Jump to content
Chuột Rain

Vì sao tôi ghét Thuý Kiều??

Recommended Posts

Thôi, trả lời cho Chuột bằng bài viết Phố sưu tầm dc đây...

 

Truyện Kiều: chuỗi nghĩa lịch đại, chuỗi nghĩa đồng đại

--- không rõ tác giả ---

 

Việc nghiên cưú, phê bình, tiếp nhận "Truyện Kiều" đã gần hai trăm năm mà vẫn chưa bao giờ kết thúc. Dù có ý thức hay không có ý thức, các nhà nghiên cứu và bạn đọc qua nhiều thời đại đã tiếp nhận "Truyện Kiều" và đem đến cho tác phẩm những cách hiểu khác nhau, những quan niệm khác nhau về giá trị của nó. Đó là những "Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại".

 

Ngay từ khi mới ra đời "Truyện Kiều" đã được dân gian tiếp nhận khá đa dạng. Cảm nhận của dân gian về "Truyện Kiều" vừa gần gũi vừa thiêng liêng nhưng cũng rất chân thành với các hình thức bói Kiều, thơ vịnh Kiều, hát tuồng Kiều, diễn kịch Kiều... Người dân biết Kiều, hiểu Kiều, thưởng thức Kiều như thế nhưng họ đã từng bảo nhau:

 

Đàn ông chớ đọc Phan Trần

Đàn bà chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều

 

(Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm)

 

Tự Đức trong bài "Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng tứ" cũng đi đến kết luận giá trị cơ bản của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó phát ngôn cho đạo đức phong kiến:

 

Ngẫm lại cổ kim người hào kiệt

Một thân mà gánh đạo cương thường

Được thua sướng khổ, thôi đừng nói

Hẵng đem lời ngọc phủ văn chương!

 

Ở đây Kiều được tiếp nhận như là hiện thân của sự hy sinh thân mình để bảo vệ "luân thường đạo lý" phong kiến. Sức thuyết phục của "Truyện Kiều" đối với Tự Đức là rất đáng kể:

 

Mê gì như đánh tổ tôm

Mê ngựa hậu bổ, mê nôm Thuý Kiều

 

(Vịnh Kiều)

 

Đứng trên quan điểm đạo đức, tiêu biểu cho quan niệm "trung, hiếu, tiết, nghĩa", "tam cương, ngũ thường", Minh Mệnh trong bài "Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết" đã ca ngợi Thúy Kiều là con người biết giữ tròn "đạo hiếu", "biết tiết, biết nghĩa".

 

Nguyễn Văn Thắng cũng ca ngợi Thuý Kiều:

 

Xét sau trước đủ trung trinh, tiết nghĩa

 

Còn đối với Nguyễn Công Trứ thì trái lại, Thuý Kiều chẳng có hiếu hạnh, tiết nghĩa gì cả:

 

Đã biết mà hồng thời phận bạc

Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng

Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang

Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải.

 

(Vịnh Kiều)

 

để rồi

 

Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải

Tấm thân tàn đem bán lại thanh lâu

Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu

Mà bướm chán ong chường cho đến thế.

 

(Vịnh Kiều)

 

Nguyễn Công Trứ đã lên án Thúy Kiều một cách gay gắt:

 

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa

Đoạn tường cho đáng kiếp tà dâm

Bán mình trong bấy nhiêu năm

Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai

Nghĩ đời mà ngán cho đời.

 

(Vịnh Thuý Kiều)

 

Đứng trên quan đểm nhân sinh, quan điểm xã hội để bình luận, nhiều nhà tri thức không chịu sự ràng buộc bởi quan niệm đạo đức, lễ giáo phong kiến và ít nhiều bất mãn với xã hội đương thời thì trong chừng mực nào đó, họ tìm thấy hình bóng cuộc đời mình trong cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều. Phạm Quý Thích đã than thở:

 

Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu

Bạc mệnh cẩm chung oán hậu trường

 

"Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà cùng chung một dạ..." là vậy. Chu Mạnh Trinh thì đau xót và cũng nói đến "tình thương người đồng điệu":

 

Than ôi! Một bước phong trần mấy phen chìm nổi

Trời tình mù mịt, bể hận mênh mông

Sợi tơ nhành theo gió đưa đi

Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch

 

(Vịnh Kiều)

 

Chu Mạnh Trinh tỏ ra thông cảm và thương xót đối với cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều.

 

Nếu như "Mộng Liên Đường chủ nhân" cắt nghĩa "Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy" thì Chu Mạnh Trinh cao hơn một mức: ông cho rằng nguyên nhân sâu xa của bấy nhiêu đau khổ trong cuộc đời Thúy Kiều cũng như cái chết của Từ Hải là do bất công của xã hội. Chu Mạnh Trinh thì nhất định biện hộ cho Kiều trước những lời kết án gay gắt của những người đứng trên quan điểm phong kiến cố chấp.

 

Còn Nguyễn Khuyến thì nhận thức sâu sắc về thế lực ma quái của đồng tiền. Đó là nguyên nhân sâu xa của muôn vàn tội ác:

 

Số kiếp ở đâu mà lận đận

Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi

Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén

Ngọn nước sông Tiềh nợ chẳng xuôi

 

(Tống vịnh Kiều)

 

Nhưng Tản Đà lại thông cảm với nỗi lòng đầy bi kịch của Thúy Kiều:

 

Đôi hàng nước mắt đôi làn sóng

Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan

 

(Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)

 

Phạm Quỳnh cũng ca ngợi Thúy Kiều "phong tình mà tiết hạnh". Phạm Quỳnh đã lớn tiếng rằng: "Một nước không thề không có quốc hoa, "Truyện Kiều" là quốc hoa của ta, một nước không thể không có quốc tuý, "Truyện Kiều" là quốc túy của ta, một nước không thể không có quốc hồn, "Truyện Kiều" là quốc hồn của ta... Truyện Kiều còn tiếng ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ" (Nam Phong tạp chí)

 

Phạm Quỳnh cho rằng "Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa ; ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng" (Nam Phong số 30-1919)

 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng lại ví "Truyện Kiều" với chiếc hộp sơn son thiếp vàng, "Về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong lại đựng những vật có chất độc". Rồi mấy lần cụ gọi Thúy Kiều là "Con đĩ Kiều", "Cái giống độc con đĩ Kiều"

 

Theo trai gác xỏ lời cha mẹ

Làm đĩ đành phận kiếp ngựa trâu.

 

Cụ Huỳnh Thúc Khánh cho rằng: "Chuyện phong tình hồi tâm kia không đáng làm sách dạy, gieo cái nộc gió trăng hoa liễu trong tâm não thiếu niên nam nữ ta". (Tạp chí Tiếng Dân - 1934)

 

Do ý thức yêu nước và quan niệm đạo đức phong kiến, Ngô Đức Kế cho rằng "Truyện Kiều tuy hay mà truyện là truyện phong tình, thì cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo dục, tăng bi, tám chữ ấy không tránh đằng naò cho khỏi. Thế mà ngày nay đức văn sĩ giả dối ta biểu dương "Truyên Kiều" lên để khai hoá cho quốc dân, đem "Truyện Kiều" mà làm sách "Quốc văn giáo khoa" (sách dạy), làm sách "Sư phạm giảng nghĩa" (sách thầy)". Ông còn chê Phạm Quỳnh là "Một anh giả dối lóp lép đứng đầu sùng bái Kiều, một bọn u mê hờ hững gào hơi, ráng sức để hoạ theo, còn một lớp người chỉ nghe lóm, nhìn mồm thì vỗ tay tán thưởng, khiến người bịt tai, bưng mũi, phải nhức đầu long óc vì những tiếng hô "Quốc văn! Kim Vân Kiều! Nguyễn Du!".

 

Ngô Đức Kế còn cho rằng "Truyện Kiều là sách quốc văn ăn vào trong óc, thấm vào trong đầu tỉ như ngoại tà đã nhập vào ngũ tạng, quỷ tà ám mất linh hồn thời dù lang y giỏi đến đâu, pháp sư cao tay ấn đến đâu cũng không cưú được nữa" (tạp chí Hữu Thanh - 1924)

 

Hoài Thanh thì nói về "Truyện Kiều" như sau: "Cái đẹp ở "Đoạn trường tân thanh", cái chất thơ bàng bạc ở trong "Truyện Kiều" cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải, nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phaỉ nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng, thùy mị, khi tráng lệ, huy hoàng" (Nghìn thu vọng mãi Hoài Thanh. Tháng 3-1974)

 

"Truyện Kiều" trước hết là tiếng kêu bi thương, một lời nguyền rủa, một giấc mơ, tất cả bắt nguồn từ tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người.

 

Tiếp nhận "Truyện Kiều" qua "cảm hứng tố cáo chế độ phong kiến", Hoài Thanh đề cao "Từ Hải đã thực hiện một cách gián tiếp ước mơ có lẽ tha thiết nhất trong cuộc đời của Nguyễn Du". Đó chính là ước mơ công lý "Giữa cuộc đời cơ cực của Kiều, Từ Hải đã xuất hiện như một vì sao lạ làm sáng rực cả đời Kiều"

 

Lan Khai cho rằng cái đẹp của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó diễn đạt được "cái hay nhất của lòng người qua thời gian, cái con người vĩnh viễn":

 

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nữa soi dặm trường

 

Lưu Trọng Lư tiếp nhận "Truyện Kiều với đầy đủ nghĩa "Kiều như một người của nhân tính muôn thuở".

 

Xuân Diệu, với tư cách là một nhà thơ, ông có những rung động thật rằng "Chết mà không nhục, mà còn đánh lại quân thù cho đến hơi thở cuối cùng, rồi ngang nhiên đứng sững đó. Từ Hải chết đứng, bao nhiêu người vùng lên đã bao phen chết đứng. Nhưng qua đời này đến đời nọ, gián tiếp rồi trực tiếp, họ đều đóng góp cho cuộc cách mạng cuối cùng thành công: cách mạng vô sản!"

 

Đó chính là cảm hứng xuất phát từ hiện thực rối ren, thối nát của một thời đại đã qua. Nhưng ý kiến tiếp nhận của Trần Trọng Kim lại khác, ông viết "Tình ái như Kiều, trước sau biết nặng lời non nước, biết lấy hiếu làm trinh, biết nhân, biết nghĩa, thì làm sao không cho là luân lý cho được ?" (Minh Văn và Xuân Tước - 1964)

 

Đó là những "lời nói", những "giá trị" đã tạo nên chuỗi nghĩa trong lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" - "chuỗi nghĩa lịch đại".

 

Từ sau 1945 đến nay, việc phê bình và tiếp nhận "Truyện Kiều" không đặt ra vấn đề luân lý, đạo đức, không đi vào những chi tiết vụn vặt, không tuyệt đối hoá giá trị văn chương của "Truyện Kiều", không thần bí hoá thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du.

 

Ở Nguyễn Du, nếu là một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không hồi hộp trước những nỗi đắng cay của bức tranh thế sự, một lương tâm không phẫn nộ trước những thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì nghệ sĩ, dẫu có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không tìm ra được nhưng âm điệu, những vần thơ khiến cho người đọc trong cuộc nghe như khóc, như than, như uất ức, như oán hờn.

 

Chế Lan Viên thì thổn thúc trước số phận nàng Kiều:

 

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

Bỗng quý Kiều như đời dân tộc

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường

 

(Văn học lớp 10)

 

Lê Đình Kỵ lại có ý kiến thật là khác lạ: "Nguyễn Du không nặn ra một Thúy Kiều để làm rạng danh cho vấn đề đạo đức (tức nói về trung, hiếu, tiết, nghĩa) mà Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo cái riêng của mình, khác xa chế độ phong kiến".

 

Đặng Thanh Lê cho rằng: "Truyện Kiều là một thành tựu đạt đến giá trị mẫu mực cổ điển. Kiệt tác văn học đã tở thành sự kiện văn hoá lớn, thành một tổng thể giá trị văn hoá cộng đồng, xuất hiện và tái sinh trong nhiều lĩnh vực văn hoá khác của một đất nước".

 

Nhận xét về Thúy Kiều, Nguyễn Lộc viết: "Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý cuộc sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể nguỵ trang che dấu được".

 

Mạnh Quân thì bộc bạch cảm nghĩ riêng: "Truyện Kiều dù nhiều người khen tôi vẫn không thích vì các nhân vật trong đó chẳng có mống nào ra hồn, toàn thứ thư sinh ẻo lả hay man trá, lưu manh, chỉ được chút Từ Hải thì lại vì quá mê gái mà tiêu tan sự nghiệp và tính mạng" (Truyện ngắn: Thần tượng của tôi)

 

Các nhà lý lận văn học lại nhận xét: "Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội, đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ, đòi tự do yêu đương, đòi công lý".

 

"Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại" để trên đã tạo nên lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều". Lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" sẽ còn được nối tiếp bằng ý kiến của bạn đọc hiện tại cũng như bạn đọc trong tương lại, kể cả "các bạn đọc" ở dưới mái nhà trường.

------------------------------------------------

 

Bài viết khá dài,nhưng khá hay...:)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

THÚY VÂN

 

Chị ơi chị có biết chăng

Kể từ ngày ấy mưa giăng phủ đời

Vì câu vật đổi sao dời

Vì đêm hôm ấy một lời chị trao

Vì cùng chung phận má đào

Nên em cùng chịu vận vào trong thân

 

Chị vì chữ hiếu song thân

Nên đành gạt lệ trao thân cho người

Em vì mong chị ngậm cười

Nên lòng chấp nhận theo người yêu ai

 

Tuy rằng duyên mới sắc tài

Nhưng lòng chàng chẳng quên bài nhạc xưa

Dù rằng sớm tối chiều trưa

Mười lăm năm én đu đưa dập dìu

Nhưng lòng chàng vẫn lo nhiều

Người nơi phương ấy chịu nhiều đa đoan

Dù cho danh nghĩa phượng loan

Nhưng lòng chàng chỉ lo toan cho người

 

Từ lâu chẳng nở nụ cười

Từ lâu em sống cùng người không tâm

Từ lâu em sống lặng câm

Tuy rằng nhung lụa nhưng thầm đau thương

 

Từ khi chị gặp huyên đường

Lòng em đã quyết một đường đinh ninh

Giờ em trao lại chữ tình

Giữ làm chi chị duyên tình của ai

Chỉ mong tháng rộng năm dài

Đời em chẳng phí chẳng hòai vì duyên.

--------------------------------------------------------

 

Bài thơ mượn trong Việt Nam Thư Quán, Thúy Vân trong thơ này mới đúng là Thúy Vân. :) Trách chị,nhưng cũng nghĩ đến chữ Tình, cũng nghĩ đến trách nhiệm của một người làm em khi gia đình gặp hoàn cảnh ...điêu đứng như thế.

Còn bài thơ của Trương Nam Hương -"Kiều ơi,em đợi kiếp nào để yêu?" - đọc vào thấy thương Vân lắm,nhưng cũng ko đến nỗi phải"ghét" Kiều đâu.

 

Là em nói vậy thôi Kiều

Sánh sao đời chị ba chiều bão dông

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Xin thứ lỗi vì đã spam nhưng mà nói thật , đọc bài của 2 bạn tớ đau mắt quá , các bạn nên post thành từng đoạn để đọc cho thoáng T_______T , nhất là Chuột ý , viết ngắn thôi hic , hic .......... mắt tôi tăng số rồi ( Cho dù bài này có bị xóa cũng phải post lên một lần )

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

[TK bán mình không có gì mới lạ trong nội dung, nhưng cũng như bao nhiêu người đã thắc mắc : Tại sao Kiều phải bán mình mà không làm một việc gì khác?[/b]

Chuột không nói Kiều vào lầu xanh, mà Chuột chỉ đặt câu hỏi vì sao Kiều bán mình! Đó là một suy nghĩ không thể gọi là khôn ngoan, tại sao Hoạn Thư trong lúc dao kề ngay cổ vậy mà người ta vẫn có cách tìm đường thoát, còn Thuý Kiều lại không?

Nhưng nói như Linh cũng có lý, vì có lẽ Chuột suy nghĩ hơi hiện đại. Nên Chuột tôn trọng ý kiến của Linh.

Chuột sẽ lần lượt đưa những ý kiến khác, nếu Linh phản đối thuyết phục thì có thể Linh đã giúp cho Chuột yêu mến Thuý Kiều như bao người khác. Chuột sẽ thay đổi ý kiến ngay, nếu thấy Linh nói thuyết phục. Không sao cả. Chúng ta thảo luận nhé!

 

Có thể, tất cả chúng ta đều cho rằng Kiều là một người phụ nữ đáng thương, bị các thế lực phong kiến xưa kia chà đạp lên nhân phẩm, danh dự. Thế nhưng Chuột hỏi, một con người đáng thương thì có quyền làm cho người khác trở nên đáng thương ư? Chuột nói là không. Và chính vì thế mà Chuột ghét Thuý Kiều.

 

Hãy cùng xem lại câu chuyện, Kiều sau khi bán mình để chuộc cha thì phải vào thanh lâu của Tú Bà, sau đó được Thúc sinh cứu ra. Và một trong những điều Chuột muốn nói nhất nằm ở chỗ này, là khi Hoạn Thư dùng kế đánh ghen Thuý Kiều. Việc Hoạn Thư làm là đúng hay sai, Chuột khoan nhận xét. Hãy đi đến những đỉnh điểm khác của câu chuyện để có thể cùng nhau làm rõ vấn đề.

 

Chắc mọi người cũng biết, khi lấy Thuý Kiều, lúc đó Từ hải có đúng là một anh hùng "đội trời đạp đất" nhưng vẫn chưa "rõ mặt phi thường". Vậy thì lúc đó, có ai thấy Thuý Kiều nói với Từ Hải dù chỉ một lời về ân oán của mình ngày xưa. Thế mà tại sao khi Từ Hải trở về, làm nên nghiệp lớn thì ngay lúc đó, nàng Kiều của chúng ta lại "nhớ" đến quá khứ của mình?

 

Giáp binh kéo đến quanh nhà,

 

Đồng thanh cùng gửi: “Nào là phu nhân?”

 

Hai bên mười vị tướng quân,

 

Đặt gươm cởi giáp trước sân khấu đầu.

 

 

Kéo cờ luỹ phát súng thành,

 

Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài.

 

Rỡ mình là vẻ cân đai,

 

Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.

 

Cười rằng: “Cá nước duyên ưa!

 

Nhớ lời nói những bao giờ hay không?

 

Anh hùng mới biết anh hùng,

 

Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”

 

 

Trong quân có lúc vui vầy,

 

Thong dong mới kể sự ngày hàn vi:

 

“Khi Vô- tích khi Lâm-truy,

 

Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương.

 

Tấm thân rày đã nhẹ nhàng,

 

Chút còn ân oán đôi đường chưa xong.”

 

Từ công nghe nói thuỷ chung,

 

Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.

 

Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,

 

Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao.

 

Tại sao lại như vậy? Tại sao ngay từ đầu nên vợ nên chồng lại không nói cho nhau nghe chuyện ân oán của nhau mà lại chờ cho đến phút này. Chẳng phải làm như thế thì Từ Hải sẽ hiểu vợ mình hơn sao, chẳng phải như thế thì ít ra ngoài lời hứa trở thành anh hùng thì khi ra đi Từ Hải sẽ đem theo một lời hứa khác cũng là một động lực cố gắng để giúp Kiều hoàn thành tâm nguyện hay sao. Còn đằng đây... Giả sử nếu như Từ Hải trở về với hai bàn tay trắng thì liệu Thuý Kiều còn có thốt lên được "Thiếp còn ân oán đôi đường chưa xong." nữa hay không. Chuột không nói ra, chắc các bạn cũng hiểu.

 

Tiếc thay cho Từ thiếu gia,

 

Lấy phải cô Kiều lòng dạ hiểm sâu.

 

Nếu thật ngọc đá vàng thau,

 

Sao không nói rõ cho nhau sự tình.

 

Chỉ khi mười vạn tinh binh,

 

Cái "tình" mới thấy cái "đinh" mới lồi.

Có lẽ, nhiều người ở đây khi thấy Thuý Kiều tha cho Hoạn Thư thì bắt đầu ca ngợi rằng Kiều là một người có tấm lòng bao dung, độ lượng. Nhưng nghĩ mà xem, khi nói với Thúc sinh Kiều đã một lời quả quyết như thế nào:

 

"Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

 

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau!

 

Kiến bò miện chén chưa lâu,

 

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!"

 

Những lời như thế, nếu không phải vì Thuý Kiều muốn rắp tâm trả thù cho được thì làm sao có thể nói ra. Vậy thì tại sao nàng lại tha cho Hoạn Thư, phải chăng vì nàng là con người rộng lượng, bao dung, hay là bởi cái lí của nàng không thắng nổi cái lẽ của Hoạn Thư:

 

Khen cho: "Thật đã nên rằng,

 

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.

 

Tha ra thì cũng may đời,

 

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

 

Đã tri lòng quá thì nên,

 

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay."

 

Nếu Thuý Kiều tha cho Hoạn Thư vẫn chưa đủ để chứng minh nàng là một con người "bao dung" thì hãy xem tiếp xem Thuý Kiểu xử tội với những người còn lại ra sao:

 

Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao!

 

Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta!

 

Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

 

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh,

 

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

 

Các tên tội ấy đáng tình còn sao?"

 

Lệnh truyền quân xuống nội đao,

 

Thề sao thì lại cứ sao gia hình.

 

Máu rơi thịt nát tan tành,

 

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.

 

Vâng, khoan dung đến mức độ mà chỉ có "máu rơi thịt nát". Đành rằng "phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta" nhưng chẳng lẽ một con người "độ lượng" không còn hình phạt nào khác sao. Đành rằng những con người ấy đã lợi dụng, lừa đảo, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự của Kiều nhưng có phải ai cũng như ai. Có thể Tú Bà, hay Bạc Bà đáng tội chết thật đấy, nhưng còn Khuyển Ưng, cũng chỉ là nghe theo lời Hoạn Thư mà thôi, vậy sao chỉ tha cho Hoạn Thư mà lại xử tử Khuyển Ưng, khoan nói đến chuyện có khoan dung hay không mà ngay khi nhìn vào người ta đã thấy cái vô lí trong cái cách hành quyết của Kiều. Đó là còn chưa nói đến chuyện có bằng chứng hay không, biết là Hoạn Thư hại mình nhưng mà bằng chứng đâu. Kiều được xử án chỉ là bởi vì được mang cái danh phu nhân Từ công, chứ bây giờ hỏi thử không có Từ công Kiều có dám lên quan phủ kêu oan hay không. Một mình xử án, một mình xuống tay. Như tôi đã nói, có những kẻ vẫn chưa đáng bị khép vào án tử mà cuối cùng ai nấy đều như ai, "máu rơi thịt nát", Kiều xem mạng người là gì vậy?

 

Tội nào tội chẳng có tình,

 

Xử sao cũng phải cho tinh cho tường.

 

Cớ sao trăm tội cùng đường,

 

Dứt lời một khắc cùng phường âm ti.

 

Âm ti cũng có Minh ti,

 

Đến khi thác xuống biết ngay tội gì.

Đoạn khi tiễn Thúc Sinh về, Thuý Kiều có dặn:

 

Nàng rằng: "Non nước xa khơi,

 

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

 

Dễ loà yếm thắm trôn kim,

 

Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!

 

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,

 

Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.

 

Dù khi sóng gió bất tình,

 

Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi.

 

Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,

 

Lại mang những việc tầy trời đến sau.

 

Thương nhau xin nhớ lời nhau,

 

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

 

Thế nhưng, chắc hẳn ai ai cũng biết rằng Thúc Sinh đã làm một việc chẳng đáng mặt nam nhi:

 

Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

 

Nào ai có khảo mà mình lại xưng?

 

Vậy thì cái cốt rễ gây bao sóng gió cho Thuý Kiều là ở đâu. Thúc sinh là một con người như thế nào, cứu nàng ra khỏi đau khổ để rồi cho nàng một đau khổ khác. Cái này nhiều người đã nói mà chắc ai ai cũng hiểu nên Chuột không muốn nói lại. Chỉ thấy:

 

Này thì nói dạ nói vâng,

 

Đến khi nói thật có vâng một lời.

 

Hại người oán cả một đời,

 

Chán thay có thật một đời nam nhi.

 

Thúc sinh đã thế, lại còn nàng Kiều. Nàng đủ thông minh để nhận ra âm mưu của Hoạn Thư, chẳng lẽ nàng lại không nhận ra cái cốt rễ của sự việc, hay là nàng cố tình không nhận ra.

 

Công đầy mà tội cũng đầy,

 

Sao chỉ thấy đáp mà không thấy đền?

Trước khi vào vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề tôi muốn nói nhất, tôi xin được dẫn lại toàn bộ đoạn trích miêu tả Hoạn Thư:

 

Vốn dòng họ Hoạn danh gia,

 

Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư.

 

Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,

 

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.

 

Ơ ăn thì nết cũng hay,

 

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.

 

Từ nghe vườn mới thêm hoa,

 

Miện người đã lắm tin nhà thì không.

 

Lửa tâm càng dập càng nồng,

 

Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa:

 

"Ví bằng thú thật cùng ta,

 

Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên.

 

Dại chi chẳng giữ lấy nền,

 

Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?

 

Lại còn bưng bít giấu quanh,

 

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười!

 

Tính rằng cách mặt khuất lời,

 

Giấu ta, ta cũng liều bài giấu cho!

 

Lo gì việc ấy mà lo,

 

Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?

 

Làm cho nhìn chẳng được nhau.

 

Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên!

 

Làm cho trông thấy nhãn tiền,

 

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay."

 

Nỗi lòng kín chẳng ai hay,

 

Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.

 

Tuần sau bỗng thấy hai người,

 

Mách tin ý cũng liệu bài tâng công.

 

Tiểu thư nổi giận đùng đùng:

 

"Gớm thay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!

 

Chồng tao nào phải như ai,

 

Điều này hẳn miệng những người thị phi!"

 

Vội vàng xuống lệnh ra uy,

 

Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng.

 

Trong ngoài kín mít như bưng,

 

Nào ai còn dám nói năng một lời!

 

Xin được phép nói đôi lời ngoài lề một chút: Có thể nhiều người thấy Chuột trích dẫn nhiều đoạn trong Kiều vào đây sẽ nói Chuột viết bài này để "khoe" rằng "ta đây đọc hết Kiều rồi này" với mọi người. À Chuột nói thật nhé, Chuột ghét Thuý Kiều ngay từ khi học lớp chín khi chỉ được học một vài đoạn trích nhỏ nhỏ chưa đến một phần mười của truyện, và Chuột thật sự chỉ cảm thấy thông cảm cho Hoạn Thư. Chuột đọc Kiều để tìm hiểu thêm về Hoạn Thư và bây giờ, Chuột viết bài để nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng Chuột sợ khi Chuột nói có nhiều người không hiểu, nên Chuột phải dẫn những đoạn này ra. Mặt khác trong những đoạn đó có những đoạn yêu thích của Chuột, Chuột đưa lên vì muốn mọi người cùng đọc chứ không phải là để khoe, nếu như muốn khoe Chuột sẵn sàng viết hết cuốn Kiều lên đây cho mọi người đọc và chẳng cần phải viết lên cảm nhận của mình như thế này.

 

Trở lại với vần đề đang nói. Qua đoạn trích, rõ ràng chúng ta thấy Hựan Thư hiện lên là một tiểu thư nhà danh gia vọng tộc, ăn ở nết na, biết giữ khuôn phép. Hẳn các bạn cũng thấy khi có người báo với Hoạn Thư rằng Thúc Sinh có vợ lẻ để được thưởng công thì ngược lại, ngay lập tức Hoạn Thư cho người "vả miệng, bẻ răng" và nói rằng "thêu dệt ra lòng trêu ngươi", "hẳn miệng những người thị phi". Tại sao vậy, bởi Hoạn Thư muốn giữ gìn danh dự, cho Thúc Sinh cũng như cho mình. Và mấu chốt cũng ở đây, Hoạn Thư đánh ghen không phải là vì không muốn cho Thúc Sinh cưới vợ lẻ, mà là vì Thúc Sinh đã phạm vào các lễ nghi phép tắc gia đình. Hoạn Thư có bảo "Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?", Hoạn Thư không muốn ghen, nhưng chính Thúc Sinh đã làm cho Hoạn Thư phải ghen, phải làm cho Thuý Kiều:

 

"Làm cho cho mệt cho mê,

 

Làm cho đau đớn ê chề cho coi!"

 

Ai nói Hoạn Thư ác độc, nhìn lại đi. Chẳng phải Hoạn Thư đã cho Thúc Sinh và Thuý Kiều một cơ hội rồi ư? Chuột chỉ thấy có một Hoạn Thư đã hết mực khoan dung chứ nếu là người khác, ngay cả cô Kiều, tôi hỏi cô có chịu được không? Thậm chí Hoạn Thư cũng chỉ đánh ghen có một vài lần rồi cho Kiều ra các viết kinh, chẳng phải đã quá nhân nhượng rồi sao. Vậy mà, Chuột không biết cô Kiều nghĩ cái gì, mà khi xử án, cô lại ban cho Thúc Sinh:

 

"Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

 

Dễ là lễ xứng báo ân gọi là."

 

Trong khi hắn đã có một lỗi lầm không thể tha thứ thế mà cô lại làm cho Chuột tưởng hắn là là thánh ân. Rồi khi gặp Hoạn Thư:

 

Nàng rằng: "Xin hãy rốn ngồi,

 

Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù!"

 

...

 

Thoắt trông, nàng đã chào thưa:

 

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

 

Đàn bà dễ có mấy tay,

 

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

 

Dễ dàng là thói hồng nhan,

 

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều!"

 

Thì Chuột lại tưởng Hoạn Thư là một con mụ đã làm cái gì đó tày trời, ghê gớm đối với cô lắm cơ. Nhưng mà hãy xem, Hoạn Thư đã nói những gì:

 

Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,

 

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

 

Nghĩ cho khi các viết kinh,

 

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

 

Lòng riêng, riêng những kính yêu,

 

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

 

Trót lòng gây việc chông gai,

 

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!"

Cô ( tức Thuý Kiều ) thấy đấy, cô làm sao mà báo oán nổi, cái việc mà cô và Thúc Sinh làm đã là cái tội trước tiên, thì cô làm gì có cái quyền xét xử người ta. Thật là...

 

Trách người chi hãy nghĩ người,

 

Trách người chẳng nghĩ người khinh mặt người.

Nói tóm lại, Chuột cảm thấy Thuý Kiều chỉ là một con người đáng khinh, ngay từ cái việc cướp đi Thúc sinh của Hoạn Thư và cái việc báo oán vô duyên ấy. Chuột không phải là loại người hay ăn theo, thấy người ta thích cái gì là thích cái đó, Chuột cũng không phải loại người lập dị, thấy người ta thích cái gì thì mình lại ghét cái đó. Chuột chỉ đơn thuần nói lên nhưng gì mình nghĩ mà thôi.

 

Cuối cùng, Chuột chỉ muốn nói một câu:

 

Ở đời khen lắm Thuý Kiều,

 

Đến khi chồng bỏ biết mà khen ai.

 

Cười người rồi lại cười ta,

 

Ta nào có khác người đâu mà cười.

Chú thích:

- Những dòng in nghiêng không phải trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Cám ơn Linh ở chỗ sửa chính tả. Chuột rất hay viết sai chính tả, nên ai sửa dùm thì mừng lắm. Tại trên google thấy vẫn có người dùng nên mới gõ thế.

- Chuột nhỏ tuổi hơn Linh, nên Linh có thể gọi Chuột là em hoặc là Chuột như bao người đã gọi. Đừng gọi anh, vì vậy Chuột tổn thọ.

- Chuột là sinh viên khoa quản trị kinh doanh, Chuột không phải nhà văn, nhà thơ.

- Chuột rất đồng cảm với Hoạn Thư, nếu ai nói Hoạn Thư ác thì cứ nêu lên, và chúng ta thảo luận tiếp.

- Topic nói về Thuý Kiều, nhưng nếu như có ai muốn bàn về nhân vật khác thì Chuột cũng sẵn sàng nghe.

- Chuột không quen chửi lộn, hoặc nói thề, những bạn nào dùng từ không hay Chuột sẽ không reply và không đọc bài của người đó nữa ( nếu viết tiếp ).

- Tranh luận thẳng thắn, tôn trọng nhau là mục đích của Chuột khi lập topic này.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Xin thứ lỗi vì đã spam nhưng mà nói thật , đọc bài của 2 bạn tớ đau mắt quá , các bạn nên post thành từng đoạn để đọc cho thoáng T_______T , nhất là Chuột ý , viết ngắn thôi hic , hic .......... mắt tôi tăng số rồi ( Cho dù bài này có bị xóa cũng phải post lên một lần )

 

Mình trả lời từng đoạn trong bài viết của Chuột,nên hơi dài...tóm hết cỡ rùi đó! Đọc nhức mắt mong bạn thông cảm.Vì chính mình cũng nhức...

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tôi thấy chẳng nên bàn luận về việc ghét nhân vật Thuý Kiều lam gì , bởi nhân vật trong truỵên là do nhà văn dựng lên , cũng như trong cuộc sống , bạn có thể yêu thích một người nào đó hoặc ghét một người nao đó , văn học cũng như thế . Tôi thì xem trọng giá trị nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều , tôi thấy Thuý Kiều thật đáng thương .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...