Jump to content
hoangliencong

Thơ TÂN HÌNH THỨC ,

Recommended Posts

1/ Thơ tân hình thức xét cho cùng cũng không có gi mới, nó có thể là một thể loại thơ tự do, có thể là một thể thơ vần điệu nhưng được ngắt dòng, hay là "vắt dòng "nói cho dễ hiểu, câu dưới còn vắt lại với câu trên để cho liền mạch những ý tuởng.

Thơ Tân hình Thức ra đời chỉ như một sáng kiến , sáng chế. chứ không phải là một sáng tạo hay phát minh gì mới mẻ, cũng như trong bệnh học có vi khuẩn , vi trùng rồi mới đến vi rút. Trong khoa học xếp bậc cũng phân ra kỹ sư, tiến sĩ , bác học, mỗi ngôn từ qui định cho một bậc cấp khác nhau , kỹ sư, bác sĩ , tiến sĩ là những học vị, họ cũng có những nghiên cứu , nhưng những nghiên cứu cũng chỉ ở nghiên cứu thực nghiệm hay nghiên cứu ứng dụng. Chỉ khi họ có những phát minh về những học thuyết, hay những lý thuyết, thì họ đã đứng ở bậc cấp khác.Vì vậy Tân hình Thức chỉ được xếp bậc là sáng kiến chứ không phải là phát minh sáng tạo gì.

Trong thơ văn cũng có thể thấy được những điều tương tự, thơ ngụ ngôn của La Fontaine là một sáng tạo, "trăng" trong thơ Hàn mặc Tử là một sáng tạo, thơ Hồ xuân Hương là một sáng tạo, Thơ Xuân Diệu là một sáng tạo mới trong cách dùng chữ, thơ Bùi giáng(1) là một thể loại mới nhất về thi pháp, cách dụng của từ và biểu cảm và đạt đến cái huyền bí của thơ ca (đạt đến huyền bí thì đồng nghĩa với không có sự bắt chước) v.v, và không thể chối cãi đó là những sáng tạo ghi lại dấu ấn cho mỗi thời kỳ văn học.Như vậy có thể nói rằng mỗi thời kỳ có một hay vài thể thơ đặc trưng riêng, nhưng bút pháp của cá nhân thì ghi lại dấu ấn cho từng thời kỳ đó.

Thơ từ vần điệu phát triển thành thơ không vần , hay thơ tự do; hay Tân hình Thức mới chỉ dừng lại ở mức độ sáng chế, nó còn mãi loay hoay và không thoát ra khỏi chính nó , dường như nó chưa tạo ra được một khác biệt rõ rệt đáng kể nào.

 

2/ Đa số người đồng tình trong một quan điểm chung : sáng tạo dường như có "bàn tay" của vô thức. Nhưng tư tưởng trong những tác phẩm nghệ thuật đó thì từ đâu ra, có phải nó cũng lấy đồng thời từ trong vô thức? .nếu nó không lấy đồng thời cùng với câu chữ, thì nó phải được chế tác vào lúc nào,

Chỗ này theo Tolstoi là sự trải nghiệm ( vào cái thời của ông, ông chỉ nói sự việc này trong một phạm vi nhỏ, nhưng bây giờ người ta tán tụng quá, rồi so ra cái gì cũng đúng hết ) , phải có sự trải nghiệm ( trải nghiệm về đời sống, tôn giáo tín nguỡng, tư tưởng v.v, kể cả sự tưởng tượng) rồi tích luỹ trong đời để làm cái vốn ( nôm na là vậy, giống như cho vào bộ nhớ) , rồi sau đó khi sáng tác từ trong vô thức tự động nó tuôn ra cùng một lần (bao gồm hình thức và nội dung cho một tác phẩm),có thể nói Đạo kết hợp hai thứ kết hợp khác tức cái vô (không) hoà với cái có(hữu) để tạo thành(2). Vậy đó , chứ không thể khác được, không thể nào lại viết tư tưởng, nội dung của tác phẩm trước rồi sau đó mới gắn câu chữ vào, thì sao rằng gọi là vô thức được. Tuy nhiên các lập luận của tui cũng không có gì chắc chắn, , nhưng đó là câu hỏi của muôn đời vậy.

Nếu việc " tư tưởng" của tác phẩm nghệ thuật không được chế biến cùng một lần từ trong vô thức , thì nó phải được chế biến riêng ,-nhưng thơ mà chỉ chế biến riêng chỉ chuyên chú tâm vào việc nghiên cứu tư tưởng quan điểm thôi , thì đây chính là cái chết khó tránh khỏi của những loại thơ dễ dãi nặng về phần triết lý dài dòng và xa rời nghệ thuật. Giữa một tác phẩm nghệ thuật và một bài diễn văn có một ranh giói rõ rệt.

Thơ tự do, hay mệnh danh chung là thơ hiện đại nếu chỉ sính nói về tư tưởng về xã hội thì xem ra rất cải lương. Luận về tư tưởng thì thơ hiện đại chưa có hoặc có được ai bằng Hồ xuân Hương, bằng Tú Xương, bằng Nguyễn Du. Nếu đã thua về tư tưởng , lại thua cả nét nghệ thuật, thì trách sao được, sự xa lánh của công chúng .

 

3/ Hiểu thế nào về sự giản dị trong văn chương,

-ngôn ngữ đời thường mà đặt vào trong văn thơ để cho dễ hiểu thì cũng cần phải xem xét lại.

thí dụ câu thơ này của Hàn mặc Tử:

"Sao anh không về chơi thôn vĩ " trong bài Đây thôn Vĩ Dạ , có thể nào viết lại theo một câu nói thông thường được chăng, chẳng lẽ viết , sao anh không về thôn vĩ chơi, rõ ràng ý nghĩa trong câu thơ trên rất đời thường, nhưng ta không thể dùng ngôn ngữ đời thường để diễn tả cái cảm xúc đó được.

một đàng rất duyên dáng, cảm xúc , như mời mọc , như có một chút thầm trách nữa, một đàng chỉ biểu hiện như một cách nhắc nhở lấy lệ thôi.

Sao anh không vào chơi Sài Gòn, sao anh không ra chơi Hà Nội v.v. ý thì rất đời thường, nhưng những cách viết đó không còn là câu nói đòi thường nữa.

Thi dụ thêm một đoạn thơ nữa sau đây:

Em sẽ khóc khi nhìn trong khoé mắt

Thấy một mình người đi lại lang thang

Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt

Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn.

(Thơ Bùi Giáng)

trong đó câu "còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt " mang một nghĩa rất đời thường, ở đây ta không bàn gì tới cách thức nói lái mà ông thường dùng, nhưng chỉ nói về cái ý đời thường ở đây thôi ."Nhớ", cái ân tình sâu sắc gắn liền với cỏ, mà cỏ nhặt thì có thể giống như lượm cỏ, nhặt cỏ , làm cỏ.., như lật lại những tờ phong thư ngày cũ ; viết làm sao được bằng ngôn ngữ đời thường, chẳng lẻ viết là:" mỗi lần nhặt cỏ em lại thấy một người đi lại lang thang một mình ,in trong mắt và em sẽ khóc", thật khó quá.

về chơi thôn vĩ, hay ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt, không đơn giản là những tu từ, nhân cách hoá, mà chính là cái rất riêng của mỗi nhà thơ, mà ngôn ngữ đời thường có phát triển và phong phú hay không là nhờ những sáng tạo đó.

Do vậy dẫu là văn chương bình dân thì cũng phải có cái bình dân nghệ thuật, Nguyễn ngọc Tư (với Cánh Đồng bất tận) dùng ngôn ngữ bình dân, nhưng cũng đã nâng lên tầm nghệ thuật,( lấn sang một chút -truyện cũng khá hay nhưng đoạn kết không có độ mở, tác giả đã áp đặt cái nghĩ của mình hơn là để tự do cho nhân vật) .

thơ Nguyễn Bính là một loại thơ sử dụng ngôn ngữ bình dân tiêu biểu.

 

4/ Nếu nói thơ được định nghĩa dựa vào những luật tắc, cú pháp, tính âm nhạc và nhịp điệu thì hoàn toàn chưa đủ, vì điều này không mang tính đại đồng, vì lẻ khi chuyển ngữ một tác phẩm khó có thể nào chuyển dịch vần , điệu cho tròn vẹn, ngay cả cú pháp cũng không làm một cách hoàn hảo được. Nhưng người ta vẫn có thể nhận ra từ những tác phẩm hay đều toát ra một điểm gì chung nhất mà người ngưỡng mộ nó có thể cảm nhận được là nó hay (không bị giới hạn bởi lãnh thổ), và như vậy muốn định nghĩa thơ tất phải nghiên cứu phạm trù này, cái gì đã làm nên cái hay đó mà nó không phải đơn thuần chỉ là cảm xúc của câu chuyện.

Thi dụ một câu thơ này" Một mai ở bên khe nước ngọc"của Hàn mặc Tử. người ta có thể dịch nước ngọc ra nghĩa đen của nó, nhưng cho đến lúc nào họ hiểu được chữ ngọc lại mang hàm ý của sự huyền bí, thì lúc đó câu thơ không còn nằm trong một cảm xúc thông thường, mà phải định ra như một cách sáng tạo hay nhất của ngôn ngữ trong thể cách nào đó mà người ta cảm nhận, thì đó là một trong những phạm trù mà ta đang xét đến. Cái súc hàm của một câu nói nó nằm ở đây, cái biểu hiện sức mạnh ngôn từ nó nằm ở đây, mà mỗi loại ngôn ngữ của mỗi quốc gia đều có.Cái hay bản sắc của từng ngôn ngữ là điểm giao thoa giao thích hợp giữa các nền văn học, nước này sẽ được thưởng thức cái hay bản sắc của nước khác và ngược lại.

Khi đạt đến một sự trải nghiệm như chính tác phẩm đã trải nghiệm , thì chính người dịch thuật mới có thể chuyển tải được hết cái tư tưởng hàm súc như đã bàn ở trên . có như vậy thì thơ mới mang một ý nghĩa đại đồng và phổ cập.

Cho nên thơ dù lấy phương tiện là những câu nói đời thường, thì cái đời thường đó cũng phải nâng lên được tầm ảnh hưởng, và biến câu chữ thành sức mạnh truyền đạt tư tưởng, không thể nào phổ cập mà quên đi khả năng phổ biến của nó, phải làm sống dậy từ những ngôn ngữ bình dị, bình dân.

Và tuyệt nhiên không thể bê nguyên ngôn ngữ đời thường gắn vào thơ để nhằm mục đích tạo sự dễ hiểu, gần gủi với người đọc, đó là một sai lầm, vì điều này sẽ làm nghèo ngôn ngữ ,làm mất đi tính hiện đại của nó, và làm cho người đọc xa lánh hơn, và vì người thưởng thức luôn luôn đòi hỏi nghệ thuật ngày càng cao hơn.

Và ta còn biết thêm điều này, trong âm nhạc có nhạc cổ điển , thì loại nhạc này được coi là thứ nhạc bác học, mà từ đó người ta phát triển ra các loại nhạc hiện đại ngày nay.Và ta cũng chưa bao giờ thấy ai mặt một bộ đồ thiết kế thời trang để đi trên đường phố, nhưng nó là những kiểu trang phục "bác học" như một kiểu in vitro trong phòng thí nghiệm, để cho ra những bộ đồ ta mặc thường ngày.Và trong thi ca cũng không đi ngoài những qui luật trên, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được cách điệu và khám phá từng ngày và chính nó đã làm giàu nhiều hơn cho ngôn ngữ đời thường.

 

5/ Cái được của thơ Tân hình Thức:

Tôi giói thiêu hai câu thơ Tân hình Thức dưới đây:

chim bay trên trời mỏi

cánh.

ôi, cánh lửng lơ

buồn.

rõ ràng nó hay hơn hai câu dưới này

chim bay trên trời mỏi cánh

ôi , cánh lửng lơ buồn.

Hay một đoạn thơ này:

Mỗi ngày tôi uống ba ly

cà phê, một ly cho người tình

xa, một ly cho người tình

lạ và một còn với một

riêng ta.

Chữ xa và chữ lạ , chữ riêng ta ở trên sẽ được đọc như một nhịp lơi thì câu thơ trên sẽ diễn tả được một tâm trạng rất hay.

Do vì cách ngắt câu" không thành luật" của thơ Tân hình Thức nên đã tạo ra cái tiết nhip hay cái phách cần thiết để biểu đạt nội dung một cách sâu sắc lắng đọng hơn.Nhưng bao nhiêu đó thôi thì chưa có gì gọi là một cuộc cách tân của thơ. Nếu thơ Tân hình thức hay một thể loại tự do có sức tồn tại thì cũng phải biết đợi và tìm kiếm may ra mới có văn nhân xuất thế để làm nên chuyện và ghi dấu ấn cho thể loại này,

Trong âm nhạc cũng vậy , Nhạc sinh ra từ khi có lỗ tai của con người, có thể là hồ đồ nhưng sự thực là vậy, sau đó mới có những nghiên cứu và hình thành nên các nhịp điệu, thí dụ điệu valse, là điệu nhạc phát triển từ điệu múa của con công chẳng hạn, nhưng điệu valse cũng chỉ là những sáng tạo theo lý tính, muốn nó trở thành bất tử thì phải tạo ra những tác phẩm của valse.

 

Tóm lại

Tân hình Thức là một nước cờ mới mở ra trong một bàn cờ đã bế tắc nước đi.

Tin tưởng, chờ đợi, và hy vọng.

 

 

HLC.

–––––––––––––~~~~~~~~–––––––––––

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...