Jump to content

forever812

Thành viên
  • Số bài viết

    7
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về forever812

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  1. Ngày Nguyễn Tuân ra đi Nguyễn Tuân tự coi mình là một lữ khách. Người ta gắn tên ông với “căn bệnh xê dịch” nổi tiếng. Và nếu con người ấy gắn với những chuyến đi, thì xin hãy gọi cuộc ra đi lần này của ông là cuộc ra đi vĩnh viễn. Nói đến Nguyễn Tuân mà chỉ gọi gọn ghẽ là nhà văn, theo ý nghĩa thông thường đầy vinh dự của chữ đó, e vẫn còn thấy thiếu thiếu thế nào. Vâng, ông là nhà văn, là tác giả văn xuôi xuất sắc, là diễn viên điện ảnh và sân khấu, là nhà hoạt động văn hóa, là nhà nghệ thuật học sành sỏi… − ấy là nói về văn nghiệp, về sở trường, về hoạt động và đóng góp của ông. Nhưng không chỉ sản phẩm do ông tạo ra bằng ngòi bút tài hoa bậc thầy mới là tác phẩm; chính ngay con người ông, lối sống của ông, ông cũng muốn nó phải là một tác phẩm. Nguyễn Tuân − đó còn là một hiện tượng văn hóa phong cách, một hiện tượng văn hóa nhân cách. Con người ông, phong cách ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn hầu như có một không hai trong nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt. Tiễn biệt Nguyễn Tuân, chúng ta tiễn biệt con người tài tử cuối cùng, kiểu người mà phổ hệ tính ngược lên là gồm Từ những Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương, Tản Đà… Mỗi một người trong số những “lãng tử” nổi tiếng đó, khi in được bóng dáng mình vào văn học, đều đem lại một cái gì đó tuy có vẻ dư thừa nhưng lại vô cùng cần thiết: ấy là ý thức về tự do, là niềm tự hào về năng lực và phẩm giá của “kẻ sĩ”, là bản lĩnh vững vàng của nhân cách người Việt… Dĩ nhiên, đồng thời với một Nguyễn-Tuân-lãng-tử vẫn có một Nguyễn-Tuân-cán-bộ. Ngọn bút tùy bút của ông không tách rời các nhiệm vụ cách mạng, hơn nữa, đó luôn luôn là ngọn bút rất thời sự, ngay những trang viết sau cùng. Tên tuổi nhà văn Nguyễn Tuân gắn bó với thể tuỳ bút, − thể tài này, qua sự sáng tạo của ông, đã tích luỹ được vô vàn khả năng nghệ thuật, để mô tả thực tế đời sống, để bộc lộ cái nhìn sâu sắc và độc đáo của tác giả. Trong tay Nguyễn Tuân, thể tùy bút đã hội được trong nó những ngọn nguồn khác nhau: tư thế trữ tình của kiểu thi nhân cổ điển Đông phương, truyền thống của các thể tản văn dân tộc, sắc thái lời nói miệng dân gian, kiểu độc thoại và dòng ý thức của văn xuôi hiện đại… Tất cả đều được huy động rộng rãi, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của một cái tôi nhà văn đầy cá tính mạnh mẽ và am tường đến lọc lõi những gì mình viết. Với Nguyễn Tuân, tiếng Việt thật sự là một kho báu và qua bàn tày tài tình của ông, nó thật sự trở thành những hạt ngọc lóng lánh trên từng nống dệt, trên khắp tấm dệt ngôn từ tinh vi của người thợ cả tài hoa. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kỹ thuật. Bởi đạt đến một trình độ như vậy trong sử dụng ngôn từ cũng là đạt đến một giới hạn mới của tự do sáng tạo − cái tự do chỉ có được ở những tài năng lớn. Đi trên con đường nghệ thuật ngôn từ, con người lãng tử Nguyễn Tuân trở thành người phát hiện, người khám phá những khả năng chưa từng biết của tiếng Việt văn học. Phong cách sống Nguyễn Tuân như là phong cách của mẫu người tài tử cuối cùng còn sót lại trong sự biểu hiện văn học; sáng tạo vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân trong thể tùy bút; nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tuân như là biểu hiện rực rỡ của tài năng tự do trong nghệ thuật, − tất thảy đều là những điều rất khó học hỏi và cho đến hiện giờ vẫn chưa nhìn thấy gương mặt những người kế tục. Nhưng di sản nghệ thuật của Nguyễn Tuân vẫn còn đó, như một sự thách thức, như một sự cổ vũ tất cả những ai đi trên đường sáng tạo. Chưa hẳn là để học theo, đúng hơn là để đi tìm những con đường mới. Ngay lúc này, lúc vĩnh biệt nhà văn quá cố, vẫn không thể hình dung gương mặt Nguyễn Tuân mà lại thiếu một nụ cười. Một nụ cười hiền minh, hiểu biết, nụ cười của con người đã nắm được nghĩa lý của cuộc đời, nghĩa lý của sáng tạo, nghĩa lý của nghệ thuật. Sưu tầm. Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/98941-ngay-nguyen-tuan-ra-di.html#ixzz2OSP5gK5O Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG I. Vài nét giới thiệu về Hồ Xuân Hương Nghiên cứu Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. Theo các tài liệu lưu truyền thì Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Đôi, huyênû Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An. Bà sống vàogiai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Ông Hồ Phi Diễn tương truyền là thân sinh của bà, đậu tú tài năm 24 tuổi. Nhà nghèo ông ra Bắc dạy học kiếm sống, về sau lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ. Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc hôn nhân này. Hồ Phi Diễn có thời sống ở Thăng Long. Lúc nhỏ bà sống ở Thăng long, phường Khán Xuân (gần Hồ Tây ) Hà Nội bây giờ. Khi trưởng thành bà có làm một ngôi nhà ở gần đó lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. Căn cứ vào một số tài liệu, truyền thuyết, qua thơ văn thì thấy Bà thuở nhỏ thông minh, có đi học tuy không nhiều lắm. Đời sống bình thường không dư dật, không thiếu thốn. Giao du rộng rãi, là người phóng túng, đi nhiều và thân thiết với nhiều bạn trai trong số đó có cả Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Bà là người đa tình, có tài và biết mình có tài, bà mong mỏi có một người chồng xứng đáng. Nhưng cuộc đời, tình duyên của bà đầy ngang trái, đầy đau khổ. Một lần làm vợ lẽ tên trọc phú: Tổng Cóc, một lần lấy tên quan phủ Vĩnh Tường, nhưng lại làm lẽ. Cả hai bước đi đều ngắn ngủi, và chỉ đem lại cho Bà những vị chua xót, thất vọng. Hồ Xuân Hương đi du lãm nhiều nơi, đay là một điều hiếm có với phụ nữ ttrong xã hội phong kiến. Nhiều danh lam thắng cảnh bà đã đặt chân đến ở các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên...Đó là chưa kể đến Vĩnh tường (Vĩnh phú) nơi chồng bà làm quan, và Nghệ An , quê hương cuả bà. Bà sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Số thơ Nôm hiện còn trên 40 bài nhưng có giá trị. Ngôn ngữ thơ bà sắc cạnh, giàu âm thanh, màu sắc, được sư dụng một cách sống động, tài tình. II.Cơ sơ lý luận nghiên cứu phong cách thơ Hồ Xuân Hương 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Văn học là nghệ thuật ngôn từ .Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo "Chất liệu" ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phâím của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lânù được. Văn hào Nga Chekhov đã khẳng định " Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả" Cho đến nay, giới nghiên cứu lý luận văn học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ biết rằng phong cách chỉ dùng cho những nhà văn từng trải cách viết đã định hình, đã khẳng định trên văn đàn. Người ta có thể nói phong cách Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tuân, Nam Cao , Vũ Trọng Phụng chứ không nói phong cách cho những nhà văn ít ai biết đến. CheKhov( Nga) quan niệm : "phong cách cần được định nhĩa như một thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống , như thủ pháp thuyết phục thu hút tác giả " . Theo ông ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên tạo nên phong cách tác giả .Nhà ngôn ngữ học Đào Thản Cho rằng : " Những nét biến hóa riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đich diễn đạt nội dung . Nó bao gồm các yếu tố được luôn luôn tái hiện và hình thành bền vững trong ngôn ngữ tác gia"í "Từ một số quan niệm ta có thể hiểu : Phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền sáng tạo của nhà văn. Nhà văn có phong cách ngôn ngữ là nhà văn biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêngkhông hề nhầm lẫn mà được mọi ngưòi thừa nhận..Chất giọng riêng ấy trưóc hết thể hiện ngôn ngữ, sự saúng tạo ngôn ngữ . sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự đóng tạo của nhà văn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.Bởi vậy khi khaỏ sát phong cáchngôn ngữ nhà văn chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn , tìm ra qui luật riêng trong việc sử dung ngôn ngữ và sự đóng góp của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ . Cần hiểu phong cách ngôn ngữ nhà văn chính là sự đi "chệch" một cách nghệ thuật so với toàn thể nói một cách khác nhà văn có phong cách là nhà văn biết chọn một đường đi , một lối cảm nhận , một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật cao. Sự đi chệch ấy trong phong cách học gọi là Sự lệch chuẩn ngôn ngữ nhằm taọ ra một đặc trưng không giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ở những nhà văn có tên tuổi . 2. Sự lệch chuẩn mực của ngôn ngữ : Như chúng ta đã biết , ngôn ngữ ngệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Bất kỳ nhà văn vĩ đại của dân tộc nào cũng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để sáng tác.Nhưng vấn đề là ngôn ngữ đó khi tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm văn học nó không còn cái nguyên xi của ngôn ngữ đời thường , của thực tế cuộc sống. Ngôn ngữ đó chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự trải nghiệm và là tài năng của nhà văn . Cho nên ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng có tính đa nghĩa và có độ chênh lệch giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt tạo lập nên những tín hiệu ngôn ngữ mang ý nghĩa hình tượng. Người ta còn gọi là tính "mơ hồ "của ngôn ngữ, hay tính "lạ hóa" của ngôn ngữ. Nhà văn tài hoa là nhà văn tạo nên nhiều tầng ý nghĩa trong ngôn ngữ của mình . Hiểu theo cách trên, rõ ràng sự "Lệch chuẩn " ngôn ngữ chỉ có đưọc ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Chúng ta nên hiểu sự lệch chuẩn đó là sự sáng tạo ngôn ngữ chứ không phaỉ là chống lại sự chuẩn mực chung của ngôn ngữ dân tộc .Trái lại sự lệch chuẩn ngôn ngữ góp phần làm phát triển ngôn ngữ tạo ra những chuẩn mới của ngôn ngữ, là sự mở rộng chuẩn mực ngôn ngữ .Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời noúi nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống ngôn ngữ chung. Vậy chuẩn mực ngôn ngữ là gì? Là toàn bộ các phương tiện qui tắc thống nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ , được qui định và phát triển trong xã hội ì một hiện tượng ngôn ngữ mang tính truyền thống được xã hội chấp nhận và sử dụng. Vì là truyền thống nên có tính chất bắt buộc. Và ngược lại sự lệch chuẩn lại là việc sử dụng ngôn ngữ có tính sáng tạo của cá nhân gắn liền với cách nhìn, quan điểm của người nói nhưng được xã hội chấp nhận . Những phương diện thường đưọc các nhà văn sử dụng để tạo nên sự lệch chuẩn bao gồm : - Các qui tắc tu từ về ngữ âm. - Từ vựng ngữ nghĩa. - Cú pháp. - Phương pháp diễn đạt và bố cục tác phẩm. Việc lệch chuẩn ngôn ngữ không chỉ taọ ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ nghệ thuật , ngôn ngữ dân tộc mà chính tạo ra một văn phong của nhà văn cụ thể : - Sự vânû động ngôn ngữ dưói tài năng sáng tạo của nhà văn vừa đem đến những phẩm chất mới cho ngôn ngữ văn chương ,vừa thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc phát triển, giúp cho nhà văn bộc lộ cá tính của mình. - Lệch chuẩn ngôn ngữ tạo ra lời nói có tính hàm súc, sinh động gợi cảm bonïg bẩy - Lệch chuẩn ngôn ngữ còn tạo nên sự duyên dáng, ý nhị, giàu tính nhạc cho ngôn ngữ văn chương. III. Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ xuân Hương: 1.Xuân Hương, nhà thơ dòng Việt - " Bà chúa thơ Nôm" Trong thơ cổ điển của nước ta nếu xét khía cạnh tính cách đân tộc thì có lẽ thơ Hồ Xuân Hương "Thì treo giải nhất chị nhường cho ai ? "Thơ của bà đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng . Xuân Hương học thông chữ Hán nhưng trong thơ mình Bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, BaÌ Huyện Thanh Quan ... dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Xuân Hưong chỉ dùng tiếng việt trước sau như một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là Bà nhất khoát thoát ly khoỉ sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hương là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho răìng : Tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn. Ngôn ngữ của Xuân Hương không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc . Bởi vì Xuân Hương ngoài việc dùng thuần Tiếng Việt , Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của Tiếng Việt như : nói ví , nói bóng gió , nói lái , chơi chữ ... làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm . Có thể nói rằng Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất Việt Nam và cũng không quá đáng khi nói răìng : Ngôn ngữ ấy rất Xuân Hương .nó gồm một số từ ngữ xưa bây giờ không còn dùng nữa hoặc đã khác nghiã đi, ví dụ như từ : bom, tom... -Tiếng gà văng vẳng ì gáy trên bom - Thân này đâu đã chịu già tom. ( Tự tình ) Nó biến hóa để phổ vào câu thơ những tục ngữ, thành ngữ, ca dao : Năm thì mười họa hay chăng chớ ( Lấy chồng chung) Hoặc : Không có nhưng có mới ngoan . (Dở dang)Nó không tránh khoøi những từ ngữ thô tục hoặc nói lái thành thô tục , những tiếng chửi rủa : Quán sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo (Chùa quán sứ ) Chém cha cái kiếp lấy chồng chung (Lấy chồng chung ) Rúc rích thây cha con chuột nhắt Vo ve mặc mẹ cái ong bầu. ( Quan thị ) Thơ của Hồ Xân Hương sử dụng nhiều từ láy .Có loại thông thường : cheo leo, xanh rì , đỏ lóet, lún phún, phau phau, leo lẻo.. .Có loại lạ lùng : Mõm mòm mom, Hỏm hòm hom, dở dom... ...Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn (Hang Cắc cớ) Một trái trăng thu chín mõm mòm Nẩy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom (Hỏi trăng) Có loại gợi âm thanh độc đáo: Gió giật sườn non kêu rắc rắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong (Kẽm Trống) Có loại gợi hình: Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng (Giếng nước) Dựa vào đặc điểm từ láy tiếng Việt ( có giá trị biểu đạt cao) Xuân Hương đã khai thác triệt đê ønó và biến nó thành đặc điểm của riêng mình làm cho lời thơ có dáng dấp tinh nghịch và độc đáo . Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy, có sức sống tràn trề, mãnh liệt quá chừng. Thơ của Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên , trong sáng, tạo ấn tượng đậc biệt độc đáo. Những từ ngữ : Con ốc, qủa mít ,cái quạt , miếng trầu ,cây đu...là những ngôn ngữ thông thường nhưng do biết cách chọn lọc với hoàn cảnh nên lời thơ có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, có hương vị tươi ngon của mớ rau vừa mơí hái rất dân dã, rất Việt Nam . Ngôn ngữ thơ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà không chỉ dùng từ quần chúng mà còn dùng đủ các cách tu từ quần chúng , một câu hai ý hoặc ba ý , hiểu theo ý nào cũng được: Thanh cũng được , thô cũng được . Thơ của Bà thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả khẩu ngữ , ví dụ như: sáng banh, trưa trật.. " Không có nhưng mà có mới ngoan" “ Không chồng mới chửa ấy mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường " Hoặc : Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn , mướn không công ." Hoặc: Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha... Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt - "Bà chúa thơ nôm" Là chúa cả nội dung lẫn hình thức . Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam. 2.Cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương a. Sự vi phạm qui tắc tu từ tạo sự " Lệch chuẩn " ngôn ngữ để tạo nghĩa. Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ để tạo hình, tạo nhạc và cuối cùng tạo nghĩa.Cách tạo nghĩa lơ lững có lẽ cơ bản nhất vẫn là sự lệch chuẩn ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường của Xuân Hương . Những từ ngữ : Lá đa , nguyệt, hoa rữa, miếng trầu , cái bánh trôi, động Hương Tích ,thu, lạnh , Lạch Đào Nguyên....là những ký hiệu ngôn ngữ di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu đạt sức sống có tầm cở vũ trụ cái vĩnh cửu .Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái bật cười thấm thía nỗi buồn tạo nên bởi cái xô lệch không ăn khớp là những đặc điểm trong phong cách thơ nôm của Xuân Hương. Nếu liên kết các bài thơ: Kẽm trống, Động Hương Tích...Đèo Ba Dỗi, Đá ông chồng bà chồng ...trong một văn bản chúng ta có thể thấy ở trong những bài thơ này là những âm điệu mạnh, nhiều vần nhiều âm rất táo bạo thông qua một lớp từ ngữ được Xuân Hương sử dụng như: Phòm, ngoàm, hỏen, teo...Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghiã bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình . Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tình tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng ...các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì le,î đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hưong có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng. Ở Hồ Xuân Hương các chi tiết tạo nên sự lấp lửng nghĩa của bài thơ, câu thơ là cả một lớp từ ngữ được lựa chọn chính xác, thích hợp cho cả cái lộ lẫn cái ẩn. Đó là cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng tạo ra một ngữ cảnh trong đó các từ, nhóm từ nâng đỡ nhau, dựa vào nhau đểí thực hiện mệnh lệnh của người cầm bút ..Vì vậy, chỗ tài tình nhất của Xuân Hương có lẽ sự lấp lửng ý nọ, ý kia ở một hình tượng, một từ, một ngữ, một cách nói. Điều mà Bakhtin gọi là "Siêu ngôn ngữ", "xuyên ngôn ngữ " đã được chứng minh trong ngôn ngữ học hiện đại . Xuân Hương không nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng từ ngữ của Bà dùng vốn là từ ngữ hoạt động nên ngoài cấu trúc cố định còn hàm chứa nghĩa xã hội, tâm lý .nghĩa liên hội, liên tưởng do ngữ cảnh , do dụng ý siêu ngôn ngữ của tác giả . Chúng ta đến thăm "Động Hương Tích "( Chùa Hương) vào mùa trẩy hội : Người quen cõi phật chen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm Nếu dùng ngôn ngữ thường nhật, ngôn ngữ chuẩn thì hai câu thơ sẽ là: Người quen cõi phật chen chân bước Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt nhìn Từ cacïh sử dụng ngôn ngữ "lệch chuẩn", những từ ngữ trong bài thơ đưọc sử dụng như một hiện tượng nhiễm xạ, cũng "Phát quang" một nghĩa mới. Thậm chí cả những từ tôn giáo như "Cõi phật " , "Bầu tiên " cũng khoác nghĩa "trần tục", "cõi sung sướng " nơi lạc thú ". Do đó bài thơ "Động Hương Tích " mang nghĩa lấp lửîng. Ở một bài thơ khác "Đèo Ba dội " Xuân Hương đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả " Đèo Ba Dội " hình dung ra nào cửa son, thông, liễu, rêu phủ, đá xanh rì...mỏi gối, chùn chân...Tất cả chẳng có gì Xuân Hương không miêu tả lấp lửng "Vật " khác được .Có điều ở câu thơ thứ ba tác giả có sử dụng từ "Lóet" cáh sử dụng này là một sự lệch chuẩn so với các từ khác ở trong bài thơ như: "Rì", "Tùm hum", "lún phún"..là những nghịch âm, những bất đối xứng phá vở sự hài hòa của câu thơ, bài thơ làm xô lệch nghĩa của bài thơ, đưa trí tưởng tượng của người đọc chệch khỏi đường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới . Đặc biệt ở hai câu cuối không dưng lại có mặt "Hiền nhân quân tử " Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo Khi Xuân Hương đặt " Hiền nhân quân tử " với cái ý thèm thuồng "vẫn muốn trèo" Không những một đèo mà lại một đèo, một đèo nữa, thì với các nghĩa liên tưởng và liên hội của chuyện"trèo đèo " đâm ra mỏi gối ngay lập tức làm cho các nghĩa: cửa son, hòn đá, cành thông gió thốc, lá liễu đầm đìa... tất cả đều nhuốm một lớp nghĩa thứ hai, nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng. Sở dĩ ngôn ngữ của Xuân Hương lột tả được ý đồ của nữ sĩ , chính nhờ vào tài năng của việc sử dụng ngôn ngữ, đi từ cái thông thường đến cái ẩn dụ, vì lẽ đó thơ của Xuân Hương đều nhuốm lớp nghĩa thứ hai, thứ ba, muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được. Càng đọc thơ của ba ìchúng ta càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ ở người nghệ sĩ này . Chẳng hạn khi đọc bài thơ "Mời trầu" của Xuân Hương nghĩa phô của bài thơ nói chuyện quan hệ , chuyện giao tiếp, nhưng không đơn thuần là chuyện giao tiếp " Miếng trầu " nhất là "miếng trầu hôi " không đáng gì rất xoàng xĩnh, Xuân Hương như hạ mình, nhưng nó là đầu mối của mọi tình duyên , nó là tất cả tấm lòng khao khát hạnh phúc của một người phụ nữ không mấy may mắn trong con đường tình duyên. Vì thế , lời mời nghe chân thành tha thiết nhưng lời thơ vẫn chua chát đến thảm thương . Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi. Lời thơ vẫn là một sự mong muốn " Có phải duyên thì thắm lại " chứ không phải là "Quyện lại ", "kết lại ": "xe lại " Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo này nữ sĩ đã thể hiện một khao khát chứa biết bao đầm ấm và xao xuyến . Thế nhưng ta nghe như tan vỡ ra, rạn nứt , mất đi .Thành ngữ "bạc như vôi " được đưa vào như là một sự biểu hiện chua chát đắng cay của một người đàn bà từng traỉ lòng trước nhân tình thế thái . Qua miếng trầu hôi miếng trầu cay nữ sĩ dường như muốn giới thiệu thân thế của mình bằng một giọng điệu đùa cợt nhưng ẩn chứa cả một tấm lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng. Trong thơ của Xuân Hương chúng ta thường bắt gặp mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Cái quạt, quả mít , chiếc bánh trôi .....là những vật thể bình thường. Có thể nói nó là một ẩn dụ hoặc nhân hóa cũng được .Đặc biệt khi sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trong cách biểu đạt , làm cho câu thơ, lời thơ trở nên sinh, động , uyển chuyển và giàu ý nghĩa. Trong hai bài thơ "Bánh trôi nước" và "Quả mít" đã sử dụng một tiếng Em không chỉ dừng lại thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và đâu chỉ đơn giản là chuyện "kỹ thuật” mà trong tiếïng ấïy vẫn chứa đựng vấn đề tâm lí . Xuân Hương nhân hoá đẻ nâng vật ngang lên với người, để gắn cho nó những cảm xúc cảm giác như ngưòi . Trong những các bài thơ nói về phụ nữ có lẽ"Bánh trôi nước " là bài thơ hay nhất .Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh tôi để thể hiện vẻ đẹp về hình thể , tâm hồn của người con gái thân phận bé nhỏ , dù đời có phũ phàng em vẫn giữ phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" . Cái hay nhất nhà thơ sử dụng từ mà nói lên một cách dõng dạc, dứt khoát sự kiên trì và cố gắng đến cùng để giữ "Tấm lòng son " - Biểu hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến " trọng nam khinh nữ" . b. Sự vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo của Xuân Hương. Như chúng ta đã biết mỗi nhà thơ có một cách lựa chọn "kiểu " ngôn ngữ riêng cho bản thân mình . Ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh quan không giống ngôn ngữ cuả Xuân Hương , mặc dầu cả hai nữ sĩ cùng chung sống trong một thời đại . Cũng rất giàu nữ tính , cũng làm thơ Đường luật ..Đọc thơ Bà Huyện Thanh Quan ta cũng bắt gặp trong đó một sự " Lệch chuẩn " với ngôn ngữ đời thường . Sở trường của Bà sử dụng loại danh từ để sáng tác . Chẳng hạn khi đọc bài thơ " Thăng Long thành hoài cổ " của Bà ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn 8 câu , mỗi câu bảy chữ, cả bài thơ 56 chữ nhưng tác giả sử dụng nhiều danh từ : tạo hóa , xe ngựa, hồn thu thảo , lâu đài .....Hơn nữa những danh từ này đa số là những danh từ Hán Việt nên nghĩa của nó rất trừu tượng .Đặc biệt đọc thơ của Bà bài thơ nào cũng đều có một từ chỉ ánh chiều . Thơ của Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói.... . Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngoài của sự vật . Với Bà danh từ không đủ khả năngmà phải có tính từ để miêu tả sắc thái muôn hình muôn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động muôn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuâbn Hương đầy màu sắc âm thanh , ánh sáng , hình khối ....Thơ của bà tràn trề màu sắc và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không mà nó luôn Đỏ lóet, xanh rì , tối om,...có vai trò trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả , tạo ra trong văn bản cái không đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ . Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự "nổi lọan " của thơ Nôm Xuân Hương . Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ , những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Xuân Hương . Chính sự phá cách này đã tạo bứơc dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú bạn đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Xuân Hương . Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ như trong bài 'Khóc Tổng Cóc", chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật cùng loài : chuộc , chàng , bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài "bỡn bà lang khóc chồng : tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc: Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm...bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió...Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản : cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm.... Tóm lại Xuân Hương có vốn từ ngữ phong phú , rất chính xác và cũng đồng thời rất độc đáo. Cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương chính là vi phạm một số qui tắc của ngôn ngữ tự nhiên, tạo nên một sự "Lệch chuẩn " khác lạ với ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn được xã hội chấp nhận tạo cho thơ Xuân Hương mang tính đa nghĩa, có nội dung khá phong phú , sinh động và hấp đẫn làm nên sức sống lâu bền với thời gian. Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộcvới nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng. KẾT LUẬN Có thể không quá đáng khi nói rằng : Thơ Xuân Hương đã làm đưọc nhiều điều mà chúng ta tưởng chừng không thể làm được , cái không thể dưói bàn tay điêu luyện của Xuân Hương đã trở thành có thể. Trước và sau bà không có ai làm đưọc điều đó . Một điều khi nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ thơ của nữ sĩ chúng ta đều nhận thấy nội dung và hình thức gắn vào nhau quá chặt chẽ. Tất cả các phương tiện nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm. Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điêìu naỳ. Xuân Hương xứng đáng được mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”. (Sưu tầm) Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/25590-phong-cach-ngon-ngu-tho-ho-xuan-huong.html#ixzz2OSLTTS1v Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG I. Vài nét giới thiệu về Hồ Xuân Hương Nghiên cứu Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. Theo các tài liệu lưu truyền thì Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Đôi, huyênû Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An. Bà sống vàogiai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Ông Hồ Phi Diễn tương truyền là thân sinh của bà, đậu tú tài năm 24 tuổi. Nhà nghèo ông ra Bắc dạy học kiếm sống, về sau lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ. Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc hôn nhân này. Hồ Phi Diễn có thời sống ở Thăng Long. Lúc nhỏ bà sống ở Thăng long, phường Khán Xuân (gần Hồ Tây ) Hà Nội bây giờ. Khi trưởng thành bà có làm một ngôi nhà ở gần đó lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. Căn cứ vào một số tài liệu, truyền thuyết, qua thơ văn thì thấy Bà thuở nhỏ thông minh, có đi học tuy không nhiều lắm. Đời sống bình thường không dư dật, không thiếu thốn. Giao du rộng rãi, là người phóng túng, đi nhiều và thân thiết với nhiều bạn trai trong số đó có cả Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Bà là người đa tình, có tài và biết mình có tài, bà mong mỏi có một người chồng xứng đáng. Nhưng cuộc đời, tình duyên của bà đầy ngang trái, đầy đau khổ. Một lần làm vợ lẽ tên trọc phú: Tổng Cóc, một lần lấy tên quan phủ Vĩnh Tường, nhưng lại làm lẽ. Cả hai bước đi đều ngắn ngủi, và chỉ đem lại cho Bà những vị chua xót, thất vọng. Hồ Xuân Hương đi du lãm nhiều nơi, đay là một điều hiếm có với phụ nữ ttrong xã hội phong kiến. Nhiều danh lam thắng cảnh bà đã đặt chân đến ở các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên...Đó là chưa kể đến Vĩnh tường (Vĩnh phú) nơi chồng bà làm quan, và Nghệ An , quê hương cuả bà. Bà sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Số thơ Nôm hiện còn trên 40 bài nhưng có giá trị. Ngôn ngữ thơ bà sắc cạnh, giàu âm thanh, màu sắc, được sư dụng một cách sống động, tài tình. II.Cơ sơ lý luận nghiên cứu phong cách thơ Hồ Xuân Hương 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Văn học là nghệ thuật ngôn từ .Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo "Chất liệu" ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phâím của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lânù được. Văn hào Nga Chekhov đã khẳng định " Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả" Cho đến nay, giới nghiên cứu lý luận văn học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ biết rằng phong cách chỉ dùng cho những nhà văn từng trải cách viết đã định hình, đã khẳng định trên văn đàn. Người ta có thể nói phong cách Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tuân, Nam Cao , Vũ Trọng Phụng chứ không nói phong cách cho những nhà văn ít ai biết đến. CheKhov( Nga) quan niệm : "phong cách cần được định nhĩa như một thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống , như thủ pháp thuyết phục thu hút tác giả " . Theo ông ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên tạo nên phong cách tác giả .Nhà ngôn ngữ học Đào Thản Cho rằng : " Những nét biến hóa riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đich diễn đạt nội dung . Nó bao gồm các yếu tố được luôn luôn tái hiện và hình thành bền vững trong ngôn ngữ tác gia"í "Từ một số quan niệm ta có thể hiểu : Phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền sáng tạo của nhà văn. Nhà văn có phong cách ngôn ngữ là nhà văn biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêngkhông hề nhầm lẫn mà được mọi ngưòi thừa nhận..Chất giọng riêng ấy trưóc hết thể hiện ngôn ngữ, sự saúng tạo ngôn ngữ . sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự đóng tạo của nhà văn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.Bởi vậy khi khaỏ sát phong cáchngôn ngữ nhà văn chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn , tìm ra qui luật riêng trong việc sử dung ngôn ngữ và sự đóng góp của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ . Cần hiểu phong cách ngôn ngữ nhà văn chính là sự đi "chệch" một cách nghệ thuật so với toàn thể nói một cách khác nhà văn có phong cách là nhà văn biết chọn một đường đi , một lối cảm nhận , một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật cao. Sự đi chệch ấy trong phong cách học gọi là Sự lệch chuẩn ngôn ngữ nhằm taọ ra một đặc trưng không giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ở những nhà văn có tên tuổi . 2. Sự lệch chuẩn mực của ngôn ngữ : Như chúng ta đã biết , ngôn ngữ ngệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Bất kỳ nhà văn vĩ đại của dân tộc nào cũng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để sáng tác.Nhưng vấn đề là ngôn ngữ đó khi tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm văn học nó không còn cái nguyên xi của ngôn ngữ đời thường , của thực tế cuộc sống. Ngôn ngữ đó chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự trải nghiệm và là tài năng của nhà văn . Cho nên ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng có tính đa nghĩa và có độ chênh lệch giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt tạo lập nên những tín hiệu ngôn ngữ mang ý nghĩa hình tượng. Người ta còn gọi là tính "mơ hồ "của ngôn ngữ, hay tính "lạ hóa" của ngôn ngữ. Nhà văn tài hoa là nhà văn tạo nên nhiều tầng ý nghĩa trong ngôn ngữ của mình . Hiểu theo cách trên, rõ ràng sự "Lệch chuẩn " ngôn ngữ chỉ có đưọc ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Chúng ta nên hiểu sự lệch chuẩn đó là sự sáng tạo ngôn ngữ chứ không phaỉ là chống lại sự chuẩn mực chung của ngôn ngữ dân tộc .Trái lại sự lệch chuẩn ngôn ngữ góp phần làm phát triển ngôn ngữ tạo ra những chuẩn mới của ngôn ngữ, là sự mở rộng chuẩn mực ngôn ngữ .Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời noúi nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống ngôn ngữ chung. Vậy chuẩn mực ngôn ngữ là gì? Là toàn bộ các phương tiện qui tắc thống nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ , được qui định và phát triển trong xã hội ì một hiện tượng ngôn ngữ mang tính truyền thống được xã hội chấp nhận và sử dụng. Vì là truyền thống nên có tính chất bắt buộc. Và ngược lại sự lệch chuẩn lại là việc sử dụng ngôn ngữ có tính sáng tạo của cá nhân gắn liền với cách nhìn, quan điểm của người nói nhưng được xã hội chấp nhận . Những phương diện thường đưọc các nhà văn sử dụng để tạo nên sự lệch chuẩn bao gồm : - Các qui tắc tu từ về ngữ âm. - Từ vựng ngữ nghĩa. - Cú pháp. - Phương pháp diễn đạt và bố cục tác phẩm. Việc lệch chuẩn ngôn ngữ không chỉ taọ ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ nghệ thuật , ngôn ngữ dân tộc mà chính tạo ra một văn phong của nhà văn cụ thể : - Sự vânû động ngôn ngữ dưói tài năng sáng tạo của nhà văn vừa đem đến những phẩm chất mới cho ngôn ngữ văn chương ,vừa thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc phát triển, giúp cho nhà văn bộc lộ cá tính của mình. - Lệch chuẩn ngôn ngữ tạo ra lời nói có tính hàm súc, sinh động gợi cảm bonïg bẩy - Lệch chuẩn ngôn ngữ còn tạo nên sự duyên dáng, ý nhị, giàu tính nhạc cho ngôn ngữ văn chương. III. Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ xuân Hương: 1.Xuân Hương, nhà thơ dòng Việt - " Bà chúa thơ Nôm" Trong thơ cổ điển của nước ta nếu xét khía cạnh tính cách đân tộc thì có lẽ thơ Hồ Xuân Hương "Thì treo giải nhất chị nhường cho ai ? "Thơ của bà đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng . Xuân Hương học thông chữ Hán nhưng trong thơ mình Bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, BaÌ Huyện Thanh Quan ... dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Xuân Hưong chỉ dùng tiếng việt trước sau như một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là Bà nhất khoát thoát ly khoỉ sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hương là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho răìng : Tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn. Ngôn ngữ của Xuân Hương không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc . Bởi vì Xuân Hương ngoài việc dùng thuần Tiếng Việt , Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của Tiếng Việt như : nói ví , nói bóng gió , nói lái , chơi chữ ... làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm . Có thể nói rằng Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất Việt Nam và cũng không quá đáng khi nói răìng : Ngôn ngữ ấy rất Xuân Hương .nó gồm một số từ ngữ xưa bây giờ không còn dùng nữa hoặc đã khác nghiã đi, ví dụ như từ : bom, tom... -Tiếng gà văng vẳng ì gáy trên bom - Thân này đâu đã chịu già tom. ( Tự tình ) Nó biến hóa để phổ vào câu thơ những tục ngữ, thành ngữ, ca dao : Năm thì mười họa hay chăng chớ ( Lấy chồng chung) Hoặc : Không có nhưng có mới ngoan . (Dở dang)Nó không tránh khoøi những từ ngữ thô tục hoặc nói lái thành thô tục , những tiếng chửi rủa : Quán sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo (Chùa quán sứ ) Chém cha cái kiếp lấy chồng chung (Lấy chồng chung ) Rúc rích thây cha con chuột nhắt Vo ve mặc mẹ cái ong bầu. ( Quan thị ) Thơ của Hồ Xân Hương sử dụng nhiều từ láy .Có loại thông thường : cheo leo, xanh rì , đỏ lóet, lún phún, phau phau, leo lẻo.. .Có loại lạ lùng : Mõm mòm mom, Hỏm hòm hom, dở dom... ...Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn (Hang Cắc cớ) Một trái trăng thu chín mõm mòm Nẩy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom (Hỏi trăng) Có loại gợi âm thanh độc đáo: Gió giật sườn non kêu rắc rắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong (Kẽm Trống) Có loại gợi hình: Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng (Giếng nước) Dựa vào đặc điểm từ láy tiếng Việt ( có giá trị biểu đạt cao) Xuân Hương đã khai thác triệt đê ønó và biến nó thành đặc điểm của riêng mình làm cho lời thơ có dáng dấp tinh nghịch và độc đáo . Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy, có sức sống tràn trề, mãnh liệt quá chừng. Thơ của Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên , trong sáng, tạo ấn tượng đậc biệt độc đáo. Những từ ngữ : Con ốc, qủa mít ,cái quạt , miếng trầu ,cây đu...là những ngôn ngữ thông thường nhưng do biết cách chọn lọc với hoàn cảnh nên lời thơ có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, có hương vị tươi ngon của mớ rau vừa mơí hái rất dân dã, rất Việt Nam . Ngôn ngữ thơ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà không chỉ dùng từ quần chúng mà còn dùng đủ các cách tu từ quần chúng , một câu hai ý hoặc ba ý , hiểu theo ý nào cũng được: Thanh cũng được , thô cũng được . Thơ của Bà thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả khẩu ngữ , ví dụ như: sáng banh, trưa trật.. " Không có nhưng mà có mới ngoan" “ Không chồng mới chửa ấy mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường " Hoặc : Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn , mướn không công ." Hoặc: Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha... Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt - "Bà chúa thơ nôm" Là chúa cả nội dung lẫn hình thức . Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam. 2.Cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương a. Sự vi phạm qui tắc tu từ tạo sự " Lệch chuẩn " ngôn ngữ để tạo nghĩa. Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ để tạo hình, tạo nhạc và cuối cùng tạo nghĩa.Cách tạo nghĩa lơ lững có lẽ cơ bản nhất vẫn là sự lệch chuẩn ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường của Xuân Hương . Những từ ngữ : Lá đa , nguyệt, hoa rữa, miếng trầu , cái bánh trôi, động Hương Tích ,thu, lạnh , Lạch Đào Nguyên....là những ký hiệu ngôn ngữ di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu đạt sức sống có tầm cở vũ trụ cái vĩnh cửu .Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái bật cười thấm thía nỗi buồn tạo nên bởi cái xô lệch không ăn khớp là những đặc điểm trong phong cách thơ nôm của Xuân Hương. Nếu liên kết các bài thơ: Kẽm trống, Động Hương Tích...Đèo Ba Dỗi, Đá ông chồng bà chồng ...trong một văn bản chúng ta có thể thấy ở trong những bài thơ này là những âm điệu mạnh, nhiều vần nhiều âm rất táo bạo thông qua một lớp từ ngữ được Xuân Hương sử dụng như: Phòm, ngoàm, hỏen, teo...Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghiã bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình . Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tình tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng ...các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì le,î đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hưong có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng. Ở Hồ Xuân Hương các chi tiết tạo nên sự lấp lửng nghĩa của bài thơ, câu thơ là cả một lớp từ ngữ được lựa chọn chính xác, thích hợp cho cả cái lộ lẫn cái ẩn. Đó là cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng tạo ra một ngữ cảnh trong đó các từ, nhóm từ nâng đỡ nhau, dựa vào nhau đểí thực hiện mệnh lệnh của người cầm bút ..Vì vậy, chỗ tài tình nhất của Xuân Hương có lẽ sự lấp lửng ý nọ, ý kia ở một hình tượng, một từ, một ngữ, một cách nói. Điều mà Bakhtin gọi là "Siêu ngôn ngữ", "xuyên ngôn ngữ " đã được chứng minh trong ngôn ngữ học hiện đại . Xuân Hương không nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng từ ngữ của Bà dùng vốn là từ ngữ hoạt động nên ngoài cấu trúc cố định còn hàm chứa nghĩa xã hội, tâm lý .nghĩa liên hội, liên tưởng do ngữ cảnh , do dụng ý siêu ngôn ngữ của tác giả . Chúng ta đến thăm "Động Hương Tích "( Chùa Hương) vào mùa trẩy hội : Người quen cõi phật chen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm Nếu dùng ngôn ngữ thường nhật, ngôn ngữ chuẩn thì hai câu thơ sẽ là: Người quen cõi phật chen chân bước Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt nhìn Từ cacïh sử dụng ngôn ngữ "lệch chuẩn", những từ ngữ trong bài thơ đưọc sử dụng như một hiện tượng nhiễm xạ, cũng "Phát quang" một nghĩa mới. Thậm chí cả những từ tôn giáo như "Cõi phật " , "Bầu tiên " cũng khoác nghĩa "trần tục", "cõi sung sướng " nơi lạc thú ". Do đó bài thơ "Động Hương Tích " mang nghĩa lấp lửîng. Ở một bài thơ khác "Đèo Ba dội " Xuân Hương đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả " Đèo Ba Dội " hình dung ra nào cửa son, thông, liễu, rêu phủ, đá xanh rì...mỏi gối, chùn chân...Tất cả chẳng có gì Xuân Hương không miêu tả lấp lửng "Vật " khác được .Có điều ở câu thơ thứ ba tác giả có sử dụng từ "Lóet" cáh sử dụng này là một sự lệch chuẩn so với các từ khác ở trong bài thơ như: "Rì", "Tùm hum", "lún phún"..là những nghịch âm, những bất đối xứng phá vở sự hài hòa của câu thơ, bài thơ làm xô lệch nghĩa của bài thơ, đưa trí tưởng tượng của người đọc chệch khỏi đường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới . Đặc biệt ở hai câu cuối không dưng lại có mặt "Hiền nhân quân tử " Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo Khi Xuân Hương đặt " Hiền nhân quân tử " với cái ý thèm thuồng "vẫn muốn trèo" Không những một đèo mà lại một đèo, một đèo nữa, thì với các nghĩa liên tưởng và liên hội của chuyện"trèo đèo " đâm ra mỏi gối ngay lập tức làm cho các nghĩa: cửa son, hòn đá, cành thông gió thốc, lá liễu đầm đìa... tất cả đều nhuốm một lớp nghĩa thứ hai, nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng. Sở dĩ ngôn ngữ của Xuân Hương lột tả được ý đồ của nữ sĩ , chính nhờ vào tài năng của việc sử dụng ngôn ngữ, đi từ cái thông thường đến cái ẩn dụ, vì lẽ đó thơ của Xuân Hương đều nhuốm lớp nghĩa thứ hai, thứ ba, muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được. Càng đọc thơ của ba ìchúng ta càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ ở người nghệ sĩ này . Chẳng hạn khi đọc bài thơ "Mời trầu" của Xuân Hương nghĩa phô của bài thơ nói chuyện quan hệ , chuyện giao tiếp, nhưng không đơn thuần là chuyện giao tiếp " Miếng trầu " nhất là "miếng trầu hôi " không đáng gì rất xoàng xĩnh, Xuân Hương như hạ mình, nhưng nó là đầu mối của mọi tình duyên , nó là tất cả tấm lòng khao khát hạnh phúc của một người phụ nữ không mấy may mắn trong con đường tình duyên. Vì thế , lời mời nghe chân thành tha thiết nhưng lời thơ vẫn chua chát đến thảm thương . Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi. Lời thơ vẫn là một sự mong muốn " Có phải duyên thì thắm lại " chứ không phải là "Quyện lại ", "kết lại ": "xe lại " Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo này nữ sĩ đã thể hiện một khao khát chứa biết bao đầm ấm và xao xuyến . Thế nhưng ta nghe như tan vỡ ra, rạn nứt , mất đi .Thành ngữ "bạc như vôi " được đưa vào như là một sự biểu hiện chua chát đắng cay của một người đàn bà từng traỉ lòng trước nhân tình thế thái . Qua miếng trầu hôi miếng trầu cay nữ sĩ dường như muốn giới thiệu thân thế của mình bằng một giọng điệu đùa cợt nhưng ẩn chứa cả một tấm lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng. Trong thơ của Xuân Hương chúng ta thường bắt gặp mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Cái quạt, quả mít , chiếc bánh trôi .....là những vật thể bình thường. Có thể nói nó là một ẩn dụ hoặc nhân hóa cũng được .Đặc biệt khi sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trong cách biểu đạt , làm cho câu thơ, lời thơ trở nên sinh, động , uyển chuyển và giàu ý nghĩa. Trong hai bài thơ "Bánh trôi nước" và "Quả mít" đã sử dụng một tiếng Em không chỉ dừng lại thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và đâu chỉ đơn giản là chuyện "kỹ thuật” mà trong tiếïng ấïy vẫn chứa đựng vấn đề tâm lí . Xuân Hương nhân hoá đẻ nâng vật ngang lên với người, để gắn cho nó những cảm xúc cảm giác như ngưòi . Trong những các bài thơ nói về phụ nữ có lẽ"Bánh trôi nước " là bài thơ hay nhất .Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh tôi để thể hiện vẻ đẹp về hình thể , tâm hồn của người con gái thân phận bé nhỏ , dù đời có phũ phàng em vẫn giữ phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" . Cái hay nhất nhà thơ sử dụng từ mà nói lên một cách dõng dạc, dứt khoát sự kiên trì và cố gắng đến cùng để giữ "Tấm lòng son " - Biểu hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến " trọng nam khinh nữ" . b. Sự vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo của Xuân Hương. Như chúng ta đã biết mỗi nhà thơ có một cách lựa chọn "kiểu " ngôn ngữ riêng cho bản thân mình . Ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh quan không giống ngôn ngữ cuả Xuân Hương , mặc dầu cả hai nữ sĩ cùng chung sống trong một thời đại . Cũng rất giàu nữ tính , cũng làm thơ Đường luật ..Đọc thơ Bà Huyện Thanh Quan ta cũng bắt gặp trong đó một sự " Lệch chuẩn " với ngôn ngữ đời thường . Sở trường của Bà sử dụng loại danh từ để sáng tác . Chẳng hạn khi đọc bài thơ " Thăng Long thành hoài cổ " của Bà ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn 8 câu , mỗi câu bảy chữ, cả bài thơ 56 chữ nhưng tác giả sử dụng nhiều danh từ : tạo hóa , xe ngựa, hồn thu thảo , lâu đài .....Hơn nữa những danh từ này đa số là những danh từ Hán Việt nên nghĩa của nó rất trừu tượng .Đặc biệt đọc thơ của Bà bài thơ nào cũng đều có một từ chỉ ánh chiều . Thơ của Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói.... . Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngoài của sự vật . Với Bà danh từ không đủ khả năngmà phải có tính từ để miêu tả sắc thái muôn hình muôn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động muôn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuâbn Hương đầy màu sắc âm thanh , ánh sáng , hình khối ....Thơ của bà tràn trề màu sắc và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không mà nó luôn Đỏ lóet, xanh rì , tối om,...có vai trò trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả , tạo ra trong văn bản cái không đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ . Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự "nổi lọan " của thơ Nôm Xuân Hương . Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ , những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Xuân Hương . Chính sự phá cách này đã tạo bứơc dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú bạn đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Xuân Hương . Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ như trong bài 'Khóc Tổng Cóc", chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật cùng loài : chuộc , chàng , bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài "bỡn bà lang khóc chồng : tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc: Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm...bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió...Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản : cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm.... Tóm lại Xuân Hương có vốn từ ngữ phong phú , rất chính xác và cũng đồng thời rất độc đáo. Cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương chính là vi phạm một số qui tắc của ngôn ngữ tự nhiên, tạo nên một sự "Lệch chuẩn " khác lạ với ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn được xã hội chấp nhận tạo cho thơ Xuân Hương mang tính đa nghĩa, có nội dung khá phong phú , sinh động và hấp đẫn làm nên sức sống lâu bền với thời gian. Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộcvới nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng. KẾT LUẬN Có thể không quá đáng khi nói rằng : Thơ Xuân Hương đã làm đưọc nhiều điều mà chúng ta tưởng chừng không thể làm được , cái không thể dưói bàn tay điêu luyện của Xuân Hương đã trở thành có thể. Trước và sau bà không có ai làm đưọc điều đó . Một điều khi nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ thơ của nữ sĩ chúng ta đều nhận thấy nội dung và hình thức gắn vào nhau quá chặt chẽ. Tất cả các phương tiện nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm. Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điêìu naỳ. Xuân Hương xứng đáng được mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”. (Sưu tầm) Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/25590-phong-cach-ngon-ngu-tho-ho-xuan-huong.html#ixzz2OSLTTS1v Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  4. LỊCH SỬ VĂN HÓA SEX TRONG VĂN CHƯƠNG Sự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa. Đặt vấn đề Khoảng nửa đầu những năm 60 của thế kỷ trước ở Hà Nội, đi qua hiệu sách nhỏ ở đầu phố Hồ Hoàn Kiếm hướng ra đường Đinh Tiên Hoàng, ngắm tủ kính bày năm bảy cuốn Đông Chu liệt quốc ngoài bìa có in hình mấy ông mặc áo giáp, vừa cưỡi ngựa vừa vung gươm mà tôi thích mê tơi. Liền về nhà “moi ruột” chú lợn đất đựng tiền tiết kiệm, ra mua được hai cuốn. Đọc chưa hết một cuốn thì cha tôi bắt gặp, ngay lập tức tôi xơi một cái bợp tai và hai cuốn sách bị tịch thu không bao giờ gặp lại. Vài năm sau, lục lọi đống tài liệu sách vở của người anh trai, tôi lại vớ được bản in rônêô trích dịch Nàng Idơ và Đêcamêrông - Truyện mười ngày của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khoái quá, tôi chui vào chăn nằm đọc ngốn ngấu thì anh tôi phát hiện, tôi tiếp tục xơi một cái bợp tai và bản dịch nhanh chóng bị thu hồi. Hai sự kiện trên làm tôi rất ấm ức, cố hỏi tại sao mà cha và anh đều không giải thích. Về sau tôi lớn lên, cha và anh mới trả lời vì đó là mấy cuốn sách “bậy bạ”, như chuyện của nàng Hạ Cơ, rồi các chuyện trai gái tùm lum…, tuổi nhỏ không được đọc. Về phần mình, khi đến tuổi được đọc các tác phẩm này tôi lại thấy chúng không bậy bạ, thậm chí tôi còn thích thú như lúc đọc Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle hay Truyện mười ngày của Bôcaxiô. Lại nghĩ, nếu cha tôi còn sống và lại biết tôi đã đọc Ngài tổng thống, Trăm năm cô đơn, Người lữ hành kỳ dị, Đời tỷ phú… - các tác phẩm dịch từ văn chương nước ngoài mà trong đó nhiều chi tiết sex có thể làm cho câu chuyện của nàng Hạ Cơ trở nên… chưa là gì, thì có lẽ tôi sẽ xơi vô khối bợp tai (!?). Kể lại chuyện trên, tôi muốn nói rằng dẫu chỉ là khoảng cách một hai thế hệ nhưng giữa cha anh và tôi đã có sự sai chênh trong quan niệm về sex cũng như về thị hiếu. Với thị hiếu, tôi sẽ trở lại vào một dịp khác. Bài viết này tập trung phân tích trả lời câu hỏi: Sex trong văn chương có phải là đề tài quan thiết, hay chỉ là “giả vấn đề” do một số tác giả còn ở trong tình trạng thiếu thốn khả năng sáng tạo, thiếu thốn năng lực tư duy đã không thể khai sinh ra các ý tưởng mới mẻ hơn? Mâu thuẫn giữa những giá trị đạo đức Nghiên cứu về quan hệ giữa con người với xã hội, xã hội học văn hóa coi mỗi người luôn phải “mang vác trên vai” một tập các vai trò, và dù tương đối, thì tương ứng với mỗi vai trò thuộc về một quan hệ nhất định nào đó là một hệ tiêu chí có ý nghĩa làm cơ sở bảo đảm cho mỗi quan hệ có thể vận hành, bảo đảm cho mỗi quan hệ được xác lập theo kiểu này mà không theo kiểu kia (như không thể nhầm lẫn quan hệ cha - con với quan hệ anh - em, không thể lấy quan hệ thầy - trò thay thế cho quan hệ vợ - chồng…). Căn cứ vào đó, con người thực thi mỗi vai trò xã hội thông qua hệ tiêu chí riêng, phù hợp với yêu cầu ứng xử riêng của từng loại quan hệ. Suy rộng ra, từ xã hội học văn hóa, dù quan thiết đến mức độ nào thì sex trong văn chương bao giờ cũng có tiêu chí riêng trong sự đánh giá. Và xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì quan hệ giữa con người với vấn đề sex trong văn chương chỉ là một trong nhiều kiểu (loại) quan hệ mà con người phải “mang vác trên vai”. Tuy nhiên theo tôi, do sex là một loại hiện tượng đa diện và đa trị nên xã hội - con người quy chiếu nó từ nhiều góc độ khác nhau. Người ta có thể đánh giá sex từ đạo đức học, tâm lý học, giáo dục học, y học, xã hội học, sinh học… thậm chí dân tộc học cũng dành một sự quan tâm tới sex. Và trong mọi sự đánh giá đó, các tiêu chí có ý nghĩa văn hóa thường giữ vị trí nổi trội. Sau khi in ấn - phát hành, tác phẩm văn chương trở thành tài sản chung của xã hội. Một khi nó đã trở thành tiêu điểm chú ý của người đọc thì từ quan hệ giữa tác phẩm với nhiều kiểu (loại) chủ thể cảm thụ khác nhau mà nhiều kiểu (loại) quan hệ xã hội khác nhau được xác lập. Khi sex có mặt trong tác phẩm văn chương, nó không đơn nghĩa chỉ là hành vi tình dục, nó còn bị quy chiếu bởi nhiều tiêu chí khác, ngoài văn chương song có liên quan, vốn đang tồn tại trong đời sống. Trong thực tế các tiêu chí này đôi khi đối lập nhau, như hệ tiêu chí đạo đức chẳng hạn. Ngoài một số giá trị chung, mang tính phổ biến và trường tồn, có thể nói hệ tiêu chí đạo đức là hệ thống giá trị luôn đi liền với sự vận động của các thời đại lịch sử, gắn liền với các triết thuyết cũng như gắn liền với quan niệm về đạo đức của mỗi chế độ chính trị - xã hội. Trong một số trường hợp, thông qua quan niệm đạo đức, có thể đánh giá tính tích cực hay lạc hậu của một lý thuyết xã hội; đồng thời, qua đạo đức, người ta có thể nhận diện bản chất nhân văn của mỗi nền văn hóa. Cũng cần lưu ý, khi đánh giá mặt đạo đức của sự vật - hiện tượng, con người không chỉ dựa trên các chuẩn mực đạo đức đương đại và chính thống, mà nhiều lúc còn dựa trên các chuẩn mực đạo đức đã ra đời, tồn 0tại trong quá khứ, nổi bật là các chuẩn mực có nội dung thuộc về truyền thống và bản sắc cộng đồng… Chúng ta đã, đang và sẽ còn được chứng kiến các mâu thuẫn rất khó điều hoà giữa những giá trị đạo đức đang thịnh hành và hướng tới, với các giá trị đạo đức vốn từng tồn tại một cách có ý nghĩa trong quá khứ. Mâu thuẫn này thể hiện qua sự khác nhau giữa các thế hệ trong khi đánh giá các hiện tượng, hành vi đạo đức. Với tình huống này, trong chừng mực nhất định và nếu không tỉnh táo, tinh thần “bảo thủ” hay “cấp tiến” đều có thể đưa tới tác hại (VNN nhấn mạnh). Vì thế sự xuất hiện các ý kiến ủng hộ hay phản đối sex trong văn chương không phải là cái gì đáng ngạc nhiên, đặc biệt là về đạo đức. Trong quan hệ giữa các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, tình trạng chưa thống nhất, chưa đồng thuận giữa các tiêu chí văn chương với các tiêu chí ngoài văn chương khi đánh giá sex là hoàn toàn có khả năng xảy ra, và điều đó dễ đẩy tới sự bàn cãi, tranh luận trên văn đàn. Những cấm kỵ đối với sex Từ nguồn cội của sự sinh tồn, dù đã phát triển đến trình độ nào, con người vẫn không thể bỏ qua các nhu cầu thiết yếu cơ bản là ăn - mặc - ở - duy trì và bảo toàn nòi giống. Xét đến cùng, xưa nay mọi hoạt động của con người đều có nguồn gốc từ yêu cầu thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nói trên. Từ thuở hồng hoang đến thời hiện đại, nhu cầu của con người luôn ở trong xu thế gia tăng về số lượng lẫn chất lượng và “tính người” - hay tính văn hóa-văn minh -. Nó đã trở thành tiêu chí đầu tiên, thước đo đầu tiên đánh giá bản chất hành vi thoả mãn nhu cầu của con người. Trong bối cảnh ấy, việc thoả mãn nhu cầu sex cũng không nằm ngoài tính tất yếu. Nó chịu sự chi phối của văn hóa, và đẹp - xấu, hay - dở như thế nào cũng đều được xã hội và con người đánh giá qua lăng kính văn hóa. Nói cách khác, cũng như ăn - mặc - ở, nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống luôn phải đáp ứng đòi hỏi phải được “văn hóa hóa”. Theo tôi, việc chúng ta sử dụng trong sinh hoạt xã hội những tính - trạng từ như “bừa bộn, tạm bợ” khi đề cập tới sự ở, “nhếch nhác, luộm thuộm” khi đề cập tới sự mặc, “vục đầu vai vế” khi đề cập tới sự ăn, “bậy bạ, trụy lạc” khi đề cập tới một loại hành vi, xét cho cùng luôn có ý nghĩa tối thượng và tự nhiên là duy trì và bảo toàn nòi giống, đều xuất phát từ quan niệm văn hóa, mà trực tiếp là văn hóa đạo đức. Trong lịch sử loài người, ở một số giai đoạn, việc thoả mãn nhu cầu ăn - mặc - ở còn trở thành tiêu chuẩn xác định “phận vị” xã hội của mỗi thành viên. Đã có thời vua quan và thứ dân không chỉ phải (được) ở trong các ngôi nhà khác nhau, mà ngay với sự “mặc”, người ta cũng chi tiết hóa sự khác nhau, thể chế hóa sự khác nhau về “phận vị” thông qua những quy định về kiểu cách, màu sắc. Xét lịch sử phát triển của nhu cầu cùng khả năng sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của con người, ta có thể thấy, trong khi nhu cầu ngày càng được nâng cấp và phong phú, đa dạng thì đồng thời con người cũng cố gắng xây dựng các chuẩn mực, chế định hóa các chuẩn mực, để không chỉ quản lý mà còn để điều chỉnh, sao cho sự tăng phát của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu có thể vận hành theo một quỹ đạo lành mạnh. Với nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống, có lẽ do tính chất “tế nhị” của nó, do nó có thể trỗi dậy một cách bản năng không cần tới một tác nhân môi giới nào, đặc biệt, có lẽ còn do sức ám ảnh của sex mà những cấm kỵ (tabu) dành cho sex cũng nhiều hơn, chặt chẽ hơn so với nhu cầu ăn, mặc, ở. Trước đây ở Việt Nam, từ vai trò chi phối của Nho giáo, việc công khai đề cập tới sex trong sinh hoạt chính thống của xã hội thường bị coi là “tà dâm”, là đáng xấu hổ, đáng bị lên án (Nhân đây cũng xin thử đề cập tới một tình thế theo tôi khó có lời giải là trong lịch sử, đã có nhiều tôn giáo nhấn mạnh vấn đề “diệt dục” và không ít nhà tu hành đã đi theo con đường này. Vậy, xét từ phương diện nhu cầu tự nhiên, nhà tu hành có thể hạn chế ăn - mặc - ở, như không mặc quần áo, không sống ở nơi tiện nghi, uống nước lã ăn bánh mì hoặc không “xơi” một số thực phẩm có tính cấm kị… nhưng nhà tu hành quyết liệt chống lại một nhu cầu rất riêng tư là sex. Liệu có nên nói rằng cố gắng này có thể ảnh hưởng tới môi trường truyền giáo nói chung nếu tín đồ cũng noi gương họ và “diệt dục”, nghĩa là nếu có điều đó xảy ra thì sự lưu truyền nòi giống sẽ chấm dứt!?). Nhưng nghịch lý lại thể hiện ở chỗ xưa kia, ở cả phương Đông và phương Tây, sex công khai thường bị xem là cái gì đó đáng bị phê phán song người ta vẫn viết và lưu truyền Kamasutra, Tố nữ kinh (còn có một tên gọi khác là Khoái lạc và trường sinh), Kim Bình Mai… Khảo sát kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, sẽ thấy số truyện có liên quan tới hai đề tài “ăn” và sex chiếm tỷ lệ áp đảo so với các đề tài khác. Phải chăng đây là hai nỗi ám ảnh trong cuộc sống thường nhật của người Việt thời quá khứ? Và từ các chức năng của văn hóa dân gian, thì phải chăng đây là một cách thức, là sự bày tỏ thái độ của công chúng trước các quan niệm đạo đức khắc kỷ do Nho giáo truyền bá? Sex và lựa chọn của nhà văn Hơn năm thế kỷ trước, một trong những tiền đề tinh thần đẩy tới tư tưởng nhân văn thời Phục hưng là khát vọng làm thế nào để con người được là chính mình. Các tác giả lỗi lạc như Bôcaxiô, Rabơle… đã gửi gắm vào tác phẩm của họ lời ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng, cùng thái độ phê phán đối với các giáo điều hà khắc và bạo lực xã hội thời Trung cổ. Qua thủ pháp nghệ thuật trào lộng có màu sắc sex, họ đã góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt trong đời sống tinh thần của loài người. Truyện mười ngày (Bôcaxiô) hay Gacgăngchuya, Păngtagruyen (Rabơle) được lưu giữ như tài sản vô giá của văn chương nhân loại là ở tinh thần khai phóng của chúng; người đọc các thế hệ sau đã không quan tâm nhiều tới yếu tố sex được thể hiện trong tác phẩm ra sao. Ở Việt Nam thời Trung đại, có thể nói yếu tố sex hầu như vắng bóng trong các tác phẩm văn chương được coi là chính thống. Khi các quan niệm khắc kỷ về đạo đức đang thịnh hành trong xã hội thì dù có muốn, từ Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo… đến Truyện Kiều, tiền nhân cũng chỉ đề cập tới sex một cách bóng bẩy, mơ hồ. Và lịch sử văn chương Việt Nam đã không dung chứa trong nó những tác phẩm mà ở đó yếu tố sex được thể hiện trực tiếp và ít nhiều trần trụi như Hoa viên kỳ ngộ tập (thế kỷ 18) hoặc Hà hương phong nguyệt (đầu thế kỷ 20)… Ngoài các nhà nghiên cứu chuyên sâu, công chúng rộng rãi hầu như không biết tới các tác phẩm có tính chất “ngoài luồng” này. Một khi đến giai đoạn tiền hiện đại của văn chương Việt Nam, vẫn còn những tác giả coi Truyện Kiều là “dâm thư” thì, từ sự thấu triệt tính bảo thủ của ý thức xã hội, cũng nên chia sẻ với một số tác giả vài chục năm trước còn cho rằng Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố… thậm chí đến thơ Hồ Xuân Hương là “dâm tục”. Như đã trình bày ở trên, theo chiều dài lịch sử, sự phát triển của nhu cầu cùng với sự phát triển của khả năng đáp ứng nhu cầu của con người đã đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn điệu đến phong phú, đa dạng. Cùng với lịch sử, khái niệm “nhu cầu” không còn dừng lại trong phạm vi thuần túy vật chất như ở thời sơ khởi. Khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người đã làm nảy sinh các nhu cầu mới, trong đó nổi lên là nhu cầu tinh thần. Nếu khảo sát trực tiếp và cụ thể, thì về hình thức đôi khi nhu cầu tinh thần dường như không có quan hệ với nội dung vật chất, song nếu xét đến cùng thì quan hệ là có thật. Người ta không thể lảng tránh thực tế đó khi có một cái nhìn biện chứng về quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Cho tới ngày nay, trong hằng hà sa số cảm xúc và rung động thẩm mỹ của con người trong đời sống tinh thần, phải thừa nhận rằng những cảm xúc thánh thiện, thanh khiết về tình yêu, những khoái cảm nhân tính có nguồn gốc từ quan hệ tính giao đã có một vị trí nhất định trong sinh hoạt xã hội nói chung, trong văn chương nói riêng. Điều đó góp phần triệt tiêu tính bản năng trong sex, làm cho sex thăng hoa như là một loại hoạt động tinh thần được con người nâng niu, trân trọng. Nên ở các giai đoạn lịch sử trước, dẫu bị phê phán (thậm chí bị kết tội), nhu cầu hướng về tính yêu lứa đôi và những khoái cảm mà tình yêu lứa đôi đưa lại vẫn được bày tỏ bằng những cách thức khác nhau. Quy chiếu vào văn chương, chúng ta thấy văn chương là sản phẩm của đời sống tinh thần, tác phẩm văn chương ra đời trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần. Đối với văn chương, ý nghĩa tinh thần là hết sức đa dạng và không có giới hạn. Trong khi đó, sex trong văn chương thường chỉ khu biệt trên hai phương diện: nhà văn sử dụng sex trong tác phẩm như thế nào và công chúng tiếp nhận sex ra sao. Về phía tác giả, nếu tác phẩm là nơi gửi gắm suy tư, nơi đưa ra thông điệp tinh thần… Còn về phía người đọc, họ đi tìm sự đồng vọng với suy tư của nhà văn và lĩnh hội thông điệp tinh thần từ tác phẩm để bổ sung, làm phong phú đời sống tinh thần của chính mình. Năng lực thực tế cùng cá tính sáng tạo của nhà văn cho phép mỗi người tìm thấy từ “tập vai trò xã hội” mà họ có được, đâu là vai trò phù hợp và cố gắng khai thác đặng tìm ra phương cách triển khai trong tác phẩm. Như vậy nhà văn luôn đứng trước rất nhiều khả năng; họ lựa chọn khả năng nào là tùy thuộc vào những yếu tố khách quan - chủ quan cụ thể. Nói như thế cũng có nghĩa, sex chỉ là một trong nhiều cách thức nhà văn sử dụng để gửi gắm ý nghĩa tinh thần. Do đó, sex không phải là phương tiện đặc hiệu duy nhất có khả năng mở ra cánh cửa thâm nhập vào thế giới nội tâm sinh động và tinh tế của con người (VNN nhấn mạnh). Khảo sát lịch sử văn chương sẽ thấy vô số cách thức khác nhau để nhà văn lựa chọn, sử dụng. Song lựa chọn và sử dụng như thế nào trước sau đều phụ thuộc vào việc nhà văn có khả năng trừu xuất các thông điệp đó từ trí tuệ, từ suy tư của chính mình trước những biến cố, những số phận, những vấn đề xã hội - lịch sử - con người… hay không. Ngày nay, cùng với sự phát triển, những mối quan tâm cùng khả năng nhận thức của con người đã được mở rộng về biên độ, nâng cao về trình độ đến mức phải nói rằng dù có muốn thì bất kỳ cá nhân hay nhóm cá nhân nào cũng không thể bao quát hết được. Điều đó làm phân tán sự quan tâm đến sex, và dường như sex lành mạnh đã và đang trở thành một loại hiện tượng bình thường trong sinh hoạt xã hội. Còn trong văn chương, khi sex được nhận thức - phản ánh phù hợp với lôgic nội tại của cuộc sống cũng như lôgic của bản thân tác phẩm; nói cách khác, nếu nhà văn không lạm dụng và không đề cao sex trong tác phẩm, không tỏ ra thích thú một cách bệnh hoạn với nó… thì không có gì đáng phải quan ngại. Còn nếu ai đó giải thích rằng nhà văn sử dụng sex trong tác phẩm để đưa ra một thông điệp về “giải phóng phụ nữ”, theo tôi, đó thật sự là một “giả vấn đề”, một ngụy biện nhiều hơn là một tường minh văn chương (VNN nhấn mạnh). Và tôi nghĩ, sự ấu trĩ trước các biến động lịch sử, sự thiếu vắng khả năng luận giải các biến động lịch sử trong tính tất yếu của nó hoàn toàn có thể đẩy người ta tới những ngộ nhận không đáng có trong sinh hoạt trí thức của xã hội. Những ngộ nhận này, với ảnh hưởng của chúng, chỉ có khả năng làm “nhiễu loạn” các tiêu chí định giá mà thôi. Cái thiếu của nhà văn Việt Nam khi viết về sex Theo dõi văn đàn Việt Nam vài năm trở lại đây, liên quan đến “sex’, tôi nhận thấy có hai hiện tượng: một là sự xôn xao trước tác phẩm của một số cây bút nữ Trung Hoa, hai là sự xuất hiện một vài tác giả Việt Nam có xu hướng sử dụng sex trong tác phẩm. Hai hiện tượng trên là bình thường với một nền văn chương có nội lực “thâm hậu”, song, với đời sống văn hóa Việt Nam đương đại - trong đó văn chương là một bộ phận cấu thành -, chúng lại được nhiều người chú ý. Sự đồng tình hay không đồng tình của công chúng trước hai hiện tượng này, một mặt cho thấy tính chất phức tạp của thị hiếu văn chương đương thời, một mặt qua đó liệu có thể đặt ra câu hỏi về khả năng thật sự của một vài nhà văn cùng nỗ lực tỏ ra ưu thời mẫn thế của một vài tác giả viết phê bình (VNN nhấn mạnh). Thật ra, không chờ đến ý kiến tán thưởng của một số cây bút phê bình cùng lời thanh minh của một hai tác giả về tác phẩm của họ tôi mới biết tới tham vọng sử dụng sex để chuyển tải một (những) thông điệp tinh thần. Trong Lời tựa tiểu thuyết Ổ rơm (NXB Hội Nhà văn, H.2002) Trần Quốc Tiến từng viết: “Các phó thường dân nói rằng đệ nhất khoái là nằm ôm vợ trên Ổ Rơm. Rồi từ cái Ổ Rơm ấy hàng vạn hàng triệu tiếng khóc chào đời. Không ít các thiên tài chui ra từ Ổ Rơm”. Song triết lý “ổ rơm” đã không chứa đựng điều mà tác giả ngỡ đã làm được, cuối cùng thì cuốn tiểu thuyết lấy “ổ rơm” làm điểm tựa tinh thần đã sớm yểu mệnh cùng các “scène sex” phản cảm. Trong khi đó, với tiểu thuyết Dòng sông mía (NXB Hội Nhà văn, H.2004), dù một số chi tiết sex được đề cập khá trần trụi thì vẫn không gợi lên sự phản cảm, chưa thấy dư luận đánh giá về mặt đạo đức. Dường như giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam được trao cho Dòng sông mía ít nhiều đã phản ánh một cái nhìn khoáng đạt, hợp lý hơn đối với vấn đề sex trong tác phẩm? Quả thật trước mắt, tôi cũng chưa chuẩn bị thấu đáo để có thể bắt tay triển khai một chuyên luận về sex trong lịch sử văn chương. Trong bài viết này, tôi cũng không có ý định phân tích và đánh giá một số tác phẩm có đề cập tới sex đã xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua. Vả lại nếu có viết cũng khó lòng vượt qua đánh giá của một số đồng nghiệp, như gần đây nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn viết trên báo Khoa học và đời sống: Không may cho tôi là đến giờ phút này bản thân không tìm thấy cái cảm giác tốt đẹp và cái lý do vững chắc nói trên khi đọc một số trang sách có ít nhiều liên quan tới tính dục của các tác giả trong nước, nhất là mấy bạn trẻ. Về nguyên tắc, tôi biết lớp trẻ hiện nay cũng đang có nhiều bức xúc. Họ không bằng lòng sống theo nếp cũ. Họ muốn thể nghiệm. Những khoái lạc muôn màu muôn vẻ của con người, họ muốn hưởng thụ và giúp nhau hưởng thụ. Song có lẽ là vì chúng ta được chuẩn bị quá sơ sài, nên những nỗ lực nóng vội của chúng ta dẫn đến tình trạng lê lết trong tuyệt vọng, thậm chí có phần gần với bệnh hoạn. Nói đơn giản là đọc nhiều trang sách nói tới sex tôi thấy nó không phải là nhu cầu chân chính của người viết mà nhiều khi như là học đòi. Hoặc trong một số trường hợp, thoáng bắt gặp ở người viết một cái gì như là thèm thuồng, viết ra để mơn trớn vuốt ve chiều chuộng mình, đáp ứng những nhu cầu bản năng có phần thấp của mình mà không nối nó được với những nhu cầu cao đẹp nhất thiết phải có. Tôi đồng tình với nhận xét của nhà phê bình họ Vương, bởi tôi vẫn cho rằng sự thiếu thốn khả năng tư duy sâu sắc và triệt để của đa số nhà văn Việt Nam hôm nay chỉ có thể đưa tới cái gì đó gần gũi với “ăn may”, chưa tạo điều kiện giúp họ đi xa hơn trong nghề nghiệp. Tương tự như thế, sau khi đọc các tác phẩm như Cô gái đánh cờ vây, Búp bê Bắc Kinh… tôi đã đoán định tác giả của chúng được chuẩn bị tinh thần khá cơ bản trước khi cầm bút. So sánh với tác phẩm của một số cây bút trẻ trong nước, tôi nghĩ rằng giữa họ, ngoài hai đặc điểm chung là cùng đề cập đến sex và chủ yếu là các cây bút nữ, còn lại là một khoảng cách khá xa về khả năng tư duy để phát hiện ý tưởng. Nông cạn, hời hợt trong suy nghĩ, lười nhác trong trải nghiệm… thì khó lòng tìm thấy một (các) ý tưởng ra trò. Do vừa coi sex như một nhu cầu tự nhiên - văn hóa của con người cần được trân trọng, vừa quan niệm sex không phải là tất cả, không phải là phương tiện ưu thắng để chuyển tải ý nghĩa tinh thần trong tác phẩm văn chương, tôi dự đoán một ngày nào đó trào lưu của những tác giả như Sơn Táp, Xuân Thụ, Thiết Ngưng… sẽ “xẹp” dần. Cuộc sống xã hội - con người hiện đại với tính muôn màu của nó, trong những tình thế và các biến thể phức tạp của nó… đang đòi hỏi ở nhà văn nhiều hơn là những câu chuyện xác thịt. Dù nhà văn có làm cho sex mùi mẫm và ngất ngây, dù nhà văn có buộc sex phải è cổ còng lưng mang vác “thông điệp” thì cũng không thể cung cấp lời giải có ý nghĩa tham chiếu cho các tình thế. Mặt khác, trước sự mở rộng và ngày càng mở rộng của thế giới tinh thần con người, văn chương cần theo kịp với sự mở rộng ấy. Loanh quanh với bức xúc và sở thích, sở đoản thì nhà văn sẽ nhanh chóng tụt hậu, tác phẩm cũng nhanh chóng trở nên lạc lõng. Cái gì thuộc về “mốt” thì cũng sẽ qua đi. Và xem chừng dự đoán của tôi về tác phẩm của Thiết Ngưng, Cửu Đan, Xuân Tụ… là có lý nếu ai đó đã đọc bài Sự thoái trào của tiểu thuyết tình ái Trung Quốc (Phạm Tú Châu dịch, laođộng.com.vn, ngày 29/4/2006). Xin trích một đoạn: Tiểu thuyết tình ái năm 2005 dường như đã chứng tỏ sự thoái trào đó, mặc dù dấu vết của dục vọng vẫn còn. Thân xác cũng thường xuyên có mặt nhưng đã bị một số tiểu thuyết tình ái kêu gọi tình cảm chân thực, theo đuổi tình yêu chân chính dần dần làm cho nhạt nhoà. Sự chuyển hướng này trong sáng tác của nhà văn nữ càng nổi bật. Tốc độ thời đại và bản lĩnh nhà văn Chúng ta đang sống trong một thời đại mà bản thân nó thật sự là một cuộc chạy nước rút dường như không biết ngừng nghỉ. Sự kiện nối tiếp sự kiện, thông tin nối tiếp thông tin… tất cả cùng hối hả, dồn dập. Nhiều sự kiện - con người tưởng chừng sẽ còn ám ảnh lâu dài thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã trở thành quá vãng. Bộ nhớ tự nhiên của con người đang đứng trước một thách thức: làm thế nào để vừa có thể thâu nhận thông tin mới một cách cập nhật, vừa phải chọn lọc để lưu giữ, vừa phải dọn chỗ để nạp thông tin mới hơn. Vừa hôm qua đây thôi, cánh trẻ còn đang say sưa với hip-hop. Và trong khi lớp người lớn tuổi chưa kịp tìm hiểu hip-hop là gì thì cái sự quay cuồng kia đã bị thay thế bằng alternative-rock. Chỉ sau gần chục năm, các bậc cha mẹ ở Việt Nam đã phải thích ứng với khá nhiều thói quen đang hình thành trong lớp trẻ. Cuộc sống của chúng ta đã và đang có những biến động mới với những tiết tấu mới, làm xuất hiện những giá trị mới đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của những chuẩn mực thế hệ. Hôm nay, tinh thần dân chủ, tính năng động cùng khả năng liên tục thay đổi của các sản phẩm văn minh thời đại đã thâm nhập, tác động vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Văn chương không phải là ngoại lệ. Khi mọi thứ đều có thể trở thành hàng hóa, nếu không có bản lĩnh và sự sáng suốt, người ta khó có thể gìn giữ cho văn chương cái dáng vẻ thuần khiết vốn có. Gia nhập thị trường trong sự hồn nhiên nghề nghiệp, xem chừng không ít nhà văn Việt Nam còn ngơ ngác như lần đầu tiên có mặt chỗ đông người. Và trong khi nhiều nhà văn còn tỏ ra e dè, thì lại có nhà văn cố gắng chiếm lĩnh, hoặc theo tinh thần trục lợi, hoặc nhằm thoả mãn mong muốn được là “người của công chúng”. Cứ thế, ở nhiều thời điểm, xem ra văn đàn cũng hối hả, quay cuồng với các tác phẩm, các tên tuổi mà những tính từ “lỗi lạc”, “tài năng” được sử dụng một cách dễ dãi. Năm bảy năm qua, đã có sự “lên ngôi” của hàng chục tác phẩm, hàng chục tác giả mà căn cứ vào những gì báo chí đã đăng, đồng nghiệp đã viết, những tưởng chúng và họ sẽ mãi mãi lưu danh. Tiếc thay, mọi chuyện lại nhanh chóng đi vào quên lãng! Từ quan sát và chứng kiến, tôi đã đặt ra và hy vọng một ngày không xa sẽ trả lời một số câu hỏi, đại loại như: Với kinh tế hàng hóa, văn chương Việt Nam có điều kiện được “thăng hoa”? Liệu có thể kết luận trong một số trường hợp, tác phẩm - tác giả văn chương đã trở thành “cái gì đó” tương tự những ngôi sao nhạc “sến” với các ca khúc hát hôm nay rồi ngày mai quên? Kết luận Từ góc nhìn xã hội học, sau 20 năm đổi mới, dường như đang có sự sắp xếp lại để hình thành nên những nhóm bạn đọc khác nhau. Vào các cửa hàng sách tự chọn, quan sát cách công chúng chọn mua sách vở, có thể hình dung về nhiều kiểu thị hiếu. Qua các quầy bán báo lại thấy tủi thân thay cho báo chí văn chương, vì chúng hoặc bị xếp sau những tờ báo đang “ăn khách”, hoặc lấp ló góc quầy, hoặc nhận được câu trả lời không có báo vì không bán được! Nói vậy song mỗi năm vài lần, các tờ báo liên quan đến văn chương bán hết veo ngay sau khi phát hành. Ấy là khi có “sự vụ văn chương” vừa mới xảy ra và mấy năm nay đôi lúc là “sự vụ” ít nhiều có liên quan đến sex! Báo chí quan tâm, bạn đọc quan tâm, đến cả “đầu nậu” sách cũng tỏ ra sốt sắng…, có lẽ chủ yếu vì cái đề tài sex nhạy cảm vừa làm nhóm bạn đọc này thích thú, vừa làm lớp bạn đọc kia nhăn mày. Rồi từ một hai cuộc tranh luận, bỗng nhiên mọc ra một "ngôi sao văn chương” với các cuộc phỏng vấn nếu không lặp đi lặp lại một “tuyên ngôn” thường là sáo rỗng. Trong ánh hào quang theo tôi là giả tạo đó, đáng tiếc lại có nhà văn đã không nhận ra chính họ đang trở thành nạn nhân trong trò chơi tung hứng của báo chí và biết đâu, sex chỉ là cái cớ để người ta tăng số lượng phát hành. Sự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa. Về phần mình, đến nay tôi vẫn không thể tự thuyết phục được mình rằng trên đời này lại có một sự vật - hiện tượng “thiếu văn hóa” mà có khả năng chứa đựng một giá trị tinh thần tích cực. Cứ cho là sex chỉ tồn tại với ý nghĩa là phương tiện, thì thử hỏi một thứ “sex bẩn” liệu có khả năng chuyển tải một “thông điệp sạch” hay không? (VNN nhấn mạnh). Tôi nghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ... người ta mới có thể phô bày sex vượt ra khỏi sự chi phối của văn hóa. Một tác phẩm có yếu tố sex sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm. Như đã nói, sự sai chênh về quan niệm, thị hiếu văn chương giữa các thế hệ người đọc là điều khó tránh khỏi trong tiến trình phát triển của một xã hội, nhất là ở Việt Nam vào thời đoạn thang bậc giá trị xã hội - con người đang có những dịch chuyển. Nói như thế không có nghĩa những gì thuộc về thế hệ trước là bảo thủ, những gì thuộc về thế hệ sau mới là tiến bộ, văn minh. Dẫu khác nhau đến thế nào thì giữa các thế hệ vẫn có mẫu số chung, đó là: sự hướng thiện, sống chân thực và trân trọng cái đẹp. Nói cách khác, mọi thế hệ luôn biết tự ý thức về vấn đề “văn hóa hóa” hành vi sáng tạo và cảm thụ, qua đó kế tiếp nhau làm nên tính liên tục của văn hóa. Các tuyên ngôn văn chương nông cạn và đại ngôn, những tác phẩm văn chương cố lên gân để tỏ ra thời thượng… sẽ nhanh chóng bị lãng quên, bởi xét đến cùng chỉ là trò chơi văn chương chưa đến độ. Hơn lúc nào hết, chính lúc này, nhà văn cần tỉnh táo để xây dựng khả năng phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa văn chương của muôn đời với văn chương của những thời khắc. Khi xã hội manh nha hình thành thói quen chú ý đến các sản phẩm hàng hóa thời thượng, thì trong cuộc mưu sinh, nhà văn có thể sản xuất ra loại sản phẩm văn chương đáp ứng thị hiếu tức thời của một vài cá nhân, một nhóm xã hội nào đó và nhận được sự tán thưởng. Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhà văn tài năng là nhà văn thuộc về mọi người. Còn về phía một số nhà phê bình, nhân đây tôi muốn gửi đến họ một ý kiến chân thành: hãy dành sự quan tâm nhiều hơn nữa tới góc nhìn văn hóa về tác phẩm, chớ lấy cái chủ quan thay thế cho cái khách quan… để làm cho tác giả tự huyễn hoặc về tác phẩm và tài năng của họ. Cuối cùng, xin nhắc lại điều tôi đã đọc và đã viết ở đâu đó rằng: “Hãy bằng lòng với những gì tác giả cho ta, đừng bắt anh ta cho cái mà anh Sưu tầm Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/95714-lich-su-van-hoa-sex-trong-van-chuong.html#ixzz2OSJwWcJq Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  5. LỊCH SỬ VĂN HÓA SEX TRONG VĂN CHƯƠNG Sự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa. Đặt vấn đề Khoảng nửa đầu những năm 60 của thế kỷ trước ở Hà Nội, đi qua hiệu sách nhỏ ở đầu phố Hồ Hoàn Kiếm hướng ra đường Đinh Tiên Hoàng, ngắm tủ kính bày năm bảy cuốn Đông Chu liệt quốc ngoài bìa có in hình mấy ông mặc áo giáp, vừa cưỡi ngựa vừa vung gươm mà tôi thích mê tơi. Liền về nhà “moi ruột” chú lợn đất đựng tiền tiết kiệm, ra mua được hai cuốn. Đọc chưa hết một cuốn thì cha tôi bắt gặp, ngay lập tức tôi xơi một cái bợp tai và hai cuốn sách bị tịch thu không bao giờ gặp lại. Vài năm sau, lục lọi đống tài liệu sách vở của người anh trai, tôi lại vớ được bản in rônêô trích dịch Nàng Idơ và Đêcamêrông - Truyện mười ngày của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khoái quá, tôi chui vào chăn nằm đọc ngốn ngấu thì anh tôi phát hiện, tôi tiếp tục xơi một cái bợp tai và bản dịch nhanh chóng bị thu hồi. Hai sự kiện trên làm tôi rất ấm ức, cố hỏi tại sao mà cha và anh đều không giải thích. Về sau tôi lớn lên, cha và anh mới trả lời vì đó là mấy cuốn sách “bậy bạ”, như chuyện của nàng Hạ Cơ, rồi các chuyện trai gái tùm lum…, tuổi nhỏ không được đọc. Về phần mình, khi đến tuổi được đọc các tác phẩm này tôi lại thấy chúng không bậy bạ, thậm chí tôi còn thích thú như lúc đọc Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle hay Truyện mười ngày của Bôcaxiô. Lại nghĩ, nếu cha tôi còn sống và lại biết tôi đã đọc Ngài tổng thống, Trăm năm cô đơn, Người lữ hành kỳ dị, Đời tỷ phú… - các tác phẩm dịch từ văn chương nước ngoài mà trong đó nhiều chi tiết sex có thể làm cho câu chuyện của nàng Hạ Cơ trở nên… chưa là gì, thì có lẽ tôi sẽ xơi vô khối bợp tai (!?). Kể lại chuyện trên, tôi muốn nói rằng dẫu chỉ là khoảng cách một hai thế hệ nhưng giữa cha anh và tôi đã có sự sai chênh trong quan niệm về sex cũng như về thị hiếu. Với thị hiếu, tôi sẽ trở lại vào một dịp khác. Bài viết này tập trung phân tích trả lời câu hỏi: Sex trong văn chương có phải là đề tài quan thiết, hay chỉ là “giả vấn đề” do một số tác giả còn ở trong tình trạng thiếu thốn khả năng sáng tạo, thiếu thốn năng lực tư duy đã không thể khai sinh ra các ý tưởng mới mẻ hơn? Mâu thuẫn giữa những giá trị đạo đức Nghiên cứu về quan hệ giữa con người với xã hội, xã hội học văn hóa coi mỗi người luôn phải “mang vác trên vai” một tập các vai trò, và dù tương đối, thì tương ứng với mỗi vai trò thuộc về một quan hệ nhất định nào đó là một hệ tiêu chí có ý nghĩa làm cơ sở bảo đảm cho mỗi quan hệ có thể vận hành, bảo đảm cho mỗi quan hệ được xác lập theo kiểu này mà không theo kiểu kia (như không thể nhầm lẫn quan hệ cha - con với quan hệ anh - em, không thể lấy quan hệ thầy - trò thay thế cho quan hệ vợ - chồng…). Căn cứ vào đó, con người thực thi mỗi vai trò xã hội thông qua hệ tiêu chí riêng, phù hợp với yêu cầu ứng xử riêng của từng loại quan hệ. Suy rộng ra, từ xã hội học văn hóa, dù quan thiết đến mức độ nào thì sex trong văn chương bao giờ cũng có tiêu chí riêng trong sự đánh giá. Và xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì quan hệ giữa con người với vấn đề sex trong văn chương chỉ là một trong nhiều kiểu (loại) quan hệ mà con người phải “mang vác trên vai”. Tuy nhiên theo tôi, do sex là một loại hiện tượng đa diện và đa trị nên xã hội - con người quy chiếu nó từ nhiều góc độ khác nhau. Người ta có thể đánh giá sex từ đạo đức học, tâm lý học, giáo dục học, y học, xã hội học, sinh học… thậm chí dân tộc học cũng dành một sự quan tâm tới sex. Và trong mọi sự đánh giá đó, các tiêu chí có ý nghĩa văn hóa thường giữ vị trí nổi trội. Sau khi in ấn - phát hành, tác phẩm văn chương trở thành tài sản chung của xã hội. Một khi nó đã trở thành tiêu điểm chú ý của người đọc thì từ quan hệ giữa tác phẩm với nhiều kiểu (loại) chủ thể cảm thụ khác nhau mà nhiều kiểu (loại) quan hệ xã hội khác nhau được xác lập. Khi sex có mặt trong tác phẩm văn chương, nó không đơn nghĩa chỉ là hành vi tình dục, nó còn bị quy chiếu bởi nhiều tiêu chí khác, ngoài văn chương song có liên quan, vốn đang tồn tại trong đời sống. Trong thực tế các tiêu chí này đôi khi đối lập nhau, như hệ tiêu chí đạo đức chẳng hạn. Ngoài một số giá trị chung, mang tính phổ biến và trường tồn, có thể nói hệ tiêu chí đạo đức là hệ thống giá trị luôn đi liền với sự vận động của các thời đại lịch sử, gắn liền với các triết thuyết cũng như gắn liền với quan niệm về đạo đức của mỗi chế độ chính trị - xã hội. Trong một số trường hợp, thông qua quan niệm đạo đức, có thể đánh giá tính tích cực hay lạc hậu của một lý thuyết xã hội; đồng thời, qua đạo đức, người ta có thể nhận diện bản chất nhân văn của mỗi nền văn hóa. Cũng cần lưu ý, khi đánh giá mặt đạo đức của sự vật - hiện tượng, con người không chỉ dựa trên các chuẩn mực đạo đức đương đại và chính thống, mà nhiều lúc còn dựa trên các chuẩn mực đạo đức đã ra đời, tồn 0tại trong quá khứ, nổi bật là các chuẩn mực có nội dung thuộc về truyền thống và bản sắc cộng đồng… Chúng ta đã, đang và sẽ còn được chứng kiến các mâu thuẫn rất khó điều hoà giữa những giá trị đạo đức đang thịnh hành và hướng tới, với các giá trị đạo đức vốn từng tồn tại một cách có ý nghĩa trong quá khứ. Mâu thuẫn này thể hiện qua sự khác nhau giữa các thế hệ trong khi đánh giá các hiện tượng, hành vi đạo đức. Với tình huống này, trong chừng mực nhất định và nếu không tỉnh táo, tinh thần “bảo thủ” hay “cấp tiến” đều có thể đưa tới tác hại (VNN nhấn mạnh). Vì thế sự xuất hiện các ý kiến ủng hộ hay phản đối sex trong văn chương không phải là cái gì đáng ngạc nhiên, đặc biệt là về đạo đức. Trong quan hệ giữa các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, tình trạng chưa thống nhất, chưa đồng thuận giữa các tiêu chí văn chương với các tiêu chí ngoài văn chương khi đánh giá sex là hoàn toàn có khả năng xảy ra, và điều đó dễ đẩy tới sự bàn cãi, tranh luận trên văn đàn. Những cấm kỵ đối với sex Từ nguồn cội của sự sinh tồn, dù đã phát triển đến trình độ nào, con người vẫn không thể bỏ qua các nhu cầu thiết yếu cơ bản là ăn - mặc - ở - duy trì và bảo toàn nòi giống. Xét đến cùng, xưa nay mọi hoạt động của con người đều có nguồn gốc từ yêu cầu thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nói trên. Từ thuở hồng hoang đến thời hiện đại, nhu cầu của con người luôn ở trong xu thế gia tăng về số lượng lẫn chất lượng và “tính người” - hay tính văn hóa-văn minh -. Nó đã trở thành tiêu chí đầu tiên, thước đo đầu tiên đánh giá bản chất hành vi thoả mãn nhu cầu của con người. Trong bối cảnh ấy, việc thoả mãn nhu cầu sex cũng không nằm ngoài tính tất yếu. Nó chịu sự chi phối của văn hóa, và đẹp - xấu, hay - dở như thế nào cũng đều được xã hội và con người đánh giá qua lăng kính văn hóa. Nói cách khác, cũng như ăn - mặc - ở, nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống luôn phải đáp ứng đòi hỏi phải được “văn hóa hóa”. Theo tôi, việc chúng ta sử dụng trong sinh hoạt xã hội những tính - trạng từ như “bừa bộn, tạm bợ” khi đề cập tới sự ở, “nhếch nhác, luộm thuộm” khi đề cập tới sự mặc, “vục đầu vai vế” khi đề cập tới sự ăn, “bậy bạ, trụy lạc” khi đề cập tới một loại hành vi, xét cho cùng luôn có ý nghĩa tối thượng và tự nhiên là duy trì và bảo toàn nòi giống, đều xuất phát từ quan niệm văn hóa, mà trực tiếp là văn hóa đạo đức. Trong lịch sử loài người, ở một số giai đoạn, việc thoả mãn nhu cầu ăn - mặc - ở còn trở thành tiêu chuẩn xác định “phận vị” xã hội của mỗi thành viên. Đã có thời vua quan và thứ dân không chỉ phải (được) ở trong các ngôi nhà khác nhau, mà ngay với sự “mặc”, người ta cũng chi tiết hóa sự khác nhau, thể chế hóa sự khác nhau về “phận vị” thông qua những quy định về kiểu cách, màu sắc. Xét lịch sử phát triển của nhu cầu cùng khả năng sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của con người, ta có thể thấy, trong khi nhu cầu ngày càng được nâng cấp và phong phú, đa dạng thì đồng thời con người cũng cố gắng xây dựng các chuẩn mực, chế định hóa các chuẩn mực, để không chỉ quản lý mà còn để điều chỉnh, sao cho sự tăng phát của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu có thể vận hành theo một quỹ đạo lành mạnh. Với nhu cầu duy trì và bảo toàn nòi giống, có lẽ do tính chất “tế nhị” của nó, do nó có thể trỗi dậy một cách bản năng không cần tới một tác nhân môi giới nào, đặc biệt, có lẽ còn do sức ám ảnh của sex mà những cấm kỵ (tabu) dành cho sex cũng nhiều hơn, chặt chẽ hơn so với nhu cầu ăn, mặc, ở. Trước đây ở Việt Nam, từ vai trò chi phối của Nho giáo, việc công khai đề cập tới sex trong sinh hoạt chính thống của xã hội thường bị coi là “tà dâm”, là đáng xấu hổ, đáng bị lên án (Nhân đây cũng xin thử đề cập tới một tình thế theo tôi khó có lời giải là trong lịch sử, đã có nhiều tôn giáo nhấn mạnh vấn đề “diệt dục” và không ít nhà tu hành đã đi theo con đường này. Vậy, xét từ phương diện nhu cầu tự nhiên, nhà tu hành có thể hạn chế ăn - mặc - ở, như không mặc quần áo, không sống ở nơi tiện nghi, uống nước lã ăn bánh mì hoặc không “xơi” một số thực phẩm có tính cấm kị… nhưng nhà tu hành quyết liệt chống lại một nhu cầu rất riêng tư là sex. Liệu có nên nói rằng cố gắng này có thể ảnh hưởng tới môi trường truyền giáo nói chung nếu tín đồ cũng noi gương họ và “diệt dục”, nghĩa là nếu có điều đó xảy ra thì sự lưu truyền nòi giống sẽ chấm dứt!?). Nhưng nghịch lý lại thể hiện ở chỗ xưa kia, ở cả phương Đông và phương Tây, sex công khai thường bị xem là cái gì đó đáng bị phê phán song người ta vẫn viết và lưu truyền Kamasutra, Tố nữ kinh (còn có một tên gọi khác là Khoái lạc và trường sinh), Kim Bình Mai… Khảo sát kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, sẽ thấy số truyện có liên quan tới hai đề tài “ăn” và sex chiếm tỷ lệ áp đảo so với các đề tài khác. Phải chăng đây là hai nỗi ám ảnh trong cuộc sống thường nhật của người Việt thời quá khứ? Và từ các chức năng của văn hóa dân gian, thì phải chăng đây là một cách thức, là sự bày tỏ thái độ của công chúng trước các quan niệm đạo đức khắc kỷ do Nho giáo truyền bá? Sex và lựa chọn của nhà văn Hơn năm thế kỷ trước, một trong những tiền đề tinh thần đẩy tới tư tưởng nhân văn thời Phục hưng là khát vọng làm thế nào để con người được là chính mình. Các tác giả lỗi lạc như Bôcaxiô, Rabơle… đã gửi gắm vào tác phẩm của họ lời ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng, cùng thái độ phê phán đối với các giáo điều hà khắc và bạo lực xã hội thời Trung cổ. Qua thủ pháp nghệ thuật trào lộng có màu sắc sex, họ đã góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt trong đời sống tinh thần của loài người. Truyện mười ngày (Bôcaxiô) hay Gacgăngchuya, Păngtagruyen (Rabơle) được lưu giữ như tài sản vô giá của văn chương nhân loại là ở tinh thần khai phóng của chúng; người đọc các thế hệ sau đã không quan tâm nhiều tới yếu tố sex được thể hiện trong tác phẩm ra sao. Ở Việt Nam thời Trung đại, có thể nói yếu tố sex hầu như vắng bóng trong các tác phẩm văn chương được coi là chính thống. Khi các quan niệm khắc kỷ về đạo đức đang thịnh hành trong xã hội thì dù có muốn, từ Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo… đến Truyện Kiều, tiền nhân cũng chỉ đề cập tới sex một cách bóng bẩy, mơ hồ. Và lịch sử văn chương Việt Nam đã không dung chứa trong nó những tác phẩm mà ở đó yếu tố sex được thể hiện trực tiếp và ít nhiều trần trụi như Hoa viên kỳ ngộ tập (thế kỷ 18) hoặc Hà hương phong nguyệt (đầu thế kỷ 20)… Ngoài các nhà nghiên cứu chuyên sâu, công chúng rộng rãi hầu như không biết tới các tác phẩm có tính chất “ngoài luồng” này. Một khi đến giai đoạn tiền hiện đại của văn chương Việt Nam, vẫn còn những tác giả coi Truyện Kiều là “dâm thư” thì, từ sự thấu triệt tính bảo thủ của ý thức xã hội, cũng nên chia sẻ với một số tác giả vài chục năm trước còn cho rằng Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố… thậm chí đến thơ Hồ Xuân Hương là “dâm tục”. Như đã trình bày ở trên, theo chiều dài lịch sử, sự phát triển của nhu cầu cùng với sự phát triển của khả năng đáp ứng nhu cầu của con người đã đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn điệu đến phong phú, đa dạng. Cùng với lịch sử, khái niệm “nhu cầu” không còn dừng lại trong phạm vi thuần túy vật chất như ở thời sơ khởi. Khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người đã làm nảy sinh các nhu cầu mới, trong đó nổi lên là nhu cầu tinh thần. Nếu khảo sát trực tiếp và cụ thể, thì về hình thức đôi khi nhu cầu tinh thần dường như không có quan hệ với nội dung vật chất, song nếu xét đến cùng thì quan hệ là có thật. Người ta không thể lảng tránh thực tế đó khi có một cái nhìn biện chứng về quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Cho tới ngày nay, trong hằng hà sa số cảm xúc và rung động thẩm mỹ của con người trong đời sống tinh thần, phải thừa nhận rằng những cảm xúc thánh thiện, thanh khiết về tình yêu, những khoái cảm nhân tính có nguồn gốc từ quan hệ tính giao đã có một vị trí nhất định trong sinh hoạt xã hội nói chung, trong văn chương nói riêng. Điều đó góp phần triệt tiêu tính bản năng trong sex, làm cho sex thăng hoa như là một loại hoạt động tinh thần được con người nâng niu, trân trọng. Nên ở các giai đoạn lịch sử trước, dẫu bị phê phán (thậm chí bị kết tội), nhu cầu hướng về tính yêu lứa đôi và những khoái cảm mà tình yêu lứa đôi đưa lại vẫn được bày tỏ bằng những cách thức khác nhau. Quy chiếu vào văn chương, chúng ta thấy văn chương là sản phẩm của đời sống tinh thần, tác phẩm văn chương ra đời trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần. Đối với văn chương, ý nghĩa tinh thần là hết sức đa dạng và không có giới hạn. Trong khi đó, sex trong văn chương thường chỉ khu biệt trên hai phương diện: nhà văn sử dụng sex trong tác phẩm như thế nào và công chúng tiếp nhận sex ra sao. Về phía tác giả, nếu tác phẩm là nơi gửi gắm suy tư, nơi đưa ra thông điệp tinh thần… Còn về phía người đọc, họ đi tìm sự đồng vọng với suy tư của nhà văn và lĩnh hội thông điệp tinh thần từ tác phẩm để bổ sung, làm phong phú đời sống tinh thần của chính mình. Năng lực thực tế cùng cá tính sáng tạo của nhà văn cho phép mỗi người tìm thấy từ “tập vai trò xã hội” mà họ có được, đâu là vai trò phù hợp và cố gắng khai thác đặng tìm ra phương cách triển khai trong tác phẩm. Như vậy nhà văn luôn đứng trước rất nhiều khả năng; họ lựa chọn khả năng nào là tùy thuộc vào những yếu tố khách quan - chủ quan cụ thể. Nói như thế cũng có nghĩa, sex chỉ là một trong nhiều cách thức nhà văn sử dụng để gửi gắm ý nghĩa tinh thần. Do đó, sex không phải là phương tiện đặc hiệu duy nhất có khả năng mở ra cánh cửa thâm nhập vào thế giới nội tâm sinh động và tinh tế của con người (VNN nhấn mạnh). Khảo sát lịch sử văn chương sẽ thấy vô số cách thức khác nhau để nhà văn lựa chọn, sử dụng. Song lựa chọn và sử dụng như thế nào trước sau đều phụ thuộc vào việc nhà văn có khả năng trừu xuất các thông điệp đó từ trí tuệ, từ suy tư của chính mình trước những biến cố, những số phận, những vấn đề xã hội - lịch sử - con người… hay không. Ngày nay, cùng với sự phát triển, những mối quan tâm cùng khả năng nhận thức của con người đã được mở rộng về biên độ, nâng cao về trình độ đến mức phải nói rằng dù có muốn thì bất kỳ cá nhân hay nhóm cá nhân nào cũng không thể bao quát hết được. Điều đó làm phân tán sự quan tâm đến sex, và dường như sex lành mạnh đã và đang trở thành một loại hiện tượng bình thường trong sinh hoạt xã hội. Còn trong văn chương, khi sex được nhận thức - phản ánh phù hợp với lôgic nội tại của cuộc sống cũng như lôgic của bản thân tác phẩm; nói cách khác, nếu nhà văn không lạm dụng và không đề cao sex trong tác phẩm, không tỏ ra thích thú một cách bệnh hoạn với nó… thì không có gì đáng phải quan ngại. Còn nếu ai đó giải thích rằng nhà văn sử dụng sex trong tác phẩm để đưa ra một thông điệp về “giải phóng phụ nữ”, theo tôi, đó thật sự là một “giả vấn đề”, một ngụy biện nhiều hơn là một tường minh văn chương (VNN nhấn mạnh). Và tôi nghĩ, sự ấu trĩ trước các biến động lịch sử, sự thiếu vắng khả năng luận giải các biến động lịch sử trong tính tất yếu của nó hoàn toàn có thể đẩy người ta tới những ngộ nhận không đáng có trong sinh hoạt trí thức của xã hội. Những ngộ nhận này, với ảnh hưởng của chúng, chỉ có khả năng làm “nhiễu loạn” các tiêu chí định giá mà thôi. Cái thiếu của nhà văn Việt Nam khi viết về sex Theo dõi văn đàn Việt Nam vài năm trở lại đây, liên quan đến “sex’, tôi nhận thấy có hai hiện tượng: một là sự xôn xao trước tác phẩm của một số cây bút nữ Trung Hoa, hai là sự xuất hiện một vài tác giả Việt Nam có xu hướng sử dụng sex trong tác phẩm. Hai hiện tượng trên là bình thường với một nền văn chương có nội lực “thâm hậu”, song, với đời sống văn hóa Việt Nam đương đại - trong đó văn chương là một bộ phận cấu thành -, chúng lại được nhiều người chú ý. Sự đồng tình hay không đồng tình của công chúng trước hai hiện tượng này, một mặt cho thấy tính chất phức tạp của thị hiếu văn chương đương thời, một mặt qua đó liệu có thể đặt ra câu hỏi về khả năng thật sự của một vài nhà văn cùng nỗ lực tỏ ra ưu thời mẫn thế của một vài tác giả viết phê bình (VNN nhấn mạnh). Thật ra, không chờ đến ý kiến tán thưởng của một số cây bút phê bình cùng lời thanh minh của một hai tác giả về tác phẩm của họ tôi mới biết tới tham vọng sử dụng sex để chuyển tải một (những) thông điệp tinh thần. Trong Lời tựa tiểu thuyết Ổ rơm (NXB Hội Nhà văn, H.2002) Trần Quốc Tiến từng viết: “Các phó thường dân nói rằng đệ nhất khoái là nằm ôm vợ trên Ổ Rơm. Rồi từ cái Ổ Rơm ấy hàng vạn hàng triệu tiếng khóc chào đời. Không ít các thiên tài chui ra từ Ổ Rơm”. Song triết lý “ổ rơm” đã không chứa đựng điều mà tác giả ngỡ đã làm được, cuối cùng thì cuốn tiểu thuyết lấy “ổ rơm” làm điểm tựa tinh thần đã sớm yểu mệnh cùng các “scène sex” phản cảm. Trong khi đó, với tiểu thuyết Dòng sông mía (NXB Hội Nhà văn, H.2004), dù một số chi tiết sex được đề cập khá trần trụi thì vẫn không gợi lên sự phản cảm, chưa thấy dư luận đánh giá về mặt đạo đức. Dường như giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam được trao cho Dòng sông mía ít nhiều đã phản ánh một cái nhìn khoáng đạt, hợp lý hơn đối với vấn đề sex trong tác phẩm? Quả thật trước mắt, tôi cũng chưa chuẩn bị thấu đáo để có thể bắt tay triển khai một chuyên luận về sex trong lịch sử văn chương. Trong bài viết này, tôi cũng không có ý định phân tích và đánh giá một số tác phẩm có đề cập tới sex đã xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua. Vả lại nếu có viết cũng khó lòng vượt qua đánh giá của một số đồng nghiệp, như gần đây nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn viết trên báo Khoa học và đời sống: Không may cho tôi là đến giờ phút này bản thân không tìm thấy cái cảm giác tốt đẹp và cái lý do vững chắc nói trên khi đọc một số trang sách có ít nhiều liên quan tới tính dục của các tác giả trong nước, nhất là mấy bạn trẻ. Về nguyên tắc, tôi biết lớp trẻ hiện nay cũng đang có nhiều bức xúc. Họ không bằng lòng sống theo nếp cũ. Họ muốn thể nghiệm. Những khoái lạc muôn màu muôn vẻ của con người, họ muốn hưởng thụ và giúp nhau hưởng thụ. Song có lẽ là vì chúng ta được chuẩn bị quá sơ sài, nên những nỗ lực nóng vội của chúng ta dẫn đến tình trạng lê lết trong tuyệt vọng, thậm chí có phần gần với bệnh hoạn. Nói đơn giản là đọc nhiều trang sách nói tới sex tôi thấy nó không phải là nhu cầu chân chính của người viết mà nhiều khi như là học đòi. Hoặc trong một số trường hợp, thoáng bắt gặp ở người viết một cái gì như là thèm thuồng, viết ra để mơn trớn vuốt ve chiều chuộng mình, đáp ứng những nhu cầu bản năng có phần thấp của mình mà không nối nó được với những nhu cầu cao đẹp nhất thiết phải có. Tôi đồng tình với nhận xét của nhà phê bình họ Vương, bởi tôi vẫn cho rằng sự thiếu thốn khả năng tư duy sâu sắc và triệt để của đa số nhà văn Việt Nam hôm nay chỉ có thể đưa tới cái gì đó gần gũi với “ăn may”, chưa tạo điều kiện giúp họ đi xa hơn trong nghề nghiệp. Tương tự như thế, sau khi đọc các tác phẩm như Cô gái đánh cờ vây, Búp bê Bắc Kinh… tôi đã đoán định tác giả của chúng được chuẩn bị tinh thần khá cơ bản trước khi cầm bút. So sánh với tác phẩm của một số cây bút trẻ trong nước, tôi nghĩ rằng giữa họ, ngoài hai đặc điểm chung là cùng đề cập đến sex và chủ yếu là các cây bút nữ, còn lại là một khoảng cách khá xa về khả năng tư duy để phát hiện ý tưởng. Nông cạn, hời hợt trong suy nghĩ, lười nhác trong trải nghiệm… thì khó lòng tìm thấy một (các) ý tưởng ra trò. Do vừa coi sex như một nhu cầu tự nhiên - văn hóa của con người cần được trân trọng, vừa quan niệm sex không phải là tất cả, không phải là phương tiện ưu thắng để chuyển tải ý nghĩa tinh thần trong tác phẩm văn chương, tôi dự đoán một ngày nào đó trào lưu của những tác giả như Sơn Táp, Xuân Thụ, Thiết Ngưng… sẽ “xẹp” dần. Cuộc sống xã hội - con người hiện đại với tính muôn màu của nó, trong những tình thế và các biến thể phức tạp của nó… đang đòi hỏi ở nhà văn nhiều hơn là những câu chuyện xác thịt. Dù nhà văn có làm cho sex mùi mẫm và ngất ngây, dù nhà văn có buộc sex phải è cổ còng lưng mang vác “thông điệp” thì cũng không thể cung cấp lời giải có ý nghĩa tham chiếu cho các tình thế. Mặt khác, trước sự mở rộng và ngày càng mở rộng của thế giới tinh thần con người, văn chương cần theo kịp với sự mở rộng ấy. Loanh quanh với bức xúc và sở thích, sở đoản thì nhà văn sẽ nhanh chóng tụt hậu, tác phẩm cũng nhanh chóng trở nên lạc lõng. Cái gì thuộc về “mốt” thì cũng sẽ qua đi. Và xem chừng dự đoán của tôi về tác phẩm của Thiết Ngưng, Cửu Đan, Xuân Tụ… là có lý nếu ai đó đã đọc bài Sự thoái trào của tiểu thuyết tình ái Trung Quốc (Phạm Tú Châu dịch, laođộng.com.vn, ngày 29/4/2006). Xin trích một đoạn: Tiểu thuyết tình ái năm 2005 dường như đã chứng tỏ sự thoái trào đó, mặc dù dấu vết của dục vọng vẫn còn. Thân xác cũng thường xuyên có mặt nhưng đã bị một số tiểu thuyết tình ái kêu gọi tình cảm chân thực, theo đuổi tình yêu chân chính dần dần làm cho nhạt nhoà. Sự chuyển hướng này trong sáng tác của nhà văn nữ càng nổi bật. Tốc độ thời đại và bản lĩnh nhà văn Chúng ta đang sống trong một thời đại mà bản thân nó thật sự là một cuộc chạy nước rút dường như không biết ngừng nghỉ. Sự kiện nối tiếp sự kiện, thông tin nối tiếp thông tin… tất cả cùng hối hả, dồn dập. Nhiều sự kiện - con người tưởng chừng sẽ còn ám ảnh lâu dài thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã trở thành quá vãng. Bộ nhớ tự nhiên của con người đang đứng trước một thách thức: làm thế nào để vừa có thể thâu nhận thông tin mới một cách cập nhật, vừa phải chọn lọc để lưu giữ, vừa phải dọn chỗ để nạp thông tin mới hơn. Vừa hôm qua đây thôi, cánh trẻ còn đang say sưa với hip-hop. Và trong khi lớp người lớn tuổi chưa kịp tìm hiểu hip-hop là gì thì cái sự quay cuồng kia đã bị thay thế bằng alternative-rock. Chỉ sau gần chục năm, các bậc cha mẹ ở Việt Nam đã phải thích ứng với khá nhiều thói quen đang hình thành trong lớp trẻ. Cuộc sống của chúng ta đã và đang có những biến động mới với những tiết tấu mới, làm xuất hiện những giá trị mới đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của những chuẩn mực thế hệ. Hôm nay, tinh thần dân chủ, tính năng động cùng khả năng liên tục thay đổi của các sản phẩm văn minh thời đại đã thâm nhập, tác động vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Văn chương không phải là ngoại lệ. Khi mọi thứ đều có thể trở thành hàng hóa, nếu không có bản lĩnh và sự sáng suốt, người ta khó có thể gìn giữ cho văn chương cái dáng vẻ thuần khiết vốn có. Gia nhập thị trường trong sự hồn nhiên nghề nghiệp, xem chừng không ít nhà văn Việt Nam còn ngơ ngác như lần đầu tiên có mặt chỗ đông người. Và trong khi nhiều nhà văn còn tỏ ra e dè, thì lại có nhà văn cố gắng chiếm lĩnh, hoặc theo tinh thần trục lợi, hoặc nhằm thoả mãn mong muốn được là “người của công chúng”. Cứ thế, ở nhiều thời điểm, xem ra văn đàn cũng hối hả, quay cuồng với các tác phẩm, các tên tuổi mà những tính từ “lỗi lạc”, “tài năng” được sử dụng một cách dễ dãi. Năm bảy năm qua, đã có sự “lên ngôi” của hàng chục tác phẩm, hàng chục tác giả mà căn cứ vào những gì báo chí đã đăng, đồng nghiệp đã viết, những tưởng chúng và họ sẽ mãi mãi lưu danh. Tiếc thay, mọi chuyện lại nhanh chóng đi vào quên lãng! Từ quan sát và chứng kiến, tôi đã đặt ra và hy vọng một ngày không xa sẽ trả lời một số câu hỏi, đại loại như: Với kinh tế hàng hóa, văn chương Việt Nam có điều kiện được “thăng hoa”? Liệu có thể kết luận trong một số trường hợp, tác phẩm - tác giả văn chương đã trở thành “cái gì đó” tương tự những ngôi sao nhạc “sến” với các ca khúc hát hôm nay rồi ngày mai quên? Kết luận Từ góc nhìn xã hội học, sau 20 năm đổi mới, dường như đang có sự sắp xếp lại để hình thành nên những nhóm bạn đọc khác nhau. Vào các cửa hàng sách tự chọn, quan sát cách công chúng chọn mua sách vở, có thể hình dung về nhiều kiểu thị hiếu. Qua các quầy bán báo lại thấy tủi thân thay cho báo chí văn chương, vì chúng hoặc bị xếp sau những tờ báo đang “ăn khách”, hoặc lấp ló góc quầy, hoặc nhận được câu trả lời không có báo vì không bán được! Nói vậy song mỗi năm vài lần, các tờ báo liên quan đến văn chương bán hết veo ngay sau khi phát hành. Ấy là khi có “sự vụ văn chương” vừa mới xảy ra và mấy năm nay đôi lúc là “sự vụ” ít nhiều có liên quan đến sex! Báo chí quan tâm, bạn đọc quan tâm, đến cả “đầu nậu” sách cũng tỏ ra sốt sắng…, có lẽ chủ yếu vì cái đề tài sex nhạy cảm vừa làm nhóm bạn đọc này thích thú, vừa làm lớp bạn đọc kia nhăn mày. Rồi từ một hai cuộc tranh luận, bỗng nhiên mọc ra một "ngôi sao văn chương” với các cuộc phỏng vấn nếu không lặp đi lặp lại một “tuyên ngôn” thường là sáo rỗng. Trong ánh hào quang theo tôi là giả tạo đó, đáng tiếc lại có nhà văn đã không nhận ra chính họ đang trở thành nạn nhân trong trò chơi tung hứng của báo chí và biết đâu, sex chỉ là cái cớ để người ta tăng số lượng phát hành. Sự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa. Về phần mình, đến nay tôi vẫn không thể tự thuyết phục được mình rằng trên đời này lại có một sự vật - hiện tượng “thiếu văn hóa” mà có khả năng chứa đựng một giá trị tinh thần tích cực. Cứ cho là sex chỉ tồn tại với ý nghĩa là phương tiện, thì thử hỏi một thứ “sex bẩn” liệu có khả năng chuyển tải một “thông điệp sạch” hay không? (VNN nhấn mạnh). Tôi nghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ... người ta mới có thể phô bày sex vượt ra khỏi sự chi phối của văn hóa. Một tác phẩm có yếu tố sex sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm. Như đã nói, sự sai chênh về quan niệm, thị hiếu văn chương giữa các thế hệ người đọc là điều khó tránh khỏi trong tiến trình phát triển của một xã hội, nhất là ở Việt Nam vào thời đoạn thang bậc giá trị xã hội - con người đang có những dịch chuyển. Nói như thế không có nghĩa những gì thuộc về thế hệ trước là bảo thủ, những gì thuộc về thế hệ sau mới là tiến bộ, văn minh. Dẫu khác nhau đến thế nào thì giữa các thế hệ vẫn có mẫu số chung, đó là: sự hướng thiện, sống chân thực và trân trọng cái đẹp. Nói cách khác, mọi thế hệ luôn biết tự ý thức về vấn đề “văn hóa hóa” hành vi sáng tạo và cảm thụ, qua đó kế tiếp nhau làm nên tính liên tục của văn hóa. Các tuyên ngôn văn chương nông cạn và đại ngôn, những tác phẩm văn chương cố lên gân để tỏ ra thời thượng… sẽ nhanh chóng bị lãng quên, bởi xét đến cùng chỉ là trò chơi văn chương chưa đến độ. Hơn lúc nào hết, chính lúc này, nhà văn cần tỉnh táo để xây dựng khả năng phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa văn chương của muôn đời với văn chương của những thời khắc. Khi xã hội manh nha hình thành thói quen chú ý đến các sản phẩm hàng hóa thời thượng, thì trong cuộc mưu sinh, nhà văn có thể sản xuất ra loại sản phẩm văn chương đáp ứng thị hiếu tức thời của một vài cá nhân, một nhóm xã hội nào đó và nhận được sự tán thưởng. Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhà văn tài năng là nhà văn thuộc về mọi người. Còn về phía một số nhà phê bình, nhân đây tôi muốn gửi đến họ một ý kiến chân thành: hãy dành sự quan tâm nhiều hơn nữa tới góc nhìn văn hóa về tác phẩm, chớ lấy cái chủ quan thay thế cho cái khách quan… để làm cho tác giả tự huyễn hoặc về tác phẩm và tài năng của họ. Cuối cùng, xin nhắc lại điều tôi đã đọc và đã viết ở đâu đó rằng: “Hãy bằng lòng với những gì tác giả cho ta, đừng bắt anh ta cho cái mà anh Sưu tầm Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/95714-lich-su-van-hoa-sex-trong-van-chuong.html#ixzz2OSJwWcJq Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  6. Hoài Nam Từ khi Truyện Kiều ra đời đến năm 1945, việc nhìn nhận đánh giá về Thúy Kiều dựa trên hai quan điểm: quan điểm ít nhiều mang tính nhân văn chủ nghĩa của các nhà Nho tài tử, và quan điểm luân lý của Nho giáo chính thống (đôi khi rất trái ngược). Từ năm 1945 về sau, nổi lên quan điểm đạo đức - chính trị cách mạng vô sản, và đó là điều dễ hiểu. Trong lịch sử văn chương Việt Nam, nếu phải làm một “bảng tổng sắp” các nhân vật được người đọc phân tích, lý giải, bình luận, chia sẻ mối đồng cảm hoặc bày tỏ sự phản đối nhiều nhất, thì chắc chắn, đứng ở vị trí “top” của “bảng tổng sắp” ấy phải là nàng Kiều trong Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Cũng dễ hiểu, với một tài năng sáng tạo vào cỡ thiên tài, với một sự nhạy cảm tột cùng của người trong “hội tài tình”, Nguyễn Du đã, qua cuộc đời nàng Kiều, chạm đến vấn đề “mắt bão” của con người ở mọi thời đại: ý thức về phẩm chất và giá trị của cá nhân trong đời sống, khát vọng được giải phóng mọi năng lực và được thỏa mãn mọi nhu cầu lành mạnh, vượt lên trên sự bó buộc của những định kiến thông thường. Điều này tạo ra một lực hấp dẫn rất mạnh trên sự đọc của người đọc nói chung suốt từ khi Đoạn trường tân thanh xuất hiện đến nay. Và đặc biệt, nó đóng vai trò khơi nguồn cho sự ra đời của một loạt văn bản mang chức năng kép: vừa là tác phẩm văn chương, vừa là những bình luận về một phận người trên cõi thế. Thuộc vào số những tác phẩm bình luận về Kiều được nhắc tới nhiều nhất, và được cho là hay nhất, là bài Đoạn trường tân thanh đề từ của Phạm Quý Thích: “Giai nhân nếu chẳng tới Tiền Đường / Món nợ trăng hoa đã dễ trang? / Mặt ngọc nỡ nào vùi thủy phủ / Lòng băng không để phụ Kim lang / Đoạn trường tỉnh giấc duyên vừa dứt / Bạc mệnh dừng dây hận vẫn vương / Nghìn thuở tài tình mang lấy lụy / Vì ai khúc mới gửi bi thương?” (Bản dịch của Hợp tuyển thơ văn Việt Nam). Xuyên suốt bài thơ “đề từ” này là một cái nhìn mang đậm màu định mệnh chủ nghĩa: con người chỉ là trò chơi trong tay tạo hóa, người càng có nhiều bao nhiêu những “phẩm chất trội” càng phải hứng chịu bấy nhiêu những cú đòn phũ phàng của số phận. “Nghìn thuở tài tình mang lấy lụy” (Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy), câu thơ này vừa là sự lý giải, vừa là sự cảm thông sâu sắc của ông tiến sĩ họ Phạm với cuộc đời đầy nước mắt của kiều nữ họ Vương. Đoạn kết trong Thanh Tâm Tài Nhân thi tập tự của Chu Mạnh Trinh còn thể hiện rõ hơn nữa tinh thần này: “Giống đa tình luống những sầu chung, giọt lệ Tầm Dương chan chứa / Lòng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ não nùng / Cho hay danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ / Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để ai lưu lạc đau lòng / Ta cũng nòi tình / Thương người đồng điệu / Cái kiếp hoa xuân lẩm cẩm / Con hồn xuân mộng bâng khuâng...” (Đoàn Tư Thuật dịch). Vậy là, với những người đọc như Phạm Quý Thích, Chu Mạnh Trinh (và còn nhiều người khác nữa), Kiều và số kiếp mười lăm năm chìm nổi của nàng được nhìn nhận qua một lăng kính duy nhất: sự thấu cảm, sự chia sẻ đến đáy của những người “cùng hội cùng thuyền”, những người cùng một “nòi tình” (tình chủng), những người “tài tình”. Họ là những phong lưu danh sĩ, những “nhà Nho tài tử”. Họ ý thức rất mạnh về cái Tôi cá thể của mình qua hai phẩm chất mà Nho giáo vốn luôn dành sẵn “ác cảm”, đó là thị tài (tài cầm, kỳ, thi, tửu) và đa tình. Họ tìm thấy ở giai nhân một nhân vật đối trọng và làm thành bộ đôi ăn ý với mình. Trong một xã hội quân chủ chuyên chế đầy hà khắc như xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, chưa đủ điều kiện, nếu không muốn nói là còn tạo ra vô vàn cấm kỵ, để nhà Nho tài tử có thể phát triển thành một loại hình nhân cách mang tính phổ biến và được thừa nhận với toàn bộ giá trị mà họ thủ đắc. Sự “bầm giập” về tinh thần - đôi khi là bầm giập thể xác, theo nghĩa đen - khiến họ đi đến việc tự lý giải vấn đề số phận của mình bằng một quan niệm siêu hình có sẵn: tạo vật đố toàn, ông trời vốn ghét ghen với những người tài sắc, má hồng thì đa truân, tài tử thì đa cùng. Vì lẽ đó, dễ hiểu tại sao khi đọc Đoạn trường tân thanh rồi bình luận về nàng Kiều, họ đã viết như trút vào cái viết của mình tiếng đồng vọng bi thương của lịch sử. Thế nhưng, Đoạn trường tân thanh, khúc Nam âm tuyệt xướng đó dĩ nhiên không chỉ được thưởng thức bởi người đọc là nhà Nho tài tử. Các nhà Nho chính thống cũng “mê mẩn” với Truyện Kiều không kém, nhưng họ lại nhìn nhận, đánh giá về nàng Kiều theo cách riêng của mình. Nguyễn Văn Thắng viết trong Kim Vân Kiều án: “Hiếu tình có một / Tài sắc gồm hai... Kiếp má phấn tới khi rời mệnh bạc / Mảnh lòng son không chút thẹn vừng hồng / Bỏ thịt xương thể giả đức sinh thành, nhắm mắt đưa chân theo lối tạo / Qua dâu bể dám ăn lời ước hẹn, trao tơ chắp mối cậy tay em / Phận bèo mây sá quản áng phong trần / Vùng dông tố chẳng phai lòng sắt đá... / Xét khi trước đủ nhân, trinh, hiếu, nghĩa / Thương sau này lâm tuyết, nguyệt, phong, hoa...” Hay, như bài Quan tiểu thuyết Vương Thúy Kiều ngẫu hứng (Ngẫu hứng nhân đọc tiểu thuyết Vương Thúy Kiều) của Vũ Tông Phan: “Bên tình bên hiếu nghiệt oan / Vì cha liều kế hương tàn sắc phai / Ba thu quanh quẩn điếm ngoài / Lữa lần một buổi phòng trai (thiền môn) khéo nhờ / Hồng nhan nửa kiếp chưa tha / Mà mong báo đáp tuổi già yên vui / Lòng này ghê phận hoa trôi / Năm canh khắc khoải lần hồi cố hương” (Vũ Hồng Huy, Vũ Thế Khôi dịch). Nghĩa là, trong những trường hợp viết về nàng Kiều như đã nêu trên, cơ sở để các tác giả nhìn nhận, đánh giá Kiều không gì khác ngoài những tiêu chuẩn đạo đức mang tính khuôn vàng thước ngọc của Nho gia: trung, hiếu, tiết, nghĩa, trinh. Những biến cố trong cuộc đời Kiều, những cú đẩy của số phận dìm nàng xuống bùn đen, trong mắt họ, chính là cái phông nền để làm bật lên sự “ngời ngời phẩm chất” của một phụ nữ tuyệt vời theo quan điểm đạo đức Nho giáo. Có cái gì đó khá gượng ép trong chuyện này. Bởi lẽ, dường như cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi bắt gặp nhân vật Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân và khi ông “lục bát hóa” chuyện “kỹ nữ hóa” của đời nàng không phải là như vậy: ông không quan tâm lắm đến việc dựng lên một tấm “bảo kính”, ông chia sẻ với triết lý “tài mệnh tương đố” nhiều hơn. Cả cuộc đời Kiều là một cuộc vật lộn giữa “Tài”, “Sắc” với “Mệnh”, chứ không phải là sự tranh thắng giữa “Đức” với “Mệnh”! Dẫu sao mặc lòng, ngay ở nửa sau thế kỷ XIX, việc ca ngợi Thúy Kiều như một tấm gương đạo đức về người phụ nữ Nho giáo cũng đã phải chịu một phản ứng ngược, trên cùng một tiêu chí đánh giá. Điển hình là thái độ của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ trong bài hát nói Trách Kiều: “Đã biết má hồng thì phận bạc / Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng / Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang / Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải / Từ Mã Giám sinh cho đến chàng Từ Hải / Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu / Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu? / Mà bướm chán ong chường cho đến thế / Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa / Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm / Bán mình trong bấy nhiêu năm / Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai / Nghĩ đời mà ngán cho đời!” Có thể “diễn nôm” bài hát nói này như sau: Kiều vì chữ hiếu mà phụ tình Kim Trọng để bán mình vào thanh lâu chuộc cha, cũng được. Nhưng đó là lần đầu tiên, lần gặp Mã Giám sinh. Đến lần thứ hai vào thanh lâu, lần gặp Từ Hải, thì vì cái gì? (Trong trường hợp này, nếu thực là người phụ nữ trinh liệt, ắt sẽ tìm đến cái chết để giữ được tiếng thơm). Hết mục đích hợp đạo đức để biện minh cho hành động. Vậy chỉ có thể nói rằng đó là do căn tính tà dâm mà ra, và như thế thì đoạn trường là đáng kiếp! Ai đã từng đọc tác phẩm và tìm hiểu cuộc đời của Nguyễn Công Trứ hẳn sẽ rất ngạc nhiên: một danh sĩ phong lưu hạng nhất, một nhà Nho sành sỏi đủ ngón ăn chơi, một người từng tuyên xưng với thế nhân cái triết lý: “Cuộc hành lạc được bao nhiêu là lãi đấy / Nếu không chơi thiệt ấy ai bù / Nghề chơi cũng lắm công phu”, người ấy lẽ ra phải đứng về phía Kiều, tôn xưng ca ngợi nàng mới đúng, chứ không phải là mạt sát nàng như thế này. Có thể, đặt trong bối cảnh ông vua “sính chữ” Tự Đức đang rầm rộ mở cuộc thi vịnh Kiều – mà mục đích không gì khác là biến Kiều thành một “gương báu” đạo đức theo quan niệm Nho giáo để mọi người “soi chung” - bài hát nói của Nguyễn Công Trứ là một hành vi “ngược nước” cố tình, một cách nói “lấy được” nhằm bày tỏ sự phản đối? Dù gì thì dường như Nguyễn Công Trứ cũng tạo ra một tiền lệ. Vì sau này, vào những năm 1920, khi bút chiến với quan điểm ca ngợi Truyện Kiều một cách thái quá của học giả Phạm Quỳnh: “Văn chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”, nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã từng dùng đến một cụm từ không thể nặng hơn để nói về nhân vật chính của Đoạn trường tân thanh: con đĩ Kiều! (Dễ thấy, trong những trường hợp mà Truyện Kiều trở thành trường khiên diễn của những quan điểm đạo đức đối lập, rốt cuộc chỉ có nàng Kiều là người chịu thiệt!) Từ khi Truyện Kiều ra đời đến năm 1945, việc nhìn nhận đánh giá về Thúy Kiều dựa trên hai quan điểm: quan điểm ít nhiều mang tính nhân văn chủ nghĩa của các nhà Nho tài tử, và quan điểm luân lý của Nho giáo chính thống (cho dù ngay từ chính quan điểm này việc đánh giá Kiều đôi khi rất trái ngược). Từ năm 1945 về sau, nổi lên quan điểm đạo đức - chính trị cách mạng vô sản, và đó là điều dễ hiểu. Để khép lại bài viết này, cũng là để thấy rõ hơn dấu ấn của ý thức hệ trong việc tạo ra những dư ba lịch sử quanh một phận người, xin được trích vài đoạn trong bài thơ Bình luận về Kiều của Tế Hanh:“Người anh hùng trong Truyện Kiều là Kiều / Một cô gái chịu bao nhiêu đau khổ / Bị vùi dập trong đống bùn chế độ / Suốt cả đời giữ trọn mối tình yêu / Kiều cô đơn giữa một lũ yêu ma / Hoạn Thư, Sở Khanh, Khuyển Ưng, Khuyển Phệ / Miếng mồi ngon cho những tên đồ tể / Mã Giám sinh, Tú Bà / Kiều cao hơn những người đàn ông mình đã gặp / Hơn Kim Trọng trong đau khổ yêu thương / Hơn Thúc Sinh bởi bao phen vùi dập / Hơn Từ Hải về nỗi niềm cố quốc tha hương”.(Nguồn: Người đại biểu Nhân dân) Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/14912-kieu-va-nhung-du-ba-lich-su.html#ixzz2OSHltryu Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
  7. Đôi điều về phê bình và phê bình “trẻ” Những ai cầm bút phê bình một thời gian, nhất định hẳn sẽ có lúc tự nghiệm thấy điều này: không phải ngay từ những bài viết đầu tay, người ta đã có thể cầm chắc trở thành nhà phê bình. Sẽ không phải ngượng ngùng gì nếu tự nhận rằng ở những trang viết đầu tay, thậm chí suốt thời gian khá dài sau đó, cái mình viết ra nhiều khi là sự vận dụng thô thiển một số kiến thức sách vở theo kiểu những bài tập trong nhà trường, sự bắt chước một cách láu lỉnh nhưng khó giấu giếm những khuôn mẫu suy luận của những ai ai đó đang có vẻ là những “lý lẽ” hợp thời, phổ biến, dễ được chấp nhận. Dĩ nhiên, hễ đã có báo chí, có việc đăng tải dư luận xung quanh các hiện tượng của đời sống văn nghệ, thì cái phần việc có tên là “phê bình văn nghệ” sẽ có những người làm, dù họ đã thành “nhà phê bình” hay chưa. Đối với những ai còn tương đối trẻ đang hăng hái cầm bút nhập “cuộc” phê bình, trách nhiệm tự mình trở thành nhà phê bình là điều không thể sẻ gánh cho ai. Đó là điều mấu chốt trước hết. Học trong trường đời và trường văn nghệ là việc không bao giờ đủ. Thật liều lĩnh nếu có ai đó định làm “nhà phê bình” với “tuyên ngôn” kiểu này: tôi chỉ cần nói lên những gì mà tác phẩm hoặc hiện tượng văn học kia tác động đến tôi, ngoài ra, tôi “cóc cần” biết đến bất cứ học thuyết nào, kiến thức nào về văn học mà “nhà” này “nhà” kia đã nêu lên, đã góp vào sự tích luỹ kiến thức chung! Như người ta vẫn nói, để lập dị thì dễ, nhưng để có chủ kiến thì khó hơn nhiều. Ngoài cái phần mỗi người phải tự mình làm lấy nêu trên, đối với những cây bút trẻ đi vào phê bình hiện nay, còn cần lưu ý gì đến môi trường xung quanh họ? Tôi nghĩ đến hai khía cạnh. Một là xu thế quảng cáo. Nó đang tác động mạnh đến công việc phê bình. Tôi không phê phán hoạt động quảng cáo nói chung kể cả quảng cáo văn hóa nghệ thuật, nhưng phải thừa nhận rằng ít lâu nay đã hình thành một phương thức là tận dụng phê bình văn nghệ để quảng cao. Đã thành nếp khá quen thuộc những cách “đặt hàng” khác nhau đối với một người viết từ phía một đơn vị văn học, nghệ thuật, hoặc những tác giả của các cuốn sách mới. Lợi lộc kinh tế có lẽ ít thôi. Thường khi, người ta (nhất là tác giả các cuốn sách mới) tìm đến nhà phê bình vì một điều cần thiết phải “nhờ vả”, để được dư luận biết tới, để được “khen là chính”, v.v… Cứ theo lời lẽ của người bình điểm thì tác phẩm nào cũng “khá thành công”, chứng tỏ tác giả có “bước tiến mới”! Thế nhưng tác phẩm gây được dư luận trong công chúng vốn không nhiều, tác phẩm thành công cũng ít thôi. Thành thử, có thể nghĩ rằng diện mạo nhạt nhẽo của các bài điểm sách, điểm vở diễn có cái gì tựa như “chân dung tự hoạ” cái thái độ quan liêu của chúng ta đối với văn nghệ: khen lấy lệ và thờ ơ. Khi phê bình trở thành phương tiện để thỏa mãn nhu cầu được cưng nựng của các tác giả thì nhiều lắm là nó được các tác giả ấy quan tâm, chứ nó không thể trở thành một bộ phận thực sự của dư luận xã hội xung quanh các hiện tượng văn nghệ. Tất nhiên trong khuôn khổ thường là chật hẹp của một bài điểm sách thì thật khó khai triển sự phân tích, nhưng chính sự phân tích mới là chỗ cần có mặt nhà phê bình (bất cứ ai trong công chúng cũng có thể khen hoặc chê: tôi thích cái này, tôi không thích cái kia!). Một khía cạnh nữa trong tác động của môi trường xung quanh (và đáng tiếc, không phải bao giờ cũng là tác động thật sự tốt) đối với những người viết phê bình trẻ là từ phía những nhà phê bình nghiên cứu đàn anh, nhất là những người có thế lực nhất định, những người muốn thao túng và tạo dựng cả một luồng dư luận nhằm vào những đối tượng và mục tiêu nhất định. Điều này đặc biệt “nổi cộm” lên vào những lúc trong các giới văn nghệ nảy sinh những sự bất đồng, xung đột về những vấn đề nhất định. Những người viết phê bình trẻ khó mà không bị cuốn vào những luồng ảnh hưởng. Không ai phản đối sự đỡ đầu, sự hướng dẫn của những người già dặn đối với người mới vào nghề. Chỗ tai hại mà tôi muốn nói đến là sự lạm dụng. Đôi khi các cây bút trẻ không biết rằng mình đang bị lôi cuốn vào để có thêm “nhiều ý kiến cho rằng” làm mất đi tính khách quan trung thực… Tôi không cường điệu tình thế. Tôi càng không dám khuyên những người viết phê bình trẻ đang cơn say, − say với sự thành công dễ dãi, chóng vánh. Mọi cơn say đều không dễ dứt. Đã có ít ra là một phần thưởng hàng năm của một tờ tạp chí nọ trao cho một bài bút chiến chép lại từng đoạn dài nguyên văn bài của cây bút đàn anh đăng trước đó ít lâu. Và cung cách này còn có thể đem lại nhiều thành đạt hơn cho nhà phê bình trẻ: tất cả. Duy có một điều là nó không đem lại cho anh cái căn bản của một nhà phê bình − sự hình thành thực sự một nhân cách phê bình với tính độc lập của quan niệm, với một chủ kiến rõ ràng − những cái vốn không thể hái được trên những con đường tắt. Đã có khá nhiều ý kiến về việc các giới văn nghệ và khoa học cần quan tâm đến lực lượng phê bình trẻ. Khó có thể bổ sung thêm điều gì, tôi chỉ nghĩ rằng: phê bình sẽ phát triển (và sẽ nuôi phê bình “trẻ” đến độ khôn lớn) ngay trong mảnh đất của đời sống văn nghệ. Nhưng mảnh đất ấy cũng hứa hẹn với “phê bình trẻ” cả những gặt hái thật lẫn những gặt hái giả tạo. Sưu tầm. Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/98866-doi-dieu-ve-phe-binh-va-phe-binh-tre.html#ixzz2OSGouhAO Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...