Jump to content

Kim Lam

Thành viên
  • Số bài viết

    17
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi Kim Lam


  1. Thanks TĐ nhiều :( ...KL cũng thử viết nhưng ko nổi :o -->ko có căn tu :(

    Vài dòng phóng tác coi như đáp lễ ^^

     

    Nắng nhẹ ngày thêm nặng nhớ nhung

    Người đi kỷ niệm có theo cùng

    Hay nhờ năm tháng in sương khói

    Phủ lấp thời gian hẹn ước chung ...

     

    Xao xuyến chôn vùi dưới cỏ thưa

    Chân qua sợ động mấy âm thừa

    Đánh thức ân tình đang say ngủ

    Giật mình cỏ dậy những ngày xưa...


  2. Thực ra blog là nơi riêng tư cá nhân, nhưng nó là blog mở, bạn đã cho phép người khác xem ý kiến hoặc suy nghĩ của bạn thì bạn cũng phải chấp nhận có những lời khen lời chê khi có người nhận xét.

    Trường hợp của Bé Cry mình muốn đứng ở một vị trí công bằng nhất mà nói thì bạn là người có lỗi. Mình là một người Hà Nội và đã sống ở đây 18 năm có lẻ. Mình rất yêu Hà Nội và luôn tự hào vì mình là người Tràng An. Bạn mới ở Hà Nội có mấy ngày mà đã phê phán đủ mọi điều. Cứ cho rằng không biết là không có tội đi thì xét về một khía cạnh nào đó bạn đã không còn là người Việt Nam, khi bạn nhiễm lối sống đánh giá thông qua hình thức và kết quả của phương Tây. Mình cũng không thể mắng gì bạn hơn vì mình thấy đó là lối sống chung của một lớp thanh niên Sài Gòn. Tây hóa quá nhiều đánh mất đi cái thuần Việt bên trong mình tự lúc nào không biết.

    Mình cũng không đồng ý với những cách nói năng của một số thanh niên Hà Nội trong blog của bạn, nhưng mình hiểu được suy nghĩ của họ. Nếu bây giờ mình vào Sài Gòn và có những lời lẽ phê phán như bạn nói về Hà Nội có lẽ bạn cũng sẽ hiểu cảm giác này.

    Mình chỉ khuyên bạn lần sau khi nói nên suy nghĩ

     

    Oé đừng vơ đũa cả nắm thế cứ tiền bối :huh:


  3. Nhà thơ Thâm Tâm người từng được dư luận cho là "người yêu của TTKh" ,hư thực thế nào chưa rõ ,nhưng nguyên nhân dẫn đến việc đó chính là do một bài thơ . Chắc các bạn củng không xa lạ với "Màu máu tigon" một bài thơ tình nổi tiếng của Thâm Tâm...

     

    Màu máu tigon

     

    Người ta trả lại cánh hoa tàn

    Thôi thế duyên tình củng dở dang

    Màu máu tigon đà phai sắc

    Tim người yêu củ phủ màu tang

     

    K.hởi người yêu của tôi ơi

    Nào ngờ em giết chết một đời

    Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ

    Hình ảnh em hoài mải thế thôi

     

    Quên làm sao được thuở ban đầu

    Một cánh tigon dạ khắc sâu

    Một cánh hoa xưa màu thương nhớ

    Nay còn dư ảnh trái tim đau

     

    Anh biết làm sao được hởi trời

    Dức tình bao nở nhớ không nguôi

    Thôi em hảy giử cành hoa úa

    Kỉ niệm ngàn năm một cuột đời.


  4. T.T.Kh Là Ai?

     

    T.T.Kh. với những câu thơ xót xa cảm động:

     

    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

    Ái ân lạt lẽo của chồng tôi

    Và từng thu chết, từng thu chết

    Vẫn giấu trong tim một bóng người...

     

    Vậy T.T.Kh. là ai? Nam hay nữ? Bút danh này chỉ thấy ghi ở ba bài thơ đăng trong Tiểu thuyết thứ bảy và một bài trên báo Phụ nữ, rồi thôi, không thấy xuất hiện nữa.

     

    Ông Hoài Thanh, năm 1941, có soạn cuốn Thi nhân Việt Nam cũng trích dẫn T.T.Kh. với lời ghi chú: "Sau khi bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao, đến mấy người nhất quyết T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho những bài thơ ấy là những áng thơ kiệt tác...".

     

    Hôm nay xin công bố với bạn đọc, một thông tin chúng tôi được biết về T.T.Kh. Người kể còn sống, mà T.T.Kh. cách đây bốn năm vẫn còn gặp. Chúng tôi thấy cần phải công bố ngay vì nó có lợi cho việc là văn học sử sau này.

     

    Số là vào dịp hội đền Bà Tấm năm nay (Kỷ Tỵ, 1989), chúng tôi rủ nhau sang Phú Thụy dự hội. Cùng đi có nhà thơ Lương Trúc thuộc lớp thơ trước Cách mạng tháng Tám, năm nay đã 74 tuổi (tên thật là Phạm Quang Hòa), bạn thân với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. Chính bài Tống biệt hành Thâm Tâm viết tặng Phạm Quang Hòa khi đi hoạt động cách mạng. Nguyễn Bính cũng có bài thơ tặng Phạm Quang Hòa mở đầu bằng hai câu:

     

     

    Tôi và anh: Bính và Hòa

    ở đây xa chị, xa nhà, xa em...

    Và đây kết thúc bằng hai câu:

    Đây là giọt lệ phân ly

    Ngày mai tôi ở, anh đi, bao giờ...?

     

    Nhà thơ Lương Trúc là người cung cấp tư liệu, và tất nhiên ông sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về họ tên tác giả Hai sắc hoa ti-gôn được công bố dưới đây. Cùng nghe hôm đó với tôi có nhà thơ Trần Lê Văn và nhà thơ Tú Sót.

     

    T.T.Kh. tên thật là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Hai người yêu nhau, nhưng biết không lấy được nhau, hẹn giữ kín mối tình, để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này. Cô Khánh đọc Tiểu thuyết thứ bảy in truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu (số tháng 9-1937) xúc động, tự thổ lộ câu chuyện riêng bằng bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn và gửi đăng Tiểu thuyết thứ bảy.

     

    Bài thơ in ra gây xôn xao trong làng văn chương như ông Hoài Thanh ghi nhận. Tiếp đó để giải thích lý do viết bài Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh. gửi đến Tiểu thuyết thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là Bài thơ thứ nhất và viết tặng riêng Thâm Tâm bài thơ Đan áo.

     

    Lại càng xôn xao, nhiều người cho là nam giới giả danh, nhiều người nhận là người yêu của mình, trong số này có nhà thơ Nguyễn Bính.

     

    Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng của tuổi trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ đăng bài thơ Đan áo để minh chứng với thiên hạ rằng T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của T.T.Kh.

     

    Và thế là T.T.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề Bài thơ cuối cùng gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu thương, và cũng từ đấy T.T.Kh. "tắt lịm" trên thi đàn.

     

    Sau này, Thâm Tâm có viết một bài thơ dài để trả lời T.T.Kh. bài Các anh, (tập thơ mới của Thâm Tâm, nhà xuất bản Văn học 1987, có in bài Các anh nhưng đây chỉ mới trích một phần).

     

    Lời bàn: Có người viết hàng trăm bài thơ, in hơn chục tập thơ, mà không gây được mộ vang hưởng nào trong nghệ thuật thơ. T.T.Kh. viết bốn bài, có bài đã gây được vang hưởng.

     

    Thơ hay đâu cần nhiều.

     

    Phê-lích ác-ve (Félix Arvers, 1806-1850) chỉ nhờ bài Tình tuyệt vọng mà tên tuổi được ghi trong văn học sử Pháp. Mới hay trong "lãnh địa" nghệ thuật, số lượng chỉ là cái không đáng kể. T.T.Kh. cần phải đợc xem xét và đáng giá như một tác giả của dòng thơ lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Điều đó không có gì là quá đáng.

     

    Được biết T.T.Kh. về sống ở Thanh Hóa đã bốn năm nay, không biết bây giờ bà còn hay mất, nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên vì nghĩ rằng:

     

    Thời gian đi đã dài, nhà thơ Thâm Tâm đã mất, ông nhà cũng quy tiên. Vả lại, cũng vì công việc của văn sử học, nếu đã tìm ra tác giả của một tác phẩm nổi tiếng thì dù đắn đo đến đâu rồi cũng phải công bố.

     

     

    Hoàng Tiến

    (Nhân dân Chủ nhật số 23 tháng 7-1989)

     

    Hồi trước trong thư viện trường có đọc tập thơ Tâm Tâm , trong đó cũng nói rất nhiều về chuyện tình TT và TTKH ...nghe nhiều giả thiết mà chẳng biết dc thực hư ...cuối cùng là 1 ẩn số :huh:


  5. Say

     

    Bước bước đi đi bước bước quay

    Ngả ngả nghiêng nghiêng ngả ngả này

    Phù sinh một kiếp hư tưởng thực

    Bể dâu một cuộc tỉnh hóa say.

     

    Bước bước đi đi bước bước quay

    Ngả ngả nghiêng nghiêng ngả ngả này

    Tinh thần quây quất trong bầu rượu

    Thân xác quẩn quanh chốn trần đày.

     

    Bước bước đi đi bước bước quay

    Ngả ngả nghiêng nghiêng ngả ngả này

    Hỡi người tri kỉ cùng say chứ,

    Thử xem men rượu có thật cay?

     

    Mơ là thật , thật là mơ ...say là tỉnh , tỉnh là say :P

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...