Jump to content

kieutulinh

Thành viên
  • Số bài viết

    10
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về kieutulinh

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:

Contact Methods

  • Website URL
    http://truyencotichhay.com/

Profile Information

  • Giới tính
    Nữ
  1. Ba Bể như hoa hậu sơn cước, chân quê mà hút hồn lữ khách. Nàng thay đổi xiêm y theo mùa, theo từng thời khắc. Không phấn son mà vẫn điệu đàng với bao truyền thuyết thực hư. Người dân tộc gọi Ba Bể là biển trên núi, có lẽ bởi nó được kiến tạo bởi biến động địa chất, tạo thành hồ trũng, đáy là trầm tích đất sét cách nước, có nhiều núi ngầm và hang động nhỏ. Ngay đầu hồ Một - Pé Lèng, có một gò nhỏ lô xô đá và cây xanh gọi là đảo Bà Góa, gắn liền với sự tích hồ Ba Bể. Chuyện kể rằng: “Vào dịp lễ hội Vô Giá trong vùng, dân bản Năm Mẫu thấy con bò lạc liền xẻ thịt chia nhau. Hai mẹ con bà góa nghèo cuối bản cũng được phần là chiếc đuôi và miếng da bé tẹo. Có bà lão ghẻ lở, rách rưới, hôi hám đến dự hội và xin ăn nhưng bị mọi người xua đuổi. Thấy vậy, mẹ con bà góa mời bà về nhà nghỉ ngơi và chia sẻ đồ ăn. Cảm kích trước tấm lòng nhân hậu, bà lão tặng mẹ con bà góa hạt lúa phòng thân và dặn: “Khi gặp nạn, nhớ chạy lên núi, cắn hạt lúa để cứu mình và cứu người”. Mấy ngày sau, đất trời rung chuyển, sấm sét đùng đùng, nước dâng tứ phía. Mẹ con bà góa nhanh chân chạy thoát lên núi. Nhớ lời bà lão dặn, vội cắn hạt lúa vỡ đôi, vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền, cứu giúp người bị nạn. Cả thung lũng Năm Mẫu ngày xưa giờ là hồ Ba Bể và gò đất nhô cao gọi là đảo Bà Góa”. Truyện cổ tích Việt Nam này có nhiều dị bản nhưng đều răn mọi người biết sống chân thật, chớ “khẩu phật, tâm xà”, “lừa trên, dối dưới” có ngày bị “trời tru đất diệt”. Cuối hồ 2 - Pé Lù có đảo An Mạ, nghĩa là mồ mả yên bình, có bàn thờ các bậc trung thần, nghĩa dũng. Giống như Ba Bể, An Mã có nhiều sự tích khác nhau. Có tích gắn liền trận đại hồng thủy hình thành Ba Bể. Tích khác kể về thủ lĩnh họ Ma nghĩa hiệp, tài trí giúp dân cứu đời. Có người cho rằng đền thờ trên đảo An Mạ thờ 5 trung thần nhà Mạc tuẫn tiết. Đảo nhỏ, rợp bóng cây, líu ríu chim hót. Ấn tượng hơn cả là Ao Tiên cạnh hồ 3 - Pé Lằm. Ao như một tấm gương lớn, rộng chừng 1 ha, nước xanh trong tận đáy. Thấy rõ từng viên cuội nhỏ, từng đàn cá tung tăng đùa nghịch. Tôi thích gọi ao này là gương tiên. Gương được viền bởi dải đăng ten kết bẳng đủ loại cây xanh cheo leo vách đá, theo truyền thuyết đây là nơi ngày xưa tiên nữ xuống dạo chơi và tắm. Tiên cũng thật tinh tế, chọn toàn cảnh đẹp, lại biệt lập giữa rừng, chỉ có cây và muông thú được diễm phúc thỏa thuê chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tiên giáng trần. Có phải ao tiên tắm nên nước mới trong và hương rừng ngây ngất như vậy. Vết tích ngày xưa còn lưu lại là những tảng đá phẳng, nơi các tiên nữ chơi cờ và phiến đá hằn vết chân người. Ngồi nghỉ cạnh bàn cờ, ướm thử chân vào dấu vết xưa, nghe như còn hơi ấm và hương tiên phảng phất. Đọc thêm: http://truyencotichhay.com/su-tich/su-tich-ho-ba-be/
  2. Chắc hẳn bạn đã từng 1 lần nghe đến chú Cuội trên cung Trăng, nhưng mấy ai từng biết về sự tích chú cuội giải thích lý do vì sao Cuội lại phải ngồi gốc cây đa trên đó! Hàng năm, cứ đến trung tuần tháng 8 Âm lịch là người người phấn khởi, nhà nhà vui tươi, ai ai cũng hồ hởi đón 1 cái tết Trung thu (hay còn gọi là Rằm tháng Tám) sắp đến! Khi đó, trẻ em là vui nhất vì thường được người lớn tặng quà, đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, tò he... Không những thế, chúng còn được xem những tiết mục truyền thống vô cùng đặc sắc như múa lân, múa rồng, đi rước đèn hay được nghe kể những câu chuyện về chị Hằng, thỏ Ngọc và đặc biệt là về chú Cuội ngồi gốc cây đa! Ai cũng từng 1 lần trong đời được nghe đến chú Cuội, song có mấy ai thực sự biết về sự tích ly kỳ này? Theo truyền thuyết từ ngàn xưa kể lại, chú Cuội vốn là 1 chàng tiều phu. Cuội vô cùng khỏe mạnh, ngày ngày chàng vào rừng đốn củi, thi thoảng săn bắn thú rừng đem bán để làm kế sinh nhai. Vào 1 ngày đẹp trời, như thói quen bình thường, Cuội xách rìu vào rừng làm việc. Trên đường đi, gần 1 con suối nhỏ, chàng bỗng bắt gặp 4 chú hổ con ở trong 1 cái hang lớn. Không ngần ngại, Cuội vung rìu hạ sát những con hổ kia. Ngay sau khi xong việc, chàng mới nhận ra rằng hổ mẹ vừa về đến nơi và đang gầm gừ ngay bên cạnh! Quá hoảng hốt, Cuội quẳng lại chiếc rìu ở đó mà trèo ngay lên 1 cái cây xanh tốt gần đó để trốn. Bên dưới, hổ mẹ đang đau xót gầm lên từng cơn bên cạnh xác đàn con. Một lát sau, hổ mẹ gầm gừ tiến đến sát cái cây mà Cuội đang trốn nhưng kỳ lạ là không phải để cố gắng trả thù chàng mà nó nhặt nhạnh những chiếc lá cây, nhai nát rồi mớm cho đàn con. Chẳng mấy chốc 4 con hổ con đã vẫy đuôi sống lại, quấn quít bên mẹ của chúng. Vô cùng kinh ngạc, ngay sau khi hết nguy hiểm, Cuội trèo xuống, đào cả gốc cây để đem về tìm hiểu. Dọc đường đi, bắt gặp 1 ông lão ăn mày già chết đói nằm ven đường, Cuội liền dừng lại, nghiền nát lá cây rồi cho ông lão ăn. Và phép màu lại 1 lần nữa tái hiện, ông cụ ăn mày liền mở mắt tỉnh dậy. Thấy gặp chuyện lạ, ông lão hỏi và Cuội thật thà thuật lại hết câu chuyện mình đã gặp phải. Nghe xong, ông lão ăn mày kinh ngạc kêu lên đây chính là cây trời, vô cùng quý giá, được gửi xuống nhân gian để chữa bệnh cứu người. Ông cũng cẩn thận dặn dò chàng tiều phu trẻ tuổi, đây là cây có linh khí ngàn năm, nhất định phải chăm sóc thật tốt, phải được tưới bằng nước sạch, tinh khiết, nếu không cây sẽ tự bay về trời! Từ đó, Cuội đã cứu chữa được cho rất nhiều người dân ở xa gần, dù mắc bệnh hiểm nghèo cũng tai qua nạn khỏi và đương nhiên chàng không quên lời dặn, ngày ngày đi lấy nước giếng trong, vô cùng tinh khiết để tưới cho cây! Một lần nọ, có phú ông ở làng bên hớt hải chạy đến nài nỉ xin Cuội cứu sống đứa con gái của mình, vừa sẩy chân mà chết đuối. Cuội cũng không nề hà gì, ra tay cứu người. Lúc tỉnh dậy, cảm động trước ân tình của chàng tiều phu, cô gái liền xin được làm vợ Cuội. Phú ông cũng vui vẻ đồng ý vì có được chàng rể giỏi giang, từ đó, Cuội và vợ sống cuộc sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, một ngày nọ, nhân lúc Cuội vắng nhà, có 1 toán cướp, biết chàng có phép cải tử hoàn sinh nên cố tình chơi ác, giết vợ chàng, moi ruột ném đi! Về đến nhà, thấy xác vợ dưới mặt đất, Cuội vội vã làm theo cách cũ để cứu mạng thê tử nhưng không công hiệu vì người thiếu ruột gan thì sao sống nổi. Thấy chủ nhân khóc lóc thảm thương, chú chó trong nhà (cũng là con vật từng được Cuội cứu sống) liền hiến ruột của mình cho cô chủ. Cuội đánh liều làm thử thì thành công thật. Sau đó, chàng dùng đất sét, nặn hình ruột rồi cứu sống con cún và cũng công hiệu, vì thế, sau lần này, vợ chồng, chủ tớ lại càng quấn quýt, đằm thắm hơn. Nhưng cuộc sống lại không may mắn được nhiều, vợ Cuội càng ngày càng đãng trí, nói gì cũng quên, làm gì cũng hỏng. Có dị bản nói rằng, một ngày nọ, cô gái không nhớ lời chồng, không dùng nước giếng trong mà lấy nước bẩn để tưới cây thần. Ngay lập tức, cây thần rung lắc dữ dội, mặt đất chuyển động không ngừng. Hóa ra do làm sai lời dặn nên cái cây liền bay lên trời. Vừa về đến nhà, thấy cảnh đó, Cuội hốt hoảng móc rìu vào rễ cây mong giữ cây lại. Nhưng dù khỏe đến mấy thì sức người sao sánh được với cây thần có linh khí ngàn năm, cái cây vẫn băng băng bay 1 mạch lên trời! Cây bay cao đến mấy Cuội cũng kiên quyết không chịu từ bỏ, vậy là chàng bị cái cây kéo thẳng lên cung Trăng. Từ đó, chàng sống mãi ở đây với cây thần quý giá của mình. Thực ra, có sự tích chú cuội cung trăng này là do mỗi khi trăng tròn, người ta thường nhìn thấy những vệt đen của Mặt Trăng có hình cây cổ thụ có 1 người đang ngồi bên dưới mà sáng tạo nên. Nhưng từ đó ta cũng có thể thấy được trí tưởng tượng phong phú của người xưa mỗi khi cần lý giải các hiện tượng tự nhiên. Nguồn: http://truyencotichhay.com/su-tich/su-tich-chu-cuoi-cung-trang/
  3. Theo kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, hồ Ba Bể trước đây là một ngôi làng. Nhưng một trận đại hồng thủy đã kéo qua, trừng phạt sự độc ác, vô tâm của dân làng. Hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các em nghe “Sự tích hồ Ba Bể” nhé! Ngày xưa ngày xưa, có một bà già ăn mày thường xuất hiện ở đám hội ăn chay niệm Phật của người dân ở xã Nam Mẫu. Bà đi đến đâu cũng bị người ta xua đuổi, xa lánh vì bộ dạng gớm ghiếc: quần áo rách rưới không đủ để che tấm thân gầy gò, lở loét. Một mùi hôi thối tỏa ra từ bà rất khó chịu. Đến đâu bà cũng thều thào mấy câu: “Đói quá! Các ông các bà làm phước cho tôi chút gì với!” Nhưng mãi đến chiều tối, người đàn bà ấy vẫn không được gì. Ra khỏi đám hội, bà thất thểu bước vào xóm. Nhưng đi đến nhà nào, bà cũng bị người ta đuổi ra, chửi mắng rất thậm tệ. May thay, có hai mẹ con nhà nọ thương tình bà cụ già nên đưa bà vào nhà, lấy cơm cho bà ăn và trải chiếu trên chõng cho bà cụ nghỉ tạm. Khuya hôm đó, hai mẹ con đang ngủ thì bà ta lại gõ cửa xin ngủ nhờ vì đi nhà nào cũng bị xua đuổi. Thế là hai mẹ con vui vẻ đồng ý còn mình thì ra chỗ khác nằm tạm. Người đàn bà vừa nằm thì liền ngáy như sấm. Hai mẹ con nhìn ra thì thấy chõng sang rực lên trong bóng tối. Thì ra đây không phải là bà già ăn mày nghèo lở loét nữa mà là một con giao long khổng lồ đang nằm cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi chạm xuống đất. Người mẹ thấy vậy vô cùng kinh hãi nhưng nhà thì cách xa chỗ của dân làng nên không biết kêu ai cứu đành trùm chăn kín và ngủ, phó mặc co may rủi. Sáng hôm sau tính dậy thì không thấy giao long đâu cả. Bà ăn mày đã dậy và sửa soạn chuẩn bị ra đi. Trước khi từ biệt, bà nói: – Chúng nó thờ Phật mà hành xử độc ác. Chúng đáng bị trừng phạt. Chỉ có mẹ con bà là người tốt bụng. Đêm nay, khắp vùng này sẽ bị lũ tràn đến. Hãy cầm lấy gói tro này để rắc quanh nhà. Nội trong đêm nay thì đừng đi đâu cả hoặc lên núi mà tránh. Người mẹ băn khoăn hỏi thêm: – Nhưng làm thế nào để cứu giúp moi người được? – Bà hãy cầm lấy vỏ trấu này, cắn làm đôi, nó sẽ giúp mẹ con bà làm việc thiện Nói xong, bà ta biến mất. Hai mẹ con họ đem chuyện kể cho mọi người thì ai nấy đều bật cười và không tin. Quả nhiên, đêm hôm đó, lúc hội đang diễn ra náo nhiệt, nước lũ ở đâu tràn tới, chảy xiết. Đất đá đều bị lở ra, cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn. Thấy thế mọi người bỏ cả lễ bái, hốt hoảng chạy trốn tìm nơi ẩn nấp nhưng không kịp. Chỉ có riêng nhà của hai mẹ con nọ thì nổi lên giữa vùng trời nước mênh mông. Bỗng một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm, nước tung tóe mù trời. Một con giao long to lớn nổi lên, bay vòng quanh xã Nam Mẫu. Đau xót trước cảnh tượng nước lớn, hai mẹ con đem vỏ trấu thả xuống nước. Vừa xuống nước, hai mảnh trấu đã biến thành hai chiếc thuyền. Rồi mặc mưa gió, họ chèo thuyền đi cứu vớt dân làng đang gặp nạn. Vùng nước ngập ấy ngày này gọi là hồ Ba Bể. Còn căn nhà cuả hai mẹ con tốt bụng thì trở thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ gọi là gò Bà Góa. Đọc thêm nhiều truyện cổ tích hay cho bé tại đây:http://truyencotichhay.com/truyen-co-tich-viet-nam/truyen-co-tich-viet-nam-hay-nhat-cho-be/
  4. Không chỉ chứa đựng các bài học về cách sống, chuyện cổ tích Tấm Cám còn có rất nhiều những bài học kinh doanh cực kì độc đáo: 1. [Quản trị chiến lược] Thất bại tạm thời không quan trọng. Quan trọng là ai mới là kẻ sống sót cuối cùng: Giết Tấm gần chục lần, Tấm không chết. Thế nhưng khi bị Tấm hại, mẹ con nhà Cám tử vong du hí. Vấn đề nằm ở chỗ này, bạn có thể thất bại nhiều lần, quan trọng là không được buông xuôi. 2. [Quản trị sản xuất] Cái gì không làm được thì mình outsource. Đừng ôm đồm: Bị giao làm nhiều việc không có chuyên môn, nhất là vụ nhặt thóc và gạo bị lẫn vào nhau, Tấm đành khóc tức tưởi. Cũng may là sau đó freelancer Bụt hiện lên và outsource công việc cho bầy chim sẻ. Có người phù hợp, bị thóc và bị gạo hoàn thành trong chốc lát. 3. [Marketing] Khách hàng rất phi lí trí. Họ có thể quyết định chi tiền mua cả núi sản phẩm chỉ vì cái bao bì đẹp: Tấm làm rơi một chiếc hài. Nhà vua nhặt được, ngắm nghía một lúc là tuyên bố lấy ngay cô nào đi vừa chiếc hài. Hự! 4. [Marketing] Khách hàng rất thiếu lòng trung thành. Đừng kì vọng quá nhiều: Khi Tấm chết, chưa kịp nguôi ngoai, ông vua đã rước Cám về thế chân. Tình yêu đấy! 5. [startup] Giải pháp của người khác chưa chắc là giải pháp của mình. Và thậm chí giải pháp họ nói chưa chắc là giải pháp thật. Thế nên, cái gì cũng phải nghĩ rồi hãy áp dụng: Cám hỏi Tấm cách tắm trắng. Thế nhưng, Tấm dạy cho cách tà đạo. Kết cục là Cám hi sinh. Tóm lại, đừng chết vì thiếu hiểu biết. Nguồn: Truyện cổ tích Việt Nam
  5. Đề bài: bình luận về “cái hay cái đẹp” của truyện Tấm Cám – Một câu truyện cổ tích được xếp vào hàng truyện cổ tích Việt Namkinh điển. Bài viết “Sách giáo khoa sửa truyện Tấm Cám” được đăng trên báo Dân trí là chủ đề được quan tâm gần đây. Cụ thể, theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: “Chị làm thế nào mà đẹp thế?”, Tấm hỏi lại: “Có muốn đẹp không để chị giúp?”, sau đó “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”. Cũng có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc nhà xuất bản giáo dục đã quyết định sửa đoạn kết câu truyện Tấm Cám như vậy. Có ý kiến đồng tình vì cho rằng đoạn kết nguyên gốc của truyện này quá “nhẫn tâm và tàn ác”. Có nhiều ý kiến còn cực đoạn hơn khi cho rằng “Theo tôi nghĩ, truyện Tấm Cám này nên loại luôn khỏi chương trình SGK vì trong truyện có nhiều yếu tố gây sốc. Đặc biệt là sự trả thù của Tấm luôn tàn ác hơn cả Cám và chứa nhiều chi tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh”. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu, các GS Văn học, nhà phê bình đề nghị giữ nguyên cốt truyện và khẳng định: “Kết truyện không gây phản cảm”. Ý kiến này được nêu ra trong bài viết “Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác” Trong tiềm thức của những người con Việt Nam – hay ít nhất là trong tiềm thức của những đứa trẻ thế hệ 8x như tụi tôi, chúng tôi biết tới truyện cổ tích Việt Nam Tấm Cám từ khi còn học mẫu giáo. Xót xa cho cuộc đời lận đận của nàng Tấm bao nhiêu, chúng tôi càng ghét sự tráo trở nhẫn tâm của mẹ con Cám bấy nhiêu. Để rồi khi câu truyện kết thúc, người đọc như được hả hê khi biết rằng cái ác đã bị trừng phạt, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Vậy đó, suy nghĩ của những đứa trẻ thời chúng tôi là vậy đó, nhưng bạn biết không chính những câu truyện cổ tích như Tấm Cám, Thạch Sanh, … đã nuôi lớn biết tâm hồn của chúng tôi. Nó dạy chúng tôi hãy biết sống đẹp biết sống nhân nghĩa. Ấy vậy mà giờ đây, trước những biến động của xã hội – hằng ngày mở mạng, chẳng khó để người ta có thể tìm thấy một bản tin với nội dung xoay quanh chủ đề “cướp, giết, hiếp”, mà kẻ gây ra thì chủ yếu là tầng lớp thế hệ trẻ. Người ta bắt đầu một cuộc săn lùng để tìm ra đâu là câu trả lời cho những vấn đề đó. Và có lẽ văn hóa là điều mà cánh báo trí cũng như dư luận tìm đến đầu tiên. Hệ quả là Chị Tấm – một nhân vật cổ tích đã có sức sống hàng nghìn năm với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc cũng bị đưa ra “đấu tố”. Mọi người chỉ trích rằng Tấm đã dùng “cách thức” hết sức giã man để trả thù mẹ con nhà Cám, và nghĩ rằng chính hành vi đó có thể khơi nguồn cho những tội ác đang xảy ra hiện tại và có thể trong tương lai. Nhưng hãy nhìn lại đi ! Chính những người đưa ra chỉ trích đó lại là những người mà tâm hồn họ cũng đã được lớn lên cùng với những chị Tâm, anh Thạch Sanh, … họ cũng đã từng yêu quý những nhân vật này như thế nào ngày bé và giờ họ quay ra bán đứng những cái mình đã từng yêu quý. Họ có bao giờ nghĩ rằng, lần đầu tiên họ tiếp cận với truyện Tấm Cám, họ có suy nghĩ như những suy nghĩ mà họ đang có. Hãy một lần đặt mình vào địa vị của một đứa trẻ, họ sẽ không cần phải nghĩ nhiều đến như vậy. Cái mà họ thu được đơn giản chỉ là triết lý: “Cái thiện rồi cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác”, và đó cũng chính là mục đích của truyện cổ tích dân gian. Hãy nhớ rằng, truyện Tấm Cám có thể tồn tại đến ngày nay là nhờ cái hay, cái đẹp của nó chứ không phải cái cách giết người dã man mà báo chí vẫn rêu rao. Thế nên “Đừng cố gắng tự thuê dệt nên cái mà nó vốn không có”. Đừng biến một di sản văn hóa đã tồn tại “trường kỳ” của dân tộc thành đồ hoang phế. Đọc thêm nội dung truyện Tấm Cám tại đây .
  6. Nếu ta “cởi trói” được tư duy dạy và học thì truyện cổ tích Tấm Cám vẫn có thể hiện diện trong SGK như trước. Còn học sinh bình luận gì về các nhân vật thì hãy để các em cảm nhận, đánh giá và tự đưa ra cách ứng xử hợp lý trong cuộc sống. Thời gian gần đây tôi thấy có nhiều bàn cãi xung quanh cái kết truyện cổ tích này. Người muốn sửa, người không muốn sửa, người muốn giữ lại trong sách giáo khoa, người muốn loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy. Chúng ta vốn đã quen với cách dạy học áp đặt từ lâu nên mới xảy ra những tranh cãi như trên. Tôi nhớ ngày đi học, dù phân tích tác phẩm văn học nào thì cuối cùng thầy cô cũng đi đến kết luận là những gạch đầu dòng, ý chính, ý phụ cần phải nhớ để đi thi, để làm bài kiểm tra đạt điểm cao. Vì sao ư? Các thầy cô đã có barem điểm được hướng dẫn trước, cứ chiểu theo các ý trong chương trình hướng dẫn dạy cho giáo viên mà chấm. Nếu phân tích mà sai đi, chắc chắn không được điểm cao, nếu phân tích có ý hay hơn mà thiếu các ý chính cũng không được điểm cao. Trong khi đó, em tôi học phổ thông tại Mỹ thì được thầy cô giao cho tác phẩm hoặc một chùm tác phẩm để đọc và tự đưa ra đánh giá. Khi các em có ý trái ngược nhau sẽ đưa ra các luận cứ, luận điểm để bảo vệ cho ý kiến của mình, hình thành kỹ năng đánh giá đa chiều và cởi mở. Cách học này cũng áp dụng cho nhiều môn khác như lịch sử, khoa học tự nhiên… Tôi nghĩ là với phương pháp học cởi mở đó, khả năng sáng tạo, nghiên cứu của các em được phát triển không ngừng. Còn ở ta thì sao? Đã là truyen co tich tam cam thì nhất thiết phải gắn với sự ngợi ca rằng cô hiền lành, chịu thương chịu khó, đã là Cám thì nhất định là xấu, là ác. Học sinh nói khác đi ư? Điểm kém nhé, bởi barem điểm của thầy cô là cố định theo hướng dẫn của Bộ! Chỉ có giáo viên bản lĩnh mới dám phá cách mà thôi. Học sinh ngày xưa như tôi dễ bảo (cũng có thể tôi dễ bảo, hiền lành) nên không hề có cảm giác Tấm là xấu, cũng không có ý niệm rằng hành động trả thù của Tấm là dã man và càng không mảy may ý nghĩ là sẽ trả thù người làm hại mình một cách dã man như thế! Còn học sinh ngày nay tiếp cận với nhiều chiều tư duy, nhiều thông tin nên không dễ bảo như vậy. Các em không dễ bảo vì các em có cá tính hơn, thông minh hơn. Khi gặp những học sinh hay bắt bẻ, nhiều thầy cô bị dị ứng hoặc không lập luận lại được. Bởi lẽ họ được tập huấn là bài này phải dạy thế này, nếu sai đi là sai sách và bị phê bình nếu giờ đó có người dự giờ. Do đó, nếu chúng ta “cởi trói” được tư duy dạy và học thì Tấm Cám vẫn có thể hiện diện trong sách giáo như từ trước đến nay. Còn các em học sinh bình luận gì về các nhân vật Tấm, Cám thì hãy để các em cảm nhận, đánh giá và tự đưa ra cách ứng xử hợp lý trong cuộc sống của riêng các em. Đọc thêm: truyen co tich
  7. Đọc truyện nàng tiên cá cung Song Ngư tên là Vân Nhi. Mọi cô gái sinh ra trên đời này đều là một nàng công chúa. Mọi nàng công chúa đều có một lời ước hẹn với một chàng hoàng tử. Từ thuở nhỏ khi còn là một cô bé con đắm chìm vào những câu chuyện cổ tích, Vân Nhi đã luôn tin vào những câu chuyện tuyệt đẹp về vương quốc thần tiên nơi có những nàng công chúa và hoàng tử sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Ngay cả khi lớn lên, trở thành một diễn viên nổi tiếng, Vân Nhi vẫn chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ thuở nhỏ. Nhưng thế giới giải trí nghiệt ngã không phải là nơi thích hợp cho những thứ gọi là mãi mãi. Nghệ thuật là mảnh đất màu mỡ cho tình yêu nhưng những cuộc tình chỉ cháy bằng đam mê thì ít khi bền vững. Bởi vậy, dù ở trên đỉnh cao của danh vọng, trở thành một nàng công chúa lộng lẫy trong lòng vô số fan hâm mộ nhưng Vân Nhi vẫn chưa bao giờ tìm thấy tình yêu của mình. Hoặc đúng hơn cô đã luôn phải lòng một chàng hoàng tử từ thuở còn là một cô bé con chập chững bước vào nghề. Đó là những ngày hè nóng bỏng năm năm trước. Công ty giải trí truyền hình quốc gia New Star vẫn luôn nổi danh là cái nôi của mọi nghệ sỹ nổi tiếng như bao đời nay. Bất cứ ai đeo đuổi giấc mơ nổi tiếng đều ao ước mình có thể vượt qua cuộc cạnh tranh khốc liệt để trở thành thành viên chính thức của công ty. Với tài năng cùng sự luyện tập chăm chỉ, Vân Nhi đã bước được vào vòng cuối cùng. Chỉ còn một bước duy nhất để cô có thể chạm đến vinh quanh mà hàng triệu cô gái xin chết vì nó. Buổi tập cuối cùng, cô ở lại công ty muộn để luyện tập cho cảnh diễn ngày mai. Khi cô đang mải mê trong một cảnh diễn quan trọng thì một giọng nói vang lên: “Quả không hổ danh là ứng cử viên sáng giá nhất, rất có khí chất!” Vân Nhi quay lại, đập vào mắt cô là gương mặt tuy thần thái có vài phần mệt mỏi, chán nản nhưng vẫn không thể che lấp vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ, nam tính. Người đàn ông đứng trước mặt cô chính là Gia Huy, nam diễn viên nổi tiếng nhất của New Star. Chuyện về người đàn ông này thì không biết đã tốn bao nhiêu giấy mực của báo chí. Giới trong nghề cũng đồn thổi không ít về anh ta. Gia Huy là con trai chính thức duy nhất của tổng giám đốc tập đoàn viễn thông M&M, cung hoàng đạo Nhân Mã, sống từ nhỏ ở Anh, 18 tuổi quay trở lại nước, nhất quyết từ bỏ việc kế nghiệp cha mà theo đuổi con đường diễn xuất. Với gương mặt hút hồn cùng khả năng diễn xuất trời phú nhanh chóng trở thành thần tượng mới của giới trẻ. Nhưng bên cạnh tài năng không thể chối cãi thì Gia Huy cũng sở hữu trong tay vô số vụ bê bối tình ái. Thế nhưng tất cả đều được giải quyết êm đẹp, ngay cả báo chí cũng phải nể mặt vì vài phần gia thế của anh. “Rất hân hạnh được gặp anh, cơn gió lạ nào mang anh đến đây vậy.” Vân Nhi dừng cảnh tập, mỉm cưởi nhã nhặn đáp lời. “Tôi có nhã hứng muốn xem bạn diễn tương lai của mình thế nào thôi. Xem chừng cũng không xinh đẹp như báo chí ca ngợi.” Đôi môi Gia Huy cong lên thành một nụ cười trêu ngươi. “Cảm ơn anh đã quan tâm. Nếu anh không còn gì muốn nói ngoài những lời đó thì tôi xin phép được tiếp tục buổi tập của mình.” “Bé con, em đã yêu bao giờ chưa?” Gia Huy vẫn tiếp tục câu chuyện không có ý rút lui. “Không liên quan đến anh.” “Em có biết nhìn em nói mấy câu thoại yêu đương đó rất chướng mắt không. Một chút cảm xúc yêu thương cũng chẳng có. Tôi chỉ nhìn thấy một cô bé con hoàn toàn chẳng biết gì về tình yêu thôi, chẳng thấy nàng công chúa đớn đau, hết lòng vì hoàng tử đâu cả.” “Anh, anh nghĩ mình hiểu tình yêu chắc. Anh đã bao giờ thật lòng yêu ai chưa hay anh chỉ coi tình yêu chỉ là một trò đùa?” “Em cũng biết nhiều chuyện về tôi ấy nhỉ? Em có muốn thử xem tôi có biết tình yêu là gì không?” Gia Huy tiến lại gần Vân Nhi, những ngón tay thuôn dài nhẹ nhàng vén lại lọn tóc mai trên trán cô. Đôi mắt sâu thẳm nhìn cô lấp lánh tình ý. Bằng một động tác dịu dàng anh ôm lấy Vân Nhi trong lòng mình, những ngón tay mềm mại trượt xuống đôi môi đang khẽ run rẩy của cô. “Đồ ngốc em nhắm mắt mong chờ cái gì vậy. Chúc em mai diễn tốt. Tôi mong chờ có thể sớm hợp tác với em.” Gia Huy gõ nhẹ vào trán Vân Nhi, rồi thản nhiên bước đi. “Vì sao anh lại muốn diễn với tôi?” Vân Nhi với giọng hỏi. “Vì tôi có hứng thú với em. Hơn nữa tôi ngửi thấy mùi nổi tiếng trên người em. Tin tôi đi nếu mai em không đoạt giải nhất thì tôi sẽ giải nghệ.” Gia Huy quay lại, nụ cười rạng rỡ, tay anh ra dấu hiệu may mắn với Vân Nhi. Khi Gia Huy đã khuất bóng sau cánh cửa, trái tim Vân Nhi vẫn đập loạn xạ. Vào giờ phút đó, trái tim cô đã thuộc về chàng trai này. Nhiều năm sau cô vẫn luôn nhớ mùi hương thanh mát như cơn mưa rào mùa hạ vương trên người anh trong buổi tối nóng bức ngày hôm đó. Cuộc thi ngày hôm sau diễn ra vô cùng gay cấn, các ứng cử viên đều rất xuất sắc. Nhưng Vân Nhi là người hội tụ được mọi yếu tốt của một diễn viên tài năng cần có. Cô vừa sở hữu gương mặt xinh đẹp mê hoặc lòng người, vừa có một tài năng diễn xuất hiếm có cùng sự ái mộ của khán giả. Cầm trên tay giải thưởng danh giá, cùng với sự hậu thuẫn của một công ty chuyên nghiệp, sự nghiệp của Vân Nhi gần như đã được rải sẵn hoa hồng. Ngay sau khi chiến thắng cuộc thi, Vân Nhi được nhận vai nữ chính trong bộ cùng với Gia Huy. Nhanh chóng cả Vân Nhi và Gia Huy đều bị cuốn vào nhau như hai thỏi nam châm trái chiều. Sự ngây thơ, trong sáng tràn đầy sức sống của Song Ngư khiến cho Gia Huy có cảm giác mình được sống lại những ngày tuổi trẻ. Ngược lại sức hút nóng bỏng, cùng sự quyến rũ liều lĩnh của Gia Huy cuốn Vân Nhi vào ngọn lửa ái tình rực rỡ. Bên cạnh Gia Huy, Vân Nhi cùng anh trải qua những năm tháng tuổi trẻ rực rỡ, huy hoàng và cũng ngọt ngào nhất. “Vì sao anh lại tin rằng bộ phim này thành công?” Vân Nhi nhấp một ngụm rượu vang đỏ, cảm giác chất lỏng sóng sánh chảy tràn trong cổ họng vị đắng dễ chịu. “Như năm xưa anh đã nói, anh luôn tin tưởng tài năng của em.” Gia Huy rót thêm rượu cho cô. “Năm xưa anh có thật lòng yêu em?” Giọng Vân Nhi thoang thoảng nỗi buồn. “Bao năm rồi em vẫn không quên được anh à, cô gái ngốc nghếch?” “Ừ” “Anh yêu em, anh cũng yêu những người khác nữa. Có lẽ em không hiểu nhưng đó là cách yêu của anh. Cho nên hãy quên anh đi mà tìm cho mình một chàng hoàng tử khác.” “Anh định làm con ngựa rong ruổi mãi vậy sao?” “Ừ. Còn em định làm nàng tiên cá chờ đợi mãi một cuộc tình không có kết quả sao?” “Anh chưa nghe nói phụ nữ Song Ngư nặng tình lắm sao?” “Hazz, còn em chưa nghe à đàn ông Nhân Mã đào hoa lắm.” “Chưa, em chỉ nghe rằng Song Ngư và Nhân Mã rất hợp nhau thôi.” “Em nghe ai nói vậy?” “Em.” “Ừ, chẳng có ai hiểu anh bằng em cả. Nhưng anh không đủ an toàn cho em đâu.” “Em biết rồi.” “Anh biết ngày đó em giận anh rất nhiều. Anh cũng rất buồn vì đã khiến em tổn thương. Nhưng cứ giữ mãi những thứ đã qua cũng sẽ không thay đổi được gì. Nếu em muốn biết thì anh xin thề rằng những ngày tháng bên em là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời anh. Cũng có nhiều lần anh nghĩ đến việc quay lại với em. Nhưng anh cảm thấy bản thân sẽ không thể che chở, bảo vệ hay cho em một sự vững chãi cần có. Em là một cô gái nhạy cảm, tinh tế vì vậy em cần một người đàn ông toàn tâm toàn ý yêu em. Có lẽ anh chưa thể hoặc chưa đến lúc trở thành người như vậy.” “Thật đáng tiếc vì em đã yêu anh rất nhiều. Em sợ sẽ không yêu ai như vậy nữa.” “Tất nhiên rồi, em sẽ không yêu ai như yêu anh. Nhưng không có nghĩa là em sẽ không thể yêu nữa. Hãy quên đi việc tình yêu đã khiến em đau đớn thế nào, hãy nhớ đến những điều tuyệt vời em đã có. Rồi tình yêu sẽ lại tìm thấy em.” “Anh là đồ đáng ghét biết không. Nhưng thôi em sẽ rộng lòng viết rằng công chúa và hoàng tử trở thành bạn và mỗi người sống hạnh phúc mãi mãi về sau với một người khác.” Vân Nhi mỉm cười, nụ cười nhẹ nhàng. Tình yêu cũng giống như cuộc sống luôn là những cuộc phiêu lưu không hứa hẹn những cái kết an toàn vào hạnh phúc. Nhưng nếu được lựa chọn lại một lần nữa Vân Nhi sẽ vẫn chọn yêu Gia Huy. Bởi vì bên anh, cô đã có những tháng ngày hạnh phúc nhất. Ngày hôm nay khi gặp lại anh, trái tim cô đã không còn những hờn giận thuở xưa, cô chợt nhận ra mọi chuyện rất đơn giản, tình yêu là mãi mãi, ngay cả khi những người tình đã chia ly, một ngày nào đó trái tim cô sẽ lại được tình yêu đánh thức một lần nữa. Đọc truyện Nàng tiên cá nguyên gốc ở: http://truyencotichhay.com/truyen-co-tich-the-gioi/truyen-co-tich-nang-tien-ca/
  8. Ấn bản bìa cứng hơn 700 trang sách giới thiệu 60 câu chuyện cổ tích của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen, người được mệnh danh là "Ông vua kể chuyện cổ tích". Đến với những câu truyện nàng tiên cá, cô bé bán diêm, cây liễu ven hồ, chú vịt con xấu xí.... để khám phá thế giới cổ tích. Nét đặc biệt trong các câu chuyện cổ tích của Andersen là ở chỗ, ông là nhà văn đầu tiên hướng tới cuộc sống của những người bình thường, chứ không chỉ những hoàng tử, công chúa hay các vị thần tiên… Các câu chuyện cũng không thường xuyên có kết cục hay ho, có hậu. Các truyện cổ theo chính lời tác giả thổ lộ "không hướng tới trẻ em", nhưng lại được trẻ em khắp năm châu đón nhận. Sự thực là, truyện cổ tích Andersen đi theo tuổi thơ mỗi đứa trẻ, cùng lớn lên với mỗi người, và ở mỗi độ tuổi khác nhau, khi đọc Andersen lại có một cảm nhận mới mẻ, tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Hãy cùng thưởng thức những câu chuyện cổ tích rất đời thực này. Dù bạn ở lứa tuổi nào, những câu chuyện vẫn mang đến cho tâm hồn bạn đến những thông điệp đẹp đẽ. "...Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong phòng, những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là những truyện cổ tích của Andersen. Tôi ngồi xuống dưới cây thông đầu năm và giở cuốn sách. Trong cuốn sách có rất nhiều tranh in màu phủ bằng giấy thuốc lá. Để xem kỹ những bức tranh còn ướt mực in ấy tôi phải thận trọng thổi tờ giấy mỏng đó cho lật lên. Trong tranh, tường những lâu đài tuyết lấp lánh ánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những ánh mây hồng soi bóng và những chàng lính chì một chân đứng gác giữ chặt cây súng dài. Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê đến nỗi những người lớn phải bực mình vì hầu như tôi chẳng còn chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ. Trước tiên, tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến chuyện nữ chúa Tuyết, rồi . Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương như cách tôi cảm thấy, của con người, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia. Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông vì mệt và vì hơi nóng của những cây nến tỏa ra. Và giữa lúc mơ mơ màng màng như thế tôi nhìn thấy Andersen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong giấc mơ êm ái đó. Tất nhiên, lúc đó tôi còn chưa biết cả nghĩa đen và nghĩa bóng những truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó." (Trích Lời giới thiệu Người kể chuyện cổ tích Christian Andersen của K. Pauxtôpxki) Đọc thêm truyện nàng tiên cá ở bài viết này.
  9. Đằng sau truyện cổ tích Nàng tiên cá xinh đẹp và dũng cảm của Hans Christian Andersen hàm chứa những bài học đậm tính nhân văn, đầy ý nghĩa. Những đứa trẻ có thể đã quen thuộc với đoạn kết “hạnh phúc mãi mãi” trong phiên bản phim hoạt hình của Disney, nhưng trong bản gốc của câu chuyện cổ tích kinh điển này, có một cái kết hoàn toàn khác. Andersen đã gửi gắm vào nhân vật Nàng tiên cá của mình nhiều bài học cuộc sống có giá trị. 1. Hãy biết lắng nghe và vâng lời Ngay ở đoạn đầu câu chuyện, các độc giả đều biết rằng Nàng tiên cá là một cô gái tốt bụng và biết vâng lời khi nàng đã kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày sinh nhật của mình để được phép khám phá “vùng đất mới”, bất chấp trí tò mò đã lên tới cao độ. Thêm vào đó, nàng đặc biệt cực kỳ quan tâm đến những người ở trên đất liền, nhưng tất cả những điều đó cũng không đủ để thuyết phục nàng làm ngược lại với những mong muốn của gia đình. Đối với con trẻ, đây là một ví dụ điển hình cho việc tự kiềm chế trước một mong muốn mãnh liệt. 2. Đôi khi những hành động tốt đẹp không được công nhận Một bài học dường như làm chúng ta cảm thấy không vui, nhưng trong cuộc sống hiện tại thì việc gặp phải những tình huống như thế là điều không thể tránh khỏi. Hoàng tử không nhận ra Nàng tiên cá chính là người cứu mạng sống của mình, ở đây tác giả muốn nói rằng, hãy cứ làm việc tốt mà không cần phải được công nhận và không vì lợi ích riêng của bản thân, bởi việc tốt không phải lúc nào cũng được thừa nhận. 3. Đối mặt với sự sợ hãi Bất chấp mụ phù thuỷ và những tên hầu cận của mụ vô cùng đáng sợ, trong truyện cổ tích nàng tiên cá, công chúa đã kiên cường đối mặt với nỗi sợ hãi đầu tiên trong cuộc đời để có thể biến giấc mơ của mình thành sự thật, cho dù những mong muốn ấy chắc chắn không phải là điều tốt nhất cho nàng lúc bấy giờ. Bài học ở đây là trẻ cần đối mặt với sự sợ hãi để tạo ra hạnh phúc cho chính mình, giúp trẻ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. 4. Sẵn sàng hi sinh vì những người thân yêu Tình yêu đôi lúc cần cả sự hi sinh, đây thực sự là một bài học khó. Nhiều người cho rằng sự hi sinh của Nàng tiên cá có phần cực đoan nhưng nó vẫn đủ để giúp trẻ hiểu được sức mạnh của sự thoả hiệp và cả các thay đổi cần thiết vì những người mà trẻ yêu thương. 5. Yêu thương cho đi có thể không được đáp lại Là một chân lý nữa trong cuộc sống khiến trẻ và cả người lớn cũng cảm thấy không vui, yêu thương một người nào đó hoàn toàn không đảm bảo rằng chúng ta sẽ được đáp lại. Mặc dù Nàng tiên cá yêu hoàng tử đến độ nàng đã hy sinh những món quà lớn nhất của nàng và phải rời xa gia đình, nhưng hoàng tử không bao giờ có thể nhìn ra được tình yêu say đắm và lãng mạn ấy của Nàng tiên cá. (Ảnh minh họa: Internet) 6. Cái kết có hậu đôi lúc sẽ khác với những gì chúng ta mong đợi Bởi vì đoạn kết trong câu chuyện không phải là hạnh phúc viên mãn của một cặp vợ chồng trẻ như bao tác phẩm cổ tích khác, nó đã khiến nhiều độc giả hẫng hụt và khó có thể chấp nhận. Nhưng thực tế, Nàng tiên cá đã đạt được những điều nàng mong muốn bằng tất cả sự cống hiến, hi sinh và những việc làm tốt đẹp của mình. 7. Ham muốn càng lớn càng dễ khiến chúng ta thất vọng Khi một người có những tham vọng, ham muốn vượt ra khỏi tầm với, họ có thể trở nên tuyệt vọng và có những quyết định thiếu khôn ngoan. Trong trường hợp của Nàng tiên cá, nàng muốn được sống trên mặt đất cùng chàng hoàng tử và những con người khác, vì mong muốn đó, nàng đã phải từ bỏ tất cả khả năng của mình, kể cả điều đó sẽ khiến nàng không thể bày tỏ tình cảm với hoàng tử. Quyết định liều lĩnh và thiếu suy nghĩ của Nàng tiên cá chính là minh chứng rõ ràng cho trẻ hiểu sự khác biệt giữa thoả hiệp tốt và xấu. Trong cuộc sống, điều cần thiết là phải “giữ một cái đầu lạnh”. 8. Tính cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài (chúng ta thường hay nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”). Mặc dù việc hoàng tử khước từ tình cảm của mình đã khiến Nàng tiên cá vô cùng đau khổ, nhưng có thể thấy chàng hoàng tử trong câu chuyện này “khôn ngoan” hơn rất nhiều những hoàng tử ở các bộ truyện khác. Chàng không say đắm một người con gái chỉ vì vẻ đẹp của cô ấy. Cô ấy không thể nói và vì thế cũng không thể hiện được hết con người và tính cách của mình, hoàng tử không thể yêu một người chỉ vì ngoại hình mà không hiểu gì về người đó. 9. Sức mạnh của sự khao khát hướng tới điều tốt đẹp Nàng tiên cá với sự tận tâm của mình, nàng đã làm tốt nhất những gì có thể ở bất cứ nơi đâu mà nàng tới (là trên đất liền hay dưới đại dương). Ước muốn của nàng còn vượt lên cả sự nhớ nhà và đau khổ khi tình cảm không được hoàng tử hồi đáp. Bài học này chỉ ra cho trẻ thấy, khát khao hướng tới những điều tốt đẹp có thể chế ngự được bất kỳ thứ gì khác. 10. Bạo lực không phải là một cách giải quyết vấn đề Kết thúc câu chuyện, Nàng tiên cá đã thực hiện theo điều khoản của mụ phù thuỷ ác độc, nàng nguyện là bong bóng dưới đại dương chứ không đâm hoàng tử, người mà nàng vô cùng yêu thương. Đọc truyện cổ tích Nàng tiên cá tại đây.
  10. Đằng sau truyện cổ tích Nàng tiên cá xinh đẹp và dũng cảm của Hans Christian Andersen hàm chứa những bài học đậm tính nhân văn, đầy ý nghĩa. Những đứa trẻ có thể đã quen thuộc với đoạn kết “hạnh phúc mãi mãi” trong phiên bản phim hoạt hình của Disney, nhưng trong bản gốc của câu chuyện cổ tích kinh điển này, có một cái kết hoàn toàn khác. Andersen đã gửi gắm vào nhân vật Nàng tiên cá của mình nhiều bài học cuộc sống có giá trị. 1. Hãy biết lắng nghe và vâng lời Ngay ở đoạn đầu câu chuyện, các độc giả đều biết rằng Nàng tiên cá là một cô gái tốt bụng và biết vâng lời khi nàng đã kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày sinh nhật của mình để được phép khám phá “vùng đất mới”, bất chấp trí tò mò đã lên tới cao độ. Thêm vào đó, nàng đặc biệt cực kỳ quan tâm đến những người ở trên đất liền, nhưng tất cả những điều đó cũng không đủ để thuyết phục nàng làm ngược lại với những mong muốn của gia đình. Đối với con trẻ, đây là một ví dụ điển hình cho việc tự kiềm chế trước một mong muốn mãnh liệt. 2. Đôi khi những hành động tốt đẹp không được công nhận Một bài học dường như làm chúng ta cảm thấy không vui, nhưng trong cuộc sống hiện tại thì việc gặp phải những tình huống như thế là điều không thể tránh khỏi. Hoàng tử không nhận ra Nàng tiên cá chính là người cứu mạng sống của mình, ở đây tác giả muốn nói rằng, hãy cứ làm việc tốt mà không cần phải được công nhận và không vì lợi ích riêng của bản thân, bởi việc tốt không phải lúc nào cũng được thừa nhận. 3. Đối mặt với sự sợ hãi Bất chấp mụ phù thuỷ và những tên hầu cận của mụ vô cùng đáng sợ, trong truyện cổ tích nàng tiên cá, công chúa đã kiên cường đối mặt với nỗi sợ hãi đầu tiên trong cuộc đời để có thể biến giấc mơ của mình thành sự thật, cho dù những mong muốn ấy chắc chắn không phải là điều tốt nhất cho nàng lúc bấy giờ. Bài học ở đây là trẻ cần đối mặt với sự sợ hãi để tạo ra hạnh phúc cho chính mình, giúp trẻ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. 4. Sẵn sàng hi sinh vì những người thân yêu Tình yêu đôi lúc cần cả sự hi sinh, đây thực sự là một bài học khó. Nhiều người cho rằng sự hi sinh của Nàng tiên cá có phần cực đoan nhưng nó vẫn đủ để giúp trẻ hiểu được sức mạnh của sự thoả hiệp và cả các thay đổi cần thiết vì những người mà trẻ yêu thương. 5. Yêu thương cho đi có thể không được đáp lại Là một chân lý nữa trong cuộc sống khiến trẻ và cả người lớn cũng cảm thấy không vui, yêu thương một người nào đó hoàn toàn không đảm bảo rằng chúng ta sẽ được đáp lại. Mặc dù Nàng tiên cá yêu hoàng tử đến độ nàng đã hy sinh những món quà lớn nhất của nàng và phải rời xa gia đình, nhưng hoàng tử không bao giờ có thể nhìn ra được tình yêu say đắm và lãng mạn ấy của Nàng tiên cá. (Ảnh minh họa: Internet) 6. Cái kết có hậu đôi lúc sẽ khác với những gì chúng ta mong đợi Bởi vì đoạn kết trong câu chuyện không phải là hạnh phúc viên mãn của một cặp vợ chồng trẻ như bao tác phẩm cổ tích khác, nó đã khiến nhiều độc giả hẫng hụt và khó có thể chấp nhận. Nhưng thực tế, Nàng tiên cá đã đạt được những điều nàng mong muốn bằng tất cả sự cống hiến, hi sinh và những việc làm tốt đẹp của mình. 7. Ham muốn càng lớn càng dễ khiến chúng ta thất vọng Khi một người có những tham vọng, ham muốn vượt ra khỏi tầm với, họ có thể trở nên tuyệt vọng và có những quyết định thiếu khôn ngoan. Trong trường hợp của Nàng tiên cá, nàng muốn được sống trên mặt đất cùng chàng hoàng tử và những con người khác, vì mong muốn đó, nàng đã phải từ bỏ tất cả khả năng của mình, kể cả điều đó sẽ khiến nàng không thể bày tỏ tình cảm với hoàng tử. Quyết định liều lĩnh và thiếu suy nghĩ của Nàng tiên cá chính là minh chứng rõ ràng cho trẻ hiểu sự khác biệt giữa thoả hiệp tốt và xấu. Trong cuộc sống, điều cần thiết là phải “giữ một cái đầu lạnh”. 8. Tính cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài (chúng ta thường hay nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”). Mặc dù việc hoàng tử khước từ tình cảm của mình đã khiến Nàng tiên cá vô cùng đau khổ, nhưng có thể thấy chàng hoàng tử trong câu chuyện này “khôn ngoan” hơn rất nhiều những hoàng tử ở các bộ truyện khác. Chàng không say đắm một người con gái chỉ vì vẻ đẹp của cô ấy. Cô ấy không thể nói và vì thế cũng không thể hiện được hết con người và tính cách của mình, hoàng tử không thể yêu một người chỉ vì ngoại hình mà không hiểu gì về người đó. 9. Sức mạnh của sự khao khát hướng tới điều tốt đẹp Nàng tiên cá với sự tận tâm của mình, nàng đã làm tốt nhất những gì có thể ở bất cứ nơi đâu mà nàng tới (là trên đất liền hay dưới đại dương). Ước muốn của nàng còn vượt lên cả sự nhớ nhà và đau khổ khi tình cảm không được hoàng tử hồi đáp. Bài học này chỉ ra cho trẻ thấy, khát khao hướng tới những điều tốt đẹp có thể chế ngự được bất kỳ thứ gì khác. 10. Bạo lực không phải là một cách giải quyết vấn đề Kết thúc câu chuyện, Nàng tiên cá đã thực hiện theo điều khoản của mụ phù thuỷ ác độc, nàng nguyện là bong bóng dưới đại dương chứ không đâm hoàng tử, người mà nàng vô cùng yêu thương. Đọc truyện cổ tích Nàng tiên cá tại đây.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...