Jump to content

Mật Danh

Thành viên
  • Số bài viết

    3
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về Mật Danh

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  1. Bài làm Tôi đã trót yêu cái buồn của thơ Hàn Mặc Tử – người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Dường như cái khoảng thời gian ngắn ngủi Tử hiện hữu trên đời này là để yêu. Yêu điên cuồng thế giới… cho dù bị bệnh tật hành hạ. Nỗi buồn trong thơ Người có nhiều những cung bậc khác nhau, lúc thê thảm thiết tha, khi chở nặng một chút lòng man mác… nhưng tất cả đều dội lên một niềm khát khao sống tột độ. Có những câu thơ, bài thơ đọc lên, ta cảm thấy day dứt, diết da; nhưng có những bài nhà thơ truyền cho tôi cảm giác buồn vô cùng tinh tế – "Đây thôn Vĩ Giạ" là một bài thơ như thế với cảnh, với hồn người xứ Huế đẹp, thấm đượm một nỗi buồn da diết bâng khuâng: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa . Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? Vườn Huế mộng và thơ, đẹp nhưng là vẻ đẹp của một bức tranh nhạy cảm. Cái nắng trinh nguyên của sớm mai nơi thôn Vĩ như rải những vệt sáng lấp lóa trên những cành lá còn ướt đẫm sương đêm. Buổi mai vàng, khi ùa lòng mình vào Vĩ Giạ, hòa vào cỏ cây, ngước mắt nhìn lên là thẳng tắp những hàng cau đang hứng đầy buồng nắng, "Nắng hàng cau” có lẽ chỉ có thôn Vĩ mới có cái nắng tinh khôi ấy, ta như cảm được cả hương thơm của nắng tỏa xuống không gian, cái hương rất nhẹ của hoa cau mới nở. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên", câu thơ có bảy chữ nhưng có đến hai chữ "nắng" tạo trong ta cái cảm giác về cấp độ của ánh sáng; đầu tiên là ”nhìn nắng” đó là một thứ ánh sáng của sự chủ động, ta định hướng được rất tự nhiên và từ đó vươn lên một góc nhìn tập trung "nắng hàng cau" để rồi đón nhận một cảm giác tươi mới trinh nguyên "nắng mới lên", sắc nắng, vị nắng trộn hòa vào cảnh vật vừa như vút lên trong cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế, lại vừa chợt như ùa xuống, tỏa rộng tràn lên tất cả "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Câu thơ cứ như là buột miệng, như không kìm nổi lòng mình phải reo lên khi bắt gặp cái sắc màu biếc xanh như ngọc ấy. Vườn ai đó chợt sáng bừng lên, làm rạng rỡ cả một khoảng không gian của trời đất, mượt mà tươi non. Cảnh nơi thôn Vĩ buổi sớm mai ta cứ tưởng như đêm qua cảnh vật được tắm táp bằng một trận mưa rào, cây cối như được rửa trôi, sạch sẽ và vô cùng tinh khôi, chỉ còn những giọt nước rất nhỏ bám vào cành lá đợi chờ từng tia nắng xuyên qua. Có lẽ chỉ cần từ "mướt" là đủ, song thêm từ "xanh" sau càng làm tôn thêm, nổi bật thêm cái tươi mát, xum xuê của Vĩ Giạ. Người dân Huế, thường đồng nghĩa hai từ "vườn" và từ "nhà", bởi ở nơi đây mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi vườn cây. Mỗi nhà là một khoảng khá rộng ngôi nhà nhỏ được đặt ở giữa, xung quanh là cây cối tạo nên một cấu trúc thẩm mĩ rất gắn kết, hài hòa. Đang cái mạch của sự ngỡ ngàng, câu thơ tiếp theo là một sự phát hiện mới, hòa vào trong cái không gian tinh khiết ấy là thấp thoáng một dáng nét của con người: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" Câu thơ đã biểu hiện được thần thái tâm hồn thôn Vĩ. Có sự xuất hiện của con người, thiên nhiên như càng được thổi thêm một luồng sinh khí tạo nên nét đẹp hài hòa trong giá trị tạo hình, một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đôn hậu và thanh khiết của con người nơi miệt vườn xứ Huế, nó còn như một lời chào mời tha thiết, nửa như trách móc dỗi hờn: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? . Hình như ta cảm thấy có hai nhân vật trữ tình trong bài thơ một người đang trách móc xa xôi sự vô tình của người kia đối với một kỉ niệm đẹp. Còn nhân vật trữ tình thứ hai thì bàng hoàng tiếc nuối, anh bị lời trách cứ lôi kéo: "cảnh đẹp đến nhường ấy sao anh chẳng về chơi". Câu mở đầu cho bài thơ, một lời mời chào và còn hàm chứa cả một nỗi niềm tiếc nuối, day dứt. Có thể thấy những cảnh đẹp của vườn Vĩ Giạ chỉ là một lớp vỏ ngoài của một nỗi lòng đang khắc khoải, rõ ràng bài thơ không chỉ đơn thuần để thể_hiện cái tình đối với Huế, mà đối với một bóng hình giai nhân nhà thơ đã từng nặng lòng thương nhớ. Bài thơ được làm ở Qui Nhơn, nên những cảnh Huế chỉ là trong tưởng tượng. Thi nhân là một người đa cảm, lại đang phải sống cách biệt với những người thân yêu của mình nên hơn bao giờ hết thèm được sống lại những ngày tháng cũ, những kỉ niệm êm đềm. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" hay chăng đó chính là lời của thi nhân, người đã nhập vai một người khác để thể hiện lòng mình, nói một lời chào, lời mời gọi thiết tha, nhưng ngay sau đó như không trốn tránh nổi cái hiện hữu nơi hồn mình. Người đã bừng tỉnh, đã nhận ra rằng đó chỉ là sự tưởng tượng, một giấc mơ của chính mình. Bởi Vĩ, thôn Vĩ chỉ còn là hoài niệm, chỉ còn là sự đi về trong tâm tưởng nhớ thương của một con người đang cần lắm một tình yêu, một tâm hồn để sưởi ấm lòng mình. Cho nên cảnh hiện lên thật đẹp nhưng lại vẫn thấm đẫm một nỗi buồn sâu lắng. Và chính bởi cái buồn da diết ấy nên nguồn mạch của những kỉ niệm vẫn không bị phá vỡ, nhưng ở đây không còn là cái tươi trinh của một buổi sớm mai nơi thôn Vĩ mà chợt chuyển sang cảnh sông nước, của dòng sông Hương với mây và gió: "Gió theo lối gió mây đường mây". Ở khổ thơ thứ hai này, mỗi câu thơ như trải ra thật chậm thật nhẹ và cũng thanh thoát như hồn người xứ Huế. Vẫn là hình thức tả cảnh thiên nhiên, nhưng ở đây dù có lấp liếm che giấu khéo đến đâu, thi nhân vẫn để lộ ra cái tình thật của lòng mình, vẫn chưa thoát ra được cái mộng ảo của tâm hồn. Gió và mây, đều gợi nên sự chia li "lối gió", "đường mây" cái ranh giới mỗi lúc như được nới rộng thêm ra, càng làm tăng thêm cái khoảng phân cách, "mây" và "gió" mỗi từ được nhắc lại hai lần trong một câu thơ, cách lặp lại ấy như càng bị đẩy ra một khoảng xa hơn. Sự li tán đó có phải chăng cũng chính là sự li tán của lòng người. Câu thơ như bị bứt ra, đẩy ra xa chứ không gãy đôi, càng tạo thêm cái da diết đến nao lòng người, như rạch vào nỗi đau của thân phận kẻ bị chia lìa. Đến đây không còn là cái tươi mới rạo rực ở khổ đầu nữa mà chuyển sang cái gam màu của sự trầm lắng: "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay". Cảnh đẹp nhưng buồn quá, hay bởi thi nhân đang trải cả hồn mình lên cảnh vật. Xưa nay "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", hơn lúc nào hết, thi nhân bây giờ mới cảm nhận thật sâu sắc lòng mình, nhìn dòng nước trôi lững lờ, sự chuyển động của thiên nhiên như chậm lại, nhưng các chiều không gian vẫn mở và sâu hun hút càng tăng thêm sự đơn côi. Hai chữ "buồn thiu" được đặt giữa dòng thơ là một sự lan tỏa của cái buồn lặng lẽ rủ lên dòng nước đang chảy trôi lại vừa như ngấm vào tỏa sang để khẽ lay hoa bắp bên sông, rung nhẹ lên một chút đủ để diễn tả một nỗi buồn hiu hắt. Trong cái tâm trạng buồn trĩu nặng của cảnh chia li ấy, lại đang đắm mình trong ảo mộng của màu trắng, nhà thơ như chợt bừng lên cuống quýt một lời nhắn gửi: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay!? Mộng ảo quá, thiên nhiên như thâm đẫm một màu trăng. Mới ở khổ một còn đang là một bức tranh thiên nhiên đẫm ngợp ánh nắng, đến bây giờ là nhuốm ánh trăng. Câu thơ nào cũng đều tỏa nên một sắc màu, đều có nét ánh lên, càng làm cho hồn người đa cảm nhận rõ hơn sự trống trải, đơn lạnh của chính mình. Nên chợt nhìn thấy thấp thoáng của con thuyền, lòng thi nhân như chợt rung lên mãnh liệt nhưng vẫn ở trong trạng thái rất đỗi mơ hồ, không xác định. Thơ Hàn Mặc Tử dường như có sự thâm nhập quá lớn của ánh trăng, nên bao giờ cùng tạo ra một vẻ đẹp kì ảo của mộng và rất thơ. Giữa cái mênh mang hư ảo, trăng như thấm vào từng kẽ lá, trộn hòa vào từng dòng nước nhỏ. Dòng sông chở đầy ánh trăng, "Sông trăng" chỉ có Hàn Mặc Tử mới có thể tưởng tượng ra được cả cái sông trăng ấy của dòng sông Hương, ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ tạo nên một không khí hư ảo, và chỉ trong cái mộng ảo đó mới có thể cảm nhận được sông trăng, bến trăng và thuyền mới có thể "chở trăng về" như một du khách trên sông Hương. Cái hình ảnh thuyền chở trăng ấy, rõ ràng là không mới, và cả sau này Bác Hồ cũng có hình ảnh này: Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Tất nhiên là không thể có sự so sánh bởi hai câu thơ đều mang một hình ảnh ấy song lại là hai tâm thế hoàn toàn khác nhau. Người thơ ở đây đang rất đơn côi, đang khao khát dược ai đó sẻ chia tâm sự: "Có chở trăng về kịp tối nay" là cả một nỗi lòng sự mong đợi, một câu hỏi gần như là sự khắc khoải bồn chồn. Con thuyền ngây ngô trên bến vắng tạo nên trong lòng người một niềm phấp phỏng, hi vọng, chờ đợi một cái gì đang rơi đi, biết có thể nào, có khi nào quay trở lại. Cái nỗi niềm ấy đang ngập dâng lên trong lòng thi sĩ. Cả bốn câu thơ của khổ hai là sự ảo hóa của bút pháp tài tình lên cho cảnh thêm huyền ảo và tình càng dâng lên vời vợi, say đắm. Bài thơ mang một niềm bâng khuâng, một sự tiếc nuối vẫn trong cái mạch hư ảo ấy: Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở khổ thơ cuối này niềm bâng khuâng, sự quyến riết trước cảnh trời mây sông nước như trải rộng ra cái cảm giác mông lung của hư thực. Nhưng dù mông lung, dù huyền ảo "nhìn không ra" vẫn thấy rõ hay đúng hơn là cảm nhận rất rõ một bóng hình người con gái của Huế thơ song lại không thể nào nắm bắt được, lại vẫn là trong ảo trong mơ, cái hình bóng chập chờn ấy càng làm tăng thêm sự khắc khoải bồn chồn của lòng người đa cảm, cảm giác gần mà lại như hút xa bởi nhà thơ chỉ có thể cảm nhận được cái màu áo trắng thoắt ẩn hiện mà không thể nhìn bằng thị giác của mình. Màu sắc trắng chỉ còn là một ấn tượng càng làm cho sự hẫng hụt lên tới cao độ, muốn bấu víu, cầm nắm mà cảnh đầy màu hư ảo quá, nó lại bị chìm trong màu của khói sương: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Bóng hình của giai nhân mờ ảo trong sương, cảnh vật phủ bởi một màu sương, nhưng cũng có thể đó là một ẩn ý của người thơ, sương khói ấy phải chăng là khoảng cách của thời gian, là màu của một mối tình vô vọng. Thi nhân đã cảm mến một ngựời con gái Huế, đang sống trong chờ đợi và ảo mộng và trong khi yêu người ta rất dễ nghi ngờ: Ai biết tình ai có đậm đà? Tự cắt nghĩa trong một câu hỏi bâng khuâng, nhà thơ như càng trào lên một sự băn khoăn vừa da diết xót xa. Những câu hỏi tu từ trong bài thơ cứ xoáy lên mà không cần một sự trả lời; những hình ảnh về mảnh vườn xanh mướt, về bến sông trăng, về con thuyền và cả mối tình sâu kín mà nhà thơ đã như là một sự vô tình làm nhòe đi để tạo ra nét mênh mang. Rồi hàng loạt các từ "vườn ai", "tình ai", "ai biết"… cũng là để thể hiện cái mênh mang ấy. Ba khổ trong bài thơ, mỗi khổ thơ là một câu hỏi, một nỗi niềm day dứt của lòng người: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?", "Có chở trăng về kịp tối nay?”, và câu cuối cùng cũng là để kết bài thơ: "Ai biết tình ai có đậm đà?", âm "a" như ngân, kéo dài ra, như nỗi niềm đớn đau, buồn tủi đang bị cuộc sống kéo triền miên. Âm hưởng của bài thơ là buồn, nhưng không làm cho người ta bi lụy yếu lòng, bởi đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân, ta thấy vút lên một khát vọng về cuộc sống tình hơn, hoàn thiện hơn. Những chi tiết, những thủ pháp nghệ thuật, cách thức, câu tứ đã được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình, của hồn mình, nên đọc cả bài thơ, ta không thấy có gì gượng ép, mà ngược lại ta như đang cùng sống với nhà thơ trong cái thế giới huyền ảo của Người. Bài thơ là sự đan cài giao thoa – của tình của cảnh, bộc lộ được những nét đẹp, cái trong sáng gắn với một vùng quê xứ Huế – là thôn Vĩ với những nét rất độc đáo của miền Trung.Cảnh đẹp nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng da diết, "Đây thôn Vĩ Giạ" như một biện chứng tình cảm của một nghệ sĩ tài hoa đa tình đa cảm. Con người luôn khao khát vươn tới sự thánh thiện của cuộc đời ấy, đã sống hết mình trong sự đớn đau của tinh thần và thể xác. Cái buồn da diết của thi nhân còn là tâm trạng của một lớp thanh niên lúc bấy giờ yêu cuồng nhiệt thiết tha nhưng không thoát khỏi nỗi buồn thời đại. "Đây thôn Vĩ Dạ " là bức tranh đẹp nhưng rất khó vẽ. Bởi cái thần kì ảo quá, cái tình da diết quá và có lẽ đó chính là cái làm cho bài thơ sống mãi, như sự trường tồn của một tâm hồn Hàn Mặc Tử!
  2. Mật Danh

    Thơ vui

    Thơ vui Nghỉ hè quá đỗi rảnh rang Cún con ta chẳng biết làm việc chi Suốt ngày vi tính, tivi Hai con mắt ngó đén nhòe nước luôn Nàng cún cũng chẳng kém hơn Suốt ngày chỉ biết nằm ườn rồi ăn Chẳng thèm ra đến ngoài sân Quên luôn thể dục chẳng cần thể thao Và rồi hậu quả đén mau Anh chàng thứ nhất phải vào viện ngay Sáng ra mang cặp kính dày Nhìn như quái vật thế này khổ chưa Còn nàng ăn ngủ vô tư Chẳng biết bây giờ sẽ ra sao Nhìn hình đã sợ chưa nào Béo phì tập đến bao giờ mới thon ? Ngày hè cũng vội qua mau Chúng mình hãy nhớ :' Nghỉ hè ngoan nha !'.
  3. Mật Danh

    Thơ vui

    Thơ vui Nghỉ hè quá đỗi rảnh rang Cún con ta chẳng biết làm việc chi Suốt ngày vi tính, tivi Hai con mắt ngó đén nhòe nước luôn Nàng cún cũng chẳng kém hơn Suốt ngày chỉ biết nằm ườn rồi ăn Chẳng thèm ra đến ngoài sân Quên luôn thể dục chẳng cần thể thao Và rồi hậu quả đén mau Anh chàng thứ nhất phải vào viện ngay Sáng ra mang cặp kính dày Nhìn như quái vật thế này khổ chưa Còn nàng ăn ngủ vô tư Chẳng biết bây giờ sẽ ra sao Nhìn hình đã sợ chưa nào Béo phì tập đến bao giờ mới thon ? Ngày hè cũng vội qua mau Chúng mình hãy nhớ :' Nghỉ hè ngoan nha !'.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...