Jump to content
Thợ Làm Vườn

Cánh đồng tuổi nhỏ

  

14 bình chọn

  1. 1. Bạn đánh giá bài thơ này ở mức độ?

    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_1.gif[/img]
      1
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_2.gif[/img]
      2
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_3.gif[/img]
      4
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_4.gif[/img]
      3
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_5.gif[/img]
      4


Recommended Posts

Cánh đồng tuổi nhỏ

Mã số bình chọn: T509

 

Cần chuẩn bị cho cuộc chia tay ban mai

Khi cánh đồng còn mơ ngủ

 

Ta đã sống nhiều rồi cánh đồng tuổi nhỏ

Mùi lúa mùi khoai và mùi cỏ

Mùi dậy thì của gió tháng giêng.

Còn đọng lại nơi ta như thạch nhũ

của giọng trầm; của đau khổ ngây ngô

của con dế khóc hờ

mục đồng tệ bạc, đốt tím khói chiều.

Cô Tấm không yêu

Cũng về làm vợ

Ngủ một giấc dài chỉ nhưng nhức cỏ may khô

 

Ta đã sống nhiều rồi cánh đồng tuổi nhỏ

Mẹ đặt ta ngồi

Bậc thềm bậc cửa. Nằm sấp nằm ngửa

Tơi tả cày bừa.

Cha thì nhăn mặt; Mẹ hát ầu ơ

Trời run ngọn lúa; Nước tái tê lùa

Mà mây còn trắng

Nằm như bây giờ nắng trổ hết mùa thu

Ngày ta gặt hái, trăng mờ. Chênh chếch đầu núi

Lưỡi liềm gặt đau í ới

Gặt cả trăng rồi

Mùa sau gieo lại

Ta mãi chờ có lẽ đã mòn đêm.

 

Cành tre vẫn mềm

Ta thì thơ bé

Cánh đồng ướm đầy chân lạ chân quen

Hùa nhau mà chạy: Ra đầu sông nước chảy; Ra đầu biển cát bay

Em cõng ta thả trôi thuyền giấy

Vi vu tiếng cười

Hoa cải rực tươi

Ta sinh mùa đói

Em cõng ta về xin một nắm sao rơi

Rau răm ở lại

Lời đắng cay nào đẩy ta đến cùng em?

Mở mắt thì nhìn: Nhìn sâu ngực buốt

Em nuôi ta lớn

Rồi vào cấm cung

Thành quách cửa đóng

Còn một mình, ta buốt cả mùa đông

Tiên nữ tắm sông…Tim ta mắc cạn

Em hãy về xin một vạt mưa xuôi.

 

Ta đã sống nhiều rồi cánh đồng tuổi nhỏ

Có về được nữa ?

Khi lấm bụi rồi

Và khi gây xước

Khi một mình đã bước vội ra đi?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

có các câu thơ trong bài thật gây cảm giác, toi thích những câu ở "gu" mình, như:

Mùi dậy thì của gió tháng giêng.

hay:

Em hãy về xin một vạt mưa xuôi.

V.V...

tuy nhiên phải nói thêm rằng sự kết hợp giữa các ngữ nghĩa của bài còn chưa sướng lắm, có những câu hơi cũ, sáo một chút như:

Lời đắng cay nào đẩy ta đến cùng em?

Tiên nữ tắm sông…Tim ta mắc cạn

V.V...

sinh khí của bài thơ vẫn được tồn tại, tồn tại như cánh đồng tồn tại trong kí ức của tác giả, nhưng "độ hoành tráng" khi xử lí một cái tứ không mới là chưa đạt. Và tôi có cảm giác những đề tài như thế này chưa phải là mặt mạnh của tác giả; có thể cùng một tác giả ở những đề tài có hơi thở đương đại thì mức đạt đến cái gọi là"cho ra một bài thơ" thì khong phải nhỏ chút nào. Cảm ơn tác giả và... nhiều chờ đợi đấy!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

toi thay hoantrongnguyen rat tinh te khi phat hien ra nhung cau hoi cu cua bai tho nay. Nhung co the do la mot co y cua tac gia? khi ma, su gieu nhai tam hon minh cung la mot cay dang?

bai tho nay gan giong voi cau chuyen ve mot con nguoi than phan. ho khong co mot vuong quoc tinh than rieng, cu bam chat lay ki uc de sinh song.

trong chieu sau van hoa, nhung cuoc tha huong va phieu bat, bao gio cung giup cho nguoi ta nhin ro ve ban than hon.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

ĂN NĂN CỦA NGƯỜI LÀM THƠ, KẺ BÌNH THƠ

Kẻ tự đục rỗng tâm hồn mình để làm những câu thơ chắp vá, kẻ ngơ ngác trước từng câu chữ, kẻ thoái hóa cảm xúc- ghi lại cảm xúc như một lời kê khai lí lịch... Thơ đấy ư?. Tôi cảm thấy buồn và có chút ăn năn vì đã trót lướt qua một vài bài thơ trên cuộc thi thơ này.

Những cuộc thi thơ ở ta bây giờ ít có thủ lĩnh- một thủ lĩnh tinh thần thực sự, như Xuân Diệu, Chế Lan Viên ngày trước. Những người đủ tầm và đủ bản lĩnh để chấp nhận "bọn trẻ lớn lên sẽ chôn chúng mình".

Chấm thơ- điều đó cũng ngớ ngẩn như cách vắt những giọt nước trong bàn tay mình. Vấn đề là, trước mõi bài thơ, tôi- với tư cách là một người đọc, sẽ nhận ra tôi đã sống trong văn bản đó như thế nào.

Tôi thấy những lời bình thơ trong này phần nhiều cảm tính- như thực trạng phê bình văn học của chúng ta bây giờ. Một thứ phê bình hàng xén, thiếu lí thuyết, chỉ thích cái ấn tượng. Tôi đã trong đợi rất nhiều, và cũng đã có ý định viết bài bộc lộ quan điểm của mình. Rõ ràng, nếu số đông là quyết định, sẽ đưa đến cái lí do: thơ hay, thì, sự thật, tôi rất lo ngại và thiếu tin tưởng. Tôi sợ hãi cái gọi là số đông trong nghệ thuật, một thời chúng ta- nền văn chương của chúng ta, đã bị bầm dập bởi giấc mơ đại tự sự rồi. Một số đông mê sảng thì biết lấy ai, dù nhỏ bé, đánh vào những cối xay gió đây? Hay, chúng ta chấp nhận sương mù trước mặt?

Tôi không biết thế nào là một bài thơ hay và được bình chọn trên cuộc thi này? Là số đông?

Tôi nhớ, hình như, người ta đã ghét bỏ Kafka, bêu rếu Brecht, lạnh lùng với Faulkner... Người ta cũng thờ ơ với Hàn Mặc Tử, quá lâu, cách li Trần Dần, Lê Đạt, quá mạnh... Rồi thì người ta chạy theo họ, vùi vào họ, "khoan cắt bê tông" mà họ làm ra, rồi chỉ, may mắn lắm mới tạo nên những nghĩa địa ngôn từ.

Từ bao lâu nay, chẳng ai định nghĩa và giải nghĩa được thơ là gì, công việc làm thơ, nói như Thanh Thảo "mãi mãi là bí mật". Ai tinh thông và may mắn mới cảm nhận được đôi chút bí mật ấy. Mà như vậy, ít nhất, trong tâm hồn mình, phải có đôi lần ăn năn, ăn năn tất cả.

Một diễn đàn, dù là số đông, cần phải có thủ lĩnh. Cũng, dù kẻ ấy có bị đem ra hành quyết bởi ánh sáng của mình đã che mờ đi đôi mắt quầng thâm của thiên hạ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

"cánh đồng tuổi nhỏ", "hương rạ" là 2 bài thơ về đề tài kí ức về một miền quê máu thịt, tôi thật tích thú khi đọc các bài này. Bỏi lẽ thật giản đơn: "hợp gu". Tuy nhiên tôi lấy làm tiếc một chút xíu thôi về bài "cánh đồng tuổi nhỏ", lối xử lí hơi hơi sa vào kể lể. Đừng sợ người đọc không hiểu, cần cắt một vài ý, vài từ đang lấp đầy khoảng trống của cái thơ ca cần thiết. Chúc mừng tác giả đã có một bài thơ như "cánh đồng tuổi nhỏ"

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Khách
This topic is now closed to further replies.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...