Jump to content
ditimnghethuat

Phan Đức Dũng bình biện những câu thơ tưởng là nổi tiếng mà vô nghĩa

Recommended Posts

"- CÒN BÁC "THI XỈ "LẠI NHẬN XÉT CHẲNG ĐƯỢC VÀO Ý THƠ VÀ LỜI BÌNH TOÀN CỔNG CÔNG VIẾT KIỂU HỜI HỢT VÀ VÔ CẢN CỨ, "

 

tôi không nhận xét vì tôi chả muốn tranh luận gì với bạn,chỉ là lâu lâu vào ghé xem rồi "xỉa" vài câu cho "vui cửa vui nhà" thôi.

thực ra bạn là sự quan tâm hiếm hoi của tôi trong diễn đàn thơ này đấy,nhưng chẳng phải vì thơ của bạn- vì tôi có thèm đọc đâu;cái tôi quan tâm là những trò của bạn,chúng rất vui đấy,cũng như một người đã từng nhận xét bạn như "một cô gái mặc váy giồng cây chuối",có người diễn trò,tội gì không xem,phải không?

hơn nữa,bạn cũng thấy rằng tôi luôn không tán thành việc ở các diễn đàn khác không muốn bạn post bài,đơn giản là vì nếu như không có bạn thì chẳng còn gì "vui vui,nhộn nhộn" để tôi quan tâm nữa.Vì thế,tôi luôn hi vọng được xem mấy trò mới của bạn nữa để gọi là xả chút stress :)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tôi đố anh tìm được "Lá đa" nào rơi thẳng đấy, dù ko có gió thì lực cản không khí tác dụng lá đa, như kiểu nhảy dù, làm lá nghiêng nhẹ đi có khi nhẹ lại, nhưng kiểu gì cũng nghiêng, Trần Đăng Khoa ơi là TĐK, chắc bác chưa học vật lý chăng, hoặc có mà bác quên mất nên tưởng mình tìm ra điều gì mới lắm, hố hố,

 

Lấy các định luật vật lý để đi bình luận thơ ca thì đúng là chỉ có Tâm thần gặp bão thôi!! :) . Nếu mà mở rộng thơ cho các ngành khoa học nhẩy vào " bình biện" thì có lẽ 90% các bài thơ đều phải đem vứt đi cả!! Thế mới thấy câu: "Biết thì thưa thốt..." không phải ai cũng thuộc!

Nhưng phải công nhận lâu lâu mới gặp một "Chú Hề thơ ca" Vui đáo để!!!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Tôi đố anh tìm được "Lá đa" nào rơi thẳng đấy, dù ko có gió thì lực cản không khí tác dụng lá đa, như kiểu nhảy dù, làm lá nghiêng nhẹ đi có khi nhẹ lại, nhưng kiểu gì cũng nghiêng, Trần Đăng Khoa ơi là TĐK, chắc bác chưa học vật lý chăng, hoặc có mà bác quên mất nên tưởng mình tìm ra điều gì mới lắm, hố hố,

 

Lấy các định luật vật lý để đi bình luận thơ ca thì đúng là chỉ có Tâm thần gặp bão thôi!! :) . Nếu mà mở rộng thơ cho các ngành khoa học nhẩy vào " bình biện" thì có lẽ 90% các bài thơ đều phải đem vứt đi cả!! Thế mới thấy câu: "Biết thì thưa thốt..." không phải ai cũng thuộc!

Nhưng phải công nhận lâu lâu mới gặp một "Chú Hề thơ ca" Vui đáo để!!!

 

ĐẤY , VẬY LÀ CHẤP NHẬN "TRẦN ĐĂNG KHOA" KHÔNG HỌC VẬT LÝ VÀ HIỂU SAI ĐỊNH LUẬT THỰC TẾ RỒI NHÉ;

 

THẾ MỚI SINH RA PHÁI "TÂN TÂM THỨC" LUÔN LUÔN LOGIC TRONG THƠ; 10% KIA MỚI LÀ "THƠ CHUẨN";

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

"Tôi đố ai tìm được "Lá đa" nào rơi thẳng đấy, dù ko có gió thì lực cản không khí tác dụng lá đa, như kiểu nhảy dù, làm lá nghiêng nhẹ đi có khi nhẹ lại, nhưng kiểu gì cũng nghiêng, Trần Đăng Khoa ơi là TĐK, chắc bác chưa học vật lý chăng, hoặc có mà bác quên mất nên tưởng mình tìm ra điều gì mới lắm, hố hố, "

 

KÍ BÌNH XIỆN : HOÀNG XỒ - CHUYÊN VIÊN THI CA LOẠI BA

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Vài nét giới thiệu về HOÀNG XỒ

 

HOÀNG XỒ tên thật NGUYỄN HOÀNG ANH

BÚT DANH HOÀNG XỒ

CÁNH CƯA THỨ CHÍN CỦA NHÀ LỤC BÁT BÌNH BIỆN

 

CHỦ NHÂN CỦA NHỮNG CÂU NHƯ :

 

" CHỚM ĐÔNG ĐOM ĐÓM LẬP LÒE

LÒNG ANH ẤM LẠI MẮT XOÈ BÓNG EM"

 

 

"ĐI TÌM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ

MÀ THƠ CỨ CŨ CỨ LỜ NGHỆ NHÂN"

 

VÂN VẦN , ... HIỆN LÀ TAY VIẾT TIỂU THUYẾT KINH DỊ HAY NHẤT CHÂU Á HIỆN THỜI NHƯNG DẤU KÍN KO THÍCH TIẾT LỘ VÀ CÔNG BỐ, MÀ CHỈ CHO ANH EM TRONG PHÁI "TÂN TÂM THỨC" ĐỌC .......(CÒN NỮA)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

các bác cứ lý cứ luận còn em thì thẳng thắn:

 

Một đời tìm kiếm đẩu đâu

Về làng lại thấy...con trâu cái cày

 

với

 

Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là...rơi nghiêng

 

Nó cũng như người ta ngồi ngó lá đa rớt rất đỗi bình thường và ngó con trâu cái cày chình ình, chẳng gợi cho em cái tý gì thơ mộng cả, trừ khi người ta chưa thấy cái "làng" với cái "lá" thì còn chấp nhận là nó hay.

 

Cái điều làm em rất bất bình là bác có nick ditimnghethuat lại giỏi đi tìm mấy cái này, hehe..em thì thấy thơ dở là không đọc, lỡ đọc 1 - 2 câu là quên ngay dù cay cú thế nào cũng không nhớ ra là nó dở ở đâu trong bài nào để mà "bình biện"

 

Thôi em nghỉ, chúc bác tìm được nhiều nữa để anh em đọc chơi.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bác Trần Khiêm đọc cho vui nè:

 

" MẢI MÊ ĐUỔI MỘT CON DIỀU

CỦ KHOAI NƯỚNG ĐỂ CẢ CHIỀU THÀNH TRO" THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN "

 

 

CÂU THƠ ĐẸP CÓ LẼ VÌ GIẢN DỊ VÀ NGÂY NGÔ, CHỈ TIẾC NHÀ THƠ CHƯA ĐỦ KIẾN THỨC ĐỂ NHẬN BIẾT TÍNH LOGIC TRƯỚC KHI LÀM, NÊN CUỒI CÙNG BỊ HỚ;

"XIN LỐI CẢ CHIỀU VỚI NHIỆT ĐỘ NƯỚNG THÌ CHẲNG BAO GIỜ THÀNH "TRO KHOAI" ĐƯỢC";

CHỈ CÓ THỂ THÀNH THAN THÔI ;

CÂU THƠ XEM NHƯ MẤT GIÁ TRỊ VÌ CHÍNH TÁC GIẢ;

HOẶC CHỈ MÃI CÓ GIÁ TRỊ ẢO KHI ĐÁNH LỪA ĐƯỢC AI ĐÓ;

KÍ LUẬN: BÚT DANH "TRẦN TUYỆT " THUỘC PHÁI "TÂN TÂM THỨC"

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ "TRẦN TUYỆT"

"TRẦN TUYỆT" TỀN THẬT LÀ "TRẦN THỊ SANG"

BÚT DANH "TRẦN TUYỆT"

 

LÀ CÁNH CƯA THỨ 8 THUỘC NHÀ LỤC BÁT BÌNH BIỆN;

CHỦ NHÂN CỦA NHỮNG CÂU THƠ NHƯ:

"ĐÊM THƯA THỚT MỘT CÂU HÒ

CHƠI VƠI VỚI MỘT NỖI LO QUÁ DÀI"

 

Trích bài: "Đêm hoang vu"

 

"KÍ THƯƠNG VÀO MẢNH GIẦY TRẦY

ĐỜI ĐEM XÔ XÁT NHỮNG VÂY CHỮ RỜI"

 

Trích bài" Nhật kí nhám"

 

"TRUÂN CHUYÊN TĨNH ĐỘNG LUÂN HỒI

HUYỀN HOANG ÁM MUỘI KẺ CHƠI NGUYỆN CẦU"

 

Trich bài: "Bói bừa gặp bói đại"

 

Hiện đang nghiên cứu về tây y và các loại thảo dược, tham gia nhà lục bát bình biện được 7 tháng, là thành viên tích cực, chịu khó VÀ độc đáo ....(còn nữa)

 

 

KÍ LUẬN " TRẦN TUYỆT"

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Theo Dũng thì thơ thế nào mới đáng được gọi là thơ?

Nói chung thì bất cứ điều gì khi nghe, nói, đọc, hiểu cũng phải nằm trong một thứ gọi là ngữ cảnh, hòan cảnh, không gian, thời gian, địa điểm… (sau đây gọi tắt là cảnh). Ví dụ: một cô gái mặc đồ tắm, thì cảnh là bãi biển, bể bơi, trình diễn thời trang tắm.., chứ nếu cô gái mặc áo tắm mà xuất hiện ở ngã tư đường, hay trung tâm hội nghị quốc gia, hay có cô nào nhã hứng chụp ảnh đồ tắm mà post vào diễn đàn thơ trẻ này chẳng hạn, thì rõ là gây ra một cuộc náo loạn rồi.

 

Theo lịch sử khoa học mà nói, Archimedes (Người Việt gọi là Ac si met) sẽ là ai, nếu người đời sau bỏ qua phát minh của ông, mà chỉ nhớ đến cảnh một ông lão râu ria cởi truồng chạy ra đường hô lung tung, nếu bỏ qua “cảnh”, thì rõ ràng vị trí của ông phải là ở nhà thương điên, và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Đấy mới chỉ là bình luận về những sự vật hiện tượng hết sức giản đơn, cũng đã thấy là để hiểu, bình, thì phải đặt trong “cảnh” của sự vật hiện tượng ấy. Đó là điều căn bản nhất của triết học. (hay là cái gì học theo ý của Dũng cũng được)

 

Khó hơn nữa là bình thơ. Cái này thậm khó. Vì thế mà tôi chưa từng có ý định bình bất cứ bài thơ nào, vì sợ mình chưa hiểu, chưa cảm được cái hồn của tác giả, chưa ở vào vị trí của tác giả để mà hiểu, chứ đừng nói là bình. Tuy nhiên dễ thấy hai xu hướng thơ bây giờ, mà rõ ràng là ở hai thái cực. Thái cực thứ nhất cho thấy thơ là một tập hợp của vô số những từ ngữ bí hiểm, khó hiểu. Vốn từ vựng tiếng Việt cũng sẽ được bổ sung rất nhiều từ những bài thơ như thế với một loạt từ ngữ chưa bao giờ xuất hiện (không tin bạn hãy dùng Wikipedia mà tra cứu). Ai đọc những bài thơ của Nguyễn Bính, Xuân Diệu, thường thấy là trong bài thơ của các ông, chỉ dùng một , hoặc một vài hình tượng, từ ngữ “đắt”, và là điểm nhấn của cả bài thơ, làm cho bài thơ thêm ý nghĩa, và cơ bản, làm cho người đọc có thể “cảm”, có thể “nhớ”. Thời nay, có bài thơ nào để cho người ta “nhớ”, quả thật là khó, đôi lúc tự mình có thể chẳng nhớ nổi thơ mình. Ở thái cực này, những hình tượng, từ ngữ được coi là “đắt” bị lạm dụng đến mức cả bài thơ trở thành một mớ hỗn mang, khó hiểu, và cơ bản là CHẲNG BAO GIỜ CÓ THỂ NHỚ ĐƯỢC.

 

Ở đầu kia, là những câu thơ trần trụi. Những mô tả chi tiết đến mức đọc xong người ta có cảm giác tức thì. Thế mới biết mình nông cạn. Đọc những bài thơ này, tôi, vốn là một người làm kinh doanh, lập tức nghĩ đến việc dùng thơ thay cho Viagra, với hy vọng rằng chỉ hai câu thơ bán qua điện thoại, biết đâu có thể làm cho những ông lão 70-80 còn có thể “lên tiếng”.

 

Quay trở lại, với cả hai xu hướng ấy, cũng như tất cả những thứ ở giữa còn lại, hiểu và bình thơ quả thật là rất khó. Và theo phương pháp luận, không ai bình một từ, mà không để ý đến cả khổ thơ, không ai bình một câu, mà không chú ý cả một bài thơ. Vì như thế sai về phương pháp, và dẫn đến kết luận sai lầm, kiểu như Dũng bình về khoai và lá đa. Bình như thế là khiên cưỡng và nông cạn.

 

Ở diễn đàn này, thơ làm người ta nhớ có thơ Nguyetthao.., hình tượng đẹp, lời thơ đầy nhạc điệu thì có thơ của Từ Linh Nguyên, Vũ Anh Vũ… Nếu có thời gian, Dũng đọc thử xem nhé.

 

Anyway, cuối cùng là không hề có ý định phê phán bài bình của Dũng, mà ngược lại, tự nhiên thấy cần cảm ơn Dũng đã gợi mở ý tưởng viết một cái gì đấy. Một điều nữa, là diễn đàn này có lẽ cần thêm những người như Dũng để trở nên sôi nổi và thú vị hơn.

 

Chúc vui,

 

Ngocdinh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...