long1904
Thành viên-
Số bài viết
1 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi long1904
-
Nhà văn Trung Hoa Uông Cấp nói: “ Không có nghèo gì bằng không có tài; không có hèn gì bằng không có chí”. Bạn nghĩ sao về ý kiến này? Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng cái nghèo vẫn cứ là một câu hỏi lớn đang đặt ra cho tất cả mọi người. Đói nghèo thường kéo theo những hành động thấp kém, vụn vặt. Vậy vì sao con người lại thấp hèn? Vì sao dù cố gắng, con người vẫn cứ nghèo? Người nghèo thiếu gì? ... Trong vô vàn câu trả lời, tôi đặc biệt chú ý đến câu nói của nhà văn Trung Quốc Uông Cấp : “ Không có nghèo gì bằng không có tài; không có hèn gì bằng không có chí”. Liệu câu nói này có phù hợp với suy nghĩ của chúng ta không? Theo cách nghĩ của chúng ta, khi đề cập đến chữ “ nghèo”, người ta thường nghĩ đến chuyện thiếu thốn về tiền bạc, của cải. Bởi theo tự điển Tiếng Việt, “ nghèo có nghĩa là thiếu thốn, không có đủ những thứ vật dụng hằng ngày cần thiết để sống”. Điều đó đồng nghĩa với việc “ nghèo nhất là không có tiền”. Thiếu tiền đã trở thành nỗi khổ khốn cùng cho người nghèo. Tiền trở thành trọng tâm chính trong cuộc đời của người nghèo. Nhưng xét đến cùng, Tiền có được là do đâu? Vì sao con người không thể kiến tiềm để cuộc sống rơi vào thiếu thốn, đói nghèo, trong khi mọi hoạt động, cơ hội và điều kiện sống của mọi người đều gần giống nhau? Bạn không kiếm được tiền, đó là do bạn lựa chọn sai cách thức trong số nhiều cách thức; bạn không biết tận dụng cơ hội bên cạnh nhiều cơ hội; bạn không biết lựa chọn một công việc trong số vô vàn công việc phù hợp với năng lực của bản thân mình. Bạn không thể kiếm được tiền, đó là do bạn không chọn được nơi đầu tư thích hợp. Thời đại ngày nay, bạn càng không thể kiếm được tiền nếu bạn không có chiến lược đầu tư và phát triển cho phù hợp. Và vì thế, suy cho cùng, “ nghèo” nhất không phải là không có tiền mà là vì bạn không có năng lực làm giỏi về một việc hoặc một lĩnh vực nào đó. Đúng như Uông Cấp nói: “ Không có nghèo gì bằng không có tài”. Nói đến Tài là nói đến khiếu hay khả năng làm giỏi được một việc gì đó của con người. Nói đến Tài là nói đến cái hơn người của một con người, là nói đến khả năng làm việc giỏi của người này so với người kia. Tài năng của con người không chỉ do thiên tạo, mà chủ yếu là do con người tự tạo ra cho mình. Tài có được do sự tích lũy kiến thức, sự hiểu biết, năng lực làm việc … và suy cho cùng, tài của con người nằm ở bộ óc, ở trí não. Vậy tài sản lớn nhất của con người không phải là tiền bạc, là của cải, là những thứ vật chất có thể nhìn thấy được mà đó là tài sản thuộc về trí tuệ. Tài ( năng) là vốn của cải, tài sản quý giá nhất của con người. Con người có thể thiếu thốn, nghèo về chất vật, nhưng nếu nghèo về trí tuệ, về tài năng, con người sẽ rơi vào sự khốn cùng, và cũng sẽ chẳng còn giá trị gì dưới mắt người khác. Một người có thể sinh ra từ cuộc sống bần cùng với hai bàn tay trắng, nhưng với tài năng của mình, người đó có thể tạo dựng cả một gia tài đồ sộ. Bill Gates trở thành gương mặt giàu nhất thế giới cũng bởi vì ông là người có tài trong lĩnh vực máy tính. Nhưng cũng có người từ chỗ sở hữu một gia tài kết xù, trải qua một thời gian ( hoặc làm ăn thất bại, hoặc biếng nhát), họ bỗng chốc trở thành những người nghèo nhất trong xã hội. Đó là do họ bất tài vô dụng. Chữ “ Nghèo” thường đi với chữ “hèn”. Sự thiếu thốn về của cải vật chất làm cho vị thế của con người bị hạ xuống đến mức thấp nhất. Chính sự thiếu thốn về vật chất cũng kéo theo những dục vọng thấp hèn. Theo từ điển Tiếng Việt, “ hèn” là thấp kém, là thiếu can đảm. Kẻ hèn thường là kẻ đánh mất danh dự, lòng tự trọng của bản thân mình. Kẻ hèn thường là kẻ thiếu bản lĩnh trước những thử thách của cuộc đời. Đua đòi, ăn chơi trác táng là hèn.Thiếu thốn phải đi xin kiếm ăn là hèn. Sợ khổ thoái thác công việc cho người khác là hèn. Làm sai nhưng không thừa nhận tội là hèn. Sợ chết mà phản bội lí tưởng, phản bội đồng đội là hèn. Biết mà không đủ can đảm để bày tỏ ý kiến trước người khác là hèn. Biết mà không dám nói rõ sự thật là hèn… Có nhiều cái khiến cho con người trở nên thấp hèn. Nhưng suy đến cùng, thấp hèn nhất trong số những cái thấp hèn đó là không có chí: “không có hèn gì bằng không có chí”. Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa, “ Chí” là sự quyết tâm làm việc cho đến cùng. Nói đến Chí, người ta nghĩ đến ý chí, đến nghị lực của con người. Nhắc đến “ Chí”, người ta còn nghĩ đến chí hướng, đến hoài bão, đến lí tưởng mà con người đeo đuổi và thực hiện. Nhắc đến “ chí”, chúng ta thường liên hệ đến những từ người “ gan góc”, “dũng cảm”, “táo bạo”, “kiên quyết” … Cuộc sống vốn dĩ là một con đường đầy khó khăn, trắc trở. Những kẻ hèn kém khi gặp phải những khó khăn thử thách, hoặc khi rơi vào cảnh thiếu thốn, khốn cùng, họ thường rất dễ dàng thỏa hiệp để tìm chốn an thân. Những kẻ không có ( hoặc thiếu) chí thường tính toán với những thứ vụn vặt, tủn mủn của cuộc sống sinh nhai đời thường. Những kẻ thiếu chí cũng là những kẻ “ bằng lòng, thỏa mãn với niềm vui nhỏ nhặt”, để rồi dần dần ý chí trở nên mềm yếu, dễ dàng bị người khác lay chuyển, vì thế họ thường không kiên trì với lí tưởng của mình. Trong thời chiến tranh, chỉ vì không chịu nổi sự tra tấn của kẻ thù, hoặc bị lung lay bởi tiền tài, địa vị mà kẻ thù hứa hẹn, có những người hèn nhác đã khai bí mật về đồng đội, về kế hoạch quân sự của ta với kẻ thù. Trong thời hiện tại, chỉ vì món lợi trước mắt, có những kẻ sẵn sàng bán bí mật quốc gia cho nước ngoài. Yếu đuối, nhu nhược, thiếu can đảm …là đặc trưng của những kẻ không có chí. Và đó cũng là yếu tố để dẫn con người ta từ cao cả trở thành thấp hèn. “ Không có nghèo gì bằng không có tài; không có hèn gì bằng không có chí”. Câu nói của Uông Cấp cho thấy vai trò quan trọng của Tài và Chí đối với mỗi con người. Tài (năng) là yếu tố tiên quyết giúp con người làm giàu và chí giúp con người vượt lên cái thấp hèn để trở thành những con người cao đẹp, đúng nghĩ với hai chữ CON NGƯỜI. Tài giúp con người thành công, giúp khẳng định mình trước xã hội và thế giới. Tài giúp cá nhân làm giàu và xã hội phát triển. Chí giúp cá nhân vượt qua khó khăn thử thách. Chí đưa đất nước lên tầm cao mới với toàn cầu. Câu nói của Trần Bình Trọng “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” đã nâng cao vị thế của con người Việt Nam trong thời Nhà Trần. Câu nói của Bác Hồ “ Đào núi là lấp bể/ quyết chí ắt làm nên” đã thể hiện rõ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong thời kì chiến tranh. Ngày nay, bên cạnh những người hằng ngày hằng giờ biết làm giàu cho mình bằng cách ung đúc tài năng, rèn luyện ý chí để sẵn sàng vượt qua bão táp của thời đại thì cũng thật đáng buồn cho những người đang có một vốn tài sản quý giá mà không biết nâng niu và sử dụng cho hợp lí với công việc và thời đại mình. Buồn thay những kẻ sống chỉ biết chạy theo những đam mê về vật chất mà không biết làm giàu trí tuệ của bản thân mình. Cũng đáng buồn và phê phán những con người sống mà không có chí hướng, không hoài bão, không lí tưởng và nghị lực, những con người đó sẽ trở thành những kẻ thấp hèn dưới mắt người khác. Bạn là người như thế nào giữa thế giới này? Bạn sẽ làm gì để trở thành những con người giàu có trên thế giới? Và làm thế nào để bạn trở thành những con người cao cả, sang trọng dưới mắt người khác? Bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. “ Không có nghèo gì bằng không có tài; không có hèn gì bằng không có chí”. Học và hành là con đường thiết thực nhất để bạn rèn tài luyện chí, và đó là một trong những con đường đưa bạn đến thành công.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.