Jump to content
Ngo Huu Doan

Câu nói thiếu cẩn thận của một nhà văn

Recommended Posts

"Đề cập đến nhục cảm không có gì xấu. Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản" - Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khẳng định.

 

Câu nói trên được trích trong bài phỏng vấn đăng trên thotre.com, ngày 24/07/2006. Theo tôi, đây là câu nói thiếu cẩn thận của một nhà văn lão làng như Nguyễn Xuân Khánh. Người phỏng vấn Chu Minh Vũ lại đưa câu này lên làm tiêu đề, có lẽ để nhiều người chú ý trong bối cảnh "tình dục văn học" gần đây, thật đúng là "cơ hội" !

 

Nhục cảm có chắc chắn là không gì xấu với bất kỳ cách viết nào không ? Tôi nghĩ nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng thời thế quá khi nói về tình dục bằng nhận xét không đầy đủ như vậy! Tiếc rằng những cách nghĩ mới dựa trên những sự kiện mới của những người "cổ điển" lại quá vội vàng và thiếu tính nghiên cứu, phân tích. Như vậy, theo tôi chúng ta cũng cần phải kiểm tra lại các "phán quyết" của các ông lớn, không thể tin vì cả nể !

 

Văn chương tường thuật đời sống/ tình dục là một phần của đời sống/do đó trong văn chương cũng có bóng dáng của tình dục là điều tự nhiên/ Nhưng tình dục trong thi ca cần phải được "điều chế, tinh luyện" cho nó thể hiện cái phần hồn thăng hoa của nó, đừng đưa cái phần xác bản năng của nó vào thi ca, vì như vậy thì bất cứ ai có cảm xúc tình dục cũng đều có thể làm được, viết được !

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

LỜI KHUYÊN CỦA SEX

 

 

Tháng bảy lên chùa gặp chị nhà văn nổi tịếng . Chỗ bạn bè thân thiết kéo nhau ra gốc cội bồ đề tâm tình . tôi hỏi :

- Lóng rầy ngậm phải cái củ gì mà nhả ra toàn set không vậy chị ? .

- Ừ . set cho nó giảm chet . Cho nó thanh thản . Cho nó hạ ức chế .. .

Tôi rùng mình :

- Dong dáng chị thánh thiện như trinh nữ Maria . Ai ngờ là Võ Tắc Thiên tái thế . Nhưng ông xã cũng cột cách lắm cơ mà . Chẳng lẽ ảnh có vấn đề gì sao mà chị phải rơi vào tình thế bị ...ức chế

- Thôi đi mụ , đừng suy bụng dưới ta ra óc trên của người . Thanh thản đây là thanh thản cái tâm hồn . Ức chế đây là ức chê cái tư tưởng ...

- Lại vĩ đại và trừu tượng rồi ! em chẳng hiểu . . .

- Ừ ! Làm sao em hiễu được nỗi khổ của các nhà văn nhà thơ . nhất là những " nhà " nổi tiếng như chị . . .

Thế rồi chị bạn kể cho nghe bắt đầu từ cái tháng bẩy xóa tôi vong nhân này , chẳng biết vong linh của nhị vị song thân có nhập vào hồn xác đâu đó hay không mà tự dưng chị lại có những suy nghĩ mãi hoài về nghiệp chướng của mình ... tôi hớt lời :

- Khổ thân quá ! Nghiệp chướng Thạch Ngọc hay Thùy Li . . .

- Nhiễm quá thể rồi con mụ em dâm tặc này . Lúc nào cũng chỉ nghĩ mỗi chuyên ấy thôi ( tôi muốn cãi lại là : em nhiễm được cũng là nhờ mấy chị tuyên giáo tuyên truyền cho đấy . nhưng chẳng kịp vì chị đã cả vú lấp miêng em .) nghiệp chướng là nghiệp chướng văn chương ấy . Nói thật lòng và nói riêng tư thôi đừng báo chí gì nhé , chỉ có hai chị em mình với các " nhà " nổi tiếng là biết đươc chuyên này thôi đấy : từ xưa đến nay ở vào vị thế nổi tiếng như chị và cũng chính vì những điều làm cho chị nổi tiếng ấy - em biết không - những điều chị nói và viết toàn là những điều không phải là nói và viết láo nhưng mà là không thể nói và viết thật đưoc - không đựoc phép nói và viết thât bởi vì nói và viết thật thì không đươc nổi tiếng chứ chẳng vì ai cấm cả ..

Đến đây tôi cũng phải cướp lời :

- Nói thật lòng với chị , nếu chị nói và viết về set thì chị nói và viết cách nào em cũng hiểu được . Kể cả nói và viết bằng ngại ngữ bằng mở miêng [/b}. ( Và dẫu không hiểu được em cũng phải hoặc là xem video bổ xung hoặc là phải vận dụng triệt để chất sám của mình để tưởng tượng ra mà hiểu cho bẳng được ) còn chị cứ nói về thật giả giả thật gì đó trong cái váy văn chương chương phồng của chị thì thú thật em chẳng hiểu gì hết

- Ứ ừ ! thế này nhé , hồi nào tới giờ con người ta làm lỗi nhiều rồi thì cũng có lúc muốn hối cải sửa mình . Trường hợp chị thế đấy , chị muốn chuộc lỗi ( làm sao chuộc được chứ )lại chỉ bằng cách là dứt khoát không phạm lỗi nữa thôi . Hồi nào tới giờ chị chỉ nói và viết láo bây giờ phải nói và viết thật . . .

_- Hoan hô chị . . .

- Nhưng em ơi khó lắm . không phải bất kỳ chuyện gì cũng nói và viết thật theo kiểu thật được đâu . Cái phải thật theo kiểu này , cái phải thật theo kiểu kia chỉ duy nhất một cái chuyện set là được nói và viết thật theo đúng kiểu thật của nó thôi . trông cứng ngắc thì viêt cứng ngắc , nhìn thấy mềm xèo thì viết mềm xèo . sờ trúng ướt nhoẹt thì viết ướt nhoẹt , cảm đươc nứng thì viết nứng nghĩ cần cong thì viết cong . . . càng viết thật - đúng sự thật - thì càng mau nổi tiếng như cái bà hiện tượng gì ấy ( nếu chị ngộ ra sớm hơn thì không đến lượt bà ấy đâu . . .)

Dưới bóng cội bồ đề từ bi , nghe bà chị nhà văn tâm tình về cái thế chẳng đặng đừng phải viết lách về chuyên sét xiếc tôi bỗng hiểu ra nguồn cội vấn đề . Thế thì xin được vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế những tác phẩm sex và tất cả những nhà văn nhà thơ viết về sex thơ văn sex đã nâng cấp người đọc đến gần với nhân tính của loài người hơn .Thơ văn sex cũng cũng đưa người viết ra nó trở về gần với đạo đức chân thật của nghề ngiệp nhiều hơn . Lại xin thêm một lần vạn tuế sex vạn vạn tuế sex

Thế rồi một hai chị níu kéo tôi vào lậy Phật . Hỏi vái xin gì . Chị bảo em vái xin phụ thêm cho chị nhé xin cho chị từ nay phải trung kiên với đạo đức nghề nghiêp chỉ viết thật thôi - nghĩa là chỉ viết sex thôi

**

Trên xe về , thấy tôi trầm tư suy nghĩ , chị hỏi . Bây giờ đến lượt tôi nói thật lòng mình :

- Em võ vẽ được vài bài thơ . Nhưng rất muốn là thi sỹ nổi tiếng . Mong chị giúp cho những lời khuyên rất thật lòng .

- Nam mô a di đà . Vừa từ trong điện phật mà ra . Chị sẽ chỉ khuyên em những điều thật lòng nhất . Nghiệp văn chương đạo đức là đứng đầu . Vậy đạo đức văn chương là gì : nghĩ thật và viết thật . Do vậy đạo đức một nhà văn nổi tiếng như chị không cho phép chị khuyên em viết láo đựoc - mà nếu chị khuyên em viết thật ( rồi em lỡ dại nghe lời chị mà chỉ viết thật ) thì khổ cả đời em và day dứt sám hối cả đời chị . Thế nên lởi khuyên em là thế này : thơ sex muôn năm . muôn muôn năm thơ sex .

 

***

 

Anh NG. H. ĐOÀN ƠI . Chuyện này xem như là kể riêng anh đấy . Liệu mấy lời xin lỗi bác NG. X. KHÁNH đi . Không có chút thiếu cẩn thận nào trong lời khuyên ấy cả . Ngược lại đó là lời khuyên có chất lượng lương tâm hiếm hoi lắm đấy .

 

nguyenthi dathao

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hi... đúng là rất thật đấy dathao ơi ! Tui đâu có nói là mình phải viết láo, viết không thật đâu ! bạn đọc phần ý kiến của tui post ở link này:

 

http://diendan.thotre.com/index.php?showtopic=340

 

Và đây là một phần của bài trong link đó:

 

"Nếu nói về tính "tình dục" để làm đặc điểm riêng cho THT thì đó là một điều có sự phân biệt được. Nhưng nếu THT lấy tính "tình dục" làm đặc điểm riêng thì tôi cho rằng quá hời hợt để làm cơ sở đặt tên. Tình dục theo cách viết của một số người làm thơ THT hiện nay là một sự bừa bãi, chẳng mang tính nghệ thuật. Có lẽ có một số người đã đọc về các bài thơ "tình dục" trên các web Tiền Vệ, Tạp Chí Thơ ... Theo tôi, cái cách viết tình dục như vậy thì bất cứ một người nào có sinh lý bình thường và thậm chí không biết chữ cũng có thể viết được, tôi gọi đó là "cách viết bản năng", và văn học loại này là “văn học bản năng” chứ không phải văn học nghệ thuật !

 

Tóm lại: THT theo tôi vẫn có thể xem như một "tên gọi" của một phép gán. Nhưng các đặc tính của THT không khác gì thơ tự do, còn kỹ thuật "vắt dòng" thì đã có lâu rồi trước khi THT ra đời. Cách viết về "tình dục" như Lý đợi, Bùi Chát là cách viết bản năng. Nếu THT xem đây là một thuộc tính của mình thì tôi nghĩ THT sẽ khó tồn tại, nếu là vậy thì THT chỉ là một "hiện tượng" do sự sắp đặt của con người, của một cái tất yếu đã có từ khi loài người sinh ra, đó là tính dục. Và nó cũng sẽ để xem chơi cho biết chứ không được ủng hộ trong một thế giới văn hóa, văn minh. Sẽ không ai đọc bài thơ "Úp mặt vô L(*) mà thơ" trong một chương trình văn nghệ nghiêm túc, không ai đọc bài thơ "Úp mặt vô L(*) mà thơ" cho học sinh nghe cả, cho dù bất cứ thời đại văn mình nào trong tương lai !"

 

Ngòai bài thơ "Úp mặt vô L(*) mà thơ" còn có tập thơ "Cái L(*) bỏ đi" nữa ! Sao lại dùng từ "L" thật thô đến vậy trong một tác phẩm nghệ thuật ?

 

Hôm nào rảnh rảnh chút tôi sẽ viết thêm về đề tài này để trao đổi với dathao nghen !

 

Chú thích: (*) : L là viết tắt của một từ Tiếng Việt, có nghĩa tương đương Tiếng Anh là Vagina

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Theo tôi đưa tình dục vào nghệ thuật cũng được, nhưng phải biết nó nhằm mục đích gì, ảnh hưởng của nó như thế nào mới là xã hội. Nếu anh cứ dửng dưng đưa cả chuyện làm tình thường ngày của mình lên văn chương với mục đích họ viết ta cũng đưa lên cho đỡ kém chị kém em thì sẽ chẳng có độc giả nào coi đó là thơ, văn chương hay nghệ thuật, có chăng họ tìm đọc là để thoả mãn tính tò mò của mình mà thôi. Mà đọc xong có khi họ còn chép miệng mà rằng " Khiếp, kinh tởm quá, không biết đó là loại người gì chứ tôi thấy chẳng kém chó chạy rông là mấy" Ấy nó khổ thế đấy!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Theo tôi đưa tình dục vào nghệ thuật cũng được, nhưng phải biết nó nhằm mục đích gì, ảnh hưởng của nó như thế nào mới là xã hội. Nếu anh cứ dửng dưng đưa cả chuyện làm tình thường ngày của mình lên văn chương với mục đích họ viết ta cũng đưa lên cho đỡ kém chị kém em thì sẽ chẳng có độc giả nào coi đó là thơ, văn chương hay nghệ thuật, có chăng họ tìm đọc là để thoả mãn tính tò mò của mình mà thôi. Mà đọc xong có khi họ còn chép miệng mà rằng " Khiếp, kinh tởm quá, không biết đó là loại người gì chứ tôi thấy chẳng kém chó chạy rông là mấy" Ấy nó khổ thế đấy!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mình chỉ có mấy lời sau, hay là có lẽ mình không phải nhà văn nên không thể hiểu cái câu: " Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản". Có lẽ Nhà văn đang không hiểu mình nói gì hay người nghe đang không hiểu mình nghe gì. Nhục cảm mà lại thể hiện " phồn thực" Việt. Phồn thực nó có ý nghĩa gì. Có ai biết không?, chứ Mình chẳng thể hiểu. Nhục cảm lại có tác dụng cứu rỗi dân tộc và cả nhân bản. Toàn mỹ từ to tát, nghe như sét đánh ngang tai. Cuối cùng giống như đi xem một bức tranh trường phái trừu tượng. Cái ta hiểu duy nhất là tấm bảng kẻ chữ Exit. Có lẽ mình không hiểu vì trình độ văn chương hay văn hoá quá kém. Hay nhà văn có vấn đề về ngôn ngữ.

 

Từ trước đến giờ, nhiều nhà văn, nhà báo...đang tự cho mình cái quyền làm méo mó đi tiếng việt, họ dùng hàng loạt mỹ từ to tát để ám chỉ những cái chẳng ra đâu vào đâu. Hay vì thế, càng làm cho mình bí ẩn, càng làm cho ta cao siêu so với thiên hạ mới là nhân tài. Ngày xưa, lúc Linh còn đi học, quen một số anh học mỹ thuật. Ôi làm mỹ thuật tức là phải ở bẩn, phải quần áo rách rưới với quan niệm thế mới có cảm xúc sáng tác. Cảm xúc chẳng thấy, chỉ thấy ghẻ lở, chấy giận, làm con người bẩn thỉu đưa nhau về như một đám cái bang, râu tóc xù xì. Danh hoạ thế giới có ai như thế, người làm nghệ thuật có ai như thế.

 

Linh thì chẳng biết cái ông Khánh này có tác phẩm nào nổi tiếng hay không mặc dù Linh cũng đọc kha khá các tác phẩm Việt nam. Cũng chưa một lần nghe thấy ông ta trên đời ngoại trừ lần này. Có lẽ, mình học thêm một bài học ở đời vào tác phẩm của mình.

 

Bài học tiếp theo: Nhục cảm có tính phồn thực, cứu rổi dân tộc và duy trì tính nhân bản trong dân tộc Việt

 

Thật hết biết.

 

Nhưng đã đến lúc người nói không biết mình nói gì, người nghe thì không biết mình đang nghe gì thì phải.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...