Jump to content
Thợ Làm Vườn

Nhuận bút không đùa với khách thơ

Recommended Posts

Ở thủ đô, một người cần khoảng 700.000 đồng/tháng để sống. Với mức nhuận bút thơ hiện nay, mỗi tháng nhà thơ phải cho xuất trình trên báo tròn đủ 10 bài thơ. Một tháng 10 bài thì một năm 12 tháng phải là 120 bài.

 

Ở đời, có nhiều nghề thực sự cứu sống con người, như vịnh lặng bình yên giúp tàu có thể buông neo lúc đại dương bão tố. Nhưng thực tế cũng có những nghề mà bất đắc dĩ con người mới phải “bám” vào. Và một khi ai đó cố tìm cách “trụ” với nó đến cùng, thì rồi không biết nó sẽ nhấn chìm họ lúc nào!

 

Nói về phương diện vật chất thì “nghề” thơ là một nghề như thế.

 

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong một bài thơ, Xuân Diệu từng khái quát thân phận người nghệ sĩ: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ”. Đây là hai câu thơ rất phổ biến trong giới sáng tác. Người ta hay nhắc tới nó khi bị cuộc sống thử thách trong nỗi lo vật chất thường ngày.

 

Thực tế, có nhà thơ nào sống được bằng nhuận bút - bây giờ? Khó lắm! Và nếu có thì cũng ít lắm.

 

Thông thường ở ngoài Bắc, một bài thơ người ta trả cho tác giả khoảng 50.000 đồng. Đặc biệt, có báo trả tới 200.000 đồng, bù cho có chỗ chỉ trả 25- 30.000. Bây giờ ta hãy cùng nhau làm một phép tính đơn giản nhất. Ở thủ đô này, một người cần bao nhiêu tiền để tạm coi là có thể sống được (ở mức thật tằn tiện). Khoảng 700.000 đồng một tháng? Vậy là mỗi tháng nhà thơ ấy phải cho xuất trình trên báo tròn đủ 10 bài thơ. Một tháng 10 bài thì một năm 12 tháng phải là 120 bài. Thử xem, cứ đều đều vậy, trong lịch sử văn học thế giới đã mấy ai có sức viết như thế chưa?

 

Puskin- nhà thơ vĩ đại của nước Nga, sau hơn 20 năm làm thơ đã để lại một di sản gồm trên 800 bài (có nghĩa là mỗi năm bình quân ông viết được 40 bài), đã được xếp vào loại “thiên tài lao động” rồi. Vậy mà ở đây, mỗi năm phải đạt con số trên 100, hẳn thuộc vào loại nhà thơ có sức viết khủng khiếp. “Có sức viết khủng khiếp” để mà có cơ may sống được một cách hết sức bình thường (nếu không nói là căn cơ, hà tiện) thì quả là một điều xem ra hơi… khó hiểu.

 

Vậy mà đấy là điều ta có thể lý giải được.

 

Trước nhất phải khẳng định rằng nhuận bút thơ thấp như thế là bởi:

 

1- In thơ không kinh tế: Ai làm báo cũng đều có thể nhận thấy ngay: Với một số tờ báo không có chức năng văn nghệ, thì việc in thơ được xem như việc trong nhà bày đôi chậu cây cảnh cho vui mắt, chứ với tiết diện nhỏ như vậy, nhuận bút thơ dù có thấp đến mấy chăng nữa cũng vẫn còn là cao hơn các chuyên mục khác (nếu tính về tỉ lệ số chữ). Điều này dễ chứng minh: Những báo nhuận bút thơ cao thì thường in ít thơ hơn những báo trả nhuận bút thơ thấp, ví như các báo Nhân dân, Hà Nội mới mỗi số chỉ in vài ba bài.

 

2- Quan niệm về công sức lao động: Không phải đơn thuần mà các báo hầu như đều thống nhất trong việc trả nhuận bút thơ thấp hơn so với các bài bút ký, phóng sự hoặc bài báo nào đó dài dài, đơn giản vì đó là những bài có kích cỡ lớn hơn. Cũng có lãnh đạo báo cho như thế là cách tính thô thiển nên đã phóng tay nâng nhuận bút thơ lên một mức cao hơn hết thảy. Điều này thực tế không được hưởng ứng. Có người lý luận (ngẫm ra cũng phải): đã là thơ hay thì nhuận bút có trả cao đến bao nhiêu cũng không đủ. Thơ hay là vô giá. Nhưng nếu là thơ làng nhàng, vô thưởng vô phạt thì có ích lợi gì? (trong khi các bài báo dù ít dù nhiều đều có tác dụng vì nó nêu được vấn đề). Vậy hà cớ gì phải cho nhuận bút thơ cao lên?

 

Rõ ràng, các nhà báo đã có cái nhìn rành mạch đến độ có thể “cân, đong, đo, đếm” được. Điều này hợp lẽ, họ phải tìm một cái thang chung cho hết thảy mọi người để thực hiện lẽ công bằng. Những trường hợp cá biệt đành phải lãnh theo “mẫu số chung” vậy.

 

Liệu có giải pháp nào để nhuận bút thơ cao lên, đời sống người sáng tác thơ được đảm bảo?

 

Đây quả là một vấn đề nan giải. Không phải chỉ đơn thuần nâng thật cao nhuận bút thơ lên là được, vì nếu nhuận bút thơ mà quá cao so với mức thu nhập bình thường của người dân thì coi chừng, tiêu cực rất dễ xảy ra. Các nhà thơ phải hết sức tỉnh táo để nhận ra điều này. Rõ ràng, khi thơ ca đã trở thành phương tiện để kiếm tiền thì tiêu cực xảy ra là điều bình thường.

 

Vậy chỉ còn một cách hết sức “cổ điển” là các nhà thơ ngày nay hãy noi gương các nhà thơ tiền bối: Làm thêm một việc gì đó, coi như lấy ngắn nuôi dài, cốt là đừng để cái nọ chi phối nhiều đến cái kia. Ấy là chưa kể nếu cần, có thể tay trái viết báo, tay phải làm thơ. Cuộc sống sôi động cũng đang đòi hỏi những nhà thơ đóng góp những trang báo giàu nhiệt huyết của mình.

 

Theo CAND

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài này cũng thời sự lắm đấy ! nhưng cái cách giải quyết của bài trên "Vậy chỉ còn một cách hết sức “cổ điển” là các nhà thơ ngày nay hãy noi gương các nhà thơ tiền bối: Làm thêm một việc gì đó, coi như lấy ngắn nuôi dài, cốt là đừng để cái nọ chi phối nhiều đến cái kia. Ấy là chưa kể nếu cần, có thể tay trái viết báo, tay phải làm thơ. Cuộc sống sôi động cũng đang đòi hỏi những nhà thơ đóng góp những trang báo giàu nhiệt huyết của mình" thì tui thấy không hay ho gì cả và có thể gọi là "vô thưởng vô phạt". Nhưng cũng không trách người viết, vì họ đâu biết và đâu có quyền phải làm như thế nào cho khác được !

Nếu làm thơ mà lấy tiền nuôi thân xác thì cõ lẽ "thân tàn ma dại" ngay tức khắc. Thân tàn ma dại kiểu Đỗ Phủ thì thời này cũng không sống nỗi.

Mức sống có 700.000đ VN/tháng mà ở TP.HCM chẳng hạn thì gọi là "mức cầm hơi" cũng không đủ. theo các tính của bài viết trên, nếu lấy mức thường thường hiện nay là 3.000.000đ/tháng thì mỗi tháng phải xuất xưởng gần 43 bài thơ, như vậy mỗi năm phải trình làng được 514 bài !!! thôi thôi, độn thổ qua bên kia thế giới luôn cho rồi !

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

1 truyện ngắn của em thường được tạp chí trả 350 000đ trở lên. Em nghĩ, các nhà thơ nên chuyển qua viết văn ( hì hì )

Thế mà hôm đi trại sáng tác, có 1 nhà thơ nổi tiếng bảo em : Cháu làm thơ được thì chuyển qua làm thơ cho nhàn.

Chết. Giờ mới biết bác ấy xui dại em. May mà chưa nghe... ( he he)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mình nghĩ làm thơ không nhà đâu. Lao động của một nhà thơ cực khổ lắm mà nhuận bút thì chỉ đủ... uống nước mía => Thật bất công! Tuy nhiên, đa phần những người làm thơ là để giãy bày cảm xúc của mình, chứ có phải để mưu sinh đâu. Mà ai có thể mưu sinh bằng thơ mới lại đó! :)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hơ... Nói như Thảo Phương thì (đại ý vầy nhe) thơ không phải do muốn mà được; cũng không thể không muốn là xong. :unsure:

 

Cho nên ai lỡ dại "máu mê" nàng thơ thì dù nghèo rớt mùng tơi cũng si thôi à. Đâu phải người cầm bút nào cũng may mắn như TLV: đốt $ vun khói tìm cảm hứng cùng thơ đâu nhể!? :lol:

 

Mà từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đa phần phường văn chương đều chung cảnh: những ước mơ chưa kịp cất cánh thì đã bị áo cơm ghì sát đất (hình như ý này của Nam Cao thì phải)…

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Uh, ôm bàn phím thôi. Thời này giấy mực nên để viết thư pháp thì tốt hơn.

 

Cuộc sống đắt đỏ, phải gõ bàn fi'm mới đủ sống. Hic. Nhỉ? :)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Gõ bàn phím nhìu cũng hỏng cả đấy.Cũng mất tiền mua chứ bộ,có phải free đâu.Cũng nên tiết kiệm một chút.Như mình nghĩ thì tốt nhất là nên sáng tác chơi thui.Chứ nghe mọi ngừi xì xào thế này thì chả mấy ai ham viết cả.Mà hiện nay ở nước mình.sân chơi cho các nhà văn-thơ nghiệp dư là gần như không có.Ít thấy mồ hà.Mà có thì nhuận bút ít,ai hám...Mình thì...hổng hám lắm. :)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...