Jump to content

thuytrang200880

Thành viên
  • Số bài viết

    25
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    1

thuytrang200880 last won the day on Tháng sáu 10 2012

thuytrang200880 had the most liked content!

Điểm

8 Neutral

Về thuytrang200880

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:

Contact Methods

  • Website URL
    http://www.thotre.com
  • ICQ
    0

Profile Information

  • Giới tính
    Nữ
  1. gió là chất liệu cảm hứng cho những ai đang có tâm trạng, cả 2 bài thơ đều nói hộ lòng mình
  2. Thơ anh Thanh Trắc Nguyễn Văn đậm đà vị phù sa sông Tiền và ngọt ngào vị thanh mát của dừa xiêm.
  3. thuytrang200880

    Phía gió

    Cành khô củi mục Hút vào khoảng không Lạnh toát Ánh mắt lạ sâu thẳm chông chênh Những hoan lạc đời thường Sao bần thần nhân sinh thế thái. Sáng nay báo lại đăng tải Mảng đen cuộc sinh nhai Có ai sinh ra chẳng có đôi bàn tay Sao không nắm chặt điều giản dị Nhào nặn giọt mồ hôi Đẩy lùi gian khó Cho cuộc đời quả ngọt Muối cho dù mặn Vẫn lặng thầm dâng tặng cho đời Chút vị riêng.
  4. PHÍA GIÓ Cành khô củi mục Hút vào khoảng không Lạnh toát Ánh mắt lạ sâu thẳm chông chênh Những hoan lạc đời thường Sao bần thần nhân sinh thế thái. Sáng nay báo lại đăng tải Mảng đen cuộc sinh nhai Có ai sinh ra chẳng có đôi bàn tay Sao không nắm chặt điều giản dị Nhào nặn giọt mồ hôi Đẩy lùi gian khó Cho cuộc đời quả ngọt Muối cho dù mặn Vẫn lặng thầm dâng tặng cho đời Chút vị riêng.
  5. thuytrang200880

    Chờ đợi thuê bao

    Mất sóng. Điện thoại bỗng ò í e Tiếng tổng đài viên the thé Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được Chợt hụt hẫng dâng trào Đứt nỗi nhớ Nỗi thương Chấp nhặt từng hạt sóng từ trường Cho yêu thương về sâu nỗi nhớ Cho mảnh vỡ không thành hạt Rớt xuống đời một chút đơn côi
  6. Chờ đợi thuê bao Mất sóng. Điện thoại bỗng ò í e Tiếng tổng đài viên the thé Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được Chợt hụt hẫng dâng trào Đứt nỗi nhớ Nỗi thương Chấp nhặt từng hạt sóng từ trường Cho yêu thương về sâu nỗi nhớ Cho mảnh vỡ không thành hạt Rớt xuống đời một chút đơn côi
  7. Ngày biển động Hảo thả lỏng bàn chân và dí dí ngón cái vào làn cát mịn màng dưới chân. Nắng chiều dịu nhẹ, biển trong xanh. Ngoài xa, những con tàu nhấp nhô như những chú cá kình bị biển nuốt chửng. Hảo không thích tắm biển phần vì chứng đau bao tử kinh niên, hễ nghe mùi tanh tưởi của nước biển là cô ụa liên tục. Vì vậy mà Hảo chỉ thích đi dọc bờ biển nghịch cát, hoặc thi thoảng tạt nước cho văng tung tóe. Ra ngoài này được ba ngày, Hảo vẫn chỉ quanh quẩn bãi biển xem ngư dân lưới cá, hay nuôi trai lấy ngọc. Hảo vừa sung sướng vừa đau xót khi nhìn những con trai bị cạy ra rồi từ trong lớp thịt ấy lóng lánh một viên ngọc sáng bóng. Hóa ra để làm đẹp cho đời, cho người, con trai phải đánh đổi bằng cả sinh mạng. Loài người thì sung sướng khi trang trí cho mình sự sáng bóng ấy. Hảo thở dài rồi đi ngược hướng gió. Chân Hảo vướng phải một chú ốc biển to, có màu sắc sặc sỡ. Hảo nhặt lên trút hết nước biển ra và đưa lên tai nghe. Có ai đó nói rằng, mỗi chú ốc đều có một linh hồn, và ai nghe được tiếng hát bên trong vỏ ốc người đó sẽ gặp may mắn. Hảo cười tươi chùng vai, thả chú ốc trở lại biển “đi đi, đi tìm cho mình một chỗ bình yên nhé”. Hảo đứng dậy phủi tay cho cát rơi lả tả, khi cô quay người lại thì bắt gặp một ánh mắt của một người đàn ông đang chăm chú nhìn mình. Hảo loạng choạng đánh rơi chiếc nón. Hoảng hốt, Hảo vùng chạy về phía cuối đường. Người đàn ông chạy rượt đuổi theo hô to: -Hảo, Hảo ơi, chờ anh với! Mặc cho tiếng rú gọi phía sau, Hảo vẫn chạy băng băng trên đường, khi đến gần sát đường Hảo ùa nhanh lên chiếc taxi, người đàn ông vẫn chạy đuổi phía sau một lúc lâu mới ngừng lại. Ngồi trên taxi mắt Hảo tím tái, tim đập thình thịch, tay chân tê lạnh, miệng khô đắng. Mắt Hảo nhòa đi và cô chìm vào vùng nước biển đen kịn. Hảo tỉnh dậy thấy mình nằm trong phòng, chị Ngân mang chén cháo đặt trên bàn - Em tỉnh rồi à! Hảo ngơ ngác nhìn chị Ngân như dò hỏi. Chị Ngân hiểu ý - Thắc mắc sao về được tới nhà phải không? - Dạ! - Thằng cha taxi coi vậy mà tốt, nó lấy túi xách của em và gọi đúng cái card nhà hàng của chị, cũng may là em không sao. - Vậy hả chị, em cũng còn may hé. - Ê, kể chị nghe, sao em lại chạy như ma đuổi đến ngất luôn dạ? - Em, em…. Không biết bắt đầu thế nào. - Thôi, nếu khó nói thì im lặng. Chị loáng thoáng đoán ra sau khi nghe thằng cha taxi thuật lại, hình như em gặp lại người đàn ông ngày xưa. - Chị cho em nghỉ chút nhe, em nhức đầu quá! - Nhức đầu cũng ráng ăn hết chén cháo này, mẹ chị nấu cho em đó. - Dạ, chị để đó chút nữa em ăn, nói em cảm ơn bác nhe. Hảo gác tay lên trán, nhớ lại hình ảnh lúc chiều ở bãi biển. Rõ ràng là Phi, sao lại gặp Phi ở đây, sao trùng hợp đến vậy. Mình đã chính thức xóa hình ảnh Phi sau cái ngày nghe tin Phi cưới vợ. Nghe đâu họ đến làm ăn ở một đảo nào đó, không ngờ lại là đảo này. Mình không muốn gặp lại anh ta dù chỉ 1 phút. Ngày mai mình sẽ thu xếp hành lý, mình phải kêu chị Ngân đặt gấp vé máy bay, mình sẽ về thành phố ngay. Ôi, đầu mình sao nhức quá, mình chết mất. Tiếng bác sĩ rì rầm bên tai, chị Ngân đang hỏi chuyện bác sĩ - Em tôi có sao không bác sĩ? - Không sao, cô ấy có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, chỉ cần tịnh dưỡng vài ngày sẽ khỏi. - Vậy em tôi có cần tiêm thuốc không bác sĩ - Có, tôi sẽ tiêm cho cô ấy một liều, sau đó cho cô ấy uống thuốc thêm, ngày mai tôi sẽ ghé khám lại - Dạ, cảm ơn bác sĩ Hảo nghe tất cả cuộc đối thoại giữa chị Ngân và bác sĩ nhưng mắt không tài nào mở ra được, một màu đen đặc quánh áp sát vào người Hảo, nặng trĩu. Tay chân Hảo cũng không động đậy được, trời ơi trời tay chân mình bị sao thế này, cả người mình cũng không cựa quậy nỗi, ai giúp mình với.(còn nữa)
  8. Em dự đám cưới anh nhé! Ra trường, cầm bằng cấp trong tay tôi chẳng nghĩ mình có thể làm gì hơn ngoài việc về một trường cấp 3 nào đó và gắn với nghề gỏ đầu trẻ. Thế nhưng, sự đời lại đâu như ý muốn của riêng ta. Nhỏ bạn thân sống ở thành phố, điện thoại về rủ rê “ lên đây đi, tao kiếm việc cho làm, ở quê chán lắm”. Không biết có phải “kèo thơm” hay không mà nó quyến rũ được tôi thật. Tôi xách ba lô lên thành phố, tất cả mọi thứ đều mới mẽ đối với tôi. Thậm chí con đường từ nhà trọ đến công ty làm, tôi phải nhờ nhỏ bạn chỉ đi chỉ lại 5 lần. Chưa an tâm, tôi biểu nó vẽ lên giấy sơ đồ đoạn đường cho khỏi lạc. Mới đó mà đã 6 tháng kể từ ngày tôi khăn gối lên thành phố. Con đường đến cơ quan đã thuộc nằm lòng. Những vòng xoay Dân Chủ, Cộng Hòa, ngã bảy, ngã sáu … cũng chẳng làm khó được tôi. Mọi thứ dường như đã đi vào quỹ đạo. Mỗi ngày đến cơ quan tôi được sếp giao cho một laptop để tha hồ truy cập mạng lấy những thông tin phục vụ cho việc kinh doanh, mua bán của công ty. Những thông tin cập nhật được tôi dịch cẩn thận đưa sếp coi sếp đều gật đầu đồng ý. Sếp rất tin tưởng cái tài dịch thuật của tôi nên yêu cầu tôi đảm nhiệm thêm một công ty mà sếp có tham gia thành viên sáng lập. Vậy là tôi phải chạy đi chạy lại hai công ty của sếp để đảm nhận vai trò như một người hỗ trợ tổ chức cho các sự kiện tham gia hội chợ quốc tế của các sếp trong công ty. Công việc càng lúc càng nhiều, có khi mỗi ngày tôi phải chạy long nhong trên tất cả con đường thành phố để lấy vé máy bay, để chứng giấy tờ hợp pháp cho công ty, để mua văn phòng phẩm,…. Công việc của tôi dường như quá tải, bởi tôi không còn là một nhân viên dịch thuật mà giống như một người giúp việc, gọi nôm na là culi, sai đâu đi đó. Và trong mớ hỗn độn công việc của công ty tôi đã gặp anh giữa phố. Hôm đó tôi đi công chứng giấy tờ cho công ty, thật vô ý tôi bỏ quên cái bóp tiền ở nhà. Trong túi tôi chỉ có mấy tờ bạc lẻ ( do thói quen bỏ bạc lẻ để trả tiền gửi xe) lúc đó, giấy tờ công chứng xong, công chứng viên gọi tên tôi lên nhận giấy tờ đã chứng và thanh toán hóa đơn. Mặt tôi bắt đầu sa sầm lại, tôi lí nhí: “ chị ơi, em không mang đủ tiền, chị chờ em về nhà lấy tiền được không ạ”. Chị công chứng viên hậm hực: “ nhà ở đâu, có xa lắm không?” tôi lắp bắp: “ dạ, ở quận 3” chị công chứng viên quơ xấp giấy công chứng của tôi sang một bên đáp gọn lỏn: “về lấy nhanh lên, lần sau nhớ mang theo tiền”. Tôi định quay ra lấy xe chạy về lấy tiền thì một người thanh niên kêu tôi lại: “Này cô ơi, cô thiếu bao nhiêu tiền, tôi đưa cho khỏi chạy về lấy”. Tôi đứng lại lừng khừng: “dạ thiếu 15.000 đồng”. Anh thanh niên móc túi đưa cho tôi tờ 20.000. Tôi đứng chôn chân chẳng thể bước tới nhận tiền của người lạ. Anh thanh niên hối thúc: “này cô, cầm đi chứ”. Tôi xoa xoa mũi, thấy cay cay: “ cảm ơn anh, anh cho tôi địa chỉ tôi sẽ đến gửi lại tiền cho anh”. Anh thanh niên huơ tay: “thôi khỏi, chẳng có bao nhiêu, coi như tôi giúp cô giữa đường đi”. Nói xong, anh thanh niên đi nhanh ra cửa. Tôi cầm tờ giấy bạc bước nhanh lại cửa phòng công chứng nhận giấy tờ rồi ba chân bốn cẳng chạy ra cửa. Tôi nhìn dáo dác nhưng chẳng thấy anh thanh niên đâu. Cả buổi chiều hôm đó, tôi cứ ngồi thẫn thờ nhớ lại hình ảnh người thanh niên cho tôi mượn tiền. Nó như cơn gió mát thổi vào lòng người nóng nực giữa trưa hè. Giữa phố thị ồn ả, đua chen, vẫn còn đó một tấm lòng sao trời? Tôi đã tự hỏi bao lần như vậy. Sao anh ta lại giúp mình như vậy kìa. Tôi với tay lấy chiếc gương bé xíu trong ngăn kéo ra xem. Mặt mình có tội nghiệp giống cô bé bán diêm không? Nếu không sao anh ta thương hại. Nhỏ Châu kế toán ngồi đối diện quan sát tôi từ đầu đến cuối, không khỏi ngạc nhiên nhỏ lên tiếng: “ Ê, Vy. Tao hỏi thiệt, hôm nay mày có ăn trúng cái gì không mà từ hồi sáng giờ tao thấy mày cứ ngu ngu ngơ ngơ làm sao đó, hỏng hiểu nổi”. Tôi lại lấy kiếng ra soi lại mình lần nữa. “Bộ hôm nay mặt tao ngu lắm hả?” “ Chứ còn cái gì nữa, mà mày biết giống ai hôn?” – nhỏ Châu úp mở. “ giống ai?” – tôi nhíu mày. “Giống bà Thị nở ngủ qua đêm với Chí Phèo về ngu ngu ngơ ngơ luôn” . “Hứ, đồ quỷ, dám nói tao như vậy hả”. Tôi xách dép đuổi nhỏ Châu chạy náo loạn trong phòng. Cũng may mà hôm nay sếp đi họp cho nên chỉ có 2 đứa tôi ở văn phòng. Nhỏ Châu chạy một lúc mệt, nên phải giơ tay đầu hàng vô điều kiện. Tôi nhanh tay bắt nhỏ khao chầu cơm trưa vì tội dám vu khống khuôn mặt xinh đẹp của mình. Một tháng sau, công ty tôi tổ chức event để thu hút các đối tác hợp tác xuất khẩu. Hôm đó, tôi phụ với nhỏ Châu tổ chức tiếp đón khách. Tôi mặc chiếc áo dài màu hồng phấn có đính cườm hình con thiên nga bên ngực áo. Khi tôi dẫn khách vào bàn xong quay ra thì bắt gặp anh thanh niên ở phòng công chứng đang bắt tay với sếp. Mắt tôi bỗng thành chữ O, miệng tôi hình chữ A. Nhỏ Châu đi vô nhìn thấy, vội kéo tay tôi lại sát nhà vệ sinh, khuyên can: “Ê, hôm nay mày làm ơn tỉnh táo dùm tao đi, chứ ngu ngơ giữa trưa hè nóng bức như vầy là coi chừng tao với mày bị sếp xử đẹp đó”. Tôi vẫn chưa nhớ ra là mình định làm gì. “Trời ơi, tỉnh dùm tao đi Vy, tao lạy mày đó”. Nhỏ Châu lắc mạnh tay tôi, tôi giật mình giũ tay nó ra và nạt: “ mày làm gì dạ Châu, tao có bị làm sao đâu”. “Mày tỉnh rồi hả, may quá. Vậy mà mày làm tao sợ gần chết. Hỏng tin, mày vô toilet nhìn vô gương coi, mặt mày kỳ kỳ làm sao đó.” Nhỏ Châu trề môi cả thước ra nói câu đó với tôi. “Thiệt hả?” tôi không tin hỏi lại. “Bộ mặt tao giống nói chơi lắm hả, mày làm ơn đi, hôm nay có event đó không khéo tao với mày bị sếp quần te tua tơi tả luôn đó”. “mày im miệng lại dùm tao đi, ra ngoài tiếp khách kìa” “Mày ổn rồi chứ?”. “Tao đã nói tao có bị làm sao đâu, yên tâm” Tôi kéo tay nhỏ Châu trở lại dãy bàn tiệc. Tôi cố tình nhìn xung quanh tìm kiếm anh ta, nhưng bặt vô âm tính. * * * Tôi đang loay hoay với mớ hồ sơ chuẩn bị cho chuyến du lịch kết hợp tham gia hội chợ da giày của các sếp thì có tiếng anh thanh niên cất lên. - Cô ơi, vui lòng cho tôi lấy hồ sơ của giám đốc Nguyễn Vinh đi. Tôi ngước lên, mắt tôi lại chữ o, miệng tôi lại chữ a. - Thì ra là anh à? Anh đi lấy hồ sơ cho giám đốc Vinh hả ? Vậy ra anh là nhân viên của chú Vinh à. - Thì có liên quan gì mà cô hỏi nhiều thế. - Tôi xin lỗi, vậy chúng ta cũng có dây mơ rễ má với nhau đó chứ. - Cô nói gì tôi hỏng hiểu. - Hôm trước anh cho tôi mượn tiền trả phí ở phòng công chứng quận 1, anh nhớ chưa. - À, thì ra là cô hả. Tôi chẳng để ý chuyện đó làm gì. Cô là nhân viên ở đây à. - Anh hỏi vậy mà cũng hỏi, tôi ngồi ở đây hỏng phải nhân viên chứ hỏng lẽ là khách hàng. - Đúng rồi, tôi xin lỗi đã lỡ lời. - Anh ngồi đợi tôi xíu xiu, tôi soạn hồ sơ cho chú Vinh để anh mang về. À, mà chút tôi gửi anh tiền hôm trước luôn. - Thôi khỏi cô à, có bao nhiêu đâu mà cô phải trả. - Vậy anh muốn tôi mắc nợ anh suốt đời à, anh này. - Thôi cũng được, nếu cô muốn thì tôi nhận, nhưng tôi không có muốn lấy đâu nhe. - Tùy anh nghĩ, nhưng tôi buộc phải trả tiền cho anh, tôi không thích mang nợ người lạ. - Cô cũng cố chấp thiệt. - Anh vừa mới nói cái gì ? - À, ý tôi là cô nguyên tắc quá, chuyện nhỏ nhặt mà cô cho là to tát - Đối với anh thì nhỏ, còn đối với tôi thì to. Vậy đi, anh uống nước ngồi chờ. Tôi lục tung hết mớ hồ sơ mang ra bộ hồ sơ đưa cho anh ta kèm theo tờ giấy bạc 20.000. Anh ta buộc phải nhận tiền. Xong, anh ta ký tên vào biên nhận. Tôi chợp ngay tên anh ta : Lê Phương. - Vậy ký nhận xong tôi về được rồi phải không cô ? - Anh vẫn có thể ở lại chơi nếu muốn. - Dạ thôi, cám ơn cô. À mà cô tên gì, nảy giờ tôi chưa biết tên cô ? - Vy, gọi là Vy được rồi - Vy nhưng cái gì Vy ? - Anh sao nhiều chuyện quá, biết tên còn muốn biết cả chữ đệm nữa hả. - Thì có thêm chữ đệm cho dễ gọi. - Chứ tên anh có chữ đệm đâu, biết nói người ta mà hỏng biết nhìn lại mình. - Ủa ? cô biết tên tôi luôn hả ? - Ừ, ký tên ghi rành rành hỏng thấy mới lạ. - Vậy thì cô phải nói cả họ và tên của cô cho tôi nghe mới công bằng, vì cô biết cả họ và tên của tôi. - Anh đúng là.... - Cám ơn cô đã có lời khen, mà cô vẫn chưa nói tôi biết cô tên họ là chi - Nguyễn Hoàng Vy, vậy được chưa. Sao người khó ưa vậy mà lại tốt bụng hỏng biết nữa. - Cô này, kỳ cục quá. Tốt bụng có liên quan gì đến khó ưa đâu. Thôi chào cô tôi về, hẹn gặp lại cô sau. * * * Một tháng sau tôi và anh tay trong tay trong một quán cà phê yên tĩnh gần Hồ Con rùa. Tôi đã không còn đốp chát như buổi đầu gặp anh, còn anh thì nhẹ nhàng và quyến rũ tôi hơn bởi sự lịch lãm và tính hài hước. Đi đâu mọi người cũng trầm trồ khen bọn tôi rất đẹp đôi. Nhỏ Châu ganh tỵ "Thị Nở gặp anh Chí nên hết ngu ngơ rồi hén". Tôi đang sung sướng trong vòng tay anh nên chẳng biết giận, nhỏ tha hồ bêu xấu tôi cũng hỏng thèm nổi cáu. Hẹn hò, yêu đương được gần 5 tháng thì anh nhận được quyết định chuyển ra chi nhánh Hà Nội làm việc. Ngày tiễn anh ra sân bay mắt tôi cay xè, tôi khóc vì phải xa anh. Còn anh thì nắm tay tôi thật chặt, anh hứa sẽ bay về thăm tôi vào dịp cuối tháng. Mỗi ngày sẽ lên mạng gặp nhau và thường xuyên email cho tôi. Nghe những lời hứa của anh lòng tôi bớt buồn hơn lúc đầu, nhưng cái cảm giác không được chạm tay anh mỗi ngày, không nghe mùi thơm thoang thoảng từ áo anh mỗi ngày vẫn làm tôi chạnh lòng. Tôi lại khóc lần nữa, anh lấy khăn giấy ra chấm nước mắt lem nhem trên má tôi. Tôi gục đầu vào ngực anh ôm chầm, mặc cho mọi người đổ dồn mắt về phía mình. Số giờ gặp nhau trên mạng của hai đứa thưa dần, anh bảo là mới ra tiếp nhận công việc mới chưa quen nên phải dành nhiều thời gian cho công việc. Giọng anh nói qua điện thoại cũng trở nên đứt quãng và loãng đi. Nhiều lần như vậy tôi rớt nước mắt khi nhận ra đó là sự hờ hững, một tín hiệu u ám cho cuộc tình đầu tiên. Hàng tuần, hàng tháng anh đều có email cho tôi nhưng chỉ là vài ba câu thăm hỏi kiểu như xã giao. Cuối cùng tôi chợt nhận ra sự thật cay đắng : anh đang rời xa tôi từng ngày. Chiếc điện thoại di động nằm lăn lóc trên nền gạch. Tiếng anh vẫn ong ong bên tai tôi : "Tháng sau anh cưới vợ, em đến dự đám cưới anh nhé". Một sự trống trải, một nỗi buồn như bão cấp 9 đổ ập vào người tôi tê tái, cuốn đi tất cả, những gì còn sót lại là sự trơ trọi, trống rỗng và những giọt nước mắt. Tôi đã không có mặt trong ngày cưới anh.
  9. thuytrang200880

    Em dự đám cưới anh nhé!

    Ra trường, cầm bằng cấp trong tay tôi chẳng nghĩ mình có thể làm gì hơn ngoài việc về một trường cấp 3 nào đó và gắn với nghề gỏ đầu trẻ. Thế nhưng, sự đời lại đâu như ý muốn của riêng ta. Nhỏ bạn thân sống ở thành phố, điện thoại về rủ rê “ lên đây đi, tao kiếm việc cho làm, ở quê chán lắm”. Không biết có phải “kèo thơm” hay không mà nó quyến rũ được tôi thật. Tôi xách ba lô lên thành phố, tất cả mọi thứ đều mới mẽ đối với tôi. Thậm chí con đường từ nhà trọ đến công ty làm, tôi phải nhờ nhỏ bạn chỉ đi chỉ lại 5 lần. Chưa an tâm, tôi biểu nó vẽ lên giấy sơ đồ đoạn đường cho khỏi lạc. Mới đó mà đã 6 tháng kể từ ngày tôi khăn gối lên thành phố. Con đường đến cơ quan đã thuộc nằm lòng. Những vòng xoay Dân Chủ, Cộng Hòa, ngã bảy, ngã sáu … cũng chẳng làm khó được tôi. Mọi thứ dường như đã đi vào quỹ đạo. Mỗi ngày đến cơ quan tôi được sếp giao cho một laptop để tha hồ truy cập mạng lấy những thông tin phục vụ cho việc kinh doanh, mua bán của công ty. Những thông tin cập nhật được tôi dịch cẩn thận đưa sếp coi sếp đều gật đầu đồng ý. Sếp rất tin tưởng cái tài dịch thuật của tôi nên yêu cầu tôi đảm nhiệm thêm một công ty mà sếp có tham gia thành viên sáng lập. Vậy là tôi phải chạy đi chạy lại hai công ty của sếp để đảm nhận vai trò như một người hỗ trợ tổ chức cho các sự kiện tham gia hội chợ quốc tế của các sếp trong công ty. Công việc càng lúc càng nhiều, có khi mỗi ngày tôi phải chạy long nhong trên tất cả con đường thành phố để lấy vé máy bay, để chứng giấy tờ hợp pháp cho công ty, để mua văn phòng phẩm,…. Công việc của tôi dường như quá tải, bởi tôi không còn là một nhân viên dịch thuật mà giống như một người giúp việc, gọi nôm na là culi, sai đâu đi đó. Và trong mớ hỗn độn công việc của công ty tôi đã gặp anh giữa phố. Hôm đó tôi đi công chứng giấy tờ cho công ty, thật vô ý tôi bỏ quên cái bóp tiền ở nhà. Trong túi tôi chỉ có mấy tờ bạc lẻ ( do thói quen bỏ bạc lẻ để trả tiền gửi xe) lúc đó, giấy tờ công chứng xong, công chứng viên gọi tên tôi lên nhận giấy tờ đã chứng và thanh toán hóa đơn. Mặt tôi bắt đầu sa sầm lại, tôi lí nhí: “ chị ơi, em không mang đủ tiền, chị chờ em về nhà lấy tiền được không ạ”. Chị công chứng viên hậm hực: “ nhà ở đâu, có xa lắm không?” tôi lắp bắp: “ dạ, ở quận 3” chị công chứng viên quơ xấp giấy công chứng của tôi sang một bên đáp gọn lỏn: “về lấy nhanh lên, lần sau nhớ mang theo tiền”. Tôi định quay ra lấy xe chạy về lấy tiền thì một người thanh niên kêu tôi lại: “Này cô ơi, cô thiếu bao nhiêu tiền, tôi đưa cho khỏi chạy về lấy”. Tôi đứng lại lừng khừng: “dạ thiếu 15.000 đồng”. Anh thanh niên móc túi đưa cho tôi tờ 20.000. Tôi đứng chôn chân chẳng thể bước tới nhận tiền của người lạ. Anh thanh niên hối thúc: “này cô, cầm đi chứ”. Tôi xoa xoa mũi, thấy cay cay: “ cảm ơn anh, anh cho tôi địa chỉ tôi sẽ đến gửi lại tiền cho anh”. Anh thanh niên huơ tay: “thôi khỏi, chẳng có bao nhiêu, coi như tôi giúp cô giữa đường đi”. Nói xong, anh thanh niên đi nhanh ra cửa. Tôi cầm tờ giấy bạc bước nhanh lại cửa phòng công chứng nhận giấy tờ rồi ba chân bốn cẳng chạy ra cửa. Tôi nhìn dáo dác nhưng chẳng thấy anh thanh niên đâu. Cả buổi chiều hôm đó, tôi cứ ngồi thẫn thờ nhớ lại hình ảnh người thanh niên cho tôi mượn tiền. Nó như cơn gió mát thổi vào lòng người nóng nực giữa trưa hè. Giữa phố thị ồn ả, đua chen, vẫn còn đó một tấm lòng sao trời? Tôi đã tự hỏi bao lần như vậy. Sao anh ta lại giúp mình như vậy kìa. Tôi với tay lấy chiếc gương bé xíu trong ngăn kéo ra xem. Mặt mình có tội nghiệp giống cô bé bán diêm không? Nếu không sao anh ta thương hại. Nhỏ Châu kế toán ngồi đối diện quan sát tôi từ đầu đến cuối, không khỏi ngạc nhiên nhỏ lên tiếng: “ Ê, Vy. Tao hỏi thiệt, hôm nay mày có ăn trúng cái gì không mà từ hồi sáng giờ tao thấy mày cứ ngu ngu ngơ ngơ làm sao đó, hỏng hiểu nổi”. Tôi lại lấy kiếng ra soi lại mình lần nữa. “Bộ hôm nay mặt tao ngu lắm hả?” “ Chứ còn cái gì nữa, mà mày biết giống ai hôn?” – nhỏ Châu úp mở. “ giống ai?” – tôi nhíu mày. “Giống bà Thị nở ngủ qua đêm với Chí Phèo về ngu ngu ngơ ngơ luôn” . “Hứ, đồ quỷ, dám nói tao như vậy hả”. Tôi xách dép đuổi nhỏ Châu chạy náo loạn trong phòng. Cũng may mà hôm nay sếp đi họp cho nên chỉ có 2 đứa tôi ở văn phòng. Nhỏ Châu chạy một lúc mệt, nên phải giơ tay đầu hàng vô điều kiện. Tôi nhanh tay bắt nhỏ khao chầu cơm trưa vì tội dám vu khống khuôn mặt xinh đẹp của mình. Một tháng sau, công ty tôi tổ chức event để thu hút các đối tác hợp tác xuất khẩu. Hôm đó, tôi phụ với nhỏ Châu tổ chức tiếp đón khách. Tôi mặc chiếc áo dài màu hồng phấn có đính cườm hình con thiên nga bên ngực áo. Khi tôi dẫn khách vào bàn xong quay ra thì bắt gặp anh thanh niên ở phòng công chứng đang bắt tay với sếp. Mắt tôi bỗng thành chữ O, miệng tôi hình chữ A. Nhỏ Châu đi vô nhìn thấy, vội kéo tay tôi lại sát nhà vệ sinh, khuyên can: “Ê, hôm nay mày làm ơn tỉnh táo dùm tao đi, chứ ngu ngơ giữa trưa hè nóng bức như vầy là coi chừng tao với mày bị sếp xử đẹp đó”. Tôi vẫn chưa nhớ ra là mình định làm gì. “Trời ơi, tỉnh dùm tao đi Vy, tao lạy mày đó”. Nhỏ Châu lắc mạnh tay tôi, tôi giật mình giũ tay nó ra và nạt: “ mày làm gì dạ Châu, tao có bị làm sao đâu”. “Mày tỉnh rồi hả, may quá. Vậy mà mày làm tao sợ gần chết. Hỏng tin, mày vô toilet nhìn vô gương coi, mặt mày kỳ kỳ làm sao đó.” Nhỏ Châu trề môi cả thước ra nói câu đó với tôi. “Thiệt hả?” tôi không tin hỏi lại. “Bộ mặt tao giống nói chơi lắm hả, mày làm ơn đi, hôm nay có event đó không khéo tao với mày bị sếp quần te tua tơi tả luôn đó”. “mày im miệng lại dùm tao đi, ra ngoài tiếp khách kìa” “Mày ổn rồi chứ?”. “Tao đã nói tao có bị làm sao đâu, yên tâm” Tôi kéo tay nhỏ Châu trở lại dãy bàn tiệc. Tôi cố tình nhìn xung quanh tìm kiếm anh ta, nhưng bặt vô âm tính. * * * Tôi đang loay hoay với mớ hồ sơ chuẩn bị cho chuyến du lịch kết hợp tham gia hội chợ da giày của các sếp thì có tiếng anh thanh niên cất lên. - Cô ơi, vui lòng cho tôi lấy hồ sơ của giám đốc Nguyễn Vinh đi. Tôi ngước lên, mắt tôi lại chữ o, miệng tôi lại chữ a. - Thì ra là anh à? Anh đi lấy hồ sơ cho giám đốc Vinh hả ? Vậy ra anh là nhân viên của chú Vinh à. - Thì có liên quan gì mà cô hỏi nhiều thế. - Tôi xin lỗi, vậy chúng ta cũng có dây mơ rễ má với nhau đó chứ. - Cô nói gì tôi hỏng hiểu. - Hôm trước anh cho tôi mượn tiền trả phí ở phòng công chứng quận 1, anh nhớ chưa. - À, thì ra là cô hả. Tôi chẳng để ý chuyện đó làm gì. Cô là nhân viên ở đây à. - Anh hỏi vậy mà cũng hỏi, tôi ngồi ở đây hỏng phải nhân viên chứ hỏng lẽ là khách hàng. - Đúng rồi, tôi xin lỗi đã lỡ lời. - Anh ngồi đợi tôi xíu xiu, tôi soạn hồ sơ cho chú Vinh để anh mang về. À, mà chút tôi gửi anh tiền hôm trước luôn. - Thôi khỏi cô à, có bao nhiêu đâu mà cô phải trả. - Vậy anh muốn tôi mắc nợ anh suốt đời à, anh này. - Thôi cũng được, nếu cô muốn thì tôi nhận, nhưng tôi không có muốn lấy đâu nhe. - Tùy anh nghĩ, nhưng tôi buộc phải trả tiền cho anh, tôi không thích mang nợ người lạ. - Cô cũng cố chấp thiệt. - Anh vừa mới nói cái gì ? - À, ý tôi là cô nguyên tắc quá, chuyện nhỏ nhặt mà cô cho là to tát - Đối với anh thì nhỏ, còn đối với tôi thì to. Vậy đi, anh uống nước ngồi chờ. Tôi lục tung hết mớ hồ sơ mang ra bộ hồ sơ đưa cho anh ta kèm theo tờ giấy bạc 20.000. Anh ta buộc phải nhận tiền. Xong, anh ta ký tên vào biên nhận. Tôi chợp ngay tên anh ta : Lê Phương. - Vậy ký nhận xong tôi về được rồi phải không cô ? - Anh vẫn có thể ở lại chơi nếu muốn. - Dạ thôi, cám ơn cô. À mà cô tên gì, nảy giờ tôi chưa biết tên cô ? - Vy, gọi là Vy được rồi - Vy nhưng cái gì Vy ? - Anh sao nhiều chuyện quá, biết tên còn muốn biết cả chữ đệm nữa hả. - Thì có thêm chữ đệm cho dễ gọi. - Chứ tên anh có chữ đệm đâu, biết nói người ta mà hỏng biết nhìn lại mình. - Ủa ? cô biết tên tôi luôn hả ? - Ừ, ký tên ghi rành rành hỏng thấy mới lạ. - Vậy thì cô phải nói cả họ và tên của cô cho tôi nghe mới công bằng, vì cô biết cả họ và tên của tôi. - Anh đúng là.... - Cám ơn cô đã có lời khen, mà cô vẫn chưa nói tôi biết cô tên họ là chi - Nguyễn Hoàng Vy, vậy được chưa. Sao người khó ưa vậy mà lại tốt bụng hỏng biết nữa. - Cô này, kỳ cục quá. Tốt bụng có liên quan gì đến khó ưa đâu. Thôi chào cô tôi về, hẹn gặp lại cô sau. * * * Một tháng sau tôi và anh tay trong tay trong một quán cà phê yên tĩnh gần Hồ Con rùa. Tôi đã không còn đốp chát như buổi đầu gặp anh, còn anh thì nhẹ nhàng và quyến rũ tôi hơn bởi sự lịch lãm và tính hài hước. Đi đâu mọi người cũng trầm trồ khen bọn tôi rất đẹp đôi. Nhỏ Châu ganh tỵ "Thị Nở gặp anh Chí nên hết ngu ngơ rồi hén". Tôi đang sung sướng trong vòng tay anh nên chẳng biết giận, nhỏ tha hồ bêu xấu tôi cũng hỏng thèm nổi cáu. Hẹn hò, yêu đương được gần 5 tháng thì anh nhận được quyết định chuyển ra chi nhánh Hà Nội làm việc. Ngày tiễn anh ra sân bay mắt tôi cay xè, tôi khóc vì phải xa anh. Còn anh thì nắm tay tôi thật chặt, anh hứa sẽ bay về thăm tôi vào dịp cuối tháng. Mỗi ngày sẽ lên mạng gặp nhau và thường xuyên email cho tôi. Nghe những lời hứa của anh lòng tôi bớt buồn hơn lúc đầu, nhưng cái cảm giác không được chạm tay anh mỗi ngày, không nghe mùi thơm thoang thoảng từ áo anh mỗi ngày vẫn làm tôi chạnh lòng. Tôi lại khóc lần nữa, anh lấy khăn giấy ra chấm nước mắt lem nhem trên má tôi. Tôi gục đầu vào ngực anh ôm chầm, mặc cho mọi người đổ dồn mắt về phía mình. Số giờ gặp nhau trên mạng của hai đứa thưa dần, anh bảo là mới ra tiếp nhận công việc mới chưa quen nên phải dành nhiều thời gian cho công việc. Giọng anh nói qua điện thoại cũng trở nên đứt quãng và loãng đi. Nhiều lần như vậy tôi rớt nước mắt khi nhận ra đó là sự hờ hững, một tín hiệu u ám cho cuộc tình đầu tiên. Hàng tuần, hàng tháng anh đều có email cho tôi nhưng chỉ là vài ba câu thăm hỏi kiểu như xã giao. Cuối cùng tôi chợt nhận ra sự thật cay đắng : anh đang rời xa tôi từng ngày. Chiếc điện thoại di động nằm lăn lóc trên nền gạch. Tiếng anh vẫn ong ong bên tai tôi : "Tháng sau anh cưới vợ, em đến dự đám cưới anh nhé". Một sự trống trải, một nỗi buồn như bão cấp 9 đổ ập vào người tôi tê tái, cuốn đi tất cả, những gì còn sót lại là sự trơ trọi, trống rỗng và những giọt nước mắt. Tôi đã không có mặt trong ngày cưới anh.
  10. Liên khúc mưa. Mở đầu là một giai điệu Tưng tưng tưng Trên mái tôn dột nát Những giọt nước như phím đàn Với những nốt Đồ rê mi pha son Trên khuôn nhạc bằng những chiếc thau phía dưới Điệp khúc Mưa mưa mưa! Tí tách tí tách Người hát mỏi rời rã Bài hát ngập trong màn nước Bập bủng. Bập bủng
  11. thuytrang200880

    Biển ơi!

    Bãi đá dài ngun ngút. Dãy nhà tạm sát biển dựng lên đặt ghế bố cho du khách ngồi. Nhóm người ngồi ăn ghẹ trên biển chán, thay đồ nhảy ùm xuống nước. Đạt trong chiếc quần ôm bó sát ngụp lặn dưới làn nước trong xanh. Bình ngồi gác tay lên thành ghế, thiu thiu ngủ. Đạt từ dưới nước chạy lên chỗ Bình ngồi, vảy nước vào người làm Bình tỉnh ngủ. Bình vừa tỉnh dậy, mặt bực dọc. Đạt chạy vội xuống bãi tắm, dụ Bình đuổi theo. Đạt kéo được Bình xuống nước. Cơn sóng ngoài xa ập đến bất chợt. Bình lúi húi bị sóng dập uống ngụm nước, sặc sụa. Tại anh, Bình mới bị uống nước đó. Má Bình phụng phịu. Đạt không kìm được, anh hôn phớt lên má Bình. Đạt chạy nhanh vào bờ thuê cho Bình chiếc phao. Bình phơi mình trên phao, Đạt kéo phao xa bờ. Trong cơn sóng nước Bình nghe tiếng thỏ thẻ yêu thương của Đạt. Rồi sóng ập tới, đẩy hai người dạt vào bờ. Tiếng dội nước trong buồng tắm ào ào. Bình ngồi dựa vào thành giường lau mớ tóc. Điện thoại rung dưới gầm tủ. Bình bước đến mở ra, sau đó để lại chỗ cũ. Mắt chong chênh nhìn vào ti vi. Đạt đẩy cửa phòng tắm bước ra, mặt hớn hở. Tắm biển xong như được mát xa, đã quá em hén. Đạt ôm chầm Bình vào lòng nựng nịu. Bình đẩy nhẹ Đạt ra, cố kìm giọng. Anh có điện thoại. Đạt mở ngăn tủ cầm điện thoại lên. Phút chốc, mặt Đạt co dúm lại, rồi dãn ra một cách tinh quái. Anh gọi lại cho khách hàng chút, em đói không anh gọi thức ăn mang lên. Đạt xoa dịu. Không, em không đói. Mắt Bình vẫn chăm chú nhìn vào màn hình ti vi. Đạt đẩy cửa bước ra ban công, khép cửa lại kín đáo gọi điện thoại. Bình muốn nghe những gì Đạt nói trong điện thoại. Nhưng rồi lòng tự ái cồn cào trong ruột gan, Bình cầm remote tăng âm lượng ti vi. Tiếng ngáy của Đạt vang trong đêm nghe rõ mồn một. Bình ngồi dậy, vuốt tóc nhìn Đạt ngủ. Bàn tay Đạt gác trên lớp mền hoa mỏng, Bình cố nhìn vào kẽ tay ngón trỏ, vết nhẫn mờ in trên lớp da rám nắng. Bình thở ra, bước ra ban công ngắm sao trời. Bình nhớ lại ngày đầu tiên Bình gặp Đạt trong lớp cao học. Đạt ôm ghi ta hát bài Mặt trời bé con của Trần Tiến thật sâu lắng. Giọng Đạt trầm ấm, mắt Đạt nhắm nghiền thả hồn theo cảm xúc bài hát. Bình say theo điệu hát của Đạt. Đạt đứng sau lưng, choàng tay ôm lấy người Bình, Bình giật nảy người. Đạt nhẹ nhàng mơn lên má Bình, dịu dàng. Sao ngủ hỏng được vậy em? Bình nhìn xa ra phía biển. Vào ngủ đi em khuya rồi, hay là đang mè nheo. Anh chìu em nhe. Bình mắc cỡ đẩy Đạt ra. Anh này, em đâu có. Đạt nhấc bổng người Bình lên ẵm cô đặt lên giường. Bây giờ ngủ dùm tôi đi cô nương, thức dậy giữa đêm hỏng thấy cô kế bên tui hoảng lắm, biết không. Ánh mắt nồng nàn yêu thương của Đạt thiêu đốt Bình. Bình không dám cải lời anh. Cô nằm im từ từ nhắm mắt. *** Xe chạy dọc theo bãi biển rồi rẽ vào một khu quán nhậu bình dân dọc mé biển. Chú Toàn chọn một chiếc bàn gần biển nhất dừng xe. Đạt dựng chống xe, cởi nón bảo hiểm cho Bình rồi rút chìa khóa đưa cho Bình. Em giữ nhe, chút anh say là không nhớ để đâu. Anh chỉ tin em thôi. Bình cười, cho chìa khóa xe vào túi. Chú Toàn chạy sang chỗ chủ quán đưa hai con cá Dình to tướng chú vừa lặn bắn được sáng nay để ướp muối ớt nướng. Mùi cá bốc lên thơm lựng. Đặc sản xứ biển được bày lên bàn nhậu. Hai con cá nướng đặt giữa bàn. Đạt nhón tay gắp cá mời mọi người, Bình được ưu tiên miếng nạc cá ở giữa. Đạt rỉ tai. Anh thương em chưa? Bình đẩy Đạt ra nhìn mọi người e thẹn. Cơn mưa ngày càng nặng hạt. Cả nhóm kéo ghế dời về phía có lều che. Khoảng không tĩnh mịch bỗng nhốn nháo bởi tiếng kê bàn, tiếng ngổn ngang của chai lọ, tiếng ồn ào của sự xê dịch. Nhóm yên vị ở chiếc bàn phía trong lều. Chú Cao lấy đàn ra vừa đánh vừa hát Chuyện tình hoa muống biển. Cao hứng chú dùng đũa thổi saxophone bằng miệng nghe lạ lẫm và mê đắm. Tiếng vỗ tay râm ran từ những chiếc bàn kế bên. Đạt kéo đàn về phía mình, thả hồn theo ca khúc Không còn mùa thu. Khi hát, Đạt chỉ chìm đắm trong ca khúc, mắt nhắm nghiền theo giai điệu. Những ca khúc cứ nối tiếp được thả ra từ bạn bè, mỗi người hát một ca khúc. Bình cũng hòa theo cô Yến ca khúc Phôi pha. Giọng Bình đầy tâm trạng day dứt. Đạt nhìn Bình nhói lòng. Đạt lòn tay dưới bàn siết chặt tay Bình. Bình nhẹ nhàng đẩy tay Đạt ra, cầm ly bia lên uống cạn. Chú Toàn vỗ tay khen. Con bé này uống khá nhỉ. Chơi vậy được đó con, đúng chất dân miền sông nước. Đồng hồ báo hơn 12 giờ, quán thưa khách. Chú Toàn kêu tính tiền. Món xoài tượng chấm muối ớt được chủ quán mang ra khuyến mãi khách. Chú Cao so dây hát vọng cổ bài Tiễn biệt mùi mẫn. Cả nhóm lắng lòng nghe. Chia tay mọi người, Đạt chở Bình ra bãi biển. Đạt nắm tay Bình dắt xuống bãi cát ngồi xuống. Đạt nhìn thẳng vào mắt Bình. Bất chợt ôm Bình vào lòng vuốt ve. Bình hơi choáng, rồi cô cũng bình tĩnh ngổi thẳng người. Đạt đan hai tay vào nhau, cúi đầu nói nhỏ. Anh biết mối quan hệ này làm em khó chịu, anh cũng vậy. Nhưng anh không biết mình phải thế nào. Đúng là anh và vợ anh có nhiều vấn đề không hòa hợp. Nhưng con cái là cầu nối để xóa đi những gì bất hợp lý giữa hai vợ chồng, và vợ anh rất yêu thương con. Điều đó làm cho anh phải giữ gia đình, cho dù không trọn vẹn. Anh thừa nhận em là người con gái cho anh nhiều cảm xúc, nhất là những gì em làm cho anh khi anh sắp trễ hạn bảo vệ, nếu không có em có lẽ anh sẽ không hoàn thành luận văn. Với anh, em là một chỗ dựa. Bình nói trong nghẹn ngào. Nhưng em không thể làm người thứ ba. Nên chấm dứt, chỉ là tình bạn thôi. Đạt im lặng, đứng lên nói như thì thào. Anh sẽ làm theo ý em. Đoạn đường về khách sạn xa thăm thẳm. Bình ngồi thẳng lưng không buồn chạm tay vào Đạt. Đạt cắm cúi chạy nhanh không hỏi han người ngồi sau có lạnh không, có sợ tốc độ không. Bình không kìm được, cô khóc to. Đạt dừng xe lại, quan tâm. Em bị làm sao vậy? Lạnh à? Bình im khóc. Em không sao, anh chạy từ từ thôi. Gió biển đêm lạnh buốt. Bình co rút người lại, tuyệt nhiên không dựa vào Đạt. Bình mím môi, hai răng sít chặt. Cơn lạnh qua mau thôi, Bình tự nhủ với lòng. Phong Lan
  12. thuytrang200880

    Nụ hôn

    Buổi trưa, ngủ không được, đầu óc mụ mị bỗng nhớ về buổi trưa hè xa xưa, buổi trưa mà ai đó đã lướt qua đôi môi thiếu nữ nụ hôn đầu đời. Nụ hôn đó dĩ nhiên là chẳng bao giờ bị lãng quên trong trí nhớ của bất cứ đứa con gái nào đã từng yêu. Lẽ thường, con gái sẽ rơi vào thế bị động, con trai sẽ chủ động làm việc đó. Buổi trưa đó con trai rủ con gái đi uống nước trong một khu vườn yên tĩnh. Con gái hăm hở chẳng chút nghi ngờ tình yêu của mình tí ti nào. Vốn tâm hồn trong sáng, con gái ngồi phịch xuống ghế và bắt đầu lắc lư đuôi tóc . Con trai cũng điềm tĩnh chẳng nói lời nào, chỉ mỉm cười. Bất ngờ con trai ghì chặt con gái và bất ngờ lướt trên môi con gái. Con gái vừa bị kìm nén vừa bị bất ngờ, chưa thể định thần gì cả và cũng cảm thấy bản năng trỗi dậy, mặc cho sự e ngại đang bùng cháy trong lòng. Sau phút bàng hoàng con gái cũng vùng dậy và bỏ chạy nhưng rồi con trai đã đuổi kịp và đưa con gái về nhà trong trạng thái mông lung. Cái cảm giác yêu bằng bản năng của thời thiếu nữ đã qua, nụ hôn đầu đời còn ám ảnh con gái nhiều lần trong đêm. Tuyệt nhiên, con gái chẳng bao giờ tìm thấy cảm giác đó trong những nụ hôn thứ 2, thứ 3,… cho dù con gái yêu bao nhiêu lần nữa. Nụ hôn lần thứ 2, con gái không còn nghe tim mình đập thình thịch nữa, chẳng còn cố gắng vùng chạy như lần đầu nữa, chẳng còn thụ động mặc cho người ta thích làm gì thì làm trên môi mình nữa, con gái đã có kỹ năng khi môi chạm môi, mắt chạm mắt và nụ hôn lần 1 được kín đáo mang ra so sánh. Nụ hôn thời thiếu nữ sẽ bất chợt xuất hiện đâu đó trong đời bạn khi bạn lặng lẽ nhìn về quá khứ trong một trưa hè oi bức, hay trong đêm thanh vắng có tiếng côn trùng rỉ rả. Nụ hôn ấy như đốm lửa nhỏ cháy mãi trong tâm hồn những người con gái đã từng yêu, đã từng nếm trải vị ngọt đôi môi. Biết rằng hoài niệm không làm cho người ta sống lại một lần thời thiếu nữ, nhưng nó là một thứ kỉ niệm màu nhiệm làm người ta trân trọng và giữ gìn. Con gái rồi sẽ lấy chồng, những nụ hôn của chồng được con gái đón nhận với tình cảm ưu ái nhất. Tuyệt nhiên, nụ hôn đó chẳng bao giờ là nụ hôn đầu đời.
  13. Nụ hôn Buổi trưa, ngủ không được, đầu óc mụ mị bỗng nhớ về buổi trưa hè xa xưa, buổi trưa mà ai đó đã lướt qua đôi môi thiếu nữ nụ hôn đầu đời. Nụ hôn đó dĩ nhiên là chẳng bao giờ bị lãng quên trong trí nhớ của bất cứ đứa con gái nào đã từng yêu. Lẽ thường, con gái sẽ rơi vào thế bị động, con trai sẽ chủ động làm việc đó. Buổi trưa đó con trai rủ con gái đi uống nước trong một khu vườn yên tĩnh. Con gái hăm hở chẳng chút nghi ngờ tình yêu của mình tí ti nào. Vốn tâm hồn trong sáng, con gái ngồi phịch xuống ghế và bắt đầu lắc lư đuôi tóc . Con trai cũng điềm tĩnh chẳng nói lời nào, chỉ mỉm cười. Bất ngờ con trai ghì chặt con gái và bất ngờ lướt trên môi con gái. Con gái vừa bị kìm nén vừa bị bất ngờ, chưa thể định thần gì cả và cũng cảm thấy bản năng trỗi dậy, mặc cho sự e ngại đang bùng cháy trong lòng. Sau phút bàng hoàng con gái cũng vùng dậy và bỏ chạy nhưng rồi con trai đã đuổi kịp và đưa con gái về nhà trong trạng thái mông lung. Cái cảm giác yêu bằng bản năng của thời thiếu nữ đã qua, nụ hôn đầu đời còn ám ảnh con gái nhiều lần trong đêm. Tuyệt nhiên, con gái chẳng bao giờ tìm thấy cảm giác đó trong những nụ hôn thứ 2, thứ 3,… cho dù con gái yêu bao nhiêu lần nữa. Nụ hôn lần thứ 2, con gái không còn nghe tim mình đập thình thịch nữa, chẳng còn cố gắng vùng chạy như lần đầu nữa, chẳng còn thụ động mặc cho người ta thích làm gì thì làm trên môi mình nữa, con gái đã có kỹ năng khi môi chạm môi, mắt chạm mắt và nụ hôn lần 1 được kín đáo mang ra so sánh. Nụ hôn thời thiếu nữ sẽ bất chợt xuất hiện đâu đó trong đời bạn khi bạn lặng lẽ nhìn về quá khứ trong một trưa hè oi bức, hay trong đêm thanh vắng có tiếng côn trùng rỉ rả. Nụ hôn ấy như đốm lửa nhỏ cháy mãi trong tâm hồn những người con gái đã từng yêu, đã từng nếm trải vị ngọt đôi môi. Biết rằng hoài niệm không làm cho người ta sống lại một lần thời thiếu nữ, nhưng nó là một thứ kỉ niệm màu nhiệm làm người ta trân trọng và giữ gìn. Con gái rồi sẽ lấy chồng, những nụ hôn của chồng được con gái đón nhận với tình cảm ưu ái nhất. Tuyệt nhiên, nụ hôn đó chẳng bao giờ là nụ hôn đầu đời.
  14. Biển ơi! Bãi đá dài ngun ngút. Dãy nhà tạm sát biển dựng lên đặt ghế bố cho du khách ngồi. Nhóm người ngồi ăn ghẹ trên biển chán, thay đồ nhảy ùm xuống nước. Đạt trong chiếc quần ôm bó sát ngụp lặn dưới làn nước trong xanh. Bình ngồi gác tay lên thành ghế, thiu thiu ngủ. Đạt từ dưới nước chạy lên chỗ Bình ngồi, vảy nước vào người làm Bình tỉnh ngủ. Bình vừa tỉnh dậy, mặt bực dọc. Đạt chạy vội xuống bãi tắm, dụ Bình đuổi theo. Đạt kéo được Bình xuống nước. Cơn sóng ngoài xa ập đến bất chợt. Bình lúi húi bị sóng dập uống ngụm nước, sặc sụa. Tại anh, Bình mới bị uống nước đó. Má Bình phụng phịu. Đạt không kìm được, anh hôn phớt lên má Bình. Đạt chạy nhanh vào bờ thuê cho Bình chiếc phao. Bình phơi mình trên phao, Đạt kéo phao xa bờ. Trong cơn sóng nước Bình nghe tiếng thỏ thẻ yêu thương của Đạt. Rồi sóng ập tới, đẩy hai người dạt vào bờ. Tiếng dội nước trong buồng tắm ào ào. Bình ngồi dựa vào thành giường lau mớ tóc. Điện thoại rung dưới gầm tủ. Bình bước đến mở ra, sau đó để lại chỗ cũ. Mắt chong chênh nhìn vào ti vi. Đạt đẩy cửa phòng tắm bước ra, mặt hớn hở. Tắm biển xong như được mát xa, đã quá em hén. Đạt ôm chầm Bình vào lòng nựng nịu. Bình đẩy nhẹ Đạt ra, cố kìm giọng. Anh có điện thoại. Đạt mở ngăn tủ cầm điện thoại lên. Phút chốc, mặt Đạt co dúm lại, rồi dãn ra một cách tinh quái. Anh gọi lại cho khách hàng chút, em đói không anh gọi thức ăn mang lên. Đạt xoa dịu. Không, em không đói. Mắt Bình vẫn chăm chú nhìn vào màn hình ti vi. Đạt đẩy cửa bước ra ban công, khép cửa lại kín đáo gọi điện thoại. Bình muốn nghe những gì Đạt nói trong điện thoại. Nhưng rồi lòng tự ái cồn cào trong ruột gan, Bình cầm remote tăng âm lượng ti vi. Tiếng ngáy của Đạt vang trong đêm nghe rõ mồn một. Bình ngồi dậy, vuốt tóc nhìn Đạt ngủ. Bàn tay Đạt gác trên lớp mền hoa mỏng, Bình cố nhìn vào kẽ tay ngón trỏ, vết nhẫn mờ in trên lớp da rám nắng. Bình thở ra, bước ra ban công ngắm sao trời. Bình nhớ lại ngày đầu tiên Bình gặp Đạt trong lớp cao học. Đạt ôm ghi ta hát bài Mặt trời bé con của Trần Tiến thật sâu lắng. Giọng Đạt trầm ấm, mắt Đạt nhắm nghiền thả hồn theo cảm xúc bài hát. Bình say theo điệu hát của Đạt. Đạt đứng sau lưng, choàng tay ôm lấy người Bình, Bình giật nảy người. Đạt nhẹ nhàng mơn lên má Bình, dịu dàng. Sao ngủ hỏng được vậy em? Bình nhìn xa ra phía biển. Vào ngủ đi em khuya rồi, hay là đang mè nheo. Anh chìu em nhe. Bình mắc cỡ đẩy Đạt ra. Anh này, em đâu có. Đạt nhấc bổng người Bình lên ẵm cô đặt lên giường. Bây giờ ngủ dùm tôi đi cô nương, thức dậy giữa đêm hỏng thấy cô kế bên tui hoảng lắm, biết không. Ánh mắt nồng nàn yêu thương của Đạt thiêu đốt Bình. Bình không dám cải lời anh. Cô nằm im từ từ nhắm mắt. *** Xe chạy dọc theo bãi biển rồi rẽ vào một khu quán nhậu bình dân dọc mé biển. Chú Toàn chọn một chiếc bàn gần biển nhất dừng xe. Đạt dựng chống xe, cởi nón bảo hiểm cho Bình rồi rút chìa khóa đưa cho Bình. Em giữ nhe, chút anh say là không nhớ để đâu. Anh chỉ tin em thôi. Bình cười, cho chìa khóa xe vào túi. Chú Toàn chạy sang chỗ chủ quán đưa hai con cá Dình to tướng chú vừa lặn bắn được sáng nay để ướp muối ớt nướng. Mùi cá bốc lên thơm lựng. Đặc sản xứ biển được bày lên bàn nhậu. Hai con cá nướng đặt giữa bàn. Đạt nhón tay gắp cá mời mọi người, Bình được ưu tiên miếng nạc cá ở giữa. Đạt rỉ tai. Anh thương em chưa? Bình đẩy Đạt ra nhìn mọi người e thẹn. Cơn mưa ngày càng nặng hạt. Cả nhóm kéo ghế dời về phía có lều che. Khoảng không tĩnh mịch bỗng nhốn nháo bởi tiếng kê bàn, tiếng ngổn ngang của chai lọ, tiếng ồn ào của sự xê dịch. Nhóm yên vị ở chiếc bàn phía trong lều. Chú Cao lấy đàn ra vừa đánh vừa hát Chuyện tình hoa muống biển. Cao hứng chú dùng đũa thổi saxophone bằng miệng nghe lạ lẫm và mê đắm. Tiếng vỗ tay râm ran từ những chiếc bàn kế bên. Đạt kéo đàn về phía mình, thả hồn theo ca khúc Không còn mùa thu. Khi hát, Đạt chỉ chìm đắm trong ca khúc, mắt nhắm nghiền theo giai điệu. Những ca khúc cứ nối tiếp được thả ra từ bạn bè, mỗi người hát một ca khúc. Bình cũng hòa theo cô Yến ca khúc Phôi pha. Giọng Bình đầy tâm trạng day dứt. Đạt nhìn Bình nhói lòng. Đạt lòn tay dưới bàn siết chặt tay Bình. Bình nhẹ nhàng đẩy tay Đạt ra, cầm ly bia lên uống cạn. Chú Toàn vỗ tay khen. Con bé này uống khá nhỉ. Chơi vậy được đó con, đúng chất dân miền sông nước. Đồng hồ báo hơn 12 giờ, quán thưa khách. Chú Toàn kêu tính tiền. Món xoài tượng chấm muối ớt được chủ quán mang ra khuyến mãi khách. Chú Cao so dây hát vọng cổ bài Tiễn biệt mùi mẫn. Cả nhóm lắng lòng nghe. Chia tay mọi người, Đạt chở Bình ra bãi biển. Đạt nắm tay Bình dắt xuống bãi cát ngồi xuống. Đạt nhìn thẳng vào mắt Bình. Bất chợt ôm Bình vào lòng vuốt ve. Bình hơi choáng, rồi cô cũng bình tĩnh ngổi thẳng người. Đạt đan hai tay vào nhau, cúi đầu nói nhỏ. Anh biết mối quan hệ này làm em khó chịu, anh cũng vậy. Nhưng anh không biết mình phải thế nào. Đúng là anh và vợ anh có nhiều vấn đề không hòa hợp. Nhưng con cái là cầu nối để xóa đi những gì bất hợp lý giữa hai vợ chồng, và vợ anh rất yêu thương con. Điều đó làm cho anh phải giữ gia đình, cho dù không trọn vẹn. Anh thừa nhận em là người con gái cho anh nhiều cảm xúc, nhất là những gì em làm cho anh khi anh sắp trễ hạn bảo vệ, nếu không có em có lẽ anh sẽ không hoàn thành luận văn. Với anh, em là một chỗ dựa. Bình nói trong nghẹn ngào. Nhưng em không thể làm người thứ ba. Nên chấm dứt, chỉ là tình bạn thôi. Đạt im lặng, đứng lên nói như thì thào. Anh sẽ làm theo ý em. Đoạn đường về khách sạn xa thăm thẳm. Bình ngồi thẳng lưng không buồn chạm tay vào Đạt. Đạt cắm cúi chạy nhanh không hỏi han người ngồi sau có lạnh không, có sợ tốc độ không. Bình không kìm được, cô khóc to. Đạt dừng xe lại, quan tâm. Em bị làm sao vậy? Lạnh à? Bình im khóc. Em không sao, anh chạy từ từ thôi. Gió biển đêm lạnh buốt. Bình co rút người lại, tuyệt nhiên không dựa vào Đạt. Bình mím môi, hai răng sít chặt. Cơn lạnh qua mau thôi, Bình tự nhủ với lòng. Phong Lan
  15. Dạ, làm được 2 bài thơ hà anh, chắc đợi cho ngấm rồi viết nhiều

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...