Jump to content

NguoiDien

Thành viên
  • Số bài viết

    5
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

4 Neutral

Về NguoiDien

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  • Sinh nhật 27/11/1977

Contact Methods

  • Website URL
    http://onthitoan.com
  • Yahoo
    buiquy77hn

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  • Sở thích
    Là giáo viên Toán nhưng đam mê viết văn và thưởng thức văn học
  1. NguoiDien

    Chàng ngốc

    Có bao giờ màu mực trắng không em Và giấy đen làm nền cho hàng chữ Những chàng ngốc có bao giờ biết giữ Trái tim mình loạn nhịp lúc trường tan Có bao giờ có kẻ nói yêu em Mà hình như chưa bao giờ gặp gỡ Chỉ đôi lần thoáng nhìn qua ô cửa Vội viết cho em bao lá thư tình Có bao giờ, mỗi sáng, lúc bình minh Em được nhận những bông hoa màu trắng Mỗi bông hoa mang nỗi niềm thầm kín Gửi cho em khi không thể trao lời Có một chiều thật nhẹ lá vàng rơi Em bên ai khi trống trường tan học Để chàng ngốc một mình rơi nước mắt Vờ thơ ngây trả lại tuổi cho đời Có một người vẫn thương nhớ… em… tôi… ========= NguoiDien Nếu bạn muốn lưu bài viết này dưới dạng file PDF. Bạn hãy nhấn vào đây
  2. NguoiDien

    Cô đơn

    Thế là từ nay tôi cô đơn Từ nay em sẽ chẳng giận hờn Chẳng chờ đợi lúc chiều buông xuống Chẳng ở bên tôi những phút buồn Thế là từ nay tôi hết vui Khi nghĩ đến em những bùi ngùi Còn đâu mộng ước xưa hay dệt Từ nay kỉ niệm cũ chôn vùi Thế là từ nay em xa tôi Vĩnh viễn lìa xa cả cuộc đời Chẳng còn đâu nữa bên sông cũ Tôi đứng nhìn em, em nhìn tôi Thế nghĩa là tôi đã mất em Nghĩa là tôi đã uống say mềm Nước mắt em, tôi cho tình cũ Và nghĩa là tôi đã cô đơn… ========= NguoiDien Nếu bạn muốn lưu bài viết này dưới dạng file PDF. Bạn hãy nhấn vào đây
  3. Trời chiều. Cơn gió nhẹ khẽ lay động những tàn cây. Ánh nắng cuối ngày yếu ớt trải dài trên con đường sâu hun hút. Dòng người hối hả, vội vàng như không đủ thời gian cho việc đi lại. Riêng mình hắn vẫn chầm chậm từng bước, từng bước như hắn là tỉ phú thời gian. Mái tóc bồng bềnh, quần áo phẳng phiu, hắn đút cả hai tay vào túi quần, miệng hắn lẩm bẩm điều gì đó, có vẻ như hắn đang đếm bước chân mình… Nàng là cô bé thơ ngây và trong trắng khi từ quê ra Hà Nội để tiếp tục con đường học vấn. Năm thứ hai, nàng vẫn chưa từng yêu ai. Nàng bảo, nàng còn phải học. Học xong rồi nàng mới nghĩ đến chuyện yêu đương. Hắn xuất hiện. Hắn bước vào cuộc đời nàng như một sự hiển nhiên nhất. Hắn chinh phục nàng bẳng vẻ điển trai, lịch lãm và hào phóng. Nàng là con chiên ngoan đạo của tri thức. Vì thế, mặc dù rất yêu hắn, nhưng nàng vẫn không hề lơ là chuyện học hành. Kết quả học của nàng không hề giảm sút. Mỗi tuần, nàng dành riêng cho tình yêu của mình một buổi tói thứ bảy. Ngoài ra, bất kể lúc nào khác, bạn bè nàng đều thấy nàng hoặc ở thư viện, hoặc ở giảng đường trừ khi ở lại phòng với đống bài vở và thời gian sinh hoạt cá nhân. Một buổi tối thứ bảy, khi mối tình của nàng và hắn đã có thâm niên. Nàng nhận lời mời của hắn về nhà hắn chơi sau khi đã ngồi cùng nhau ở quán cà phê quen thuộc. Nàng cũng muốn biết nhà hắn, vì nàng thực lòng yêu hắn. Và vì thế nàng nhận lời. Đó là lần đầu tiên nàng và hắn rời quán sớm hơn thường tình. Căn nhà hai tầng xinh xắn với nước sơn màu xanh da trời. nép mình trong con hẻm không sâu lắm từ đường Đại Cồ Việt dẫn tới sau lưng trường Đại Học Bách Khoa. Giàn Thiên Lý bao phủ hàng rào, leo cả vào ban công. Nàng nhìn căn nhà với một khát khao nho nhỏ. Một ngày nào đó, nàng sẽ bước ra từ căn nhà này, từ cái cổng xinh xinh kia vào mỗi buổi sáng, bên cạnh nàng, hắn cùng sóng bước. Không có ai ở nhà. Chỉ có nàng và hắn cùng con chó lông xù và chú mèo tam thể. Hắn giải thích: - Bố mẹ anh đi nghỉ mát mấy ngày, tuần sau mới về. Hắn hấp tấp lấy khăn cho nàng rửa mặt, vội vã pha nước chanh cho nàng uống. Hắn làm thật vụng về khiến nàng không khỏi phì cười. Nàng quan sát căn phòng, từng thứ một. tất cả đều minh chứng rằng chủ nhân của nó là người có cuộc sống đáng để cho nhiều người mơ ước. Nàng thấy tự hào về người yêu của mình. Hắn mở nhạc. Love story, Hello,… và những bản nhạc nàng và hắn cùng ưa thích. Nàng ngả đầu vào vai hắn, nhắm mắt lại và mơ màng thưởng thức âm thanh êm dịu của từng bản nhạc. Trong đầu nàng hiện lên viễn cảnh ở tương lai gần. Gần tới mức mà nàng cảm thấy có thể đưa tay ra mà nắm lấy ngay lập tức. Bên tai nàng, tiếng nhạc đã ngưng từ lúc nào, nhưng những ẫm thanh quyến rũ, ngọt ngào vẫn vang lên. Đó là những lời thì thầm của hắn. Nàng thấy những lời của hắn lúc này còn hay hơn những bài hát mà nàng thích nhất. Nàng trôi bồng bềnh trong hạnh phúc. Nàng quên hết tất cả những gì thuộc về thực tế hiện tại quanh mình. Chỉ đến khi nàng thấy có một luồng hơi ấm nơi ngực mình, nàng mới sực tỉnh. Nàng nhìn xuống, nút áo ngực của nàng đã bung ra từ lúc nào, để lộ làn da trắng ngần trinh nữ, mái tóc bồng bềnh của hắn đang gục vào đó. Nàng giật mình. Nàng muốn phản ứng, muốn đẩy hắn ra. Nhưng lí trí của nàng như bị bỏ quên ở đâu đó. Nàng chỉ kêu lên được một tiếng khe khẽ: - Đừng anh! bây giờ … Nàng chỉ nói được vậy rồi nghẹn lại bởi đôi môi hắn. Đôi tay nàng đang cố sức đẩy hắn ra, nhưng giống như nàng đang ghì chặt hắn vào mình hơn. Chuyện gì đến sẽ đến. Nàng được hưởng trọn vẹn những gì tuyệt vời nhất chúa trời dành riêng cho con người. Nàng thấy mình đang bơi giữa dòng nước xoáy, nhưng nàng không muốn thoát khỏi. Nàng đang bơi thẳng vào tâm điểm của dòng xoáy ấy. Nàng không còn nghe thấy, cảm thấy gì nữa. Nàng chỉ biết mình đang có cảm giác như Cô-Lôm-Bô khi tìm ra châu Mỹ, hoặc giống như Ác-Si-Mét khi phát hiện ra lực đẩy của chất lỏng vậy. Nàng thiếp đi, trong hoan lạc và sung sướng. trong hạnh phúc tràn trề. Khi tỉnh dậy, nàng thấy nàng đang nằm bên hắn. Hai con người lõa thể, không cần ngượng ngập, không cần che đậy như minh chứng cho vẻ đẹp của tạo hóa. Nàng lật sấp người, òa khóc, những giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc cho lần đầu tiên được làm đàn bà. Những giọt nước mắt pha một chút hối hận. Hắn vỗ về, dỗ dành nàng. Hắn ôm lấy nàng, xoay người nàng lại. Rồi hắn lại đặt lên đôi môi đỏ thắm của nàng một nụ hôn. Thế là nàng lại quên hết. Nàng trôi vào dòng xoáy hoan lạc một lần nữa… Từ hôm ấy, nàng bỗng thấy nhớ hắn da diết hơn. Nàng không còn chỉ mong chờ hắn vào mỗi tối thứ bảy. Mỗi khi nàng rảnh rỗi là nàng lại nhớ đến hắn. Việc học đối với nàng không còn là ưu tiên số một nữa. Thế vào đó là sự chờ đợi, mong mỏi được ở bên hắn. Từ hôm ấy, nàng và hắn ít long rong ngoài phố hay đến quán cà phê quen thuộc nữa. Thường thường, hắn đến là chở nàng về ngay nhà hắn. Nàng và hắn lại ngây ngất hưởng thụ. Nàng không còn tỉnh táo để suy nghĩ xem tại sao bố mẹ hắn thường vắng nhà vào thời điểm nàng đến nữa. Những cuộc gặp của nàng và hắn cũng tăng dần. Trước đây là mỗi tuần một lần, còn bây giờ, có thể tuần hai, ba, thậm chí bốn lần. Cũng có thể là bất kì lúc nào nàng và hắn có thể gặp nhau được. Đã lâu, hắn và nàng mới lại bước vào quán cà phê quen thuộc. Hắn chọn một bàn trong góc khuất, sát cạnh đôi loa thùng cỡ bự đang phát ra những âm thanh gầm gào đến vỡ tai. Nàng ngồi bên hắn, thả mái tóc dài của nàng xõa trên đùi hắn và nhìn hắn bằng ánh mắt si mê đến cuồng dại. Hắn khuấy đều ly cà phê không đường của mình, đưa mắt nhìn vào khoảng không. - Em! – hắn nói chậm rãi, giọng như đổ nhựa – anh đã phải suy nghĩ rất nhiều. Anh muốn nói với em rằng… Nàng vội lấy tay che miệng hắn: - Anh đừng nói gì cả. Có anh ở bên cạnh thế này là em hạnh phúc lắm rồi, em chẳng cần gì hơn nữa… Hắn đẩy tay nàng ra, nhẹ nhàng như sợ làm nàng đau: - Không. Anh phải nói…giữa chúng ta… – hắn ngập ngừng – …giữa chúng ta có những khoảng cách…có thể…như thế này… Nàng không nghe được hắn nói gì nữa. Có thể do âm thanh của cặp loa đang gào thét. Cũng có thể do hắn nói nhỏ quá. Hoặc giả như tiếng vỡ tung của trái tim yếu đuối làm nàng không nghe được. Vũ trụ như chao đảo dưới chân nàng. Nàng vùng vẫy, gào thét trong khi hắn vẫn bình thản tiếp tục: - Anh xin lỗi. Anh không thể lừa dối em…càng không thể để em phải buồn đau hơn nữa nếu chúng mình tiếp tục… Đôi môi nàng mím chặt, giọt nước mắt đau đớn, hối tiếc lăn dài trên gò má ửng hồng của nàng. Bất thần, nàng vụt đứng dậy, chay ra như bị ma đuổi. Trên chiếc áo trắng của nàng, một vết đen của giọt cà phê không hiểu bị vấy vào đó từ lúc nào. Vết cà phê nhảy múa theo từng bước chạy của nàng. Xung quanh, tiếng nhạc vẫn vang lên ồn ã, người ra kẻ vào vẫn tấp nập như vốn thế. Hắn nhìn theo nàng, bình thản và lạnh lùng. Hắn nâng ly cà phê lên môi, uống một hơi thứ nước màu đen đắng nghét. …Dòng người vẫn vội vàng, hối hả. Đèn đường đã thay thế cho ánh sáng của mặt trời. Hắn vẫn cúi đầu, lẩm nhẩm đếm bước. Bỗng nhiên, hắn ngửa mặt nhìn bầu trời đen kịt, cười phá lên rồi nói lớn như hắn đang nói chuyện với ai đó: - Thế là một cô bé nữa bước vào đời! Hắn lại tiếp tục đếm bước, bình tĩnh, chậm rãi như hắn là tỉ phú thời gian. Chẳng ai để ý đến hắn. Hắn vẫn là một người bình thường đang thả bộ trên con đường đầy người qua lại. ========= NguoiDien Nếu bạn muốn lưu bài viết này dưới dạng file PDF. Bạn hãy nhấn vào đây
  4. Chiêc xe bon bon trên con đường nhự phẳng lì. Hai bên đường, hàng xà cừ tỏa bóng làm dịu bớt cái nóng nực của buổi trưa hè. Đã lâu lắm rồi tôi mới về quê nên con đường dường như dài hơn, lạ lẫm hơn. Đám trẻ trâu bên con mương phía xa đang đùa giỡn. Chúng hò hét ầm ĩ, náo động cả vẻ êm đềm, tĩnh lặng của làng quê thanh bình. Chúng làm tôi lại nhớ đến tuổi thơ ngây đầy ắp kỉ niệm của mình. Tôi đang miên man trong hồi ức bỗng: - Tuýt…tuýt…tuýt… Tôi giật bắn mình đạp phanh theo thói quen. Lạ thật ! giữa vùng quê thanh bình như thế này tôi chưa gặp cảnh sát giao thông bao giờ. Chắc quê mình bây giờ cũng nền nếp lắm đây, tôi nhủ thầm và dừng hẳn lại. Định thần nhìn kĩ, tôi thấy một người đàn ông cầm cái còi to tướng đang tiến lại gần. Quả thật tôi cũng là một người thường vi phạm luật giao thông, vì thế, tôi lật đật rút ví lấy giấy tờ xe và chuẩn bị những lời xin xỏ. Ai mà quen quá, tôi vỗ trán cố lục tìm lại những người quen nhưng vô hiệu. Người đàn ông đã ở ngay bên cạnh tôi. Bất ngờ, anh ta đưa tay từ phía sau ra, trên tay anh ta là cái kính lúp to tổ bố. Anh giơ cái kính sát mặt tôi rồi săm soi một hồi mà không nói không rằng. Một hồi, anh ta thả tay xuống, lùi ra xa một chút rồi thủng thẳng: - Chú có vẻ gần được là một con người. Nhưng cũng chưa đạt lắm. Giọng nói trầm ấm có vẻ thân thiện gợi lại trong tôi. Khuôn mặt xương xẩu, mái tóc bù xù và đôi mắt tỏ vẻ tinh anh hấp háy liên tục. Chợt nhớ ra, tôi reo lên: - Anh Thường! Anh Thường phải không? - Phải. Anh gật đầu xác nhận rồi quay người bước vào gốc bàng bên lề đường. Quái lạ! anh Thường trước học Sư Phạm, làm thầy giáo mãi tận Hà Giang sao giờ lại có mặt ở đây, lại đứng giữa đường dừng xe mọi người. Với những thắc mắc nảy sinh trong đầu, tôi lại gần anh: - Anh mới chuyển ngành à? Anh nhìn tôi với ánh mắt dò xét, trả lời cộc lốc: - Không. Tôi lại càng thắc mắc hơn: - Thế anh đứng đây, thổi còi dừng xe người ta để làm gì? - Tìm người – Anh trả lời rồi tiếp – chú hỏi nhiều qúa. Đi đi. Đám trẻ trâu nãy giờ đã đến gần chúng tôi từ lúc nào. Chúng tò mò theo dõi cuộc nói chuyện. Thấy tôi ngẩn người vì câu nói của anh Thường, chúng nói với tôi: - Chú ơi ! ông ấy bị điên đấy. Anh Thường bị điên. Tôi không thể tin vào điều đó nếu lũ trẻ không nhắc lại một lần nữa mong giúp tôi khỏi mất thời gian với anh. Tôi quay ra xe, nổ máy, chiêc xe lại từ từ lăn bánh trên con đường trải nhựa, mang theo những suy nghĩ mông lung. Anh Thường là người cùng làng với tôi. Hơn nữa, toi với anh còn có họ xa, nghe đâu bà nội của anh với ông ngoại tôi là chị em con chú con bác. Anh hơn tôi bốn tuổi, ngày còn nhỏ, chúng tôi vẫn thường đánh khăng, đánh đáo với nhau. Hồi ấy, anh học giỏi lắm, luôn đứng đầu trong trường, trong huyện. Có lẽ cả cái tỉnh Hà Nam Ninh lúc ấy, anh có thua cũng chỉ thua vài người. Rồi anh vào đại học. Anh học xong bốn năm Sư Phạm thì xung phong đi miền núi. Thời đó, ở quê tôi người ta bảo anh bị hâm, về huyện thé nào người ta chả nhận với cái bảng vàng thành tích của anh. Thế mà anh quyết một câu, chào bố mẹ một tiếng rồi khoác ba lô đi liền. Khi tôi nối gót anh bước vào cổng trường Sư Phạm thì anh đã là ông thầy giáo ở Hà Giang rồi. Anh đi biền biệt, một năm vài lá thư về gia đình và bè bạn. Chẳng lá thư nào anh kể khổ, kể chán ở cái nơi heo hút, rừng thiêng nước độc mà chỉ thấy anh kể về những điều thơ mộng, lãng mạn của rừng núi, của mây ngàn, cây cỏ. Ra trường. Tôi không có máu anh hùng như anh nhưng cũng chẳng về quê. Tôi ở lại Hà Nội, cạy cục đi làm thuê rồi xin dạy hợp đồng cho một trường dân lập. Cuộc sống vội vã của hà thành cuốn tôi theo guồng máy vốn có của nó. Thời gian không được dư dả nên tôi cũng ít về quê, dù quê tôi với Hà Nội có vài giờ chạy xe. Tôi đã quên bẵng anh cho tới hôm nay. Bữa cơm gia đình ấm cúng với những câu chuyện về làng quê, về phố phường. Thằng em tôi pha một ấm chè thật đặc rồi mời bố tôi và tôi cùng uống nước. Bố tôi định đứng dậy, tôi với vội ấm chè rót từng chén: - Con mời bố ! Ông cụ có vẻ hài lòng, gật gù với chén nước xanh ngát, nghi ngút khói. Bố con tôi ngồi tâm sự chuyện đời, chuyện làm ăn của anh em chúng tôi rồi ông phán một câu: - Anh đi đâu thì đi. Làm gì thì làm. Nhưng nhớ một điều là cuộc sống không còn như trước. Đừng có ham tiền quá mà chết, nhưng cũng đừng lý tưởng quá mà khổ. Nhìn anh Thường con bác Hạnh đấy. Nghe ông cụ nhắc đến anh Thường, tôi hỏi ông: - Hồi sáng, con về tới đầu làng gặp anh Thường, anh ấy có vẻ khang khác. Tụi trẻ nói anh ấy bị điên. Bố biết chuyện ấy ra làm sao? Bố tôi đằng hắng một tiếng, ông cầm chén nước lên nhấp một miếng rồi hạ giọng: - Điên. Thằng Thường điên thật. Nhưng nó còn tỉnh bằng vạn người. Có điều…nghĩ đến nó mà thương… - Cụ thể như thế nào hả bố? – tôi hỏi tiếp – con không hiểu lắm. Ông cụ thủng thẳng: - Tao biết hết. Từ cái ngày nó chưa bị điên, mỗi lần nó viết thư về cho bác Hạnh, nó đều có thư riêng cho tao. Nó kể cuộc sống thực ở đấy. Rồi nó hỏi ý kiến tao. Gì thì gì, tao cũng là chú của nó, với lại, cả họ nhà mình, có mỗi tao được đi đây đi đó, va chạm xã hội nhiều… Sốt ruột vì sự dài dòng của cụ, tôi cắt ngang: - Thôi, bố kể luôn đi xem nào. Ông cụ vẫn không phật ý, tiếp tục: - Cái ngày nó xung phong đi miền núi ấy, ai cũng bảo nó hâm. Nó sang hỏi tao, tao bèn khuyên nó sống theo lý tưởng. Tao cũng vì sống theo lý tưởng mới có được ngày hôm nay nên tao mới khuyên nó thế. Thế là nó quyết. Lên trên ấy, nó được nhận vào dạy ở một trường cấp hai. Với cái tài của nó, dáng ra nó được dạy chính thì lại bị xếp ngồi làm sổ sách giấy tờ chỉ vì một câu nói. Cái thằng đến là dại, anh có biết nó nói thế nào không? Nó bảo rằng hệ thống giáo dục ở nước ta dạy cái gì cũng hay, nhưng chả làm cái gì cho nên hồn cả. Đấy ! anh bảo nó nói thế có mất quan điểm không cơ chứ?. Thanh niên, xốc vác, xung phong vào cái nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi, đi nửa ngày đường mới thấy một bóng người ấy, dám nói, dám làm như thế. Dần dần nó cũng được đứng lớp, nó bảo học trò trên ấy không thích học lắm, vì học không làm cho bọn trẻ no bụng ngay được, chung quy cũng chỉ tại cái nghèo, cái đói. Thế nên nó mày mò nghiên cứu, tìm ra một phương pháp dạy và quản lí học sinh cho phù hợp môi trường thực tế. Nhưng khi nó tìm ra được rồi, đem vào áp dụng thì người ta không cho. Cấp trên của nó bảo nó là thằng rỗi hơi, bày đặt làm chuyện không đâu. Nó thất vọng, nhưng cố gắng cũng chẳng làm được gì, nó đành phó mặc để yên thân. Hết hạn hai năm, nó đã chán. Nó xin chuyển về quê thì người ta giữ nó lại với một lý do rất đơn giản. Họ bảo nó phải ở đấy, dạy hay không dạy cũng được, nhưng phải ở đấy làm tấm gương cho những thế hệ trẻ hơn tiếp tục xung phong lên miền núi. Quả có thế thật, thanh niên bây giờ mấy đứa dám đầu quân cho miền núi. Nó bỗng khùng lên, chửi tất. Nó chửi từ trưởng phòng giáo dục, nó chửi cả đến hiệu trưởng, hiệu phó, kể cả tổ trưởng bộ môn nó cũng không tha. Mày thấy nó có điên không? Nó chửi bất cứ ai đụng đến công việc của nó. Nó lại không thèm ý tứ, nó chửi thẳng vào mặt những người mà nó cho rằng không đáng làm thầy ấy. Thói đời, đã bị chửi là tức. Họ tìm cách dồn nó vào chân tường. Với lí do thần kinh không ổn định, họ gửi nó đến bệnh viện tâm thần để khám. Kết quả là nó có triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Họ bèn gửi nó vào bệnh viện chữa trị. Nó ở đấy được hơn một năm. Bệnh viện trả về vì bệnh của nó ngày càng nặng. Đương nhiên là nó đã điên thật. Hằn trong não của nó chỉ còn lại mỗi một điều, nó cần phải tìm cho ra một con người trong hàng ngàn hàng vạn kẻ đang mang hình hài con người kia. Đã sáu tháng nay, nhà trường cho người đưa nó về gia đình để gia đình chạy chữa và chăm sóc. Vả lại, để nó ở đấy, nó cứ vác cái kính lúp đi khắp trường, gặp ai cũng săm soi tìm người thì bố ai chịu nổi. Từ ngày nó về, ngày nào nó cũng ra gốc bàng đầu làng và chặn người ta. Ai hỏi nó làm thế để làm gì nó cũng chỉ trả lời một câu: “Tìm Người”. Chỉ thương bà hạnh, đẻ được đứa con thông minh, học giỏi tưởng đã yên phận, nào ngờ giờ lại phải lo cho đứa con dở điên dở dại như thế… Ông cụ vừa kể đến đây thì chú Nha bên hàng xóm sang chơi. Nghe nhắc đến anh Thường, chú cười ha hả nói luôn, chẳng đợi tôi rót nước mời: - Thằng Thường ấy à?. Điên. Điên tợn. Mới chiều nay nó bị thằng cha phó chủ tịch huyện cho một đấm giữa mặt vì soi kính vào mặt lão mà tìm người đấy… ========= NguoiDien Nếu bạn muốn lưu bài viết này dưới dạng file PDF. Bạn hãy nhấn vào đây
  5. Người nó ngắn có một mẩu, bỗn chân lùn tịt, lông nó lại rõ dài. Đúng là loại nhiều lông ít thịt. Là chó, nhưng chẳng bao giờ tôi thấy nó sủa lên một tiếng “Gâu … gâu …” như những con chó khác. Suốt ngày nó chỉ quấn lấy nàng, vẫy đuôi rối rít, rồi lại rên lên ư ử. Tôi đặt tên nó là Bi. Chẳng phải vì cái tên Bi nghe có vẻ hay, lạ hoặc đẹp mà chỉ vì khi tôi mang nó về, nàng chạy sang thấy nó liền hỏi: - Anh đặt tên nó là gì? Tôi buột miệng chẳng kịp nghĩ: - Bi. Nàng là hàng xóm của tôi. Năm nay nàng đã hai tư. Con gái đầu hai ở quê tôi như nàng mà chưa yêu, chưa chồng hiếm lắm. Vậy mà nàng chẳng bao giờ lo nghĩ đến chuyện ấy. Phải thú thật rằng tôi yêu nàng. Tôi yêu nàng bằng trái tim khờ dại từ khi nàng mười tám tuổi. lúc ấy, tôi có lệnh nhập ngũ. Tưởng rằng khi trở về thì hình bóng mơ ước của tôi đã lấy chồng, lóc nhóc một đàn con. Nhưng không, nàng vẫn còn đó, ngày ngày chạy qua chạy lại giữa nhà tôi và nhà nàng. Tình yêu ngày nào trong tôi trỗi dậy. Tôi yêu nàng tha thiết hơn. Ba năm đời lính chẳng dạy cho tôi chút khôn nào trong chuyện yêu đương. Tôi vốn lại nhút nhát, vì thế, tôi không thể cất lời tỏ tình với nàng được, chỉ dám thầm yêu một mình. Hình như nàng có trái tim bằng đá. Tôi thấy rất nhiều chàng trai đến với nàng, họ săn đón, chăm sóc nàng. Rồi cuối cùng cũng chưa ai bước vào được cuộc đời nàng. Nàng từ chối tất cả, cứ như nước với lửa không thể hòa vào nhau được. Với tôi, cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn những chàng trai kia. Nàng lúc nào cũng vô tư, vui vẻ. tôi chưa bao giờ thấy nàng có vẻ gì khác với tôi cả. Có lẽ nàng vẫn chỉ coi tôi là bạn như khi chúng tôi còn nhỏ. Tôi tâm sự chuyện của mình với Dũng, thằng bạn thân của tôi. Nó đã từng yêu ba lần trước khi lấy vợ, tôi nghĩ, có thể nó sẽ giúp được tôi chinh phục nàng với kho kinh nghiệm quý báu ấy của nó. Thật vậy, nó dạy tôi đủ thứ mẹo mực, kế sách, nhưng kết quả không có gì khả quan. Nàng vẫn bình thường với tôi như trước. Chỉ đôi khi, tôi thấy (mà không biết đó có phải là ảo giác của tôi không nữa) nàng nhìn tôi mỉm cười đầy ẩn ý. Cái con chó Bi mà tôi mang về ấy là của thằng Dũng. Không hiểu nó điều tra bằng cách nào mà nó biết nàng rất thích chó, một điều tôi chưa hề biết. Nó hi sinh con chó mới mua trên chợ huyện này cho tôi. Nó bảo: - Mày mang con chó này về, chăm sóc cho tử tế. Nàng thích chó, quý chó, yêu chó rồi sẽ yêu luôn cả chủ của nó. Trước khi tôi ôm con chó về, thằng Dũng còn dặn thêm: - Mày phải cố gắng đấy. Đây là cách cuối cùng tao có. Nhớ đấy. Thằng Dũng nói đúng. Nàng rất quý con chó. Tôi vừa mang nó về là nàng ôm ngay lấy nó, vuốt ve, nựng nịu nó. Nàng nói với tôi: - Nó còn nhỏ lắm, anh phải chăm sóc nó cẩn thận mới được. Để tối nay, em làm cho nó cái nhà. Chẳng biết nàng lôi ở đâu ra một đống thùng các tông cũ, nàng cắt cắt dán dán cả buổi. Sáng hôm sau, con Bi đã có một căn nhà nhỏ xinh. Chỗ nằm của nó còn được nàng lót hẳn một tấm đệm nhỏ đàng hoàng. Tôi nhìn nàng chăm sóc cho con chó mà trong lòng khấp khởi mừng thầm. Thời gian đầu, tôi cũng chịu chăm lo cho cu cậu lắm. Cơm nước tử tế, đúng giờ, nhiều khi tôi còn nhường cho nó khúc cá kho cuối cùng trong nồi. Nhưng được hơn một tháng, tôi đã thấy mình sai lầm. Từ ngày có con Bi, nàng thường sang nhà tôi hơn. Nhưng nàng chả đả động gì đến tôi cả. Vừa bước vào cổng, thấy tôi là nàng tra hỏi như công an tra hỏi tội phạm. Lúc thì: “anh đã cho Bi ăn chưa?”, lúc khác lại là: “Bi đâu rồi? sao em chẳng thấy nó đâu cả?” vân vân và vân vân … Tệ hơn nữa, nàng còn trách móc tôi, la mắng tôi mỗi khi thấy con Bi có vẻ mệt mỏi hay dơ dáy. Đã nhiều lần, khi ôm con chó vào lòng, nàng giận dữ với tôi: - Anh chẳng chịu tắm chi Bi gì cả. Người nó đầy bọ chét đây này… Nàng vật ngửa nó ra, bắt từng con bọ, rồi nàng cằn nhằn: - Cả ngày ở nhà mà không chăm cho Bi được tử tế, thế này còn làm ăn gì được … Có một lần, tôi sẽ nhớ lần ấy suốt đời, tôi tháo dép quăng từ ngoài sân vào trong nhà theo thói quen. Chẳng hiểu con Bi từ đâu chạy ra, thật không may cho tôi, chiêc dép rơi trúng đầu nó. Nó kêu lên một tiếng “ ẳng ” rồi cúp đuôi, chui qua hàng rào, chạy thẳng đến bên nàng. Nàng đang nấu cơm, thấy vậy, nàng bỏ nồi cơm đang sôi chạy ra. Chẳng biết ngô khoai gì, nàng mắng tôi: -Sao anh ác thế ! con chó nhỏ vậy mà cũng đánh nó. Tôi chưa kịp mở miệng thanh minh thanh nga thì nàng đã đi vòng ra ngõ sang nhà tôi: - Anh không quý nó, thương nó thì để đấy em. Em mang về bên nhà. Nàng ôm lấy cái nhà cỏa con Bi về bên nhà nàng. Nghiễm nhiên con Bi chuyển hộ khẩu mà không cần ý kiến ông chủ của nó. Hôm ấy, nàng phải nấu lại nồi cơm khác. Từ bữa ấy, nàng không thèm sang nhà tôi nữa. Nàng chỉ dăm câu ba điều với tôi qua hàng rào mỗi khi tôi vo tình đứng ở bên này mà nàng đang ở trong vườn. Tôi đâm ra tức con chó. Vì nó mà nàng ghét tôi. Cứ chiều chiều, nàng lôi con Bi ra giếng tắm cho nó, mà không phải nàng tắm bằng nước không đâu. Nàng tắm cho nó bằng xà phòng hẳn hoi, lấy lược chải lông cho nó đàng hoàng. Rồi nàng còn lấy sấy tóc ra sấy cho lông nó mau khô. Nàng ẵm con chó vào trong sân, chơi đùa với nó. Chơi chán, nàng vật ngửa nó ra, gãi gãi lên bụng nó làm cu cậu rên lên ư ử ra chiều thích thú lắm. Trước đây, cũng vào giờ ấy, nàng thường sang nhà tôi. Dù rằng nàng không quyến luyến tôi thì cũng còn có cơ hội để tôi được ngắm nàng. Thà rằng nàng la mắng tôi, cáu giận với tôi còn dễ chịu hơn. Đằng này, nàng chỉ quẩn quanh với con chó mà quên hẳn tôi, không thèm đả động gì đến tôi nữa. Nhớ nàng, muốn được ngắm nàng vào mỗi buổi chiều. Tôi vắt óc suy nghĩ và tìm ra một kế. Cứ đến giờ nàng tắm cho con Bi, tôi trèo lên cây khế trong vườn, ngắm trộm nàng ít phút. Tôi thấy nàng tắm cho con chó, nựng nịu nó. Tôi bỗng thấy thèm được như nó, được nàng âu yếm, dỗ dành như nàng làm với nó. Tôi đâm ra ghen với con chó. Một buổi chiều, cũng giống như mọi hôm, tôi trèo lên cây khế trong vườn. Chưa đến giờ nàng tắm cho con Bi, tôi bèn ngả người vào cái cành to nhất, nhắm mắt mơ màng và tưởng tượng ra những cảnh mà chưa bao giờ tôi có được. Bỗng “… rắc … rắc …”. Các cụ nói cấm có sai. “Sảy cành Na, sa cành Khế”. Cái cành tôi đang ngồi to thế mà gãy. Tôi chưa kịp có phản ứng gì thì đã rơi bịch xuống đất. Cũng may cái cành này không cao lắm, chứ nếu không xương gãy như chơi. Mông tôi đau ê ẩm, xương sống như co lại. Tôi còn đang cố ngồi dậy thì nàng chạy ra bên kia hàng rào: - Anh ngã hả? có sao không? Ôi! giọng nàng mới ngọt ngào làm sao, âu yếm làm sao. Tôi cố cười dù miệng vẫn còn méo: - Anh không sao, cành thấp mà. Nhìn cành khế nằm bên cạnh tôi, nàng than vãn, vẻ xót xa lắm: - Trèo lên cây khế làm gì không biết! cành khế giòn, dễ gãy mà anh thì như ông hộ pháp. Thật tuyệt vời! Cảm ơn cây khế đáng yêu. Vì mày mà tao được nàng quan tâm lo lắng đến thế. Bỗng nhiên, tôi thấy mình không còn nhút nhát mà dũng cảm như một người hùng đứng trước quân thù. Tôi cố tìm một lời cho đẹp lòng nàng: - Anh thấy em thích của chua, tính trèo lên hái vài chùm lát mang sang cho em. Mới nghe có thế, nàng quay người, không nói không rằng bước thẳng vào trong nhà. Con tim tôi lại nhói đau. Tôi biết, nàng quay vào chơi với con chó. Tôi úp mặt xuống đất, mặc cho đất cát dơ dáy, kiến bò đầy xung quanh. Tôi nghe tiếng bước chân nàng ngoài giếng. Nàng đang tắm cho con chó. Nàng nói với nó, âu yếm như với một đứa trẻ: - Cu Bi của chị. Chị yêu cu Bi lắm! Ở với chị, chị tắm cho cu Bi này, chị cho cu Bi này, chị còn gãi cho cu Bi nữa. Cu Bi có yêu chị không ? Đau đớn. Tôi nhắm mắt. Chẳng thể hiểu nổi tình yêu là gì nữa. Đêm đêm, tôi vẫn thao thức nhớ nàng, mơ tưởng đến nàng. Rồi khi ngủ, đêm nào cũng thế, tôi lại mơ thấy nàng quấn lấy con chó. Và chẳng biết từ bao giờ, mỗi sớm mai thức dậy, trước khi mở mắt, tôi lại thầm ao ước. “ ƯỚC GÌ TÔI ĐƯỢC LÀ CON CHÓ!” =========== NguoiDien

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...