Jump to content

TiCa

Thành viên
  • Số bài viết

    40
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    4

Mọi thứ được đăng bởi TiCa

  1. TiCa

    Vần Thơ Để Lại

    . . Vần Thơ Để Lại Đời_Thơ chẳng nhuốm phong trần Cát bay_bụi vấy ...trái vần - chán thay ! Thăng trầm_chìm đắm Ô hay ! Rồi ra cũng chỉ...qua tay - mất vèo .... Cuối mùa - chao động Trăng treo Vần Thơ Để Lại, Mơ theo vượt ngàn. TiCa 7.17.12 . .
  2. " Phần e" đối với "Nửa sợ" hơn là " Đừng e" và "Chớ ngại". TC đồng ý với HG hoàn toàn về chỗ này. Nếu bài hoạ có kèm bài xướng thì dùng hai cặp từ đầu mới hợp lý. Nếu bài hoạ đứng riêng rẽ như bài thơ độc vận thì cặp từ sau sẽ hợp hơn - như là mình ra đề vậy đó. HG đúng là cao kiến đấy cô giáo. Ở đây góc thơ Đường luật nên phần chi tiết dài dòng về bài lục bát "Đời" TC sẽ PM cho HG tối nay. Chết rồi ! Giờ nay sau một giờ sáng Cali rồi, hèn gì buồn ngủ quá ! Cảm ơn HG nhiều về những chỉ điểm trên.
  3. Lỗi về logic: "Mùa thu ơi dậy sóng trào nơi đâu". Mấy người nịnh đầm thì khen hay. Thực ra "sóng trào" cần phải có gió to. Mùa "thu" chỉ có heo may. Như vậy HG ép duyên ... rồi đó ! Lỗi tiết điệu, tứ thơ, ý thơ, từ ngữ v.v. Muốn nghe tiếp ở đây không? Bài thơ "Đời" thể lục bát đấy! TiCa
  4. Hôm trước trong PM Hoàng Giao có hứa giúp. Vậy hôm nay TC nộp bài đầu tiên nhờ HG sửa dùm đó ! Các câu đề và kết bài xướng - nội dung của bài thơ Đương luật lại không mấy quan hệ đến cái ý của các câu thực và luận. Nếu hoạ sát ý nguyên tác thì sẽ có cùng một bố cục "lạ đời". Thành ra TC quyết định dựa vào cái đề tài "Tám vận O" mà khai triển ra. Đảo vận và đối luật nữa. Hy vọng nếu có bị lỗi lạc đề thì may ra cũng có chút điểm vớt vát lại. Bài hoạ phải như thế nào thì mới gọi là hợp lý hả HG ? Huynh Vuson thường hoạ thơ TC, bị nợ nhiều bài rồi cho nên lần này bằng mọi giá TC cũng phải hoạ lại. Cảm ơn HG. TiCa Tám vận O (họa ĐL, ĐV) Ý chuẩn lời hay dở phải bò Đề tài tám vận chỉ vần o Đừng e trái luật từ gò bó Chớ ngại đồng âm chữ đắn đo Bấm bụng im hơi đau dẫu có Gồng mình lặng tiếng thốn không ho Xưa nay độc vận trò chơi khó Đảo vận câu thơ vốn một lò TiCa 7.12.12
  5. Cái cảm nhận của em thật bén nhạy. Bài "Vẫn là ..." của em rất có ấn tượng. Anh đã chép từ diễn đàn khác và PM gửi sang chị HG. Chị có khen hay và viết liền bài hoạ "Đời". Thơ chị ấy tình ơi là tình, còn thơ anh viết khác hẵn ý cho dù là bài hoạ vần. Mỗi ngày anh luôn tự chọn cho mình một niềm vui. Thơ là người, người ta vãn nói như vậy . TiCa Đời Đời người ao ước trăm năm Ở ta sao những thăng trầm trớ trêu Lòng ta như một cánh diều thả hồn ta giữa tin yêu đợi chờ Chiếc xe lăn Gọi bến bờ Cho ta gửi nhé bài thơ nghẹn ngào Cõi tình khát vọng ta trao Mùa thu ơi dậy sóng trào nơi đâu Mù khơi Con sóng bạc đầu Đêm dài thăm thẳm thương nhau hỡi người! Kiếp Thì rằng ... chuyện cũ nghìn năm Có con kén nhỏ mang tằm ra trêu Tơ lòng Gửi trọn bóng diều Gió yên ẳng gió, chờ hiu hiu chờ Từ sông ... sông vẫn đôi bờ Đầu nguồn_cuối bãi - nên thơ ngọt ngào Xuân tình ... Chẳng bạn đổi trao Sông đành uốn khúc, tơ hào .. đâu đâu Bon chen ... Đến bạc cả đầu Buồn tênh sóng bảo: "Kiếp sau làm người" TiCa 7.12.12
  6. TC viết nối với HPV vài câu cho vui Thì rằng... Thì rằng... Cách giậu mồng tơi Hôm nào chú rảnh sang chơi bên này Dẫu hè, nhưng rợp bóng cây Cúm ta phưỡn bụng ngủ ngày - hiền khô. Thơ văn chứa cả mấy bồ Nhà trên nhà dưới cơ hồ chật luôn Thơ hay xếp gọn - trong buồng Vần Thơ Để Lại, bán buôn làm gì. Shop " Quà Lưu Niệm" – đã điNơi chú giới thiệu, món gì cũng xinh Không ai - mua tặng chính mình ?! Trang nhà quảng cáo, thiệt tình...ngộ ghê. " Hội Quán Trẻ" - trẻ khỏi chêThiết kế thật nghề, ai bảo tay mơ ? Vừa văn vẻ, lại nên thơ Ví mà…trẻ lại, chắc nhờ ghi danh. Mà quên ! ...Bởi chú - điều hành Khai man ba giáp - ông anh trẻ liền. TiCa 7.9.12 vanthodelai.net
  7. TiCa

    Như Làn Gió...

    Tưởng niệm... Hai mươi năm lẻ - không ngờ Đa đoan, côi cút - vần thơ thấm sầu Rơi buồn là những hạt Ngâu Ai lao đao dệt mộng sầu...Trăng_Sao !? Riêng Em bụng lắm cồn cào Ru con yên giấc Lòng đau xót lòng ! Nửa đời Bươn chải, long đong Vắng đi hương khói, trĩu lòng...ước chi ! Bên tường loang lổ...khắc ghi Bức tranh Người hoạ ...Chút gì cho con Tưởng niệm ngày giổ lần thứ 22 của cố Hoạ sĩ_Điêu khắc gia Đông Du TiCa Nguyễn Xuân Hòa Kính bút
  8. Chào Giacat ! Rất cảm ơn Giacat có cái nhìn về TiCa với đầy thiện cảm “Lời thật mất lòng” người xưa nói như vậy không sai chút nào. Tuy nhiên TiCa nghĩ rằng dựa vào cái cảm nhận thiên phú của những người cầm bút, yêu thơ, yêu cái hay cái đẹp, không màu mè kiểu cách nọ thì vẫn khắc phục được cái định lệ đó. Cuối cùng ở cái góc thơ HG, vừa nơi thư giãn mà lại còn chỗ để trao đổi một chút kinh nghiệm thơ. Vườn thơ sẽ ngày một tươm tất hơn, chắc chắn như vậy rồi. Chị Hoàng Giao giỏi nhất về luật thơ sẽ không màng dìu dắt mọi người (HG có hứa giúp TC nữa.. Thề đó !). TiCa đồng ý với Giacat một trăm phần trăm cái nhìn chuẩn xác của Giacat về việc hoạ thơ. Có người cho rằng hoạ rất dễ, cứ sao chép gần giống bản chánh rồi thay vài từ là xong. Làm như vậy họ bảo là “ăn rơ”. Thực ra không khác với “đạo thơ” hay cóp ý là bao xa. Các thể thơ khác dùng lại từ, hoán vị .v.vị. ĐL thì khác hẵn. Bài hoạ Đường luật muốn cho thật hay thì rất khó bởi vì những từ ngữ có thể nói là hay nhất trên đời đã được sử dụng trong bài xướng rồi. Chưa kể cái ý thơ của bài hoạ không được phép giống hệt, mà phải là hoặc bàn thêm, hoặc đối nghịch ý với bài xướng - coi như là khó khăn gấp bội. Trái lại, cách hoạ tả vận dễ hơn - chỉ dựa vào cái âm vận mà thôi. Nội dung bài hoạ lắm lúc không có liên quan đến bài xướng cho dù bài xướng không bị “lạc đề”. Đôi khi chỉ thuần tuý trêu chọc nhau - trống đánh xuôi kèn thổi ngược cho vui. Tuy rất phổ thông, hoạ tả vận mà không bị phạm trường quy thì mới là chuyện lạ. Nói về từ ngữ: Bài thơ hoạ lý tưởng nhất, đúng cách nhất lại là bài không lặp lại từ của bài xướng ngoại trừ 5 từ cuối cùng của các câu vần. Đó là việc hết sức khó làm. Riêng về phần bố cục thì bài hoạ có cái lợi điểm - thừa hưởng trọn cái bố cục của bài xướng. Âm điệu bài hoạ phải hay - bởi hoạ vần kia mà. Với một người có vốn từ ngữ cực kỳ dồi dào. Một cảm nhận vô cùng bén nhạy, thấy bài xướng chuẫn thì không khác gì như lân thấy pháo. Đặt bút xuống là xong bài hoạ ngay. Một bài xướng không chuẩn, người có kinh nghiệm hoạ thơ sẽ né tránh. (không hứng thú, dễ bị mang tiếng). Vài cảm nghĩ về bát bệnh trong thơ Đường luật: Thuyết bát bệnh: Bình đầu, thượng vĩ, phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận, bằng nữu và chính nữu. Thẩm Ước đặt ra từ các đời Tề - Lương (479-557) chứ không phải trong đời Đường (618-907). Trên nguyên tắc làm thơ Đường luật thì bắt buộc phải đúng niêm luật của Đường thi. Bởi vì “bát bệnh” chỉ liên quan đến thanh độ, tức là ảnh hưởng đến nhạc điệu trong thơ. Một khi cái ý thơ vô cùng siêu việc rồi thì cho dù vướng vào một trong những bệnh trên cũng không làm giảm đi giá trị bài thơ cho dù là chõi tai chút đỉnh. Người đang ngoạn cảnh thì cho dù là một cây đinh ngay trước lỗ mũi họ, cảnh vẫn đẹp. Kẻ chú tâm điều tiết mắt mình để nhìn vào cây đinh. Họ có thấy chăng cũng chỉ là cây đinh trong mắt - bởi vì thế giới quanh họ đã bị nhoè mất. Hoặc vì định kiến hay do cái nhìn phiếm diện con người khó có thể cảm nhận được cái hay cái thâm thuý của một bài thơ “phá lệ”. Không riêng gì thơ Đường luật mà là tác phầm nghệ thuật nói chung. TiCa 7.9.12
  9. Rất mừng Đê vích cảm thông! Thơ hay thì các bạn đã có thừa khả năng đó rồi. Chỉ cần ghép thơ của mình vào cái khuôn khổ "trường thi" - Cái mà Trần Kế Xương xưa kia vốn ghét cay ghét đắng. Các bạn thì phải khác hẵn càng khó càng có cái thú của nó ! Cách đây không lâu, có lần TC viết xong bài thơ vô cùng đắc ý. Khuya quá không thể ĐT thăm Thầy - ý là để khoe. Đánh một giấc dài với đủ thứ mộng mị. Sáng ra tiu nghĩu... bỡi Thầy nghe xong vẫn khen hay. Nhưng sau đó Thầy ban cho vài chữ để mang về thay vào mấy câu đối. Bổng nhiên thấy cái học mình vẫn chưa tới đâu là đâu hết! San sẻ cùng các bạn (hình chụp) bài viết của GS. Dương Quảng Hàm.
  10. Ý rất hay, nếu xét từng câu riêng rẽ thì thơ có hồn lắm đó. Thơ như vậy mới là thơ - thiên phú là ở chỗ đó. Phần kỷ thuật thơ thì luyện mấy hồi. À, thêm một chút tiểu xão. Bài xướng của HG luật bằng (Gieo từng nét chữ mộng bình an) thì bài hoạ nên đối luật (trắc). Như vậy mới khỏi bị Thầy Ái Hoa cốc đầu. Cùng luật không sai - dĩ nhiên rồi, nhưng đối luật thì được cao điểm hơn (bởi vì ... lắm lúc rất khó làm).
  11. Chẳng những bắt tay với MK mà là mọi người nữa chứ. Chỉ vì tôn trọng chủ nhà nên TC phải gồng mình - làm mấy câu tứ tuyệt. Văn xuôi nhiều quá không đúng trang thơ coi kỳ. Gà nhà bôi nhọ đá nhau, xong rửa mặt sạch nhận ra nhau - cũng vui chứ !
  12. Đáng lẽ... Minh Khang quả thật sáng hơn người Khốn nỗi Đường thi chẳng giỡn chơi Ấy thế lần đầu - xem chã tệ Quen tay viết mãi hẵn lưu đời Đáng tiếc nơi đây chẳng phải nhà Hoàng Giao bạn hữu của TiCa Qua đây xướng hoạ vài câu chữ Dọn dẹp vườn thơ – đáng lẽ ra …?! TiCa 7.7.12
  13. PM suông chắc không nhằm nhò gì MK. Phải tìm mấy anh chàng chuyên viết siêu virus bên Trung Đông. Nếu không được thì dùng tạm đại loại như Stuxnet PM cài vào máy của MK. Ra cái hiệu lệnh ngầm là tìm toàn bộ tuyển tập hình mỹ nhân của MK. Cứ mỗi cái hình người đẹp ghép vào nào là hình: Dracula, Chung Vô Diêm, Thị Nỡ .v.v. Liệu MK thích không ? Thì trang thơ của HG bây giờ cũng gần giống vậy rồi !
  14. Cong Hai khen thật hay là chọc quê Đê vích đây ? Nếu xét về luật của thơ Đường bài thơ đó hỏng (tương tự như mấy bài Cong Hai làm). Trái lại chỉ nói là thơ thất ngôn bát cú, với cách trình bày vô cùng nghệ thuật của Đê vích, thêm vào đó ý thơ rất hay thì ai nấy phải khen hay là lẽ đương nhiên. Không mấy ai có thể qua mặt Đê vích được. Lúc trước HG có nhã ý muốn làm MOD cho khu vuờn thơ nhưng "Thợ vườn" bảo đã có ba MOD rồi. Thật đáng tiếc - Lưu Bang tam cố thảo lư, thợ vườn thời ở đây khác hẵn. Gần đây Minh Khang vào post một bài hết sức bôi bát. Nếu loại thơ như vậy trong topic này không được dọn dẹp sạch sẽ thì HG có lẽ tránh không dám vào lại topic mình nữa. Cứ nhấp vào đây các bạn sẽ biết thơ Đường luật của HG ở những diễn đàn khác được thi hữu trân trọng đến cỡ nào. Tulipenus mở " Xướng họa xin mời nâng túi thơ!". Bởi vì kiểu thơ có chút phóng khoáng nên không mấy hấp dẫn người vào hoạ. Bài xướng phải thật là chuẩn - Như thơ HG chẳng hạng. Trên căn bản chỉ thuần tuý không vi phạm luật thơ (nhị tứ lục phân minh) như tulipenus làm vẫn chưa đủ. Thơ Đường luật hay là nhờ nhịp thơ và tiết tấu. Bài thơ hay phải hội đủ hai yếu tố, ý thơ và nhạc trong thơ. tulipenus có ý thơ rất hay, nhịp rất vững. Nếu hát vọng cỗ tulipenus một trăm phần trăm vô đúng nhịp. Nhưng lại hay cương, không theo quy định trong sáu câu - từ cống, xang, hò, hò .v.v. Dĩ nhiên không thuận tai những ai sành sõi vọng cỗ. Trái lại... biết đâu vô cùng hấp dẫn với mấy cô gái Quan Họ Bắc Ninh không chừng? Chỉ vì cái Tag "thoduong" của topic sẽ khiến cho đọc giả có cái nhìn khắc khe mà thôi. Thí tỷ thôi - TC sáng tác một bản nhạc có âm điệu y hệt như "Hoài cảm" của Cung Tiến - nhạc tiền chiến. Xong rồi TC công bố tác phẩm mới te của mình là nhạc tiền chiến. Chắc thiên hạ bò ra cười! Thơ Đường là những bài thơ (chữ Hán) viết vào đời nhà Đường. TiCa hy vọng BQT đọc qua post này, dọn dẹp góc vườn này sạch sẽ - xoá luôn cả post này nữa. Là khách chúng mình phải nể chủ nhà (HG). Đăng tuyển thêm MOD ngoài việc có khả năng quản lý ra cần phải có trình độ cao - Tránh vướng vào cái cảnh lực bất tòng tâm. Có như vậy mới là vừa thư giãn còn nâng cao trình độ thi phú của diễn đàn. TC có đọc qua nhiều post MOD "sửa lưng" thành viên, thực ra MOD chưa nắm vững cách gieo vần trong thơ. Nếu như vậy thì làm sao biết bài thơ Đường_đúng sai, hay_dỡ khác nhau như thế nào ! Bởi vì tế nhị HG sẽ không yêu cầu xoá bài nào của khách. Đó là công việc của BQT. Phải cầu tiến, dẹp bỏ tự ái hảo. Cái học là vô biên, TC và TY chỉ thuộc vào hàng đệ tử nhập môn "Lớp Học Thơ Đường Luật" do Thầy Ái Hoa phụ trách. Mang thơ nhờ Thầy Ai Hoa chỉ điểm dùm. Chỉ một lần thôi cũng đủ để có cái nhìn trân trọng hơn về thơ Đường luật. Tài liệu tham khảo về thơ Đường luật Lớp học thơ Đường luật
  15. Sao rơi Lững trời vắng một vì sao Trăng nghìn năm bỗng xanh xao úa gầy Gió ngàn từ tạ chân mây Sương sa nặng hạt, cỏ cây trũng buồn TiCa 7.3.12
  16. Thì thôi ! Chỉ là mộng ảo ghép thành mơ Gom lấy câu vần dệt tứ thơ Gửi nơi xa vắng tìm thanh thản Gói chút vô ưu để ngóng chờ. Thì thôi ! Đã chẳng là ao ước Cũng chẳng tình chung giữa cõi trần Mai nầy nếu có về nơi ấy... Xin nhắn đôi lời với cố nhân. Tình xưa nay đã là mây_gió Là bóng hoàng hôn tím đẫm buồn Em ạ ! Chiều trôi - chiều lặng lẽ Tháng bảy Ngâu về - mưa ướt...tuôn. ... Chỉ là...như bóng trăng suông Lửng lơ giữa khoảng hiu buồn ...Thì thôi ! TiCa 06.29.12
  17. <p> Bình Thơ ?...Vài cảm nghĩ Bình thơ - Điều không đơn giản chút nào. Một bài thơ phải thật sự có điểm gì đó rất là xuất sắc thời mới được các nhà bình thơ chân chính mang ra bình. Thơ hay là một chuyện, nhưng bài thơ đó có được các nhà bình thơ để mắt đến hay không lại là chuyện khác. Bình một bài thơ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi lẽ đó, không mấy ai đi làm chuyện vô bổ. Ngoài vấn đề nghệ thuật thuần tuý ra, đôi khi còn bị méo mó - cậy vào chỗ giao tình hoặc tư lợi không chừng. Trên nguyên tắc bình thơ là chỉ có "khen" mà thôi. Nhưng phải dựa trên một luận cứ vững vàng. Không những phân tích tường tận cái hay cái đẹp từ nội dung cho đến hình thức, cách dùng từ, bố cục lẫn kỷ thuật thơ của tác giả bài thơ. Bài bình không chỉ hàm chứa cách nhìn về nhân sinh quan, các cảm nhận khi đọc bài thơ mà còn đòi hỏi người "Bình" phải có một kho tàng kiến thức tổng quát, chẳng những vô cùng phong phú mà còn phải sâu sắc và nhạy bén. Nếu dựa vào cái định lệ này thì tuyệt đối không có chuyện chê bai trong khi bình thơ. Chỉ có kẻ bất bình thường mới mang bài thơ tạp nhạp ra mà bình. Chỉ vì "bốc thơm” cho người chưa xong thì đã bôi bẩn chính mình rồi. Tự tố cáo cái khẩu vị kém cỏi của mình - Cái việc mà e rằng cả sự nghiệp văn học nghệ thuật - nếu có của họ không phải là trôi theo dòng đời mà là trôi thẳng xuống cống. Giới bình dân họ gọi các nhà bình thơ có tác phong như vây là đám điếu đóm "nâng bi", chẳng có một chút thi vị gì cả. Thế thì "Bình Thơ" - chắc chắn phải có ý nghĩa rất riêng, rất cao xa mà còn thể hiện cả một khả năng tuyệt vời về Văn học.. Nhận xét về post #1 của Pepi "chuyện tình mưa và bong bóng" là cái tựa của bài thơ. Một khi cái tựa không viết hoa, thông thường người ta có thể lầm hiểu tác giả hoặc là cao đồ của trường phái "Lập dị" hay có thể là chưởng môn nhân phái "Bôi bát". Ngoại trừ vài câu hơn năm từ ra bài thơ có cấu trúc của thơ ngũ ngôn. Ngũ ngôn trên căn bản số từ ngữ quá giới hạn. Chính vì đó mỗi con chữ được dùng một cách trân trọng hơn, cô đọng hơn - hiễn nhiên phải xúc tích hơn. Tuy nhiên không cần thiết phải là văn chương bác học như Đặng Trần Côn vẫn dùng. Nói chuyện xứ mình cũng nên gẩm đến chuyện xứ người. Bài thơ Haiku của Nhật chỉ võn vẹn có 17 âm mà thôi. Nhật ngữ đa âm nên bài thơ lắm lúc chỉ có vài con chữ. Haiku là thể loại thơ đặc thù tượng trưng cho cả cái tinh hoa của dân tộc Nhật. Khởi thuỷ phải có trình độ của các bậc thiền sư, đạo gia, phật gia mới có thể lĩnh hội, phát huy được và diễn đạt được ý tưởng họ qua hình thức cô đọng ấy. Chỗ này cứ như là lạc đề, thật ra có cái lý do. Cứ cho là ngũ ngôn theo mỗi khổ bốn câu chứ không tràng giang đại hải - đọc phải đứt hơi như thơ của Pepi. Khổ thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tổng cộng cũng chỉ có 20 từ thì cũng có từng ấy âm, chẳng sai biệt với thơ Haiku là bao nhiêu. Càng ít từ mà có thể diễn đạt được trọn ý của mình thì không là chuyện dễ dàng. Đành rằng ngũ ngôn tứ tuyệt không siêu như Haiku – theo định nghĩa, nhưng dứt khoát không là thể thơ để ai ai cũng có thể thành công. Đại diện cho thể loại này có thể nói là bài thơ "Khóm hành tỏi" của Nguyễn Gia Thiều. Do đâu bài thơ ấy mãi lưu truyền ? Lởm chởm gừng vài khóm Lơ thơ tỏi mấy hàng Vẻ chi là cảnh mọn Mà cũng đến thương tang (Ôn Như Hầu) Chỉ xét về âm vận mà thôi. Pepi viết cả đoạn thật dài gần như độc vận. Gieo vần theo cách đó mà muốn có được bài thơ hay thì e rằng có lẽ mình phải nhường lại cho hàng tiền bối như: Thi Tiên, Thi Thánh hay Thi Quỷ thời xưa. Bởi vì độc vận nên đòi hỏi vốn từ ngữ hết sức dồi dào về cả thanh lẫn sắc và nhất là ý tưởng phải vô cùng súc tích. Có như vậy mới có thể bổ khuyết cho cái âm vận cuối cùng buồn chán gần như là vè đó. Thoáng nhìn cái âm cuối hao hao giống nhau ai nấy cũng tưởng dễ làm. Thực ra độc vận là trò chơi của các thi sĩ có một trình độ thơ cao xuất chúng. Trái lại trong dân gian - ca dao, những câu lục bát được lưu truyền mãi nhờ cái nhạc điệu của thơ. Không mấy nhạc sĩ chọn bài thơ lục bát để phổ nhạc bởi vì không khéo nhạc trong thơ còn hay hơn cả nhạc phổ. Rất tiếc thơ độc vận không thể nào có được những cái xa xĩ đó. Tạm đi lạc đề một lát. Mới 18 tuổi có thiên tài như Lam Phương nào đã diễn đạt cái tình buồn da diết, ray rức khi ông soạn bản nhạc "Kiếp nghèo" theo thể điệu Tango - Tango vốn là vui nhộn rộn ràng. Bởi vậy bản nhạc để đời đó được thi vị hoá là "Điệu buồn Tango". Nhạc trong thơ cũng tương tự như vậy , không ít thì nhiều còn tuỳ vào thể loại thơ. Nhạc buồn không mấy khi nhạc sĩ soạn trong cung trưởng. Một chút gì ray rức hay thống thiết, thí sĩ dùng vận trắc trong khi nhạc sĩ vẫn có khuynh hướng dùng những nốt nhạc trong quảng bảy. Như thế mới gợi cảm mặc dù chẳng ai bắt buộc. Muốn diễn đạt trọn vẹn cái yêu thương lẫn ray rức của Đặng Trần Côn trong "Chinh phụ ngâm" bà Đoàn Thị Điểm đã dùng đến thể song thất lục bát - thể thơ đặc thù của dân tộc mình trong phiên bản. Bà đã khai thác triệt để cái tinh túy - vần bằng lẫn vần trắc của thể thơ. Điều đó nói lên ý thơ và thể loại thơ cần phải có một sự hài hòa như điệu nhạc và lời ca vậy. Một khi tức cảnh sinh tình thì làm gì có chuyện nhà thơ có định kiến mình sẽ làm bài thơ trong thể loại nào trước khi cầm bút. Cái thể loại được xác định sau khi họ hoàn tất ghi chép lại những cảm nhận, rung động, ý tưởng trong bổng chốc mà có. Chính vì vậy thơ mới còn nguyên vẹn chất thơ, mới không hề gò bó bởi định luật thơ. Một bài thơ lắm khi là tổng hợp của nhiều thể loại khác nhau là thường. Nhiều bài thơ vừa là thơ định luật xen lẫn thơ không định luật mang lại cái thi vị riêng nữa. Người ta vẫn thường nói thơ là người. Thế thì bài thơ trình bày một cách lùi nhùi chẳng khác nào cô gái xinh đẹp với cái đầu bù tóc rối, quần áo xốc xêch đi ra phố hay sao! Hình thức trình bày, cách phân đoạn, sang hàng cho đến chỗ nào, từ nào nên viết hoa cũng đều có lý do lẫn tác dụng riêng của nó. Tuy rằng nhỏ nhặt, tiểu tiết nhưng nhờ vào đó vườn thơ mới được thêm hương thêm sắc. Trái lại bầi thơ có cái bố cục lõng lẽo, đầu Ngô mình Sở thì trình bày ít chừng nào có lẽ sẽ đở quê từng ấy. "Xấu che tốt khoe" - cũng dể hiểu thôi. Đọc tiếng Việt không có dấu khó chịu như thế nào thì người sành thơ, đọc bài thơ không hoàn chỉnh - về hình thức sẽ có cùng cái cảm giác ấy. Một nhạc sĩ sáng tác chỉ được phép dùng nốt nhạc căn bản không thăng không giảm... Tương tự như vậy - nhà thơ chỉ được phép dùng con chữ đơn thuần, không chấm, không phẩy... Cả hai không bị hụt hẫng, chơi vơi thì mơi là lạ. Một bản nhạc đã soạn cho các giàn nhạc hoà tấu Tây phương lúc nào cũng khuôn khổ mà hầu như không còn chỗ để mỗi nhạc công sáng tạo gì thêm. Trái lại bản nhạc của nhóm nhạc Jazz hay Blue thì cả một trời sáng tạo. Hầu như chỉ vài cái sọc để phân nhịp từng trường canh. Khoá nhạc ở đầu dòng và lèo tèo vài nốt nhạc chính. Nó được đơn giản hoá tới cái mức khi nhìn không giống bản nhạc. Tên gọi chính thức là "trang gợi ý" tiếng Anh là lead sheet. Mỗi lần trình diễn có một sắc thái riêng, không lần nào giống lần nào bởi vì tác giả của bản nhạc không gò bó nhạc công trong khi trình diễn. Tuỳ vào xúc cảm của mỗi nhạc công vào thời điểm họ trình diễn mà sáng tạo bổ sung vào. Phải chăng cái hình thức mập mờ nốt nhạc trong bản nhạc Jazz, Blue - tương tự như bài thơ lỗn ngỗn, chẳng trình bày theo một mô thức gì rõ rệt. Cả hai cùng có một cái điểm chung - Siêu việt ? Có thể lắm chứ! Điều đáng chú ý - mỗi nhạc công trong ban nhạc Jazz cũng là nhạc sĩ sáng tác. Trái lại nhạc công của giàn nhạc giao hưởng không mấy ai có khả năng đó. Liệu độc giả yêu thích thi ca có cái khả năng sáng tạo phong phú như nhạc sĩ chơi Jazz không ? Nói theo logic bắt buộc phải như vậy thì mới hiểu hết bài thơ "ngoại lệ" ấy. Thực tế thì khác hẵn! Beethoven lưu lại những bản nhạc nỗi tiếng cho đời sau khi tai ông không còn nghe được gì cả. Ông ta cảm nhận cái âm thanh của từng nốt nhạc. Tiếc rằng cả gần hai trăm năm nay cũng chỉ có mỗi một Beethoven. Nói đên âm nhạc, có lẽ cả sáu tỉ người trên trái đất đều phải nhờ vào thính giác. Tai nghe mắt thấy, hai cái giác quan quan trọng của con người. Thơ trên căn bản lúc nào cũng có quan hệ đến cai đẹp toàn mỹ và sáng tạo. Vi thế một nhà thơ thận trọng lúc nào cũng chắt chiu, chăm chút hình thức trình bày của bài thơ mình. Một bài thơ chỉ dăm bảy câu lưa thưa, thế mà bên trên chèn một tấm hình tài tử Tàu to tổ bố choáng gần hết màn ảnh. Như vậy ý là gì ? Đi quảng cáo hình không công hay vì thơ kém nên phải cần đến "mồi" đẹp nhữ. Tưởng rằng biết mỹ thuật nhưng thực ra bị phản tác dụng. Trình bày một bài thơ khác hẵn với thiết kế trang bìa của bản nhạc sến. Thơ cần một sự hài hoà nghĩa là nói đến cái tương quan cân xứng dựa vào tỉ lệ chứ không phải kích thước. Một khi bị "xốn mắt" thì con chữ dễ bị vạ lây. Beethoven không thể làm được nhưng bất cứ nhà thơ nào cũng có thể làm - Cứ tự ngâm bài thơ lỗn ngỗn của mình. Nghe xong tức khắc biết ngay phải chấm câu, ngắt nhịp như thế nào. Nếu vẫn còn trái tai gai mắt thì ...vất đi ... có lẽ. Tóm lại cho dù bảng chỉ dẫn đường hay đèn giao thông có cả khối người ghét đi nữa nó vẫn cứ tồn tại. Cách chấm câu, phân đoạn, niêm luật thơ v.v. trong thi ca có lẽ có cùng một tình huống như vậy! Nhưng thơ vẫn lưu truyền và ngày một phong phú thêm. Dù muốn hay không đã mang danh người cầm bút không mấy ai thích bị gán ghép là thiếu căn bản tiểu học. Muôn đời... thơ vẫn là thơ. Một vườn thơ luôn luôn được vun quén dĩ nhiên sẽ xinh tươi hơn vùng đất khô cằn bỏ hoang. TiCa Nguyễn Xuân Hoà
  18. Sự đời Xa hoa – nên ở tỉnh thành Đơn sơ – xây giấc mộng lành chốn quê …. Cao bảo ngỏng, thấp cũng chê Đời người còn lắm nhiêu khê - nực cười ! TiCa 6.29.12 À nè ! Hôm trước TC có nhấp vào nút kết bạn HPV gửi đến nhưng không hiểu vì lý do gì trong danh sách bạn của TC vẫn chưa thấy nick của HPV. Chúc HPV vui và sáng tác nhiều thơ hay !
  19. Hoạ đôi câu vần với HQ cho vui Vẫn là … Thơ ! Triều lên xuống, mộng thường nào khác Thuyền bồng bềnh man mác gió khơi Buông neo yên ẳng góc trời Túi thơ bầu bạn à ơi ru tình Cầu nghiêng bóng soi mình - bỗng lạ Gió bấc về lạnh cả màn sương Nhặt câu lục bát bên đường Se lòng lữ khách, vấn vương dáng chiều Tằm trọn kiếp quạnh hiu kéo sợi Đêm du hồn đêm đợi - tàn canh Buồn tênh gối mộng chẳng thành Ngẩn ngơ câu chữ, mong manh giọt sầu .... Thơ là... thơ của mùa ngâu Ngàn năm vơ vẫn bên cầu chờ trăng TiCa 6.24.12
  20. Xin lỗi Hoa Quỳnh! Vẫn biết bài hoạ cùng một thể loại thì chẳng những dễ ăn rơ mà còn có thể "mùi" nữa kìa. Tiếc rằng TC không có khiếu ấy. Vã lại HG có nhắc đến tứ tuyệt nên TC thật thà làm theo vậy thôi. Thơ viết...vu vơ ? (Vần thơ để lại) Vẫn thế - nghìn năm nước lớn ròng Hiền hoà, bến bãi đợi dòng sông Thơ đem nhân ái tìm tri kỷ Dẫu lắm chênh chao vẫn ấm lòng. Tôi viết Vần Thơ Để Lại đời Cho người mơ mộng với mùa rơi Cho mây nhớ gió - ngày thương nắng Theo bóng trăng soi giữa khoảng trời... Thơ mãi là thơ - với thế nhân Góp gom con chữ đã bao lần Hanh hao trải giấc nồng cho lá Giũ bụi giang đầu mỗi bước chân Có phải tơ lòng ghép với mơ Chắt chiu thi sĩ dệt vần thơ Vần Thơ Để Lại - bao năm nữa Cũng chỉ liêu xiêu một nỗi chờ... ... Biết rằng...thơ viết vu vơ Mà sao gói trọn giấc mơ - một đời. TiCa 23.6.12
  21. Vần thơ để lại Trùng khơi, sóng lạc bờ - dong rủi Cánh buồm xưa sầu tủi - ơ hay ! Trần gian...đêm lại đến ngày ? Ai xui con tạo lá lay thay mùa ? Bên ghềnh đá trăng thưa soi bóng Vạc gọi đàn...vang vọng - mù khơi Chao cành, chiếc lá rụng rơi Bút nghiên lặng lẽ... Rối bời canh thâu. Thân Lưu_Nguyễn ôm sầu vạn kiếp Là Gió Mây tan_hiệp muôn phương Vu Sơn hay khúc Nghê thường Hồng trần rũ bụi, vấn vương mấy vần... ... Đời là...một kiếp phù vân Vần thơ để lại... Chỉ ngần ấy thôi ! TiCa 6.20.12
  22. TiCa hoạ với Hoàng Giao cho vui nghen. Nhân thế ? Ngày thời lắm mối, tối nằm meo Nức vách kia ra cứ bảo nghèo Mắt phụng long lanh hoa rạng rỡ Mày ngài ủ dột cỏ buồn teo Mơ màng bởi thế danh còn bám Mộng mị cho nên giá mãi treo Mấy kẻ xu thời hay mẫn thế ? Đôi khi_lắm lúc Ngọc thua Bèo TiCa 6.20.12
  23. Thì rằng... Thì rằng... Gió của muôn phương Làm thơ lạc chốn mộng thường - phân vân. Chao nghiêng vành nón bao lần Tóc huyền ai rủ Vương chân - để rồi... Lưng trời Nửa mảnh trăng côi Cho thơ theo bóng ngày trôi lặng lờ. Thì rằng... Đời_Một giấc mơ Ru Ta ! Con sóng mịt mờ xa xăm. Lang thang với những thăng_trầm Hoa vàng mấy độ Tơ tằm trĩu vai ! Đêm tàn nhường gót nắng mai Câu thơ viết dỡ Mùa lay ...Gọi mùa. TiCa 6.17.12
  24. Vẫn là câu chuyện "ngắm trăng" Nhỡ kẻ xấu miệng cho rằng "bĩu" môi Biểu_bảo, chỉ khác tí thôi Chữ "ê" gõ sót mất rồi Thành Vinh ! TiCa 6.15.12 (Hôm trước DTV ghé thăm TC. Hôm nay TC ghé đây đáp lễ và ...tìm cớ ghẹo chơi )
  25. Chào Hoa Quỳnh ! Bài thơ thật là dễ thương. TiCa xin viết tiếp đôi dòng cho vui nghen. Thơ Anh... Thơ là...thơ gửi chân mây Làm Sao sa Mắt thơ ngây - hạt huyền Từ em...nửa nụ cười duyên Làm sương gối mộng lên triền bến mơ Thơ là...thơ của vẩn vơ Để ai thao thức ? Trăng mờ phòng khuê Thì rằng bởi gió u mê Nên thơ cứ mãi đi_về - lang thang Thơ là thơ...mỗi thu sang Buồn ươm đầy đóa cúc vàng_mùa yêu Rồi đây...lối cũ _trời chiều Chim Di mỏi cánh, tiêu điều Thơ Anh... TiCa 6.14.12

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...