Jump to content
Bich Lieu Nguyen

Tọa đàm: "NGƯỜI CHĂM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM" tổ chức ngày 28/6/2012

Recommended Posts

Tọa đàm: "NGƯỜI CHĂM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM" tổ chức ngày 28/6/2012

 

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua, bởi nó quyết định sự tồn tại của dân tộc đó trong bức tranh văn hóa thế giới. Văn hóa truyền thống của người Việt là nền văn hóa đa dân tộc mà trong đó, văn hóa - văn minh Chăm là một trong những mảng màu chủ đạo nổi bật nhất.

 

“Tôi đến từ miền đất quen mà lạ, ở đó đang tồn tại một nền văn hóa khá khác lạ. Nền văn hóa khác lạ của dân tộc có một lịch sử bi thương. Dân tộc đó ngày nay đang sống khiêm cung tại các tỉnh miền Trung của đất nước Việt Nam. Sau 200 năm bị bỏ quên, nền văn hóa văn minh của dân tộc ấy tưởng đã bị thời gian vùi lấp hay bị chìm khuất dưới đêm mờ lịch sử, nhưng không - nó vẫn còn đó. Nó có mặt, và đợi những bước chân thiện chí đến đánh thức. Đã có nhiều bàn chân như thế dọ dẫm bước tới, hơn thế kỉ qua. Để nền văn hóa kia ngày càng lộ hiện dần khuôn mặt khác lạ độc đáo của nó. Chính các khác lạ như thế làm nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa.”. Đó là những chia sẻ của nhà nghiên cứu Inrasara - vị khách mời số tháng 6/2012 (khu vực TP. HCM) của Diễn đàn Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm do Trường PACE, Viện IRED, Dự án IPL và Dự án Sách Hay đồng phối hợp tổ chức.

 

Người Chăm đã đóng góp gì cho đất nước Việt Nam, hôm nay và ngày mai? Đó là Ngôn ngữ - cái khác biệt rõ nhất giữa Chăm và Việt, mà cái cốt tủy làm nên sự khác biệt lớn chính là văn minh: Ấn Độ (Chăm) - Trung Hoa (Việt Nam); đó là một nền kiến trúc kì vĩ, một nền điêu khắc đặc sắc; đó là truyền thống ca-múa-nhạc dân tộc, các lễ hội dân gian, dệt thổ cẩm hay chế tác gốm và Văn chương. Và còn nhiều mảnh vụn khác nữa.

 

Với chủ đề Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam? và dưới sự chủ trì và thuyết trình của nhà nghiên cứu Inrasara - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Chăm - Diễn đàn Talk&Think kỳ này sẽ tập trung giới thiệu những mảnh vụn của nền văn hóa văn minh phong nhiêu đang bị lãng quên kia. Với những mảng màu văn hóa, chương trình hy vọng góp phần làm sống dậy, như là một cách bảo tồn bản sắc một dân tộc, góp phần vào đa dạng hóa nền văn hóa Việt Nam, và rộng hơn - văn hóa nhân loại.

 

Thông tin về chương trình cụ thể như sau:

 

- Chủ đề: Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

- Diễn giả: Nhà nghiên cứu Inrasara

- Thời gian: 8h30 - 11h30, thứ Năm, ngày 28/6/2012

- Địa điểm: Tòa nhà PACE - 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. HCM

- Phí tham dự: Miễn phí tham dự

 

Đôi nét về Diễn giả:

 

Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh 1957 tại làng Chăm Caklaing, tỉnh Ninh Thuận. Hiện sống tại TP. HCM. Các tác phẩm đáng chú ý: Tháp nắng (thơ, 1996); Lễ Tẩy trần tháng Tư (thơ, 2002); Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức (thơ, 2006); Chân dung Cát (tiểu thuyết, 2006); Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (tiểu luận văn chương, 2006), Song thoại với cái mới (tiểu luận văn chương, 2008); Hàng mã ký ức (tiểu thuyết, 2011)... Ngoài ra ông còn xuất bản hơn 10 công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm. Ông đã đầu tư xây dựng một nhà trưng bày Văn hóa Chăm Inrahani tại quê ông, và chủ biên đặc san Tagalau, Sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1997 & 2003), Giải thưởng Văn học ASEAN (2005), Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2009). Hiện Inrasara là Phó Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam.

 

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

 

Để tham dự Diễn đàn Talk&Think kỳ này (hoàn toàn miễn phí), Quý vị vui lòng đăng ký tại đây.

 

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 12h00 ngày 23/6/2012 (BTC xin được ưu tiên cho những người đăng ký sớm).

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Văn học - nghệ thuật Chăm vấn đề lực lượng

 

Từ hơn trăm năm qua, sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, văn hóa Chăm đã dần dần được đánh thức. Từ đó nó gây sự chú ý không ít đến giới chuyên gia cũng như bộ phận công chúng quan tâm. Rồi, từ sau đất nước thống nhất, lực lượng làm văn học - nghệ thuật người Chăm cũng đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.

Về phía tập thể, Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Thuận Hải (gồm Ninh Thuận và Bình Thuận) thành lập năm 1978, đã làm được rất nhiều việc. Sau 35 năm, ban đã cho ra đời cả trăm đầu sách giáo khoa cấp tiểu học, đào tạo trên 500 giáo sinh, non 2 vạn học sinh Chăm biết đọc, viết chữ Chăm. Sau đó Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm - Ninh Thuận thành lập từ năm 1992, đã tiến hành thu thập tư liệu giá trị. Hai thập niên sau, Bảo tàng văn hóa Chăm tại Bắc Bình, Bình Thuận cũng đã khai trương, lưu giữ nhiều hiện vật và giới thiệu nhiều nét văn hóa Chăm đến với cộng đồng và du khách. 

Thuộc bộ phận cá nhân, ngoài luận án khoa học của các nhà khoa bảng như: Thành Phần, Bá Trụng Phụ, Phú Văn Hẳn, Quảng Đại Cẩn… các công trình nghiên cứu giá trị của những nhà nghiên cứu độc lập cũng đã được công bố. Từ Phú Yên, Kasô Liễng cho ra mắt các trường ca dân gian Chăm dày dặn. Văn Món - Sakaya chuyên viết về lễ hội và nghề cổ truyền Chăm. Trước đó, Inrasara cho ra đời hàng loạt tác phẩm về văn học và ngôn ngữ Chăm, trong đó sáng giá nhất là bộ ba Văn học Chăm, khái luận văn - tuyển đã được Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne tặng giải thưởng. Nguyễn Văn Tỷ thuộc thế hệ đi trước cũng đã nỗ lực xuất bản hai tác phẩm về giáo dục và xã hội Chăm.

vanhoc.jpgẢnh: Đình Hòa
 

Khía cạnh khác, gốm Bầu Trúc - Ninh Thuận và gốm Bình Đức - Bình Thuận tưởng đã thất truyền, cũng đã khởi sắc từ vài hai thập niên qua, thu hút đáng kể lượng du khách đến với nghề thủ công với lối chế tác được cho là cổ nhất Đông Nam Á này. Cạnh đó, nghề dệt thổ cẩm Chăm ở Ninh Thuận tạo sự chú ý đặc biệt. Công ty dệt Inrahani ra đời, đã mang lại sự nhộn nhịp cho thị trường thổ cẩm.

Đó là về nghiên cứu quá khứ. Riêng sáng tạo cái mới thì sao? Người Chăm có đóng góp gì đáng kể không? Về mỹ thuật. Đàng Năng Thọ, họa sĩ, 2 lần đoạt giải thưởng mỹ thuật. Sau lần ra mắt ở Thủ đô vào năm 1995, anh gây sự chú ý đáng kể. Thành Văn Sưởng, điêu khắc gia, cũng tham gia nhiều cuộc bày tranh tượng, có tiếng vang nhất định. Sau đó, Chế Kim Trung, là một khuôn mặt mới nhiều triển vọng.

Về văn học, Inrasara, sáng tác cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt, hai lần đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á, đã tạo kích thích lớn cho thế hệ trẻ Chăm. Tagalau, Tuyển tập sáng tác - sưu tầm -nghiên cứu Chăm, ra đời số đầu tiên vào mùa Katê 2000, qua 13 kỳ, đặc san đã trình làng được nhiều khuôn mặt sáng giá. Về sáng tác có: Trà Vigia, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily… Về nghiên cứu có: Nguyễn Văn Tỷ, Quảng Đại Tuyên, Bá Minh Truyền, Sonputra, Bá Văn Quyến…

Riêng ca - múa - nhạc. Amư Nhân, nhạc sĩ kiêm ca sĩ, đã có 6 tác phẩm và 4 băng đĩa riêng. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm - Ninh Thuận thành lập năm 1993, với 25 diễn viên trong đó nổi bật: Dương Tấn Đức, Đàng Năng Đức, Thập Ariya, Bích Trâm, Như Trang… Đoàn đã phục vụ từ thủ đô, thành phố lớn cho đến tận xóm phây hẻo lánh. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm huyện Bắc Bình, thành lập năm 1989, gồm 20 diễn viên, cũng mang nhiều sắc thái độc đáo với các khuôn mặt: Lâm Tấn Bình, Phi Thúy, Minh Tuyết, Bình Vương, Trường Loan…

Phác họa khái quát hoạt động văn học nghệ thuật cùng vài khuôn mặt tiêu biểu Chăm thời gian qua, nhấn mạnh vào sự sáng tạo cái mới trên nền tảng truyền thống: Một bức chân dung còn khá mờ nhạt, dù đây đó đã có vài tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, ở bề sâu lịch sử, tiềm lực sáng tạo của người Chăm rất mạnh. Thế hệ trẻ Chăm hôm nay đã đón nhận được hơi thở đó chưa? Câu trả lời chân thật là: chưa! Trong lúc nhiều chân trời mới đang mở toang trước mắt chúng ta đòi hỏi tầm sáng tạo tương ứng. Trong lúc nhu cầu thưởng thức sản phẩm nghệ thuật ngày càng cao, càng khắt khe của mọi tầng lớp xã hội. Và trong khi hơn lúc nào hết, chúng ta cần có những đóng góp mới bên cạnh cái đã có tự ngàn xưa.

Hy vọng trong tương lai không xa, bằng sự đầu tư đúng mức vào việc sưu tầm và bảo tồn vốn cổ quý giá, bằng sự bồi dưỡng có định hướng một đội ngũ sáng tạo trẻ, bằng các cuộc tổ chức giao lưu học hỏi giữa các dân tộc anh em và nhất là bằng các nỗ lực cá nhân, tiềm lực sáng tạo sẽ được đánh thức đúng nghĩa. Khi đó, thế hệ trẻ Chăm sẽ có những đóng góp xứng đáng hơn nữa vào nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. 

Trà Chân

 

BTO

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...