Jump to content
lamtencuoi

Lâm Tẻn Cuôi cất cao "Tiếng hát học trò"

Recommended Posts

LÂM TẺN CUÔI CẤT CAO “ TIẾNG HÁT HỌC TRÒ ”

 

Anh chị em văn nghệ sĩ phía Nam rất quen thuộc và cảm mến anh Lâm Tẻn Cuôi - một con người biết nén nỗi đau, vượt lên bất hạnh, để thànnh đạt. Anh không những là một nhà kinh doanh giỏi của xứ Bạc Liêu, mà còn là một người rất đam mê văn học nghệ thuật. Năm 2004 anh đã trình làng tập thơ đầu tay “Về miền hoa nắng”. Cuối năm 2005 anh lại cất cao “Tiếng hát học trò” với 60 bài thơ thật trong trẻo, lãng mạn và lạc quan, hiện thực và trần trụi. Tập thơ do Nhà xuất bản Phương Đông và hội VHNT Bạc Liêu xuất bản và phát hành tháng 1 - 2006.

Nếu ở tập thơ đầu “Về miền hoa nắng” , tác giả nghiêng về miêu tả, nghĩ suy về những ky’ niệm, những hồi ức, trăn trở, băn khoăn trứoc cuộc đời còn lắm đa đoan, thì ở “Tiếng hát học trò” là tiếng lòng trong trẻo với bao cung bậc tươi vui tuổi mộng, tuổi mơ, tuổi “ô mai”… Mặc cho cuộc đời còn lắm trớ trêu, mặc cho tuổi thơ của anh không được theo đến cùng với bè bạn tới trường trung học, nhưnh bằng trí tưởng tượng phong phú và đôi mắt nhìn cuộc sống rất tươi non, hồn nhiên, anh đã vẽ nên bao bức tranh về mái trường, về thầy cô và học trò thật dễ thương, dễ mến bằng một giai điệu thật trong trẻo không gợn chút bụi phiền. Có lẽ xuất phát từ cách nhìn và cách cảm ấy nên anh đã đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình là “ Tiếng hát học trò ”? Đúng như anh tự bạch:

Để tôi còn ngắm ngàn hoa nắng

Với bé hồn nhiên nghiêng nón che!

( Hồn nhiên )

Điều đáng quý ở con người này là ở tuổi 55, tóc đã hoa râm, ngồi trên xe lăn đi dạo đường phố, tới các cổng trường để được ngắm những tà áo tung bay như đàn bướm trắng, nhìn những lá thư trao tay vội vàng, những hẹn hò bất chợt… Anh thấy cuộc đời càng đẹp hơn và đáng yêu biết bao. Kỷ niệm xưa lại ùa về trong ký ức:

Lối cũ ta về thương kỷ niệm

Áo xưa trắng rợp bóng sân trường

Cây bàng lá đỏ buồn như gió

Xao động lòng ai tuổi chớm thương!

(Lối cũ ta về)

Và anh ước ao được sống lại tuổi học trò để thoả nỗi nhớ nhung:

Cô bé tan trường tôi ước mộng

Có cùng dạo bước với tôi không…

(Ánh mắt sân trường)

Tuổi học trò là tuổi hoa, tuổi bướm với bao kỷ niệm đẹp về mái trường, thầy cô, bè bạn. Đặc biệt là hình ảnh hoa phượng vĩ rực đỏ báo hiệu ngày hè đã tới làm thổn thức bao con tim của tuổi mộng mơ. Hình ảnh ấy láy đi láy lại ở nhiều bài thơ của Lâm Tẻn Cuôi:

Bên tán phượng lật hoài trang lưu bút

Tiếng ve sầu xa vắng nỗi lòng tôi!

(Bóng hạ)

Hoặc:

Tháng tư xưa về chung lối

Em cầm chùm phượng trao tay

(Chùm hoa phượng),

Phượng vĩ

Rợp trời tháng năm lửa hạ

Tôi ươm hoài mắt lá

Em

Xanh

Ve sầu ca giã biệt!

(Tháng năm hoa phượng).

Nhân vật trữ tình trong những bài thơ là “em”, là “bé”, là “nhỏ”, là “anh”, là “tôi”. Đôi khi là cành phượng, cành bàng, cánh chim, lá sầu đâu, hoa giấy, hoa lục bình, hoa đào, hoa mai, hoa thạch thảo, bông cỏ may, con đường, sân trường, hàng me, cánh diều, tà áo, lá thư, tiếng cười, tiếng ve… để tác giả gởi gắm tâm tư tình cảm. Có khi Bé là nỗi nhớ, có lúc tác giả ghi lại một tâm trạng Bâng quơ:

Chiều qua ngõ trường em

Tóc mềm khung cửa lớp

Vô tình em khẽ ngước

Bâng quơ nắng ru thềm…

Tôi ở lối đường bên

Nơi gốc si già đó

Chiều chiều xô rào ngó

Dáng áo trắng ngang nhà.

Phần lớn đối tượng tác giả đề cập tới trong những bài thơ là học sinh ở lứa tuổi trung học, đã có những rung động đầu đời trước bạn khác giới, có những nỗi buồn vô cớ ập đến rồi tan biến, và thay vào đó là tiếng cười đùa nghịch thật hồn nhiên. Nếu có một thoáng buồn thoáng nhớ vu vơ cũng là những xao động rất đẹp của cõi lòng. Bởi vì:

Tuổi học trò là tuổi đầy hoa bướm

Tuổi mộng mơ, tuổi e ấp, ngập ngừng

Tuổi hay buồn vơ vẩn, nhớ mông lung

Tuổi mơ ước bao nụ hồng cánh thắm…

(Tuổi học trò)

Đôi khi tác giả cho một lời khuyên nhẹ nhàng, đôn hậu mà dễ thương:

Thôi em trường đó đừng vơ vẩn

Cứ dệt mơ đầy trong mắt say

Mặc tôi tìm bóng sầu đâu mãi

Mộng tưởng chiều vơi tiếng thở dài!

(Lá sầu đâu).

Các mùa xuân, hạ, thu, đông, đều có mặt trong “Tiếng hát học trò”. Nhưng có lẽ anh yêu nhất là mùa hè và mùa thu. Vì nó gắn liền những kỷ niệm của tuổi thơ. Mùa hè tới với tiếng ve kêu, phượng đỏ là báo hiệu mùa thi, và sự chia tay sắp đến gần. Mùa thu là mùa tựu trường với bao háo hức sau ba tháng nghỉ hè xa thầy, xa bạn. Vì thế những bài thơ trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến mùa hè chiếm tới hơn 13/60 bài. Nào Hạ nhớ, Hạ ơi, Hè, Hè xa vắng, Mưa hè, Bóng hạ, Nỗi buồn tháng sáu, Độc hành thánh sáu, Tháng năm hoa phượng…

Tập thơ đề cập đến nhiều chủ đề về mái trường, tình bạn, tình yêu. Và sẽ thiếu sót nếu không nói đến tình nghĩa thầy trò. Bài “Ơn nghĩa thầy cô” của anh đã khắc họa được lòng biết ơn của trò đối với công lao dạy dỗ của thầy cô thật chân tình, nồng đượm:

Thầy cô như người gieo hạt

Trò dường dây mướp, dây cà

Thầy cô làm người chăm bón

Cho trò kết trái đơm hoa.

Như đã nói ở trên, nỗi bất hạnh của cuộc đời không cho phép Lâm Tẻn Cuôi được theo đuổi tiếp con đường học vấn. Bốn tuổi anh đã bị cơn sốt bại liệt đánh quỵ. Gia đình phải cố gắng lắm mới cho anh học hết lớp 5 ở trường làng do 2 người anh và những bạn học chung lớp ngày ngày chở anh trên chiếc xe đạp cọc cạch đẩy đến trường, còn lên tỉnh để học tiếp trung học thì không có điều kiện. Nhưng cha mẹ anh vẫn cố gắng mời thầy cô đến nhà kèm cặp cho anh tự học theo chương trình của 2 người anh đi học trung học nơi thị xã Bạc Liêu. Lớn lên anh đã yêu chính người đã kèm cặp anh và sự thất vọng trong tình yêu đầu đời đã đưa anh đến với thơ như một cứu cánh để vượt thoát khỏi sự bế tắc tâm lý và niềm tuyệt vọng lúc ấy…Bởi thế ở thơ anh cứ đau đáu một nỗi ước ao, nuối tiếc thời áo trắng sân trường. Anh đã ngắm nhìn, tưởng tượng và cảm xúc về cảnh, về người để dệt nên những ý thơ. Tứ các bài thơ tuy không mới nhưng được cái tình chân thật bù lại. Mặt khác tạo nên sự cuốn hút bạn đọc còn là vốn từ ngữ giản dị mà sâu lắng của anh đậm chất Nam Bộ. Chỉ hơi tiếc là anh lập lại khá nhiều lần từ mộng mơ, mơ mộng vốn đã quá quen thuộc, tạo nên sự nhàm chán. Thơ rất cần những chi tiết cụ thể gợi cảm, gợi hình, chứ ít chịu chấp nhận theo lối nói tư duy trừu tượng, hoặc sự quá dễ dãi.

Ngoài 60 bài thơ, tập sách còn có hai bài giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Bá và Trần Thuận, cùng năm bài thơ hay được Ngô Tuấn và Trần Thuận phổ nhạc. Tôi đồng vọng với lời nhận xét của tiến sĩ Trần Thuận, xem Tiếng hát học trò là tiếng lòng thổn thức.

 

LÊ XUÂN

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...