Jump to content
coyote

Luận Thuyết Về Số Hóa Văn Học Mạng

Recommended Posts

Luận Thuyết Về Số Hóa Văn Học Mạng
Tác giả: Võ Đăng Trọng Nghĩa.
Hội Văn Học Online 
Nguồn:www.VipTruyen.Vn




Đối với vấn đề thực tiễn, ta phải nhận thức rằng, mọi vấn đề của đời sống đều hướng theo chiều phát triển nhưng không phải mọi cái đi lên đều là đúng đắn. Sự thực của khoa học khẳng định rằng, trong quá trình phát triển của vật chất, mọi cá thể chỉ tiến hóa để phù hợp với sinh tồn, chứ không phải tiến hóa là để phát triển.


Đi vào thực tế phát triển của văn học, ta phải thừa nhận rằng, ý thức mới là chủ đạo của văn học. Có nghĩa là, các quá trình tiến hóa trong thuyết sinh tồn sẽ không phù hợp văn học. Bởi vì văn học là do con người tạo nên, mọi yếu tố liên quan tới con người thì không những đụng chạm tới sinh tồn mà còn liên quan tới ý thức và nhận thức.


Khi đem văn học mạng ra so với văn học truyền thống, ta có thể thấy rằng, điểm khác biệt cơ bản trong của hai định hình văn học này, chính là phát triển.


Tại sao phải nói vây? Tại vì bản chất của mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ liên quan tới quan niệm, quan điểm, hay một quy định đã tồn tại, mà nó còn phải phù hợp với từng thời kỳ.


Ta không thể lấy một đem một cái quy định từ thời xa xưa để áp dụng cho một thời đại mới. Ta sẽ có cảm tưởng gì trong khi một tác phẩm được công khai trên mạng với giá rẻ tiện nghi thì không dùng, mà lại phải chạy đôn đáo tìm một cuốn sách cũng có chứa với nội dung như thế và mắc hơn nhiều.


Trong một thời đại khoa học – công nghệ đang bùng nổ, tại một nơi mà tác phẩm ta dễ dàng công bố với mọi người thì cần bắt buộc điều chỉnh các yếu tố đề phù hợp theo tính khách quan, nói gọn là phù hợp với thời đại đó. Có nghĩa là, văn học truyền thống khó có thể đương đầu với một thời đại khoa học đang phát triển khủng khiếp, cho dù bây giờ, nó vẫn đang còn chiếm cái chủ đạo trong vấn đề “chất lượng của tác phẩm” thì rồi cũng có ngày nó sẽ bị thời đại dẹp bỏ. Bởi lúc đó, nó sẽ không ngăn được thời đại, các quan niệm, quan điểm, quy định ấy sẽ bị người ta gọi là xiềng xích.


Cho nên, chúng ta cần phải có một cái nhìn khách quan, nhìn khái quát, đặc biệt là nhìn xa trông rộng: “hoặc là tiên phong bây giờ, hoặc là để kẻ khác tiên phong.”


Nói tóm lại, không bây giờ, thì cũng sau này, ta bắt buộc phải chấp nhận “văn học mạng”.


Nhưng để bước vào cuộc chơi của văn học mạng, thì ta bắt buộc phải chấp nhận các vấn đề xoay quanh của văn học mạng.


Vậy các vấn đề đó là gì?


Thực tế phát triển của những nền văn học mạng nước ngoài, cho ta biết được rằng, điểm cốt lõi của văn học mạng không phải chất lượng, không phải thời gian, không phải nghị lực viết, cũng chẳng phải trình độ viết.


Văn học mạng là số hóa mọi giá trị văn học. Mà để đong lường, đo đếm việc số hóa đó, ta phải dùng tới thước đó cơ bản của vật chất: “Đó là tiền.”


Luận điểm của “tiền” trong văn học là như sau.


1) Giá trị duy trì cuộc sống hiện thực:


- Trong khi anh viết, anh không thể nào cặm cuội để hoàn thành một bộ truyện. Không nói tới vấn đề anh có bị stress hay không. Tôi muốn nói rằng, quá trình tồn tại và áp lực cuộc sống sẽ không thể nào khiến người viết chú tâm vào mỗi việc viết truyện. Mà để duy trì được đam mê văn học, một là người viết phải kiếm đủ một nguồn vật chất (tiền) để sau này viết, hai là bản thân sinh ra đã có điều kiện viết, ba là dành một chút thời gian để viết. 


Ở trường hợp 1, số người có nghị lực tập trung tìm tiền rồi sau này viết là có nhưng rất ít, thông thường, về sâu về xa hoặc về già, họ sẽ nghiên về lối viết hiện thực, nghiêng về lối viết truyền thống, hoặc họ sẽ mãi chạy theo hiện cuộc sống rồi quên lãng việc viết văn, chứ không thể nào theo nền văn học mạng. 


Ở trường hợp 2, thông thường, người sinh ra đã có điều kiện sống là vô số nhiều, nhưng những người dùng cái có sẵn để duy trì việc viết văn là vô cùng hiếm. Thứ nhất, gia đình và xã hội sẽ không cho phép. Thứ hai, chính bản thân họ sẽ tìm cái đam mê khác, chứ khó bao giờ hướng tới đam mê nho nhã, trầm lặng của việc viết văn.


Cuối cùng chỉ còn lại, trường hợp thứ 3. Phải nói rằng, đây là trường hợp mà người viết văn học đông nhất. Đơn giả là loại người thế này rất đông. Vấn đề là, người ở trường hợp thứ 3, người viết sẽ dễ dàng trở lại trường hợp thứ nhất.


Phải nói là, niềm đam mê văn học và khát khao thể cảm xúc của mình thông qua con chữ là một điều đáng quý. Thế nhưng, đâu phải ai cũng có thể thành công, hiện thực cuộc sống không cho phép họ làm như thế.


Tóm lại, nếu có động lực vật chất để duy trì thì sẽ có tới 50% người viết văn trở thành nhà văn, nếu không thì sẽ chưa tới 1%.


Đừng ngụy biện bởi các yếu tố khác. Tôi nói rằng, tất cả đều là ngụy biện. Anh lấy mọi lý do ra để nói, nào là không đủ tư liệu, nào là quá bận, nào là truyện dỡ nên không ai đọc,…, đặc biệt anh cho rằng, văn học không được quan trọng hóa chữ tiền.


Tất cả chỉ là sĩ diện. Đồng tiền vẫn luôn đi trước mọi thời đại. Có tiền, anh sẽ có ăn, có uống, có nơi cư ngụ và hiển nhiên anh sẽ có thời gian, yên tâm trong việc tìm kiếm tư liệu và viết văn.


Trở lại quan điểm duy trì tồn tại. Tại sao văn học mạng lại có thể mang lại vật chất, duy trì động lực cho người viết? 


Bởi vì, văn học mạng là số hóa.


Chỉ cần anh đưa cái anh vừa viết lên trên mạng, thì anh sẽ có khả năng thu phí. Nghĩa là anh có thể lấy lại ngay lập tức nguồn kinh phí mà anh đã bỏ ra để viết được một phần tác phẩm đó. Có thể nói, đây chính là vòng tròn tài chính. Nó có thể giúp anh vừa tồn tại và vừa có thể viết văn. So với yếu tố văn học truyền thống, anh viết ngày viết đêm, tiêu tốn một nguồn vật chất vô cùng lớn, thế nhưng, anh có chắc chắn được rằng, tác phẩm anh được người ta mua, xuất bản, hay trả tiền. 


Không những như thế, ở văn học mạng, anh có thể biết được, tại sao tác phẩm của mình không hay, không thể tồn tại. Nếu anh là một người mới viết, anh có điều kiện thì anh có thể duy trì việc viết dở để hoàn thiện tay nghề. Còn nếu anh viết tốt, văn học mạng sẽ giúp anh hiểu được anh cần phải thay đổi, anh cần phải vứt bỏ để làm cái mới, làm cái xứng đáng hơn.


Văn học truyền thống không thể giúp những người nghèo, người chưa có điều kiện viết văn. Có nghĩa là đối với văn học truyền thống, anh kiên trì thì có thể viết, còn không, sống chết mặc anh.

2) Giá trị đo đếm.


Đối với một tác phẩm, các số liệu thống kê về mức giá trị mà ta nhận được sẽ cho ta biết giá trị hiện tại của tác phẩm ta như thế nào.


Ta viết ra 1 chương truyện, khi điểm số tiền của ta tăng lên, ta sẽ biết người ta có yêu thích truyện của ta không.


Ta phải hiểu rõ, một tác phẩm đang công bố miễn phí trên mạng, ta chẳng thế nào biết được giá trị của nó. Bởi có số liệu về về lượt xem, lượt comment, chẳng nói lên điều gì cả. Lượt view, có thể là do chính bản thân, có thể là do khách lướt qua, hay là phần mềm của một webmaster, đặc biệt nó thường là bot của các công cụ tìm kiếm (điển hình là google). Còn comment, nó cũng chưa chắc nói lên điều gì cả, đó có thể là tán nhảm, có thể là do tranh luận, hay là việc làm quen của các tác giả: “Tôi bình truyện của cậu thì cậu cũng phải có chút ý thức mà bình truyện của tôi.”


Thực ra, hai yếu tố trên không phải nói đến việc lượt like và coment không thể hiện được gì. Chúng ta phải hiểu rằng, những yếu tố dạng này không thể nào thể hiện rõ ràng giá trị của một tác phẩm.


Giá trị của tác phẩm hơn nhau ở chỗ, anh đã lấy được bao nhiêu tiền từ tác phẩm đó, anh hơn họ bao nhiêu. Cái hơn, cái vượt bậc là ở chỗ đấy, chứ lượt comment, nó chẳng thể hiện được điều gì cả. 


Giả sử như có hai người viết một tác phẩm, anh không thể nói rằng, tác phẩm của anh hay hơn vì nó được nhiều người xem, nhiều người bình luận. Điều này thật sự vô cùng ảo. 


Mọi thứ chỉ có thể là tiền, giá trị của tác phẩm tôi hơn anh là chỗ nó kiếm được nhiều tiền hơn, nó khiến độc giả phải bỏ ra cái giá nhiều hơn để đọc. 


3) Giá trị tức thời tại một thời điểm hoàn thành.


Trong khi ta viết, ta phải bỏ ra một lượng vật chất tiêu tốn, duy trì ta tồn tại trong quá trình viết, tìm kiếm tư liệu, tóm lại là lúc bắt đầu viết cho đến khi hoàn thành tác phẩm.(A)


Ta muốn viết văn học, ta phải bỏ ra một lượng chất xám nhất định. (B)


Muốn viết một tác phẩm, ta không thể không chấp nhận những stress trong quá trình viết, hoặc những bệnh tật phát sinh. ©


Các yếu tố bảo hiểm khác, ví dụ phí tổn tuổi thanh xuân, hay bảo hiểm tuổi thọ (D)


Khi một tác phẩm đại công cáo thành thì ta sẽ nhận được một giá trị là E. 


Lấy E – (A+B+C+D) = Giá trị tức thời của một tác phẩm tại một thời điểm đã hoàn thành (t).



4) Giá trị của đấu tranh văn học.


Khi anh tiến hành việc thu phí, nghĩa là anh đang đi vào con đường cạnh tranh kinh tế. Tuy vào thời kỳ đầu, mức độ này cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng về sâu về xa, anh phải thừa nhận: “Đã đến lúc không phải ngồi đó để giao du, khen khách sáo với tác giả khác. Lúc này, anh cũng đã trở thành một người biên tập, phê bình thực thụ. Anh phải học hỏi họ và nếu có thể, anh phải tìm ra cái dở của họ và dìm tác phẩm của họ xuống.”


Vì sao để nói như vậy? Bởi vì…


Anh viết truyện để cho độc giả đọc. Nhưng đâu phải độc giả nào cũng có thời gian, cũng có nhiều tiền bạc. Anh cần độc giả đọc truyện của mình nhưng đâu phải độc giả nào cũng sẽ chịu vứt bỏ truyện đang đọc. Vì lẽ đó, anh phải chỉ trích cái dở của tác phẩm kia ra.


Thực chất, đây là một vấn đề tâm tính và thủ đoạn của con người. Thế nhưng, khi tới một giới hạn phát triển nào đó thì nó sẽ xảy ra. Đến lúc này, người A phê bình người B, người B sẽ tìm cách phê bình người A. Phê qua phê lại, tất cả sẽ đi vào cửa ngõ của Phê. 


Còn một khía cạnh quan trọng nữa. Đó chính là độc giả. Tại một nơi, người ta phải bỏ một cái giá ra để đọc, tại một nơi văn học phải thỏa mãn được sự yêu cầu của độc giả, thì ở đó tác giả còn phải nhận nhiều áp lực hơn nữa.


Đến lúc này, người viết không thể nào nói rằng, tôi viết là kệ tôi, tôi viết là để tôi khát khao. Ở đây, tất cả người viết phải chấp nhận yếu tố “khách hàng là thượng đế”. Tất nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng là thượng đế, bởi vì văn học là phục vụ cho cộng đồng, chứ không phải dừng ở vài cá thể. Nhưng ta sẽ dễ chấp nhận được rằng:


“Thu một đồng tiền rồi bị ăn chửi sẽ dễ dàng chấp nhận hơn việc không lấy được cái gì mà vẫn bị chửi.”


Tóm lại, một môi trường văn học mạng đích thực là môi trường văn học đấu tranh. Ở đó, tất cả tác giả và độc giả phải chiến đấu với nhau. Dù ở thời điểm văn học mạng phát triển chưa xuất hiện việc này, nhưng về sâu về xa, đấu tranh là việc tất yếu.


Chỉ có đấu tranh mới cho ta thấy được sự phát triển. Một quá trình sinh tồn luôn phải có đấu tranh, tác giả muốn sinh tồn thì hoặc bỏ qua để tiếp tục, hoặc là đánh bại kẻ khác bằng đầu óc của chính mình.


5) Giá trị được độc giả quan tâm.


Khi nhận được một lời khen, thử hỏi ai không vui. Nhưng thử hỏi, đó là những lời khen cho vui, hay lời khen sáo rỗng?


Bạn nghĩ rằng, họ khen truyện của bạn tốt thì họ đã đọc tác phẩm của bạn. Chưa chắc, vì đây hoàn toàn có thể là sự ủng hộ cho có, phong trào cho vui. Bởi một người biết bạn, tình cờ đối thoại, chẳng lẽ lại nói rằng, tôi chưa đọc truyện của bạn.


Thật sự mà nói, chỉ có tác phẩm tiến hành thu phí mới biết được chính xác số lượng độc giả quan tâm truyện của mình. Bởi chẳng lẽ, họ bỏ tiền ra mà lại không đọc truyện của bạn.


Nếu bạn nghĩ độc giả nghèo, không đủ sức để trả tiền cho việc đọc truyện thì bạn hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể hạ mức giá xuống 300 đồng/ 1 chương chẳng hạn. Tôi nghĩ độc giả nghèo trả 30.000 để đọc 100 chương truyện của bạn là đủ sức và vô cùng xứng đáng.


Chỉ bạn mới cho rằng, tác phẩm của mình lại không đáng giá một xu. Bạn không muốn thu phí là vì bạn không đủ tự tin, có thể là bạn không cần phải làm điều đó, hoặc bạn đang sĩ diện ảo.


Đặc biệt, văn học mạng mang nhiều hình thức phong phú. Ở môi trường đó, nó sẽ cho phép độc giả tặng đề cử, tặng hoa, tặng phiếu tháng…bạn có thể từ đó mà thu lấy những phần thưởng từ những người có điều kiện.


Bạn thử nghĩ, bạn nhận được phần thưởng vật chất thì bạn sẽ vui hơn, hay là nhận được lời khen thì sẽ vui hơn.



6) Giá trị của vinh danh:


Ở văn học truyền thống, một tác phẩm vượt thời đại, một tác giả lớn sẽ luôn nhận được những phần thưởng vinh danh. Nhưng để có những danh hiệu này, không phải ai cũng có thể nhận được, có người qua đời hàng thập kỷ, rồi mới nhận được sự vinh danh.


Còn đối với việc vinh danh, đây là thật sự là khía cạnh vô cùng lớn lao và huyền bí. Tôi không nói rằng, đa số người thành danh đều có sự bí ẩn. Tôi chỉ muốn thể hiện quan điểm: “Việc vinh danh khó có thể dành cho người viết trẻ như chúng ta”.


Vậy văn học mạng có vinh danh hay không. 


Có đấy!


Việc vinh danh của văn học mạng tuy khác hoàn toàn với văn học truyền thống, nhưng bản chất cơ bàn thì có chút tương tự. Có đôi khi nó sẽ rõ ràng hơn.


Ví dụ như tại diễn đàn VipTruyen.Vn, người ta sẽ vinh danh theo cấp bậc: “Tác giả, Tác giả 1 sao, …, Tác giả 3 sao, Tác gia, Đại tác gia…” 


Đừng bao giờ nghĩ những cấp bậc này chỉ là tượng trưng, bởi vì nó chính là sự trưởng thành của bạn. Một môi trường văn học mạng chưa chắc đã đủ tầm cỡ để xác nhận bạn là tác gia, thế nhưng, nếu muốn văn học mạng phát triển thì không ai có thể cho bạn nhận được cấp bậc cao khi chưa đạt trình độ nhất định.


Phải nói thêm rằng, các cấp bậc vinh danh không chỉ dựa theo sự nhìn nhận của người thẩm định, người chủ quản, mà thực chất, các cấp bậc văn học mạng phải được xác định theo sự bầu chọn của tác giả. Nghĩa là, bạn đạt tới một cấp bậc nào đó, thì bạn đã được nhiều người biết đến. 


Trong văn học mạng và truyền thống, khi bạn được vinh danh thì sẽ được nhiều người biết đến, đây là điều hoàn toàn giống nhau. Khác nhau ở điểm, ở văn học truyền thống, bạn được đánh đồng với những nhà văn truyền thống, được nhà nước công nhận.


Nhưng đừng quan tâm điều đó nữa. Bởi thời đại văn học mạng đang bùng nổ. Chính văn học mạng sẽ giúp người viết có được nhiều người quan tâm, khiến tác phẩm nhanh chóng được cộng đồng đón nhận. Nghĩa là, khi bạn có tác phẩm xuất sắc, không ai có thể ngăn cản việc bạn được nhà nước vinh danh.


Đặc biệt một điều là, việc tác phẩm của bạn tiến hành thu phí, chẳng ảnh hưởng tới việc bạn được nhà xuất bản để ý tới. Bạn có thể tiến hành thu phí và xuất bản, nếu tác phẩm của bạn thật sự vượt trội.



Tổng kết:

Văn học mạng là một việc phát triển tất yếu. Ở đó sẽ không còn các xiềng xích, đặc biệt là phá vỡ đi xiềng xích tồn tại trong văn học.


Phải nói lại rằng, chưa có một nền văn học mạng nào xuất hiện tại Việt Nam, bởi vì văn học phải là số hóa. Các hình thức tồn tại khác, nếu như không có sự hài hòa giữa độc giả và tác giả thì đều được coi là văn học truyền thống, chứ không phải là văn học mạng.


Các bạn viết cho ai, viết để làm gì khi mà chưa xây dựng được một môi trường viết nào cả. Chẳng lẽ, chúng ta cứ viết, viết để thỏa mãn, viết để đàn em, con cháu đời sau của ta cũng viết như ta sao?


Quan niệm viết truyện không thu phí, đọc truyện miễn phí là điều vô cùng sai lầm


(Nguồn: VipTruyen.Vn)

http://viptruyen.vn/@forum/f35/luan-thuyet-ve-so-hoa-van-hoc-mang-3180.html

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...