Jump to content
hoangliencong

Nghĩ về văn hoá sex.

Recommended Posts

Bài viết thông thường.

 

Nói chuyện văn chưong sex, lại nói cách trần truồng lộ liễu , thì thà rằng kiếm sex mà coi thì vẫn hơn . nhưng thiên hạ lai kêu lên rằng phim sex cũng là một thứ văn hoá , mà là văn hoá độc hại nữa , vậy thì coi phim sex có đuọc coi là trong sạch hay không,

Tui đây chỉ lo làm ăn chứ tui không coi, lỡ đang coi mà có ai thấy thì thêm phiền, nói thì không tin, chứ anh em mình suốt năm suốt tháng chỉ lo lồm(làm) với eng(ăn) thì có thì giờ mô mà coi, ngày xưa khi cái thời còn bao cấp muốn coi phim sex cũng không phải là chuyện dễ, chỉ có cái hạng nhà giàu , hoặc cái loại có chức quyền( tui chỉ nói chức quyền trong ngành quản lý văn hoá thôi nghe, hoặc các ngành hải quan, trung tâm nghe nhìn, v.v.) , thì mới được coi, nghĩa là họ phải duyệt văn hoá trước, chỉ có những thứ không độc hại thì mới đến tay cái đám bình dân như tụi tui , nghĩa là lỡ coi trúng phim đồi truỵ , độc hại gì đó thì họ chịu độc hại trước cho mình,

thiệt là cán bộ thì phải chịu khổ trứoc dân,

Nói tới đây tui lại nhớ một câu chuyên xa xưa, chắc có lẽ câu chuyên không liên quan gì đến cái chuyện sex trên kia, đó là cái câu chuyện củ sâm, xưa người ta cứ bảo trẻ nhỏ đừng có ăn sâm, ăn vô nó khoẻ quá nó sinh ra nứt da nứt thịt , ừ, vân vân và vân vân. à thì ra tụi bây nhỏ tụi bây đừng ăn , để cho các anh các chú ăn. Lúc đó sâm vừa quí vừa đắt, ăn một tí chứ ngậm ngùi cả đêm , chứ bi giờ , sâm lớn sâm nhỏ , già lớn bé đều ăn được tuốt , ăn cả ký mà có thấy gì đâu ,người ta còn khuyền khích trẻ em ăn nữa đằng khác; thực ra chuyện nói đây không liên quan gì đến thời sự văn học hết, nhưng tui thường thích kể chuyện dài dòng cho bà con nghe cho đỡ chán,

lại nữa có một thời kỳ cũng thiệt xưa, cái thời có tui đi học, ngừoi ta khuyến các trẻ em học vỡ lòng phải dùng viết lá tre để viết, một loại viết phải chấm vào lọ mực để viết , và người ta bảo con nít mà viết viết của người lớn (và các loại viết như parker, pilot của học sinh bắt đầu cấp hai trở lên mới dùng) sau này lớn lên nó sẽ viết hư chữ , không biết cái luận đó có đúng không , chứ con nít bây giờ nó không viết bằng viết lá tre, nó dùng đủ các thứ viêt (bút) mà chữ thì đep quá chừng. tuy nhiên, nói như vậy nhưng xem chừng cha ông ta nói vậy mà không phải vậy, nghĩa là nói con nít thì không được đụng tới đồ của ngừoi lớn, vâng , đó mới là tôn ti trật tự.

Lại nói , các chị em phụ nữ ngày xưa, khi đi ra đừong mà mặt áo xẻ nách cao lên một chút thì bị cho là ăn mặt lố lăng, chứ bi giờ mấy em ăn mặt hở lưng hở rún thi có nhiều ngừoi trố mắt nhìn mà còn cho là đẹp , thì bởi vậy mỗi thời nó cũng có một "chân lý "(*)riêng của nó, nói vậy thi nhiều ngừoi không đồng ý, cho rằng chân lý thi làm gì có cái chân lý thứ hai.

Nhưng rõ rành rành chân lý là cái lý đúng tới ngọn tới nguồn, vậy thì cái đẹp được định nghĩa mần răng, bởi vậy tui nghĩ có lẽ , chân lý là sự 'đúng ' được chuyển vận theo hình thái của thời đại.

Trở lại với văn hoá sex , thưa bà con, Hồ xuân Hương ngày xưa đã khám phá ra môt thứ thơ , mà cho tới nay chưa có kẻ khám phá tương tự, ờ mà tương tự làm sao được, văn chương là mỗi người một vẽ, ai đã đạt đuọc đỉnh cao, thì lẽ tất nhiên không có cái đỉnh cao giống nó nữa,chẳng như ngọn everet, thi bên kia phải là Hy mã lạp sơn, còn không nó phải là Kim tự tháp phải không các bạn. qua bao thế kỷ rồi mà ta mỗi lần đọc thơ bà,cứ lại thấy mới như vừa hôm qua , như chính cái tinh thần của Sex. Ngày nào cũng có thể, kể cả lúc không thật thèm cũng không thấy chán, đó là sự ưu tiên , đó là khả năng thích nghi và sinh tồn của muôn loài; Hô xuân Hưong đã viết sex như thế, viêt sex mà không lộ liểu suồng sả , viết mà ai đoc cũng có thể hiểu được, cái cách viết như thế 'này' phải được hiểu như thế 'kia', viết như 'ri' phải hiểu như 'rứa' thì mới đúng .

Bàn về thơ HXH rồi lại ngẫm nghỉ văn chương sex ngày nay, có lẽ mỗi thời mỗi khác chăng, sex ngày nay phải được mô tả một cách trần truồng , một cách công khai thì mới hấp dẫn được chăng, phải viết táo bạo như vậy thì mới có bản lĩnh chăng , thế thì thơ của Hồ xuân Hưong có bản lỉnh không thưa em.?

chính vì cái điều gì đã làm nên cái tuyệt vời đó, cái tuỵet vời không cần lộ liễu phơi bày, không cần phải trây trua khắp ngõ cùng hang, mà vẫn thâm u bất tuyệt ,thì rành rằng đó là nghệ thuật, đó là thẩm mỹ của muôn song, của không cùng tuyệt nghệ, như thế đó là cần, như thế đó là nghệ thuật, là thẩm mỹ, hay nói đúng hơn là cái thẩm mỷ cần có cho nghệ thuật, thẩm mỹ cho một cứu cánh nghệ thuật , nó là sự tồn tại khách quan , có từ khi có sư hiện hửu của vật thể, và nó luôn luôn đựoc vận dụng và nâng cao và chế tác ra một thứ thẩm mỹ hợp với thời đại hợp với đại đa số quần chúng hơn.

và vì con mắt của ta đã cảm nhận như thế , và thấy như thế , thì nghệ thuật hay nói chính xác hơn là sự thẩm mỹ , đã trở nên cần kíp, và phục vu nhân sinh rồi. Cho nên rằng không có thứ "thẩm mỹ vị thẩm mỹ" , cũng không có thứ "nghệ thuật vị nghệ thuật" đó là vì họ gán cho nó, đễ rồi phân tích một cách không chính xác vậy.

Trở lại với sex , ai cũng cho nó là thứ văn hoá đồi truỵ , cái thứ đồi truỵ, nhưng trước sau gì nó cũng là sản phẩm của con người và nói chuyện' riêng tư 'của con người, nếu nó cấm ta lại thấy cần coi, bởi vì coi để biết để viết và để… không phải là vì nó hay, không phải là cái siêu siêu gì đâu cả mà do tính tò mò ưa học hỏi của con người vậy, nói cho xấu đi một trăm nhưng vẫn còn đâu đó cái tính của con người, các bức tranh khoả thân của các danh hoạ trứ danh của các thế kỷ trứoc, đã tồn tại bao nhiêu năm rồi có lẻ… và nhờ cái tính cởi mở của sex mà , mà ngày nay trên khía cạnh tình dục ngừoi ta đã có cái nhìn thông thoáng hơn, nó không còn nhìn ở một khía cạnh hep hòi nữa, nó không còn thâm cung bí sử nữa , không còn là u ẩn mê cung nữa, chỉ cần một cái nhấp chuột thì cũng đã thấy hết cái cung điện ngọc ngà đó rồi, thì cái lẽ tất nhiên cũng từ đó nó đã gỡ trói cái vòng mây u ám bao quanh cái tử tưởng hẹp hòi ,chiếm cứ cái toà thiên nhiên hoa sắc đó; và lẽ tự nhiên sự yêu đương nó cũng trở nên dễ chịu hơn, sư xích lại gần nhau hơn trong cuôc nói chuyện tình ái, cũng vì lẽ đó cái sự bình đẵng giữa nam và nữ cũng dần dần dược nâng lên . đó cũng là ý muốn của nhân loại là cách của một 'sinh vật' người đang đi trên con đường tiến hoá.

vậy thì chúng ta hãy ùng hộ văn chương sex, tuy nhiên trong một chừng mực nào, chúng ta cũng không nên mơn trớn dựa vào những tình tiết quá lố lăng để kể về con người, đã là văn chưong thì văn chương phải làm nên nghê thuật cho dẫu đó là nghê thuât kể về thú tính 'loài vật' của con người. Cho rằng kể tình dục mà nói trống trơn ra hết, thì còn gì còn gì nữa để suy nghiệm , thì còn gì nữa-

"để thâu đêm còn trải hồn mơ với bóng, bỗng giai nhân trong mộng đến bên giường, anh ghì xuống hai tay ôm siết , cái cung dường, mó mó , mân mê.-

 

vậy thì phải đặt cho nó một cái tên " văn hoá Sex", văn hoá để nói về sự nhiệm màu của con người về cuộc đời ân ái, về cái nỗi bất hạnh của nó cũng như cả những lúc thăng hoa mà dường như ta đã bỏ quên hay cố tình bỏ quên và trói buột nó trên cỏi thiên đàng của nhân gian này đã bao nghìn năm.

 

HLC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

[b]TÔI ĐỌC SEX

[/b]

 

Tác giả của những vở diễn ầm ỹ về sex trong văn học Việt Nam thường là do phái nữ dàn dựng . Tôi nhớ không lầm thì khởi thuỷ từ nữ sỷ Phạm thị Hoài rồi Vi Thuỳ Linh Nguyễn Ngọc Tư nhóm Ngựa Trời Đỗ Hoàng Diệu và mới nhất Y Ban . . . ( nhà phê bình P.T.N.L nói scandar từ nhà văn Đào Hiếu ???.thật ra xem lại những bài báo cũ chung quanh ( tác phẩm Nổi Loạn hoặc là Nỗi Oan ) vụ việc này thì không là sex mà chủ yếu là nhân cách của một nhân vật là Đảng viên dây nhợ với sex thôi )

Phạm thị Hoài mở nhanh khép lại cũng nhanh . Viêc phê phán ( văn của) bà Sex khoanh vùng nhỏ gọn với tầm cỡ vừa phải có vẻ trí tuệ bởi tính chất và thời điểm ra đời những tác phẩm ấy không có cơ hội gây ra những cơn sóng ầm ào dữ dội .

 

Nhưng nó mang ý nghĩa mở đường . Bởi Phạm thị Hoài là một người phụ nữ .

 

Từ đó nhửng ồn ào thưòng có và chỉ có tác động ồn ào hơn nơi những vở diễn do nữ tác giả viết kich bản . Nguyên do : đạo diễn , tác giả kịch bản , diễn viên , và cả khán giả nủa luôn luôn được hoặc là bị intro bởi chiêu bài giải phóng giới tính rủ rê mê hoặc .

 

Phụ nữ bây giờ phải nên có quyền chẳng những đề cập sex mà còn là quyền đòi hỏi sexy nữa ! à ha .

 

Vy Thuỳ Linh người .” Phụ nử can đảm đòi hỏi sự bình đẳng trong tình dục “ . Hỡi ơi ! ai chỉ cho tôi một tý ty cái gọi là sự đòi hỏi nằm ở chỗ nào trong “Linh “ trong “Khat “. Hay chỉ dặc đầy những lời lẽ van xin cầu khẩn . Thử đọc lại những gì vị đệ nhị nữ lưu này đòi hỏi .Đòi hỏi quyền được làm nô lệ tình dục thì có . Càng đọc VTL người ta càng thấy thân phận phụ nữ làm như muốn ngày càng bị dìm sâu xuống thấp hơn cái mức mà họ đang nằm .

 

Sau Khát và Linh ở trong chăn thèm thuồng mơn trớn thì đến cánh đồng ruồng rãy đuổi xua sex . Đúng là một thứ sex trần trụi nhà quê đến mức đã cởi áo lên giường nhưng nghĩ tới lại phải sỏ dép đi ra .

Bảo Cánh Đồng Bất Tận khiêu dâm thì quả thật tức cười . Đi suốt cánh đồng này đọc tất cả những đoạn những cảnh có mô tả liên quan đến sex bãn thân tôi / một thiếu phụ hăm tám tuổi / chỉ rờn rợn lên hai cảm ứng nhờn nhợn và xót xa ..

Cái đoạn xúi người ta muốn lên giường nhất , muốn sex nhất lại là cái đoạn cô nhà văn nhà quê này viết không sex gì cả mà chỉ viết về thân thể ( body ) của gã thợ mộc cùng với những ý đồ của bà chủ nhà thế thôi . Và ngược lại , hình ành hai chị em ôm nhau trốn tránh cái cảnh người mẹ ngoại tình , những đoạn viết về keo dán sắt , rồi phẫn nộ xót xa tuyệt đỉnh là khi ngươiì cha bắt buộc phải chứng kiến con gái mình bị hiếp dâm . Qủa thật viết như Nguyễn Ngọc Tư mà bảo là chị viết gợi dục thì hoạ chăng chỉ là suy nghĩ bất mãn của những bà những cô mắc chứng lãnh cảm thích đổ thừa .

 

Trái ngược với Cánh Đồng bất Tận / nơi người đàn ông tung hoành ngang dọc trên thân xác hết ngươiì đàn bà này đến người đàn bà nọ / thì ở Bóng Đè lại là chốn một người đàn bà làm mưa làm gió trên mấy thế hệ đàn ông của một giòng tộc / Kinh hoàng với văn phong ngữ điệu của Đỗ Hoàng Diệu nhưng tôi tâm phục khẩu phục bản lãnh văn học của nữ tác giả này . Tình dục thôi chưa đủ phải là một thứ tình dục loạn luân nữa kìa . Nhưng rọ ràng loạn luân mới chính là cốt lõi , và còn gì khác hơn tình dục đễ diễn đạt ý thức loạn luân một cách rất mơ hồ nhưng lại rất cụ thể như vậy . Nhà phê bình Phan thị Ngọc Liên trong bài viết Tình Dục Trong Văn Chương Việt Nam hình như có những ngụ ý chê bai khi viết " cũng có những độc giả có trình độ trí thức hẳn hoi (nghĩa là trình độ thẩm định văn chương không thấp) tuyên bố rằng: “Tôi không muốn con tôi đọc Cánh đồng bất tận”! và “Muốn biết sex thành thị thì đọc Hoàng Diệu, sau đó đọc Ngọc Tư để biết sex nông thôn”, một kiểu phê phán nhẹ nhàng hàm ý giễu cợt đối với hai nhà văn nữ này.

 

Thật là thâm thuý khi nhà nghiên cứu này nhấn mạnh đến trình độ trí thức và phẩm cấp thẩm định văn chương ở đây

 

Một nữ giảng viên đại học tuyên bố rằng: “Nếu người ta cho Bóng đè là tác phẩm văn học, tôi sẽ không bao giờ đọc sách văn học nữa”. ( t.d.t.v.c.v.n / vhtforum ).

Có đươc sự khẳng định chắc chắn như vậy , tôi nghĩ bản năng tình dục chắc phải cao hơn nổi trội hơn tất cả những bản năng khác trong con người vị nữ trí thức này .

 

Nếu Ng. Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu có những tương đồng " khác " nhau thì nhóm Ngưa. Trởi và Yban lại có những dị biệt " giống " nhau . Thật sự tôi chưa đọc trọn vẹn D.B.P.T.T mà chỉ đọc rải rác một vài ba bài thơ lẻ của nhóm này . Nếu ( thơ ) Vi thuỳ Linh dâm theo kiểu cành vàng lá ngọc để phải đi đến thủ dâm một cách khuê môn kín cổng cao tường thì "thơ" nhóm này dâm theo kiểu trên từng cây số thích thì chiều . Linh khát khô đi vì thèm muốn nên van nài cầu khẩn thì nhóm này đủ sài đủ dùng bởi cách tiếp thị quảng cáo rất đại chúng bình dân .

 

Và có thể dường như không hài lòng lắm với những trò trẻ con của Ngựa Trời chị YBan phải nhảy ra dành lại sàn diễn Tôi đây mới đúng là đàn bà ( xin lỗi . ai cũng biết đàn bà thì kinh nghiệm hơn con gái )

" . . thoạt đầu 2 núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực. Tôi nhìn xuống phía dưới. Một lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi lên nền lụa in vào trong gương. Tôi đang mải mê ngắm nhìn thì điện thoại kêu tít tít. Có tin nhắn mới: "Em đang làm gì? Nhớ đến em "thằng bé" của anh dựng lên không sao bảo được nó. Anh đam mê em" (trang 88), "Anh chưa động gì đến tôi mà "thằng bé" của anh đã dựng đứng", "Tôi chủ động đè anh xuống rồi lột quần của anh ra, Có lẽ từ hồi kết hôn chưa khi nào tôi chủ động với anh như thế này. Anh rên lên rồi chồm dậy. Anh ngấu nghiến hôn tôi khắp mặt, rồi xuống ngực, rồi xuống rừng rậm đang ẩm ướt của tôi. Tôi năm chặt "thằng bé" của anh đưa vào cửa sinh của mình để làm dịu các đầu mút thần kinh đang căng lên chờ. Anh lại nhổm người để rút ra: Từ từ đã, hôm nay mình sẽ làm tình đến trưa nhé. Nhưng tôi không thể chờ cái sự từ từ của anh được. Tôi lật người anh đè xuống. Tôi ngồi lên người anh. Các cơ tròn trong người tôi chỉ chờ có thế, nó ôm chặt lấy "thằng bé" của anh. Anh đờ đẫn trong sự đam mê. Khi tôi trèo khỏi người anh, anh cứ nhất quyết kéo lấy. Tôi bảo: giờ đến lượt anh làm em kêu thật to. Tôi đã rên thoải mái..." (trang 95)...

 

 

". . .Các cô trẻ viết sex, tôi cho rằng chưa “chín”, chưa “thấm” gì so với người đàn bà 46 tuổi, một chồng, 2 con nên tôi thử “tung ra” để mọi người xem như thế nào. . ." !

Thưa chị Y ban , câu hỏi để mọi người xem như thế nào chẳng biết có ai trả lời cho chị chưa , còn tôi thì câu trả lời thế này " Rất tuyệt ! bằng chứng là cứ buổi tối nào muốn " ấy " thì chồng tôi lại " em yban chưa ! tối nay chúng mình yban nhé !! "

 

Chưa đủ khả năng đến độ dám viết một bài gọi là phê bình lý luận gì đâu . Nguyetthao chỉ nêu ra đây những cãm nghĩ của mình sau khi đọc qua những tác phẩm văn học của các đàn chị nổi tiếng này thôi .

Nhửng cảm nhận cảm nghĩ riêng thì thường là phiến diện . Nếu có gì không ưng , xin quý độc giả cũng như các vị " nhà nữ . . ." tác giả trên lượng thứ .

 

nguyetthao090407

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

[b]Đọc trọn cả bài phỏng vấn khá dài của nhà báo Hoài Phố với nhà văn YBan (thotre .com )nguyetthao thắm thía đoạn cuối cùng này nhất :[/b]

......

 

- Một bạn đọc của chị gửi tôi câu hỏi này, nhờ chị trả lời: Phải chăng nhà văn thường thích viết về những gì mình bị ức chế hay những ẩn ức trong đời sống?

 

- (cười lớn) Ý anh là, tôi viết về sex có phải tôi bị ức chế về tình dục không chứ gì? Nếu anh gặp chồng tôi, anh sẽ không bao giờ hỏi câu hỏi ấy…

 

Hoài Phố (thực hiện)

Nguồn: VTC

 

Đúng là nhà báo nhà văn có khác

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

mình vẫn luôn tán thành với quan điểm là sex hay không là do chúng ta suy nghĩ nó như thế nào?đọc bài của hoàng-mình thấy mình sẽ không nói như hoàng đã nói.còn bài của nguyệt thì mình rất tiếc là mắt mình ko đọc được,nó tím quá là tìm.còn bài của linh thì mình đồng ý một phần nào.tại sao trong cuộc sống chúng ta cần sex?bởi nó là một phần của con người chúng ta,mnó là một phần bản năng mà tự nhiên,tạo hoá đã ban tặng cho chúng ta.tại sao các băng điã sex,sách báo về vấn đề này lại bán chạy,thu hút mọi người hơn những văn hoá phẩm khác?bởi vì nó phản ánh một phần con người chúng ta.nó nói về cái bản năng mà con người chúng ta cố gắng che đậy.mà càng che đậy thì nó càng bùng nỏ,nó càng gây tò mò cho mỗi chúng ta.

sex hay không thì tốt nhất là tự mình kiểm nghiệm.nó tốt hay xấu?nó độc hại hay ko?riêng mình thì mình thấy câu nói của hoàng "Tui đây chỉ lo làm ăn chứ tui không coi, lỡ đang coi mà có ai thấy thì thêm phiền, nói thì không tin, chứ anh em mình suốt năm suốt tháng chỉ lo lồm(làm) với eng(ăn) thì có thì giờ mô mà coi, ngày xưa khi cái thời còn bao cấp muốn coi phim sex cũng không phải là chuyện dễ, chỉ có cái hạng nhà giàu , hoặc cái loại có chức quyền( tui chỉ nói chức quyền trong ngành quản lý văn hoá thôi nghe, hoặc các ngành hải quan, trung tâm nghe nhìn, v.v.) , thì mới được coi, nghĩa là họ phải duyệt văn hoá trước, chỉ có những thứ không độc hại thì mới đến tay cái đám bình dân như tụi tui , nghĩa là lỡ coi trúng phim đồi truỵ , độc hại gì đó thì họ chịu độc hại trước cho mình," mình nửa đồng ý nửa không?đúng là thời bao cấp khó có thể xem,nhưng không hoàn toàn là không thể xem được.chúng ta đâu nhất thiết phải xem phim!?mà chúng ta có thể xem từ thực tế-bản thân mình không chối cãi về vấn đề đó.còn nếu nói cả đời,thời gian trúơc tới nay chưa bao giờ xem,chỉ mai lo làm ăn thì mình hoàn toàn phủ nhận.chúng ta cũng phải nghĩ-tưởng tượng chứ?nó cũng là một dạng khác của xem đó chứ.phải không nào?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn Lei thân mến, bạn nói zdậy tui chỉ biết cười thôi chứ tui không dám cải, mà thiệt tui đi chơi với bạn gái tui, bạn gái tui cũng nói mấy em chỉ thích các anh chàng biết làm ăn thôi,bởi vậy tui cũng chí thú làm ăn để được lòng cô nàng, thôi vậy từ rày tui cũng phải đi tìm cái đó để coi thử,

cám ơn bạn nha.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

mình nghĩ mình đâu có đi lạc hướng đâu linh?dù ta bình phẩm sex trên văn học hay trên điện ảnh thì ta đều nói đến một vấn đề chung.đó là quy chuẩn của đạo đức con ngừi.mà linh cũng bít rùi,film "lanyu"'-"brokeback"-"cao lương đỏ"...cũng chuyển thể từ các tác phẩm văn học còn gì?và mình đều ựa vào đó đấy thui.chứ mình có hoàn toàn đi ngược lại với tiu trí bài viết ở topic này đâu?mình chỉ nói lên chính kiến-quan điểm của mình thui.con ngừi ai mà chả vậy

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Do cái chủ đề " Nghĩ Về Văn Hoá Sex " anh H.L. Công đặt ra rất bao trùm nên không thể cho là Lei đi chệch hướng . . Tuy nhiên nguyetthao cũng tán thành ý của Phương Linh là topic này chúng ta chỉ nên bàn về Sex trong lãnh vực văn học thi ca .

 

nguyetthao rất hào hứng với chủ đề này ( trước nhất nó sẽ làm D.Đ của chúng ta sôi nổi cân bằng trở lại bên cạnh sự " thăng tiến " quá sức tưởng tượng của cái box SÁNG TÁC CỦA THÀNH VIÊN với những bài thơ Khủng - những câu bình Loạn - những đoạn giao lưu Nhảm - . . .) và đang chờ đợi thêm những bài viêt khác của các anh -chị - ban để nguyetthao học hỏi thêm . .

 

Tuy nhiên trước nhất xin có một góp ý nhỏ với bạn LEI thế này bạn nghe được thì nghe không nghe được thì bỏ qua đừng chấp nhất :

 

Hình như có một lớp thế hệ nhà văn nhà thơ trẻ sẽ rất thành đạt của chúng ta đang làm một cuộc cách mạng về chữ viết . nguyetthao chẳng dám ủng hộ hay chống đối chỉ xin rằng khi cuộc cách mạng nàychưa được xác định thành công hay thắng lợi thì ở những bài viết ( văn bản )mang tính NGHỊ LUẬN & CHÍNH LUẬN chúng ta nên cố gắng " xài " đúng cái chữ viết hồi nào đến giờ vẫn đang xài . Có thể đó cũng thể hiện sự tôn trong người đọc đấy .

Trong ngôn ngữ chát / viết blog v. . . thì sao cũng được .

 

Nhưng với một văn bản nghị luận những cái chữ " bít rùi " "đấy thui " tiu trí " mà Lei xử dụng gây cho nguyetthao cảm giác . . khó chịu thế nào ấy .

Thứ lỗi cho người nhiều chuyện .

 

nguyetthao

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Em năm nay chỉ mới 17 tuổi mà bàn về vấn đề này thì chắc nhiều người nghx con nít mà xen vào chyện của người lớn.Thật ra thì em đọc sách rất nhiều...mà đọc toàn những tác phẩm của người lớn ^_^ .Mà theo em thấy thì hầu như các tác phẩm văn học nổi tiếng, các best seller trên thế giới với những tên tuổi nhà văn tầm cỡ thế giới ....đều có 1 phần của sex , không nhiều thì ít nhưng xin thưa là hầu như tính cho đến nay em đọc thì rất rất rất ít truyện ko đề cập đến sex

Nếu như ai đã từng đọc những tác phẩm lớn như" Tiếng chim hót trong bụi mận gai" ''Rừng Nauy"...gần đây là Thiếu Nữ đánh cờ vây của Sơn Táp, các tác phẩm Ling leng của Trung Quốc( tiêu biểu là các tác phẩm của Quách Kính Minh, Thiết Ngưng, Vệ Tuệ, An ni bảo bối....).Và gần đây em còn được đọc cuốn Người Đọc của nhà văn đương đại Đức Bernhard Schlink( 1 cuốn sách mà theo em được biết đã được đưa vào chương trình dạy học)....Ai nói những tác phẩm như thế này là không nên đọc trong khi nó đem lại vô số giải thưởng và sự ngưỡng mộ của người đọc.

Với những tác phẩm văn học VN, đồng ý là xưa kia người ta rất nhạy cảm với vấn đề sex, nhất là ở 1 nước Phương Đông luôn quan tâm đến thuần phong mỹ tục như đất nước ta.Nhưng cho đến bây giờ em đã thấy xuất hiện những nhà văn rất mạnh dạn đi khai thác vào vấn đề này .Như những nhà văn mà em yêu thích là Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Vĩnh Tiến.Khi đọc nhưng tác phẩm của họ em dường như không thấy đến tính gợi dục trong nó, mà qua những gì rất sex trong đó nó đã mang đến cho em những suy nghĩ về thân phận con người, về những gì rất nhân văn trong đó, quan tâm hơn đến tư tưởng mà tác phẩm mang lại , hơn là tò mò về những tình huống sex

Em nghĩ sex không có gì là xấu , nó chĩ xấu khi gợi lên cho con người những dục vọng xấu xa, nó xấu khi nó được thể hiện dưới những bộ phim hạng 3 nhảm nhí, đồi truỵ, và mang đến tâm hồn con người ta những thứ bẩn thỉu và nhơ nhớp.Còn ngoài ra sex cũng bình thường, nó là thứ tất nhiên cần phải có trong cuộc sống.Nó sẽ trở nên đẹp hơn trong văn thơ trong nghệ thuật nghiêm túc, nó gần như là hơi thở của cuộc sống vậy.

Lúc trước cô giáo dạy văn của em đã nói đến những bài thơ của HỒ XUÂN HƯƠNG.Khi nói đến vần đề sex trong đó thì các bạn lại cười và 1 2 các bạn nam đỏ mặt( lớp học văn bồi dưỡng rất ít con trai).Và cô giáo đã cho rằng tụi em chưa thể nào cảm nhận được văn học và những cái hay của nó , khi đọc tác phẩm của HXH tụi em chỉ có những suy nghĩ tầm thường của những con người vô cùng tầm thường.Chính vì thế mà không có được sự cảm nhận tinh tế và đầy đủ về tác phẩm mà mình đang học, thật sự sex trong đó là cả 1 nghệ thuật , bà HXH thực sự là 1 nhà văn đã đi tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực khai thác vẻ đẹp của con người này, một vẻ đẹp không hề dung tục chút nào

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

ok!xin lỗi vì mình dùng câu tiếng anh này ha.mình rất hay dùng từ này mỗi khi đồng ý với một nhận định nào đó.và việc mình không thể phủ nhận được.mình hoàn toàn đồng ý với ý với linh và thảo.mình cũng rất xin lỗi vì trong cách viết cảu mình vẫn có những từ ngữ vỉa hè,mạng...nối chung là mình vẫn còn ngu ngơ lắm-mới 20 thui mà,chưa đến nỗi già lém T__T.

sau là mình xin nói với linh là:

-sx trên phim nó không hẳn là trần trụi,mà nó cũng ý nhị,thâm túy như sex trong văn chương.bạn thử nghĩ mà xem,khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết và một bộ film nó khác nhau như thế nào?ví dụ như bộ film "cao lương đỏ" chẳng hạn.bạn thấy nó có khác biệt không?mình thấy là có.

+khi bạn đọc tiểu thuyết,bạn thấy tác giả đã phải mất rất,rất nhiều câu,chữ,đoạn văn để miêu tả tâm lý nhân vật,không gian,thời gian phải không?

+khi bạn xem phim,bạn thấy những đoạn miêu tả không gian nó như thế nào?thời gian nó ra sao?tâm lý nhân vật nó diễn ra từ từ như thế nào không?mình nghĩ là không?

đoạn nhân vật nữ chính khi đi lấy chồng?nhìn phải anh chàng làm thuê-mà sau này là chồng cô,nó như thế nào trên phim?và nó như thế nào trong tiểu thuyết?và cả đoạn trên đường cô về nhà bố mẹ đẻ và gặp lại anh chàng đó?bạn thấy nó thế nào?

tiếp,bạn chắc cũng nghe qua bộ phim "lanyu"-"brokebach moutain" rồi phải không?bạn nhận xét tâm lý nhân vật trong phim và trong chuyện ra sao?bối cảnh diễn ra trong chuyện và trong phim?

hay "đợi chờ" của cáp kim,đoạt giả văn học mỹ."thiền của tôi" của vệ tuệ,"xin lỗi,em chỉ là con đĩ" của bảo thê."kim bình mai"...thì mình khỏi nói ai cũng biết.nó quá nổi tiếng rồi."người bán mình"-mình không nhớ tên,đây là cuốn truyện ngắn của một tác gia người tây ban nha,xuất bản ở việt nam vào những năm 40-50.mình còn giữ bản in đầu tiên của nó.tất cả những cuốn truyện-tiểu thuyết đó đều có những đoạn,chương nói chuyên về sex.về tình dục...tiện nói về sex,tình dục thì bạn có biết cuốn sách "kama sutra" của ấn độ chứ?nếu mình nhớ không nhầm thì cuốn sách đó dành hẳn một hay mấy chương nói về tình dục,cách dẫn dắt bạn tình...vậy bạn nghĩ sao khi mà nó được cả thế giới chấp nhận?dịch ra mấy thứ tiếng?và nhất là nó cũng "lõa lồ" không kín đáo cho lắm?

http://books.google.com.vn/books?id=wAAiY4...mp;cd=1#PPR9,M1

mình gửi đường link về cuốn sách kamasutra,bằng tiếng anh cho mọi người tham khảo.

linh và mọi ngừi giải thích giùm mình được không?

một lần nữa mình xin lỗi mọi người về chính kiến của mình ha.nếu thật sự có gì thất lễ mong mọi người bỏ quá cho mình.thành thật xin lỗi mọi người

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...