhà thơ yêu thích hình thức trình diễn. “Nếu có những nhóm thơ trẻ, mới, và họ nhiệt tình trong việc đưa thơ đến với công chúng bằng hình thức trình diễn, sẽ tạo được một không khí mới trong làng thơ”, nhiều người trong cuộc gặp gỡ với Graldine có suy nghĩ như vậy. Thậm chí, nhiều người nghĩ rằng có thể bắt đầu hoạt động này tại không gian là các quán cà phê sách hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trao đổi về vấn đề này, nhà thơ Ly Hoàng Ly - người có kinh nghiệm trong những cuộc trình diễn thơ kết hợp với nghệ thuật sắp đặt - cho rằng hình thức trình diễn thơ trước công chúng là một thể hiện khả năng sáng tạo của các nhà thơ. Với nhận định của Hoàng Ly, những cuộc tán gẫu bên bàn rượu hoặc các hội thơ lẻ tẻ ngồi lại với nhau trong không gian hẹp, số người không đông, để đọc các sáng tác mới cho nhau nghe cũng là một hình thức đưa thơ đến người thưởng thức. Điều đó tuy không phải là trình diễn thơ, nhưng nhu cầu tiếp nhận thơ mới trong công chúng là có thực. “Ngay cả việc đặt vấn đề trình diễn thơ, cũng không thể nghĩ rằng thơ có thể đến với công chúng một cách ầm ào như ca nhạc hay các loại hình nghệ thuật khác. Thơ vốn dĩ thâm trầm, là một mạch ngầm trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Việc đưa thơ ra trình diễn trước công chúng phụ thuộc vào sự tự ý thức của mỗi nhà thơ, những ai thích và cảm thấy thơ của mình hợp với hình thức trình diễn thì làm. Tuy nhiên, nếu có ít người làm, sẽ không thành phong trào được”. Nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang cũng tin tưởng vào “máu” nghe thơ của công chúng Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức tại các đô thị. “Tuy nhiên, với những hình thức trình diễn thơ kết hợp với Perfomance Art, Video Art… như Graldine dự định thì hơi khó đối với các nhà thơ Việt Nam. Nhưng nếu không có một hình thức nào mới lạ cho việc trình diễn thơ, thì công chúng dễ bị nhàm”. Và Châu Giang dẫn chứng một số trường hợp các nhà thơ ở Mỹ, cũng gặp khó khăn khi xuất bản thơ (khó bán được), và họ đã cùng nhau lập những nhóm thơ với 20-30 thành viên, hẹn nhau đến một nơi nào đó, có không gian thích hợp, cùng nhau trình diễn các sáng tác mới. “Và vì thế, cách sinh hoạt này tạo không khí thơ vừa vui vừa mang nét văn hoá đặc trưng của những đô thị có các nhóm thơ như vậy”, Châu Giang nhận định. Trong khi đó, nhà thơ Cao Xuân Sơn cho rằng các nhà thơ Việt Nam lâu nay cũng có người trình diễn thơ bằng nhiều hình thức. “Việc nhà thơ Nguyễn Duy chơi thơ trên thúng mủng giần sàng, bao tải, giậu cót… cũng là một cách trình diễn thơ”, anh Sơn nhận định. Tuy nhiên, một không gian để trình diễn thơ trước công chúng có kết hợp các loại hình nghệ thuật mới như sắp đặt… vẫn còn đang thiếu. "Đã là thơ, với mọi cách đưa đến cho công chúng, miễn đừng gây đổ máu, đều rất đáng được hoan nghênh”, Cao Xuân Sơn nói vui. Và nhắc đến các nhà thơ VN tự trình diễn, người ta lại nhớ nhà thơ Vi Thuỳ Linh với “sô” tự trình diễn thơ mình tại Văn Miếu hôm rằm tháng giêng - ngày thơ Việt Nam vừa qua. Hoạt động đó cũng bộc lộ một nhiệt tình muốn công chúng đến với thơ mình bằng những hình thức sáng tạo cụ thể, dù là “nhân có Ngày thơ”. Rõ ràng không phải đến khi Hội đồng Anh cùng nhà văn Graldine Collinge tìm hiểu về việc trình diễn thơ, chúng ta mới thấy hoạt động này là một không khí lành mạnh cần có trong văn đàn. Tất nhiên người tiếp nhận hình thức này ắt hẳn không thể như các fan club của những ca sĩ đương thời, nhưng thêm một món ăn tinh thần như vậy, các đô thị càng có nét văn minh hơn. Thông tin mới nhất về việc này là đầu tháng 5, Hội nhà văn TP.HCM sẽ tổ chức một bàn tròn trao đổi về thơ trẻ hiện nay. “Ở đó, sẽ có tham luận về việc đưa thơ đến công chúng, mà trình diễn thơ sẽ là một nội dung đang được những cây bút thơ trẻ quan tâm”, nhà thơ Trương Nam Hương cho biết như vậy. Theo Tuổi Trẻ
  23. Một tác phẩm hay dở theo đánh giá của mỗi người là chuyện bình thường. Cái bất thường trong Cánh đồng bất tận chính là việc báo chí làm hơi rùm beng. Sự thể thật ra cũng sẽ không có sức lan tỏa nếu không có sự nhúng tay của báo chí. Nên nhớ là quyển Cánh đồng bất tận do một tờ báo lớn của thành phố HCM kết hợp với NXB Trẻ in. Mọi giá trị thời gian sẽ chứng minh. Riêng về góc độ người đọc, trước đây tôi rất thích đọc truyện cũng như tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, sau sự kiện Cánh đồng bất tận, tôi càng cảm thấy thú vị với cây bút trẻ này! Tất cả những người viết đều có quyền thể nghiệm để làm mới mình và theo tôi Nguyễn Ngọc Tư dầu sao cũng đá rất thành công khi bước vào con đường đầy cam go của văn học.
  24. Lời bình của Nguyễn Thế Tường: Năm mươi hai từ đơn, bài thơ ngắn gọn, giản dị, dễ đọc, dễ thuộc mà có sức lay động dữ dội. Nó là một bức tranh nhỏ, một bức tượng nhỏ, mà - như đồ chơi Matrirốtca (lật đật) của Nga - bên trong còn có những bức tranh tượng nhỏ khác. Một mớ hành ta/Một mớ ngò tây/ Tập tàng một mớ là ba khuôn hình cận cảnh miêu tả tĩnh vật định danh: hành ta, ngò tây, rau tập tàng, và chi li tỉ mẩn đến nghiệt ngã: Mỗi thứ dăm cây. Một người nghèo vốn liếng ít ỏi?! Đương nhiên rồi. Người có chút vốn không sở hữu cái mẹt rau buồn đến thế. Chủ nhân của thứ tài sản trên đây không thể có gương mặt hồng, tươi tắn, không cài trâm vấn khăn… Một người đàn bà nghèo đến tội nghiệp, chỉ biết trồng rau, nhổ rau đi bán - mà cái phần vườn ấy chắc cũng không rộng… Rau xanh như chị - ống kính camera sau ba cú bấm cận cảnh chuyển sang đặc tả phải hết sức chuẩn để miêu tả được cái chân dung và tâm trạng người bán rau, vừa mang tính thời sự báo chí (chân dung) và đã bước sang địa hạt nghệ thuật (tâm trạng). Tiếp ngay đó Thái Hải bấm tiếp một cú đặc tả hoàn toàn nghệ thuật - thực ra là một bức ảnh truyền thần cao tay Chị như rau gầy. Thật tài tình, với 8 từ đơn, nhà thơ vẽ xong chân dung và thân phận người đàn bà: luống tuổi, gầy, xanh, buồn héo, nghèo và… thủ phận. Ngay sau đó, tác giả thoát ra khỏi tâm trạng ủ dột của người bán hàng. Vì sao? Vì chị đến đây là để bán hàng, để mưu sinh, bán hàng mà cứ ỉu xìu như rau cải héo, mà xanh xao bệnh tật liệu ai dám mua đây!? “Thương trường như chiến trường”, chợ là chào hàng, mặc cả, cò cưa - chợ không có chỗ cho lòng thương hại: Có người hỏi mua/ Chị mừng nín thở/ Sợ e khách đùa. Trời ơi! Bất hạnh đến thế ư?! Một mớ rau tập tàng bán được bao nhiêu, lãi được bao nhiêu, liệu người ta có mua hay chỉ hỏi rồi đi qua mà đã khiến người đàn bà giật thót mình đến nín thở. Kịch tính đẩy lên cao trào, và thân phận người đàn bà bán rau cũng được lột tả hết. Ba câu thơ ngắn gợi ta nhớ đến Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính: Một người chèo đò ngang cứ chiều chiều chở một thôn nữ xinh đẹp sang sông trước đây. Khi vắng khách anh nằm trên lái thuyền mơ màng, rồi mình cũng được đi học, thi đỗ trạng nguyên, vinh quy bái tổ, cùng rước nàng về: Võng anh đi trước võng nàng/ Cả hai chiếc võng cùng sang một đò. Bỗng giật mình nghe tin “ai” sắp lấy chồng, đám cưới to lắm. Nhà trai rước dâu bằng chín chiếc đò, nhà gái ăn chín buồng cau (đông lắm). Tiền chi phí tới chín nghìn quan. Ngẫm lại tài sản của mình, thử đem dạm bán: Lang thang anh dạm bán thuyền/ Có người trả chín quan tiền lại thôi. 9 đồng so với 9000 đồng, còn xa quá. Mà người ta chỉ trả chơi chứ không mua. Cái người khách mua rau của chị đã ngã giá chưa mà chị mừng tới nín thở vậy?! Đấy là cách thậm xưng quyết liệt nhất như một cú đánh hiểm vào trái tim độc giả làm tan chảy những mảnh lòng băng giá, vô cảm nhất. Đây là một toàn cảnh hẹp, động: Người khách hàng đứng thờ ơ hỏi mua và một cảnh tâm trạng: chị mừng quýnh quáng đến nín thở. Còn nhớ câu thơ của Pêtôphi miêu tả niềm vui của một em bé sắp bị lính Đức hành hình mà cứ tưởng mình đước thả tự do… Em mừng quýnh cả đôi chân Nho nhỏ đôi gót son em băng liều giữa tuyết Chiều đó em đi… Vĩnh biệt. Thái Hải cũng thế. Chị bán rau mừng nín thở nhưng nổi mừng của chị thật thảm hại. Toàn bộ mớ rau bán được chỉ vỏn vẹn “Dăm ngàn bạc lẻ”. Bạc lẻ thì tất nhiên rồi. Nhưng người đọc còn cảm nhận được những ý ngoại ngôn, chắc nó không còn nguyên lành, không còn mới và … ướt nhoèn. Cũng mặc nhiên buổi chợ ấy có mưa bay bay, và rét. Buổi chợ cũng được Thái Hải đặt vào thời điểm điển hình đến nghiệt ngã: Chợ tết. Dăm ngàn bạc lẻ/ Chợ tan lúc nào/ Bước thấp bước cao/ Chị về sắm tết. Ơ hay! Chợ tan lúc nào rồi cũng không biết, lại còn đi sắm tết - sắm ở đâu? Với dăm ngàn bạc lẻ và khu chợ đã vãn… Thế là, một khoảng lặng dành cho vĩ thanh của bản nhạc buồn: Một căn lều nhỏ, người đàn bà trở về (quần ống xăn ống xổ). Trong căn nhà có những đứa trẻ ríu rít mừng “mạ đi chợ về”. Thái Hải đã thành công với bài thơ ngắn, ý tưởng mạnh và đầy lòng nhân ái. Thơ là tâm, là tình, là cảm, là cho… và, bài thơ ngắn của Thái Hải đã hoàn thành xuất sắc chức năng nghệ thuật: Lay động lòng người. Những ai từng đọc bài thơ này, một ngày giáp tết đi ra chợ gặp một người đàn bà gầy, buồn ngồi âm thầm bên mẹt rau nhỏ mà trái tim đa cảm không có một chút động cựa mới là lạ. Theo Văn Nghệ

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...