Jump to content
Nguyen Nguyen

MỘT VÀI CẢM NHẬN KHI XEM PHIM TH VIỆT NAM

Recommended Posts

VỪA XEM PHIM VIỆT NAM VỪA GÃI ĐẦU GÃI TAI

 

 

Trong khi cả thế giới đang chao đảo vì làn sóng phim Hàn Quốc hay những bộ phim thần tượng của Đài Loan, thì phim TH Việt Nam dù đã cố gắng hết sức vẫn không thể dương lên ngọn cờ cách mạng. Những bộ phim truyền hình dẫu mang tính cách tân vẫn như một món cơm có sạn khiến cho người xem không khỏi nhăn mặt khi thưởng thức. Với thế đứng của một khán giả, xin phép được đưa ra một số các vấn đề như sau:

 

1- Về bối cảnh phim:

 

8-9-@.jpg

 

photo_1170101474.jpg

 

Phong cảnh thiên nhiên của Việt nam nói chung không thua kém gì các nước trong khu vực. Về kiến trúc, chúng ta cũng có các toà nhà sang trọng, lộng lẫy, nguy nga. Nếu so trên thực tế là như nhau. Tuy vậy khi chúng được đưa lên phim truyền hình, với các bộ phim của Hàn Quốc, Đài Loan người xem thường nảy sinh những ước muốn: giá mà mình cũng được ở trong ngôi nhà như thế, giá mà mình cũng được đi trên con đường lãng mạn và thơ mộng như thế. Còn với những bộ phim của Việt Nam, người xem thường có cảm nhận: giả tạo và thiếu thẩm mỹ. Điều này do đâu mà nên?

 

IMG_8241_resize.jpg

 

+ Thứ nhất: Chất lượng của những thước phim giữa ta và họ là khác nhau. Chúng ta đã quá quen với việc cắt xén bớt kinh phí trong việc làm phim. Ví dụ: tiền bỏ ra để mua những thước phim khi lên kinh phí dự trù là giá của phim loại 1, nhưng trên thực tế lại là phim loại 3, thậm chí 4,5 làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của cảnh quay

 

IMG_8253_resize.jpg

 

+ Thứ hai: Trình độ quay phim quá cẩu thả, tay nghề kém, đào tạo về chuyên môn không cao, bảo thủ, trì trệ trong nhận thức bố cục quay của cả người quay phim và đạo diễn. Mục đích của họ là quay cho xong một bộ phim để hoàn thành kế hoạch, chứ không phải là có được những cảnh quay đẹp để cho người xem thưởng thức

 

+Thứ ba: Không am hiểu thị hiếu cả khán giả, đó là cái quan trọng nhất. Người quay phim giỏi chưa chắc đã là người quay rõ nét các thước phim mà là người quay phim có hồn. Muốn làm được điều đó anh phải biết học tập, tìm hiểu thị hiếu của khán giả, bản thân người quay phim phải đặt thị hiếu của khán giả lên trên cái tôi của mình, chứ không phải trăm hay không bằng tay quen, bố cục truyền thống vài cái bình hoa, bàn ghế lạc lõng. Cái đó không chết người, nhưng tựu chung lại nó làm cho bộ phim giảm đi tính hấp dẫn ngay khi mới nhập cuộc

 

images20855_datvanguoi.jpg

 

Thử nhìn ra bên ngoài, phong cảnh của họ từ xa, lại gần, lướt qua, hay dừng lại đều khiến cho người xem những dấu ấn không phai. Đơn giản như bộ phim: Ngôi nhà hạnh phúc của HQ, cảnh chiếc ghế đá mà nhân vật nữ nằm ngủ, nhân vật nam ngồi đợi khi đêm xuống, chiếc ghế đá vô cùng đơn giản ấy lại khiến cho người xem vừa thấy xót xa, vừa thấy tò mò, vừa lẫn lộn một chút gì hạnh phúc... Dĩ nhiên bối cảnh chỉ là một khía canh. Để có một bộ phim hay còn rất nhiều các yếu tố quan trọng khác...

 

2004085_140x110.gif

 

2221727_321x321.gif

 

2008325_140x120.gif

 

 

2 - Về nội dung phim

 

Chúng ta cũng có những nội dung một câu chuyện rất hay, có thể là tưởng tượng, có thể là thực tế đã tồn tại một câu chuyện có thật. Tuy vậy khi đưa chúng lên phim truyền hình, khán giả thường có cảm giác thất vọng: đọc chuyện thấy hay thế mà khi lên phim thì chẳng ra sao cả, chuyện cảm động thế mà lên phim nhạt như nước ốc, đôi khi nói dại: Nhân văn trở thành trò hề, thiện mỹ trở thành giả tạo... Vì đâu nên nỗi:

 

 

- Thứ nhất: Phim về nông thôn quá thật, thật đến mức dại khờ. Đã là phim thì phải có hư cấu, đó là sự mô phỏng lại thực tế. Điều này giống như chúng ta soi gương vậy, tay phải trở thành tay trái, chân phải trở thành chân trái, mà có bao giờ muốn phân biệt được hay tìm ra điều gì xa hơn thực tế đâu. Hàng ngày chúng ta vẫn soi dù biết được điều vô lý ấy. Tựu chung lại, mỗi bộ phim đều có mục đích riêng của nó. Cái chưa được hoàn mỹ, phim khiến cho nó hoàn mỹ, cái giản dị, phim khiến cho điều giản dị trở nên đẹp đẽ, hành động đơn giản, phim khiến cho điều đơn giản ấy trở thành nhân văn. Chúng ta chưa làm được điều đó. Trong những bộ phim truyền hình, cảnh đi chợ người nói cười rôm rả, ngã giá nhau bằng những câu thoại: "cái này bao nhiêu tiền hả cô?; ngon thật; bác mua hàng cho em đi; lan ơi..." những câu thoại này vừa cục mịch vừa buồn cười. Nó chẳng thể tăng thêm sự nhộn nhịp của một phiên chợ. Nhân vật chính đi chợ, vài câu nói bông phèng, vài câu trả giá, lượn đi lượn lại rồi ra về, thế là xong một cảnh phim. Thử hỏi cảnh đi chợ đó toát lên được cái gì? bao hàm nội dung gì? Đôi khi đạo diễn cũng chịu không trả lời được, nói gì đến người xem.

 

Thoi%20xa%20vang.jpg

 

phimthoixavang.jpg

 

Hãy nhìn cảnh quay phiên chợ của một số bộ phim nước ngoài. Nhân vật chính đi khắp chợ, môi mấp máy đối thoại với hàng chục người. Những cảnh đó không hề có lời thoại, chỉ có một bài hát với tiết tấu sôi động cất lên. Chỉ vậy thôi mà bao nhiêu sự nhộn nhịp của một phiên chợ được diễn tả đầy đủ. Trong nội dung phim của chúng ta: Cảnh đi chợ lãng xẹt, chỉ là đi làm về ghé qua chợ, giàu cũng như nghèo, mua bán xong là chuyển cảnh khác. Còn nước ngoài, nhân vật chính là chợ đôi khi là sự bươn chải,đi tìm hiểu thị trường của một cô gái trẻ sống trong cảnh khổ cực bắt buộc phải mưu sinh, hay nhân vật nữ chính đi chợ vô tình gặp được nhân vật nam, và từ đó câu chuyện bắt đầu...

 

NgoiNhaHanhPhuc.jpg

 

- Thứ hai: Làm phim về thành thị, nhạt nhẽo, buồn tẻ. Nhà giàu nhất định có ôsin, quanh đi quẩn lại cái cầu thang, bộ bàn ghế mà ông bố bà mẹ giàu có quanh năm suốt tháng ngồi ở đó (không biết để làm cái gì?), con đi ra ngoài thì nhất định phải nói cái câu: Lại đi đâu đấy. ở nhà chở mẹ sang bác X, bác Y. Cái cảnh ấy lặp đi lặp lại từ phim Z sang phim N mà các đạo diễn vẫn không hề thấy chán, thậm chí là lạm dụng.

 

DSC00582.jpg

 

- Thứ ba: Nội dung yêu đương kiểu kịch, quá kịch. Nhân vật nam nhất định phải nói vài câu vớ vẩn đại loại: Em đẹp lắm, em thật dịu dàng cuốn hút, sau đó thì xoay nhau ra mà hôn, mà ôm loạn xạ

 

BannerBLP7.jpg

 

- Thứ tư: Kể lể quá nhiều. Cái kiểu như: "Ngày ấy em còn là một cô bé, nhà em nghèo lắm, bố em có mỗi cái xe đạp lạch cạch, mẹ em đi chợ kiếm tiền nuôi các con ăn học. Rồi một hôm..."hi hi ha ha chả ra làm sao cả, nghe mà phát bực, lẩm nhẩm mắng từ đạo diễn vớ vẩn đến diễn viên vớ vẩn...

 

Hãy nhìn ra xa, phim của nước ngoài, kể cả Trung Quốc, Thái Lan họ cũng không hề có những cảnh kiểu lãng xẹt như thế. Chưa hề nói đến chuyện các nhân vật trong phim ta hơi tí là lăn đùng một cách bất bình thường. Ví dụ cái cảnh chàng trai biểu lộ bức xúc khi cô gái nói em đã có người yêu như người mẫu Bình Minh thể hiện trong một bộ phim truyền hình với Trương Ngọc Ánh là đấm ngực túi bụi sau đó bỏ ra xe đi thẳng khiến cho người xem thay vì đau xót lại lăn ra cười, hì hì

 

- Thứ năm: Phim về cảnh sát hình sự những cảnh đánh nhau thật là bông phèng. Diễn viên Kiều Thanh vào vai một cảnh sát, đánh nhau với kẻ cướp. Cô đá xong rồi, thay vì ngã ngay,mấy giây sau tên cướp mới tự lộn một vòng rồi ngã xuống. (Không hiểu đạo diễn nào đạo diễn cái đó, mà cũng không hiểu kiểm duyệt phim của nước ta thế nào mà cũng có thể cho những cảnh quay đó ra mắt khán giả được, thật hết nói!- xem xong đúng có tâm trạng như thế thật), cảnh đó còn được áp dụng ở vài đoạn khác, cái kiểu bị đá một cái, nhất định phải nhào lộn rồi mới ngất. Bó tay!

 

- Thứ sau: Những tình tiết phi lô gic gờn gợn khiến cho người xem phải than thở: Ôi phim VN là phim, nhảm nhí và nhảm nhí. Hết nói nổi

 

3- Diễn viên

 

me5301008.jpg

 

hoangmap1.jpg

 

images1526787_DSCF2527.jpg

 

Cái này mơi đáng nói à nghe: Có những diễn viên xấu như con ếch, cô hồn ác đảm, mặt không chút biểu cảm được đóng khung ở nhiều các bộ phim khiến cho độ thất vọng của người xem bị đẩy lên cao trào. Diễn viên vừa già vừa xấu diễn cảnh yêu đương ân ái tạp phí lù. Các diễn viên trẻ trung thì lông mày nhất định phải kẻ cong véo vèo, má hồng, môi đỏ choét, mắt xanh xanh, mặc những bộ đồ lỗi mốt lượn qua lượn lại, diễn viên nam vô hồn, gầy giơ xương hay lùn tịt. Có những diễn viên răng vổ lấy vổ để, trứng cá đầy mặt, hay da đen như khói súng. thật là bi kịch. Thời của những diễn viên đẹp như tranh vẽ: Diễm Hương, Thu Hà, Việt Trinh, Diễm Mi, Lê Tuấn Anh, Chánh Tín đã qua lâu rồi, không hiểu họ có sụt sùi khi xem phim Việt Nam và lầm rầm mắng mỏ: Làm xấu mặt thế hệ các chị, các chị xưa đâu có cô hồn dữ zậy đâu???

 

khuyen0107.jpg

 

DV Khánh Huyền

 

images1226243_GiangMi2.jpg

 

Giáng My

 

vt321008.jpg

 

Việt Trinh

 

MongVan-DiemHuong2007.jpg

 

Diễm Hương

 

Giải thích sao về điều này khi rất nhiều người Hàn Quốc sang Việt nam đã nói: Con gái Việt nam đẹp mê ly mà sao diễn viên xấu quá ta? Trong khi đó dàn diễn viên nước bạn đẹp lung linh mờ ảo, ăn mặc đẹp như trong mơ và vô cùng hợp mốt khiến cho các chị các cô đua nhau bắt chước. Điều này làm cho nền thương mại của HQ mở ra những chân trời mới nhờ những bộ phim TH

 

sscap2.jpg

 

hanataba.jpg

 

Untitled-2copy.jpg

 

Đơn giản lắm, sự hấp dẫn của một nền phim ảnh Việt Nam không đủ sức lôi kéo những người đẹp xông pha. Họ có hình thức, họ có tài năng thì thường lại kiếm những nghề có thu nhập cao như luật sư, kinh doanh hay tìm đến những công ty nước ngoài làm việc. Làm diễn viên VN có mà đói nhăn răng, giảm giá trị con người...

 

4 - Diễn xuất:

 

Kém , kém và kém! Khi đối thoại nhất định cái đầu phải nghênh nghênh, cái tay phải buông thõng, mặt đưa đưa về phía trước, chưa kể mồm nói một đằng, lời thoại một nẻo, thật là vớ vẩn. Khóc thì mồm méo xệch, mắt nhắm tịt, vật lên vật xuống như khóc thuê, khóc nhất định phải mếu, còn cười thì nhất định phải tiết chế, cười nhăn nhó không tự nhiên. Nói chuyện điện thoại nhất định phải lang thang trong chính căn nhà của mình.

 

Diễn cảnh yêu đương thì cứ như gái bia ôm yêu trai giang hồ, gái nhà quê yêu chàng bộ binh mới ở xa về. Yêu nhau cứ như đang đứng trên sân khấu khiến cho người xem xốn con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải mà cay con mắt giữa. Đến độ các cụ già bây giờ cứ bật thấy phim VN là hò: mày tắt đi tao nhờ cái con (các cụ vốn là tầng lớp yêu nước và bảo thủ, ấy thế mà...).

 

vtc_24073_Thoi_xa_vang.jpg

 

Chưa hết, cảnh sát thì nghiêm nghị giống Manocanh, kẻ cướp thì giống anh trực văn phòng, giám đốc thì giống anh chàng thủ quỹ, vai tiểu thư thì người xem lại tưởng gái làng chơi...

 

Còn rất nhiều điều đáng nói về phim TH ý như trang phục lộn xộn, đầu tóc lạc hậu, quá đời thường, dàn cảnh trời và biển lệch nhau từ Z đến 0o...Nhưng thôi, nói nhiều quá e rằng stress mất.

 

556664195_28c53102a9_o.gif

 

Xem phim HQ mà ngẫm đến ta, họ vừa làm bánh vừa đối thoại, khi nói chuyện mặt vẫn hết sức tự nhiên, không có đoạn mặt vừa nói vừa nghểnh ra phía trước. Đang làm bánh, chỉ cần lặng đi vài giây, mắt bất động thể hiện sự suy nghĩ dằn vặt cũng khiến cho người xem cảm nhận được hết những điều họ muốn nói, không cần quá nhiều lời kể lể mà câu chuyện đọng trong người xem vẫn dồn dập, vẫn mạch mạch tràn trề, vẫn như đang tiếp diễn không hề dứt. Đó là thể hiện sự ảnh hưởng chuyên nghiệp của cả một nền điện ảnh mặc dầu có khi diễn viên đó lần đầu tiên tham gia diễn xuất

 

top.jpg

 

Một vài điều ngẫm nghĩ về phim THVN mà xem ra không bao giờ có thể hết đựơc. Nền điện ảnh của chúng ta đã có những khởi sắc điển hình như bộ phim: Dòng máu anh hùng. Nghe có người chê bộ phim đó mà nực cười. Họ chê việc nhân vật nữ vào vai một cô gái nông thôn mà có vẻ am hiểu về thời cuộc. Không lẽ bộ phim lại ngợi ca một nữ anh hùng dốt nát. Ơ hay, nghe tôi nói này, phim là sự quảng bá bộ mặt của cả một quốc gia, không lẽ đưa những yếu kém của nước nhà lên phim. Hay bộ phim Nhật ký Vàng Anh, có người thắc mắc: tại sao không làm phim về học sinh nông thôn mà lại là học sinh thành phố quần là áo lượt, điện thoại nhấp nháy. Dạ thưa mấy người, làm phim về học sinh nông thôn ma nó xem. Cả xã hội đang tiến đến thành phố hoá nông thôn thì rất nhiều người lại có lối nghĩ ngược lại. Quê hương là cái gì đẹp dịu hiền và lắng đọng. Tuy vậy để đưa ra thế giới chúng ta có thể đưa những cảnh đẹp của nông thôn lên màn ảnh chứ không thể đưa cái nghèo khổ thiếu thốn của cuộc sống để phô ra cho họ (trừ phi muốn xin đầu tư tài trợ.). Chưa kể phim không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn là sức nâng đỡ thương mại của cả một quốc gia, đã đến lúc chúng ta phải thực hiện điều đó.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn nguyen nguyen có vẻ theo dõi phim VN rất kỹ nhỉ. Tuy phim VN vẫn còn những hạt sạn nhưng mình thấy nhà đài cũng cố gắng lắm rồi. Những phim gần đây mình rất thích và thường xuyên theo dõi là: Mùi ngò gai, Một ngày không có em, Cô gái xấu xí, Tình yêu còn lại, Bỗng dưng muốn khóc,...

 

À, bài này đưa vào box Điện ảnh có lẽ hợp hơn nhỉ?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn gãi rất đúng chỗ ngứa.

Sao nền điện ảnh Việt Nam lại thui chột thế nhỉ, ngày xưa cai thoi film den trắng co bao nhieu film hay, cảnh quay nhìn rất biểu cảm, nghe thuat

Nếu cứ đà đấy mà tiến lên thì film HQ có là j.

Mà hồi đấy DV có fan hâm mộ tử tế, tiếng tăm

Lê công tuấn anh thì còn romantic và tài ba hơn nhiều so với bae jong jun hay jang dong gun....

 

Công nhận bạn có con mắt nghệ thuật. Đam mê film ảnh như vậy nên đi làm đạo diễn đi để cải tạo film nước nhà.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Phim Việt Nam đúng lả đang khởi sắc, rất đáng mừng. Nhưng bên cạnh những cái được vẫn còn những hạt sạn làm nhói tim công chúng. Thí dụ như nạn ăn cắp bản quyền. Điển hình là vụ phim "Yêu Tự thủ nào" biên kịch Khánh Thương, đạo diễn Nhâm Minh Hiền, hảng phim sao Thế Giới phát hành đang chiếu trên đài Vĩnh Long vào mổi tối thứ hai đến thứ tư hàng tuần, đang được diễn đàn dienanh.net xôn xao bình luận. Rõ ràng kịch bản đã bị chôm từ tiểu thuyết Chàng Trai không biết yêu của Hạ Thu.

nếu cư dân mạng nào cảm thấy quan tâm đến vấn đề này và muốn đem lại cho điện ảnh một không khí lành mạnh thì hãy có ý kiến đi.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

chỉ "ngứa" đúng một điểm là dân thì nghèo đói xác xơ mà trong phim thấy toàn là đại gia, giàu có... như vậy là phim trên trời, xa rồi quần chúng nhân dân. Chỉ mới xét đến lời dặn của Bác thôi thì thấy mấy phim TH đã đi ngược lại rồi

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...