Jump to content

NVietSon

Thành viên
  • Số bài viết

    2
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về NVietSon

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. Đã có thành viên già mới gia nhập Việt Sơn đây. Xin thân kính chào tất cả thành viên của Diễn Đàn văn Học Trẻ. Xin mời xem bài "Hoàng Hạc Lâu - Thơ Nguyễn Du - Việt Sơn dịch".
  2. Hoàng Hạc Lâu - Thơ Nguyễn Du Việt Sơn dịch * * * * * * * Bài sau đây có được, phần lớn, do thu nhặt những số liệu và thông tin trên mạng từ các nguồn và tác giả khác nhau. Xin chân thành cảm tạ các tác giả và nguồn này. Nếu có gí sơ sót, mong quí vị thức giả bổ khuyết cho. Đa tạ. Việt Sơn. Theo tài liệu văn học Trung Hoa thì có trên dưới 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng chỉ có bài thơ của Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, phổ thông nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Tương truyền, khi đại thi hào Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, thấy quá hay nên ông ta không làm thơ nữa, và đề lên tường hai câu sau: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Trước mắt, cảnh xinh, khôn tả được, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ). Để ghi nhớ giai thoại văn học “Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay ở phía Nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách. Tại Việt Nam (Lúc đó gọi là An Nam), Niên hiệu Gia Long thứ 12, Thi Hào Nguyễn Du (1765 – 1820) được thăng hàm Cần Chánh Điện Học Sĩ, và được cử đi sứ sang Tàu (Nhà Thanh). Trong thời gian nầy cụ Nguyễn Du có sáng tác một tập thơ chữ Hán tên là Bắc Hành Tạp Lục, trong đó có bài thơ Hoàng Hạc Lâu. Trong thời gian đi sứ (Mùa Xuân 1813-Mùa Xuân 1814), cụ Nguyễn Du cũng qua lầu Hoàng Hạc và có tức cảnh viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu để gửi gắm tâm sự của mình. Bài thơ như sau : 黃鶴樓 Hoàng Hạc lâu 阮攸 Nguyễn Du 何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì 猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi 今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư Sinh mộng 鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi 軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu 眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y 衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố 明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri (Bắc Hành Thi Tập -Bài 64) 1. Bản dịch của Việt Sơn Lầu Hoàng Hạc * * * * Từ thuở tiên đi đâu đến rày Dấu tiên trên bến vẫn còn đây. Xưa qua, nay đến, kê, Lư mộng, (1) Hạc vắng, lầu không, thơ, Hiệu bày. Khói sóng ngoài khơi, vờn lảng đảng, Cỏ cây, trước mắt, trải dày dày. Ngút ngàn tâm sự, cùng ai tỏ? Gió mát trăng thanh chẳng đoái hoài. Việt Sơn (Philadelphia, T. Bảy, Giáng Sinh 2010; 4:20 AM) * * * * * * * * * * * * * * Chú thích (1): Lư Sinh đời Ðường đi thi rớt, trên đường về , ghé đến một quán trọ nghỉ tạm, chợp mắt ngủ mơ màng trong lúc chủ quán trọ đang nấu một nồi kê (hoàng lương). Lư Sinh nằm ngủ mơ thấy trải quãng đời ngót 30 năm; trong giấc mơ, thấy mình lấy con gái đẹp họ Thôi làm vợ, rồi thi đổ Tiến Sĩ, được bổ làm quan, và được thăng đến chức Tể Tướng, sống cuộc đời vinh hoa phú quý, con cháu đầy đàn. Bỗng dưng, tai bay họa gửi, bị tội hình và sắp bị đưa đi chém, thì Lư Sinh hốt hoảng, giật mình tỉnh dậy ... mà nồi kê chủ quán trọ đang nấu vẫn chưa chín ! Lư Sinh mộng, còn gọi là "hoàng lương mộng" hay "giấc mộng kê vàng", ý nói cuộc đời như giấc mộng đẹp, thoắt chốc, có đó rồi mất đó. 2. Bản dịch của Quách Tấn Lầu Hoàng Hạc Nào thuở tiên đi mãi đến giờ , Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ . Xưa qua nay lại Lư dồn mộng , Hạc khuất lầu không Hạo để thơ . Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm , Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa . Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ ? Gió mát trăng trong luống hững hờ . 3. Bản dịch của Hải Ðà Lầu Hoàng Hạc Tiên đến rồi đi tự chốn đây Dấu tiên còn mãi bến sông nầy Lư Sinh tỉnh mộng đời qua vút Thôi Hiệu đề thơ hạc thoắt bay Khói sóng ngoài hiên mờ mịt phủ Cỏ cây trước mắt mướt xanh đầy Tình thâm ấp ủ nào ai tỏ Gió núi trăng ngàn chẳng thấu hay 4. Bản dịch của Lê Dọn Bàn Lầu Hoàng Hạc * * * Đã mấy trăm năm, thần tiên xa Dấu xưa còn lại bến giang hà Kê vàng giấc mộng, thời gian thoảng Hạc mất lầu không, thơ phù hoa Sóng dưới lan can, còn thăm thẳm Cỏ cây soi mắt, vẫn màu qua Đáy lòng vô hạn cùng ai ngỏ Gió mát trăng thanh chẳng hiểu ta. Lê Dọn Bàn http://chuyendaudau.blogspot.com/ http://chuyendaudau.wordpress.com 5. Bản dịch của Ngô Văn Phú Đâu chốn thần tiên trải mấy thì? Dấu tiên, bờ bến dấu còn ghi. Xưa qua, nay lại Lư Sinh mộng, Hạc cũ, lầu không Thôi Hiệu thi. Khói sóng ngoài hiên còn ngát ngút, Cỏ cây trước mắt vẫn nguyên y. Lấy ai bầy tỏ tình chan chứa, Gió mát trăng trong có biết gì! 6. Bản dịch của ...... (Người dịch: Không rõ. Nguồn: Anh Tuấn 1979) Lầu Hoàng Hạc * * * * Thần tiên đâu đó bấy lâu nay Tích xưa lưu lại bến sông này Lư nhân một giấc mộng vẫn thế Thơ Hạo lầu không hạc đã bay Ngoài song khói sóng vẫn bao la Nhìn xem cây cỏ chẳng khác xa Biết ngỏ cùng ai tình dào dạt Trăng trong gió mát hiểu gì ta.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...