Jump to content

Hoa Nip

Thành viên
  • Số bài viết

    8
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi Hoa Nip

  1. ban cu viet binh thuong khong can giu 1 thai do qua rut re nhu vay doi voi cam nhan, ai cung ngang hang nhau thoi buoi nay ma con co nhung nguoi thich tho nhu ban la hang hiem do co gang giu gin so thich thu vi nay nhe!
  2. Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, có 1 đôi nam nữ yêu nhau say đắm. Cô gái Hath rất xinh đẹp, thông minh & giàu có. Chàng trai Gimi nghèo khó, chẳng có gì ngoài tình yêu chân thành. Dù vậy, họ yêu nhau và sống hạnh phúc bên nhau. Để làm đẹp mình hơn trong mắt người yêu, một hôm cô gái quyết định vào tiệm duỗi tóc. Khi trở về, Hath xinh đẹp và lộng lẫy gấp ngàn lần hơn. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi nàng là người đẹp nhất thế gian. Lời đồn đến tai thần Venus. Nữ thần sắc đẹp rất tức giận vì Hath xinh đẹp hơn mình, nên bắt Hath phải chết. Và rồi nàng Hath chết, song sắc đẹp của nàng vẫn không tàn phai. Chàng Gimi đặt nàng nằm trong 1 chiếc quan tài bằng pha lê, và chàng quyết tâm đi đến cùng trơì cuối đất tìm cách cứu nàng. Chàng đi ròng rã ngày này sang tháng khác, vượt qua bao nhiêu khó khăn, đi qua bao miền đất, giúp đỡ biết bao người dọc đường đi. Đến nơi chân trời xa kia, chàng gặp được vị thần Eros. Thần tình yêu cảm động trước chàng, thần chỉ tay lên bầu trời và dặn rằng:"Ở trong dãy thiên hà xa xôi kia, có 1 chùm sao gồm 7 ngôi sao băng. Con hãy đến đó, và hái cho được 1 ngôi sao băng sáng nhất. Vào ngày cuối cùng của tháng 7, con hãy ném ngôi sao ấy xuống trái đất, người con yêu sẽ tỉnh dậy. Nhưng sau đó, con sẽ phải biến thành 1 ngôi sao để thế chỗ cho ngôi sao băng đó, rồi suốt đời con sẽ chỉ là 1 ngôi sao. Con có chịu không?" Những ai được chết vì yêu là đang sống trong tình yêu, ta không quan tâm chuyện gì xảy ra, chỉ cần nàng được sống, chàng nghĩ. Và chàng tiếp tục lên đường. Chàng đã hái ngôi sao băng sáng nhất, chàng đã chờ đợi ngày ngày để ném nó xuống trái đất. Một ngày dài như một năm khi chờ đợi, chàng không thể chờ thêm được nữa. Chàng đã ném nó xuống trái đất trước 1 ngày. Đêm 30-7 năm đó, khi ngôi sao băng sáng nhất được ném xuống trái đất, gặp lực ma sát cực lớn của bầu khí quyển, nó đã vỡ tung ra thành hàng trăm mảnh nhỏ, làm sáng rực cả một vùng trời. Sau này, người ta gọi đó là mưa sao băng. Ở nơi đó, trong chiếc quan tài pha lê tuyệt đẹp, nàng Hath vẫn nằm im, xinh đẹp. Mái tóc nàng mượt mà như suối nước, những ngón tay nàng nhỏ nhắn, mềm mại đến diệu kỳ. Cơ thể nàng vẫn lạnh ngắt. Chỉ 2 dòng nước mắt nóng chảy trên gò má nàng, chảy mãi, chảy mãi. Chàng Gimi giờ trở thành 1 ngồi sao. Vì quá thương nhớ nàng Hath mà chàng không thể thắp sáng nổi chính mình. Chàng dần mờ nhạt nhất trong cả chùm sao, mà sau này người ta gọi là chòm sao tình yêu. Ngày nay, mỗi khi gặp mưa sao băng, chúng ta thường mơ ước 1 điều gì đó. Đặc biệt, nếu gặp được mưa sao băng trong đêm 30-7, những người yêu nhau luôn mơ ước mãi mãi không chia lìa. Sau này, khi sắp xếp lại bảng chữ cái, chữ cái đầu tiên của tên 2 người được đặt kề cạnh nhau, theo thứ tự chàng đi trước, nàng theo sau. Mong muốn 1 tình yêu bền lâu, những người yêu nhau cũng thường tặng nhau những chiếc nhẫn in hình 6 ngôi sao băng & 1 ngôi sao cô đơn mờ nhạt.
  3. Noi chung la anh NHD kha manh dan va co ve nhu khong tre con chut nao. Duong Tuong duoc gioi thieu la 1 nha tho, 1 dich gia lon. Dam noi nhung gi minh nghi, dam phe 1 nguoi tuong doi co dia vi, thi qua that la dang ne. Bai phe binh cua anh duong nhu la 1 phat sung mo duong cho viec tinh loc tho ca - cong viec ma lop tre chung ta se bat dau. tap tho LO LO cua LHL co xen vao vai tu Anh ngu, con co the cham chuoc. 1 con song chang lam nen bien ca, moi nguoi tre hay gop 1 y kien (mang tinh chat xay dung), toi tin cong viec cua chung ta dang bat dau. nguoi tre chung ta khong lat do va cung khong muon lat do ai ca, don gian, chung ta dang dinh hinh lai tho ca.
  4. van de nay nen dung lai o day quan diem cua moi nguoi da dua ra het rui toi khong muon so do hon nua nhu vay la qua du roi dung sai de moi nguoi danh gia toi luon tin tuong va ton trong vao y kien cua so dong.
  5. Một chút em, một chút tôi Tôi về tìm lại chút tôi ở trong… đâu đó rụng rơi bao ngày tôi về tìm lại chút mây lãng du một thuở, mê say một thời tôi về tìm lại nét cười trăm con người ấy, đâu người giống em? tôi về cùng một chút đêm một chút khoảng lặng để quên nhọc nhằn xin đời một chút ăn năn cho tôi sám hối muộn màng cùng em cho tôi xin một chút quên để luôn nhớ đến êm đềm thuở xưa một cọng nắng, một nhành mưa đủ cho tôi nhớ cả mùa yêu đương cho tôi xin chút… ngông cuồng đem về vá lại mảnh hồn tả tơi cho tôi xin một chút thôi, một chút em, một chút tôi vậy mà. (Rock khong em - NXBVN - 2006)
  6. Tôi sẽ xâu sát hơn vấn đề ở những bài viết khác Chào bạn nguyetthao, không bít năm nay, bạn đã bao nhiu rùi nhỉ? còn tôi mới chỉ 21. cảm ơn vì bạn thấy bài phê bình của tôi công phu. tôi xin gợi lại những ý kiến mà bạn đã nhận xét, đánh giá. thứ nhất: tại sao lại cứ phải bắt đầu bằng 2 chữ THƠ TRẺ---> chỉ vì, đây là diễn đàn văn học trẻ. Và ngay tên miền cũng đủ nói lên điều đó. Thứ 2: Bạn cho ý kiến quá chính xác. Tôi phê bình những vấn đề chẳng mới mẻ gì, ai cũng thừa bít.-----> tôi đã đọc rất nhìu bài bình về thơ trẻ, nhưng để tổng hợp được 1 bài viết công phu như vậy, tôi nghĩ, trước tôi chưa có ai làm được. Ngay bản thân câu chữ tôi dùng đã nói lên rằng tôi không hề phát hiện điều gì mới mẻ. Đọc kỹ câu này nhé: Tôi sẽ xâu sát hơn vấn đề ở những bài viết khác... Bạn có nghĩ rằng tôi viết sai chính tả 2 chữ SÂU SÁT thành XÂU SÁT không? Công việc của tôi ở bài bình này chỉ là XÂU CHUỖI các vấn đề lại thôi. Chỉ riêng việc xâu chuỗi, hệ thống sự kiện lại thôi thì cũng đã rất khó rùi. Công việc đòi hỏi anh phải có đầu óc tổng hợp. Thứ 3: Những quy chuẩn vốn có của thơ là gì? Nếu bạn lớn tuổi hơn tôi, tôi nghĩ bạn sẽ bít. Nếu trong 1 bài bình, vấn đề nào, tôi cũng nêu quá rõ ràng, thì e rằng sẽ gây sự nhàm chán cho người đọc. Cũng giống như 1 giáo viên dạy giỏi, không nhất thiết phải giảng giải mọi lý lẽ. Chỉ cần khơi gợi để học sinh phải động não suy nghĩ. Ở đây, tôi cũng khơi gợi mà thôi. tôi muốn các bạn tự tìm xem cái quy chuẩn đó là gì. Vì thế, xin lỗi bạn, tôi sẽ không trả lời bạn câu hỏi này. Thứ 4: Tất nhiên ỡ góc độ một nhà thơ thực sự còn trẻ thì những " phát hiện " của Hoa Níp mang ngữ điệu tội nghiệp khần cầu hơn - và cũng thật hơn chứ không có cái âm vang xoa đầu bẹo má và chỉnh huấn như các đấng cha chú anh chị kia . Nhưng cái cần vẫn là cái chưa thấy . Theo nguyetthao chẳng cần nhất thiết phải mô tả mãi hoài cái hiện trạng ( không phải là thực trạng ) mà nên đi tìm cái căn cơ nguyên lý cùng cách thức để thay đỗi hoặc là cổ suý cái hiện trạng ấy Nguyetthao nè, nói nhỏ với bạn, tôi không muốn là phần nổi của tảng băng trôi văn học thời kỳ này. Và trong suốt hơn 10 năm qua, tôi chỉ âm thầm mài kiếm mà thôi. Nhưng đến nay, tôi nghĩ tôi phải ra chốn giang hồ rùi. Vì thế, bài viết này chỉ là màn chào hỏi các vị quan khách ở đây thôi. Để các vị biết tôi là ai cái đã. Còn việc tôi có làm được gì cho văn học nước nhà hay không? chuyện đó nay mai sẽ rõ thôi mà. Như tôi đã nói, làm thơ là sứ mạng của cả một thời đại, và hiện nay, đã đến thời đại của chúng tôi. 8x. Tôi cũng cảm ơn anh TTNghĩa đã tạo điều kiện để tôi tự giới thiệu mình đến các bạn. Nói túm lại, bài phê bình này chỉ là sự xâu chuổi, tổng hợp những điều mắt thấy, tai nghe, và đầu óc suy nghĩ mà thôi. Bài bình chỉ dừng ở tính chất lý luận, tham khảo. Còn phải giải quyết vấn đề như thế nào thì cứ để mấy ông 7x, 6x làm. Còn nếu cho tôi làm Hữu Thỉnh, tôi sẽ giải quyết được bài toán thơ trẻ này. Hứa danh dự với đời mình về điều đó! Chào thân ái!
  7. Bài: Thơ trẻ: lạm phát và những ảnh hưởng đến nó Sự quay lưng của công chúng đối với thơ Việc in ấn ngày nay đã dễ dàng hơn trước, nên lượng tập thơ xuất bản trong cả nước lên đến con số vài ngàn. Ngay cả những ông già, bà lão, cuối đời cũng in một hai tập thơ cho vui, tặng bạn bè con cháu làm kỉ niệm. Nhiều tập thơ 100% phong trào của hội này, hội kia, tỉnh này tỉnh nọ. Rồi trường phái “thơ nhảy xổng” (thơ quá tự do, không niêm luật, không vần điệu) của một bộ phận lớp trẻ (7X, 8X) cũng làm cho thơ càng ngày càng đi xa cái quy chuẩn vốn có của nó. Thơ xuất bản thì nhiều, song có mấy tập thơ tạo được tiếng vang? Từ đó sinh ra việc lạm phát thơ. Vì thế công chúng dần dần quay lưng với thơ cũng là điều dễ hiểu. Bản thân tôi cũng từng đến NXB xin in thơ. Gặp chị Kim Thoa (NXB Văn Nghệ), chưa biết thơ hay dở thế nào, điều thỏa thuận đầu tiên là: “phải tự bỏ tiền túi ra in đó nghe, và tự lo việc bán thơ nữa, chứ NXB không làm việc này”. Vì muốn in thơ, nên tôi cũng ừ à gật đầu. Khổ nổi, tôi chỉ mới 21 tuổi, đang còn là sinh viên, quả thật số tiền in thơ đối với một sinh viên là không nhỏ. Còn chuyện bán thơ nữa chứ. Học hành, thi cử liên miên, thời gian đâu mà bán với chả buôn. Tụi 8X như chúng tôi đâu có thời gian để bán thơ theo kiểu “đánh du kích” như ngày xưa nữa (đi đến những nơi đông người, hội trường, công ty, xí nghiệp, trường học, lễ hội,… để giới thiệu và bán ngay tại chỗ). Còn chuyện họp báo, ra mắt tập thơ… Vì thế, vai trò của những nhà sách, công ty văn hóa truyền thông là rất quan trọng. Số lượng cây thơ trẻ như sao buổi sớm??? Thật ra, số lượng người trẻ làm thơ trong cả nước hiện nay không phải là ít, hay có, dở có, tàng tàng cũng có. Song, nhiều người vẫn cho rằng càng tiến về cơ chế thị trường, thơ càng tách dần với xã hội. Riêng tôi cho rằng: thơ không có thời này hay thời khác, bản thân thơ luôn sống cùng thời đại. Vậy tại sao trên văn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng lại không thấy xuất hiện mấy gương mặt mới, mà quanh đi quẩn lại cũng chỉ có Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Danh Lam, Ly Hoàng Ly, Văn Cầm Hải…? Giải thích câu hỏi này, có thể đưa ra những vấn đề như sau: 1. Trên các mặt báo, càng ngày càng ít đất cho các cây thơ trẻ múa máy, thử nghiệm. Một số tờ báo, trước đây còn có góc dành riêng cho thơ, nay cũng đã cắt hẳn. Những tờ báo chuyên san về các lĩnh vực “anti văn chương” như báo Bóng đá, Echip,… thì chẳng trách họ được. Các báo khác, thỉnh thoảng tổ chức vài cuộc thi, với “tỉ lệ chọi” rất cao, mỗi năm “khai quật” được vài ba cây thơ, so với số lượng người trẻ làm thơ trong cả nước thì cũng chẳng bỏ bèn gì. Chưa kể đến người này cho hay, người khác lại chê dở. Mỗi người mỗi kiểu. 2. Tiếp đến là việc in ấn thơ. Trên văn đàn, người ta chỉ chăm chăm vào những tác giả nào có thơ xuất bản trong năm. Mà đa phần cũng là thơ của những nhà thơ đã có tiếng ( mà phần nhiều, những nhân vật đình đám có thật sự còn trẻ không?). Những người trẻ, họ đào đâu ra tiền để in thơ? Chẳng lẽ xin gia đình? Thật tình các bậc làm cha làm mẹ thời buổi này thường không muốn cho con mình đi vào con đường văn chương bát nháo. Đôi khi là cấm, cấm tiệt. Như ba mẹ tôi, là hai nhà giáo dạy văn có tiếng thuộc hàng topfive ở tỉnh BRVT, cũng chẳng khi nào vui khi thấy thơ tôi đăng báo. Chẳng phải ai cũng thuộc hàng cậu ấm cô chiêu như Trương Quế Chi, từ nhỏ đã được học ngoại ngữ, rồi làm dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam, rồi xuất bản thơ. Tôi làm thơ từ những năm học lớp 6, lớp 7, tính ra giờ cũng hơn chục năm rồi, vậy mà cũng chưa có nổi tập thơ đầu tay cho riêng mình. Lý do chung quy cũng là vì kinh tế. Ngay cả những người đạt giải này nọ như Tú Trinh với những câu thơ lục bát làm bổi hổi bồi hồi bao độc giả, cũng chưa có tập thơ in riêng nào. 3. Văn học trẻ nói chung và thơ trẻ nói riêng đang ỳ ạch, một phần là vì những người trẻ hiện nay ít được khích lệ, động viên, ít được sự quan tâm đúng mức của toàn xã hội. Chúng ta không có một hướng đi thật cụ thể, một việc làm thật quán triệt để ươm mầm các “cây thơ đang còn nằm trong hạt” này. Rồi với cơ chế thị trường, cơm áo gạo tiền, thì cái đam mê thuở nhỏ là được làm thơ cũng dần có hạn. Và sự thui chột là điều hẳn nhiên, đối với những “hạt mầm” nào yếu bóng vía. Nếu ngày xưa, làm thơ như Trần Đăng Khoa, không báo chí, không xuất bản, không in ấn, không được khích lệ thì chúng ta cũng đã không có một “góc sân và khoảng trời “ như bây giờ. Ngày xưa, khi Xuân Diệu nghe tin ở làng ấy, có một cậu bé làm thơ ấy, thì đã tìm đến gặp Khoa cho bằng được, rồi hỏi han, rồi chăm bẵm. Dù bài thơ đầu tiên CON BƯỚM VÀNG không hơn thơ con cóc là mấy, song ở thời ấy, chừng đó cũng đủ cho thấy một thần đồng. Còn hiện nay, thơ đầy nhan nhản. Trên các tờ báo tường 20-11 năm nào chả có, trường nào chả có, trên mạng càng bao la hơn nữa. Nhiều đến nỗi người ta còn không biết phải làm gì với những người “nặn ra” nó. Lấy ví dụ ở khía cạnh ngoài văn chương một chút. Đó là bóng đá. Xét về tuyển trẻ, Anh, Pháp, Mỹ, Achentina, Brazil,… thời kỳ nào cũng có những thần đồng. Giải U20 đội vô địch nhiều khi là Achentina,… song rút cuộc Brazil vẫn là đội bóng số 1. Vì đơn giản, ở Brazil, có cái nôi tôi luyện để thần đồng trở thành ngôi sao, rồi thành siêu sao (ví như CLB Santos…). Quay trở lại chuyện chữ nghĩa, việc tái thành lập trường viết văn Nguyễn Du, và những mô hình tương tự, vẫn đang là vấn đề gây tranh luận và rất nan giải. Ươm mầm văn chương, cần thiết những “cái nôi” như vậy? Có khi cứ nằm trong nôi mãi, người ta cũng chẳng thể lớn để bước chân ra khỏi cái nôi ấy nữa. Có khi nào như vậy không? 4. Một vấn đề nữa là sự lạm phát thơ, ở đây nói đến sự lạm phát trong ý nghĩ. Hay nói cách khác, đó là sự ngộ nhận, sự lầm tưởng. Quả thật làm thơ không khó, ít nhất là đối với những cây bút chuyên nghiệp. Nhưng cứ bảo lưu quan điểm ấy từ một “nhà thơ chính hãng” sang đến một con người bình thường, thì quả là còn nhiều điều đáng bàn. Bản thân người đã được công chúng gọi là nhà thơ, những gì họ viết ra, chưa hẳn đã là thơ. Những “bài thơ chính hãng” dường như chỉ đến trong những khoảnh khắc xuất thần của nhà thơ. Ngay cả những bài thơ dài dằng dặc thế mà cũng có mấy “câu thơ chất lượng cao”.Bới thế, người ta vẫn nói: “trời cho làm thơ”, là có cái lý vậy. Trong nhiều chương trình truyền hình, phần giao lưu với khán giả, nhiều người cao hứng đọc thơ. Những bài thơ rất nghiệp dư. Mà không biết đó có phải là thơ không nữa? Nhiều khi tôi cũng tự hỏi chính mình câu đó. Có khi tôi cảm thấy hình như mình đang ráp chữ thì đúng hơn. Hay như nhà thơ trẻ Tú Trinh, mỗi khi chìa ra cho tôi xem một bài thơ, lại hỏi: đọc thử đi, xem có phải là thơ không? 5. Lạm phát thơ kéo theo việc người đọc dần tỏ ra hờ hững với nghệ thuật này. Và hậu quả là hầu như các tập thơ in ra không bán được, chết lặng câm trong nhà sách. Và thái độ dặt dè, e ngại trước những tập bản thảo của những công ty văn hóa truyền thông là dễ hiểu. Vào nhà sách, số lượng người đọc bước đến kệ thơ đã ít, huống hồ là việc chọn mua thơ. Người đọc cầm lên bỏ xuống, đắn đo, không hẳn vì giá cả. Có lẽ, phần nhiều sẽ tiếc nếu bỏ tiền mua những gì không đáng. Tôi liên hệ với các “bầu sách”, tiểu thuyết, truyện ngắn, cứ gởi bản thảo đến, các ông ấy sẽ trả lời sau. Còn đụng chạm đến thơ là lắc đầu nguầy nguậy. Khái niệm “thơ trẻ” và 2 thế hệ 7X, 8X Ở ngày hội thơ rằm tháng giêng năm nay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, người ta cũng chia thành hai khu vực “thơ già” và “thơ trẻ” (ở đây, tôi phải nêu rõ địa điểm và thời gian, hơi thừa đối với người trong nghề, song vẫn có rất nhiều “kẻ ngoại đạo” không quan tâm, không biết). Nhưng thật sự, khái niệm “già, trẻ” ở đây là rất chung chung, dường như chỉ là cách nói của những người làm thơ thâm niên với lớp “người học việc”. Cách gọi này không thể hiện hết được giá trị và nhiệm vụ của mỗi bên. Khái niệm “thơ trẻ” đơn thuần cho biết là sản phẩm của những người trẻ? hay có những vấn đề rất trẻ, rất mới được nêu ra? hay ở hình thức rất mới (câu cú, ngắt dòng loạn xạ)? Vấn đề đáng chú ý là những cây thơ trẻ thế hệ 7X có thật sự trẻ? Dưới 40 trong hội và dưới 35 ngoài hội (HNVVN) có thực sự chính xác với chất trẻ hiện nay nữa hay không? Ngay cả những “người học việc trẻ tuổi” này cũng cần phải xác định tư tưởng: làm thơ không phải là cuộc dạo chơi. Làm thơ là công việc nghiêm túc. Là sứ mạng của cả một thời đại. Lối viết của thơ trẻ hiện nay có tùy tiện lắm không? khi mà dòng suy nghĩ đến chảy đến đâu, viết đến đó, bỏ qua các quy chuẩn cơ bản nhất của thơ. Những tập NẰM NGHIÊNG, RỖNG NGỰC của Phan Huyền Thư, KHÁT, ĐỒNG TỬ cuả Vi Thùy Linh, TÔI ĐANG LỚN của Trương Quế Chi, ngay đến cây viết gạo cội như Ly Hoàng Ly cũng cho ra tập thơ LÔ LÔ (tập thơ được đánh giá cao),... với lối viết chung là quá phóng túng về câu chữ. Họ mãi mê viết theo dòng suy nghĩ của mình và rũ bỏ đi tính nhạc trong thơ, yếu tố đặc trưng của thơ. Chính sự ruồng rẫy này, đa phần làm cho người đọc khó tiếp cận với thơ. Độc giả đến nhà sách, cầm một tập thơ lên, dở ra và đọc thử vài câu. Nhưng thật tình, tôi cũng không thể hấp thụ nổi những “thể thơ trình diễn” như vậy. Từ câu cú cho đến ý tưởng thơ dường như bị bẻ vụn, khiến cho nhịp điệu ngắc nga ngắc ngư, người đọc khó hình dung ra ý nghĩa chuyển tải trong thơ. Mà điều này là tối quan trọng. Ấy là chúng ta còn chưa bàn đến, “những người học việc trẻ tuổi” hiện nay họ đang viết gì trong thơ. Đây cũng là vấn đề đau đầu, vì nó liên quan nhiều đến tư tưởng của người viết. Mà người trẻ hiện nay, tư tưởng, lối sống đang bị cộng hưởng rất nhiều từ xã hội. Tôi sẽ xâu sát hơn vấn đề ở những bài viết khác, khi tôi đã hấp thụ được thơ của những người trẻ này. Nguy cơ “tuyệt chủng” của các khái niệm thơ Vấn đề tiếp theo là việc các khái niệm thơ đang đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”. Khái niệm thơ lục bát dần trở nên xa lạ và trở thành một thứ xa xỉ phẩm trong thơ 7X, 8X. Khái niệm thơ tự do và tự do trong thơ cũng cần hiểu cho đúng. Thế nào là tự do văn chương? tự do trong nội dung chuyển tải? hay chỉ là về mặt hình thứ thơ? hay cả hai? Người viết văn chuyên nghiệp cần xác định rõ được điều này. Phóng túng quá, khái niệm về niêm luật, tính nhạc cũng sẽ không còn nữa. Trước khi viết ra được những câu lục bát “để đời”, ví như: “người che mưa ướt cong mi/ cho ta trú dưới nhu mì của em”, để dành giải một thơ Bút mới, Tú Trinh vẫn nghĩ mình “không chịu được sự kìm hãm của niêm luật, thấy mình không có khả năng làm lục bát”. Nếu mỗi người chỉ vì ý nghĩ “mình không làm được”, và không chịu thử nghiệm, không chịu chai lỳ, không quẳng mình vào “con đường khắc nghiệt” ấy, thì làm sao “rõ mình” cho được. Mỗi người trẻ phải tự khai hoang, tìm tòi những vùng suy nghĩ mới, làm thức tỉnh bản năng văn chương trong con người mình. Khi ấy, thơ cũng theo đó mà mới mẻ hơn, mà vẫn giữ được những giá trị truyền thống. Văn chương nhặt nhạnh ra từ trong lòng cuộc sống Thơ không cao siêu, thơ cũng chẳng ở đâu xa xôi, thơ ở trong bản thân cuộc sống. Tôi không đồng ý với luồng tư tưởng tách biệt mình ra khỏi xa hội của một số cây viết trẻ. Nhà thơ, nhà văn cần phải có tri thức, cần phải sống trước đã. Như việc viết thơ tình, người chưa yêu có thể viết được. Song nếu anh chưa hề sống thì e rằng ngay cả những cái gần gũi xung quanh, trước mắt mình thôi cũng chưa viết được, hồ chi là chuyện xa xôi, chuyện của thiên tài. Tôi không thể cổ súy cho việc bỏ dang bỏ dở học hành, chỉ để viết văn, làm thơ. Cuộc sống quả có bao điều thị phi, phức tạp, nhiễu nhương. Đời người là cả con đường dài đau khổ. Song, không phải vì thế mà chúng ta có quyền lẩn tránh nó. Chính văn chương được nhặt nhạnh ra từ trong lòng cuộc sống. Nhân bài này, tôi xin mạn phép được PR tập thơ mới của mình, tập ROCK KHÔNG EM, NXB VĂN NGHỆ 2006. Mong các bạn đón đọc, xem có phải là thơ không? Nhà thơ & nhà phê bình văn học trẻ Hoa Nip sđt: 08 2949019

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...