-
Số bài viết
8 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi Đức Hạnh
-
Góc nhìn của một đứa trẻ ngoài cuộc (nếu mắc bệnh nhiều chữ lười đọc, xin đừng đọc)
một bài viết của blog đăng Đức Hạnh trong Dòng cảm xúc, chỉ đẹp, khi nó được chia sẻ
Tôi đang bị đùa giỡn sao? Tôi học để làm gì? Kiếm tiền? Vậy tôi học văn để làm gì? Công nhận, tôi chẳng giỏi văn, với tôi, hứng thú nhất vẫn là cách con người suy nghĩ, nó độc đáo lắm, nó khiến tôi chẳng cần trải qua mà vẫn có cảm giác thấu hiểu. Nhưng càng như thế, tôi càng cảm thấy kì lạ. Tại sao các nhà văn nhà thơ khi xưa lại viết về số phận của người con gái khi xưa, và rồi các bác nhà xuất bản cũng đưa các tác phẩm ấy vào trong chương trình học? Mỗi bài tác phẩm đều mang một ý nghĩa triết lí nhỉ? Ừ, tôi học được sự cảm thông cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ, qua đó càng hiểu hơn những vất vả mà bà và mẹ đã trải qua. Nhưng thế quái nào vẫn có tình trạng con cái vô tâm với cha mẹ? Ngày xưa vì những phong kiến hủ tục mà người con gái chịu khổ. Vậy bây giờ sao tôi thấy nó chẳng thay đổi chút nào? Tung tin giật tít trên mạng, đây gọi là mở rộng ngoại giao ư? Đây được gọi là thế kỉ mới ư? Ca sĩ thần tượng này nọ phẫu thuật, chỉnh hình..... nếu đã than thở như thế sao không cấm son phấn, không cấm các phần mềm chỉnh hình đi. Đòi hỏi tự nhiên sao không đến Hàn Quốc, Nhật Bản hay tại Việt Nam này cấm các viện phẫu thuật đi. Đâu ra cái thể loại tận hưởng thành quả cho đã rồi lại quay ra bới móc như thế? Ờ thì là anti, ờ thì là sở thích. Nhưng tôi không hiểu, lấy cái sai lầm của người khác để làm thú vui của mình? Lấy sự dối trá của người khác để than trách xã hội à? Chỉ ra lỗi sai của người khác là tốt, nhưng chỉ trích người ta một cách thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa như vậy, có cần xem xét lại một chút không? Bạn đã tưởng tượng một ngày nào đó, có người.... mà thôi, hãy tưởng tượng một ngày nào đó nếu như bạn nổi tiếng, rồi bị lôi ra xoi xét như vậy, có khi nào bạn cảm thấy gục ngã mà tự sát chưa. Mỗi công việc đều có áp lực riêng, nhưng không phải vì thế mà ta coi đó là công việc hằng ngày, là phải nhẫn nhục. Cuộc đời sẽ chẳng bao giờ công bằng nếu như ta không biết cách tạo ra sự công bằng ấy. Bởi, ta không cô đơn, cho dù ta đứng một mình đi chăng nữa, dù xung quanh không một bóng người, ta vẫn chẳng bao giờ cô đơn, vì Việt Nam, vẫn có người nghĩ theo cách khác, tức có nghĩa, vẫn có người sẵn sàng bênh vực ta nếu ta đúng. Nhưng phải chăng thay, những con người ấy, lại không hề quan tâm đến những việc nhỏ nhặt này, họ bận chuyện quốc gia đại sự, bận trăm công nghìn việc trên máy tính, công hiến một cách có ích cho cuộc đời, không như bao kẻ ăn bám đòi hỏi sự tuyệt đối kia. Họ bận việc ấy, còn tôi nghĩ, tôi không đủ trình độ tư duy để hiểu hết chính sách của Đảng, đường lối chính trị, giao lưu thương mại kia. Như công dân nào cũng nói: "Việc của học sinh chỉ là học cho tốt để mai sau làm việc cho đời." Nhưng tôi không nghĩ được thế, bởi có những sự cản trở hết sức mệt não - tình người, đạo lí. Con người thường nói, sách vở khác xa với thực tế, thế học để làm gì? Học để hiểu biết rồi yêu cuộc sống chăng? Khi đối chiếu với sách vở và thực tại, tôi bỗng thấy chán nản. Đấy, dân Việt nhưng nói chuyện khiến lòng người rộn rạo quá đi, tôi tự hỏi, mấy cái đạo lí ấy nếu tôi thực hiện chuẩn xác nó sẽ ra cái gì? ÁP LỰC. Ờ, càng tài thì càng khổ, càng giỏi, càng tỏ ra tốt bao nhiêu thì càng bị đặt nhiều hi vọng bấy nhiêu. Trong khi đó, tự do sớm là của người đi khỏi quỹ tích đạo lí, còn người tài giỏi, đến khi nhắm mắt xuôi tay, đó mới là tự do. Nhưng đâu phải cứ lao lên phía trước, phấn đấu cho đời là có ích. Càng thế, chúng ta càng phải sống nhanh, càng sống nhanh ta càng mất đi những giá trị tinh thần, và rồi..... bị gán cho cái mác lãnh cảm, chỉ chú tâm vào học. Sau hai ba năm như thế, tôi đã thử buông tay, sống chậm lại một chút, và tôi nhận ra, sống như trước khoảng tầm 6 - 7 năm nữa đến khi vào đời, tôi sẽ chết ngay từ bước đầu tiên, vì, dư luận xã hội. Quả là một vấn đề "quen thuộc" tới mức chúng ta sống mà chẳng để ý rồi nhở? Rồi sao? Chính vì cái này mà càng nhiều vấn đề tôi thắc mắc, thật quái lạ khi người lớn nghĩ rằng mạng có thể giải thích mọi thứ trong khi trẻ con là lứa tuổi cần dạy mới biết, nên vì thế, đừng cản những câu hỏi của trẻ con. Tôi muốn hỏi nếu đã là tự mình vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống mới có thể trưởng thành, vậy tại sao còn cần cái gọi là chia sẻ, là giúp đỡ lẫn nhau khi ta gặp khó khăn? Đứng trước những người ăn xin, tôi thắc mắc tại sao những người thờ ơ, kì thị, lại đáng bị chê trách hơn là những người ăn xin kia chỉ việc ngồi đợi sự thương hại của người khác? Khi đó, tôi lại nhớ đến những người vươn lên khắc nghiệt của cuộc sống, mặc cho khó khăn, tàn tật, họ vẫn vượt lên trở thành những con người thành công. Vậy tại sao ta phải động lòng thương cảm? Nếu như họ ốm liệt giường, gia đình neo đơn, sự đồng cảm là cần thiết, nhưng người có nghị lực sống sẽ không lang thang ngoài đường như vậy. Quay lại về những dư luận đi, biết người Việt thích nói quá, chơi chữ rất nhiều, nhưng đâu nhất thiết phải "yêu văn học" một cách sỉ nhục vậy chứ? Báo mạng, ý kiến, nhận xét à? Ừ, quyền tự do ngôn luận mà, chả ai cấm, mà tôi cũng cần, họ viết hay, viết để thông báo thì có gì sai, nhưng làm ơn tôn trọng văn vẻ một chút được không, tiêu đề thì hay đấy, làm được đấy, kích thích sự hiếu kì và điên tiết đấy, nhưng nội dung ít nhất cũng có bố cục chút đi, viết mà đến học sinh lớp năm còn ăn đứt thì thật sự tôi không thể đoán được tuổi của họ mất. Có thể có người nghĩ tôi bất mãn với xã hội, không đấy. "thế- hệ - gấu - bông" mà, chẳng ai có thể hiểu được cái gì mà không được dạy cả. Càng đừng nói tấm gương trong gia đình và ngoài xã hội quá mức "đen" để soi vào, hỏi sao tự kỉ, lãnh cảm, vô tình,.... bao nhiêu tật xấu. Nhiều người nói, tôi nhìn vào mặt xấu quá nhiều rồi đấy. Nhưng này nhé, tôi nhìn vào mặt tốt nhiều hơn, khi họ nói đến nhân cách con người, họ cãi nhau, rồi chửi nhau. Rõ ràng đây là một vấn đề hết sức thực tế, sao họ thản nhiên mắng chửi nhau thế nhỉ. Tôi thích cái nhìn toàn diện, đa chiều của mọi người, cho nên khi hai người cãi nhau về hai mặt của cùng một vấn đề, tôi lại tự hỏi: "Cái "lí thuyết tương đối", với câu "không có gì là hoàn hảo", và "cái gì cũng có hai mặt của nó" bị chó gặm đi đâu rồi nhỉ? Có những lúc, ngồi đọc những kinh nghiệm đời trước để lại, rồi nhìn vào thực tại: "À, so với sách, mạng chắc cũng bị các thành phần mọt sách cuỗm hết cái tốt rồi hay sao mà vẫn có những người ngược thời gian trở về thời tối cổ chưa biết cái gì thế nhỉ?" Xưa con người phản đối chính quyền độc đoán, những hủ tục bất công, giờ rộng mở chưa nhỉ? Khi áp đặt những cái tiêu chuẩn mà chính bản thân mình còn chẳng có vào người khác? AI cũng yêu cầu cao về phẩm chất, nhân cách, suy nghĩ, hành động của người khác. Và quả nhiên, họ chỉ nói, tôi thắc mắc, họ đã nói như thế, sao không đến nói thẳng với người đó đi, để người ta trả lời? Biết đâu đấy, chúng ta lại được mở mang tri thức? Nói xong, hết rồi à? Không còn gì nữa sao? Nói xong thì làm đi, nói mãi rồi để đấy không làm thì nói làm cái gì? Cứ đòi hỏi học sinh thế nọ tuổi trẻ thế kia, mà trước mặt tôi đây, sao ô uế đến thế. Tôi luôn bám víu vào những tấm gương sáng trong cuộc đời, cho dù nó chỉ là ảo, còn đỡ hơn người thật trước mặt suốt ngày làm nhảm hãy làm thế này, hãy làm thế kia rồi xong vứt đấy chả ấm vào thân mình chứ đừng nói đến người nghe. Dù những tấm gương kia, là giả dối, còn hơn nhiều những kẻ vạch trần ra rồi xì mũi bỏ đi cứ như mình đã cứu rỗi đời người khác không bằng. Mà thôi, nói nhiều làm gì, trong khi thực tế tạm thời vững vàng rằng phần đông xã hội đang mục rữa đạo đức, và những người còn lại, họ đang "đau xót" về điều này, lắc đầu tiếc rẻ đấy, nhưng chẳng thể làm nên điều gì khi đây là phần nhỏ. Thử hỏi, nếu đã như thế, sao còn nhồi một đống đạo lí làm người vào đầu giới trẻ, trong khi cơ bản, chưa chắc nó đã ở trong đầu người nhồi ấy? Hỏi tiếp, những kinh nghiệm đúc kết hàng nghìn năm trước, bạn đã hiểu hết chưa mà đòi lên mặt chỉ trích người khác. Như TÔI đã nói, làm người công dân tốt, người con tốt, học trò ngoan trước khi làm fan nhé. À mà, nói thì làm hộ cái, nhá! -
Ngày 7/9/2006. Tiết trời hôm nay thật lạ, trời mới hửng nắng, mà gió đã xua đi cái ấm áp mất rồi. Tớ nằm cuộn trong chăn nhưng lòng háo hức lạ, hôm nay ấy, ngày đầu tiên tớ cắp sách đến trường. Sẽ chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng nếu như tớ đến trường một mình. Vào một ngôi trường mới mà không có mẹ dắt vào, sợ ư? Không nhé, tớ rất dũng cảm. Lâu rồi tớ chưa gặp mẹ, ba bảo mẹ đi nước ngoài chưa về, hôm nay tớ phải đi bộ vì ba tớ cũng bận rộn quá, đi sớm mất rồi. Vả lại trường cũng gần, có chút hụt hẫng khi không có ai dắt đi, nhưng không sao, ba dặn, nếu tớ ngoan, mẹ tớ sẽ về và thưởng cho tớ thật nhiều quà. Hi, thôi, tớ phải đi học rồi, gặp lại sau nhé! Ngày 3/11/ 2010 A, bạn bè cứ rủ tớ đi chơi hoài, quên viết nhật kí rồi. Hì, nửa năm học sắp trôi qua rồi, thành tích mình khá lắm nhá, suốt 4 năm học sinh giỏi cơ mà. Tớ hòa đồng với bạn bè cực, chả bao giờ bị bắt nạt luôn, thậm chí còn giúp các bạn không bị bắt nạt nữa cơ, ba tự hào về tớ lắm, còn bảo mẹ cũng vui mừng nữa cơ. Tớ hóng quá, cuối năm nay tớ phải đòi bằng được ba đón mẹ về dự lễ tổng kết, xem tớ oai phong lên nhận thưởng mới được. Nhất định luôn. Ngày 30/5/2010 Hôm nay là ngày tổng kết cuối cùng rồi. Mẹ chẳng về, ba cũng chẳng đến, dù mấy năm qua tớ cố đến mấy mẹ cũng chẳng chịu về với tớ gì cả, tớ buồn quá, tớ đã khóc đấy. Ha ha, mình thật ngốc nhỉ? Ba mẹ bận mà, không đến được, dù tớ đã đoán trước, nhưng tớ vẫn cảm thấy hụt hẫng thế nào ý, cảm giác cứ cô đơn, thất vọng lắm. Nhưng không sao, tớ quyết định rồi, ba mẹ bận tớ phải cố gắng hơn nữa để ba mẹ vui mới được, nhất định đấy. Tớ hứa. Ngày 11/1/2013 Ba năm rồi không động bút viết vào sổ này, giấy cũng có chút hoen vàng rồi. Hôm nay sinh nhật tôi đấy, dù chẳng có sinh nhật nào tôi được tổ chức cho đàng hoàng tử tế, nhưng ít ra tôi vẫn có quà tặng, nhưng năm nay ba tôi lại tặng cho tôi một món quà, mà tôi ước gì, mình không nhận còn hơn. Dù chỉ là vô tình, nhưng món quà ba tặng, vẫn thật khiến tôi cười không nổi. Đoán xem, mười mấy năm qua, tôi đã cố gắng vì điều gì? Cho đến hôm qua, tôi vẫn tự nhủ mình nên cố gắng học tập để được ra nước ngoài gặp mẹ, tôi yêu mẹ nhiều lắm, dù tôi chưa từng được gặp mặt mẹ tôi lấy một lần, nhưng qua điện thoại, giọng mẹ tôi mới thật êm dịu làm sao. Nhưng đến hôm nay tôi mới hiểu, tôi bị ba lừa hơn mười năm trời. Tôi làm gì có mẹ, (nhòe) tôi trên điện thoại kia là một người khác, đó là thư kí của ba tôi. Sau (nhòe) tôi nghe tiếng "mẹ" qua điện thoại, tôi lại tình (nhòe)he thấy ba nói chuyện với "mẹ" rằng cảm ơn vì đã làm chỗ dựa tình thần cho tôi suốt từng ấy năm. Thế đấy, tôi không có mẹ, tại sao cơ chứ, tại sao tôi lại không có mẹ? Tại sao phải lừa tôi như thế? (nhòe) chỉ muốn có mẹ thôi mà? Tại sao tôi không được như bao đứa trẻ khác chứ? TẠI SAO? (dòng nhật kí còn dài, nhưng nước mắt nó rơi chèn lên con chữ, đủ thấy nó thực sự bị sốc và đau lòng như thế nào) Ngày 11/1/ 2015 Tròn hai năm kể từ khi tôi viết nhật kí, tự lúc đó tôi dần cách xa bố, nhưng thời gian phần nào khiến tôi nguôi ngoai, tôi còn bố mà, ông đã cố gắng làm mọi thứ vì tôi rồi, là một người con tôi không thể ích kỉ mãi được. Hôm nay, sinh nhật này, tôi mong muốn được ăn bên cạnh mẹ. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi đến bên cạnh mộ mẹ, một khu mộ lát gạch đỏ đầy tang thương tiêu điều vài nén nhang, tôi có chút giận ba, vì không trồng cạnh mẹ một thứ gì, nhưng lại càng thương mẹ hơn, mẹ nằm đây có buồn không mẹ? Trời chuyện xuân rồi nhưng đêm còn lạnh lắm, mẹ nằm đây có đủ chăn ấm hay chưa? Nhìn tấm ảnh mẹ mỉm cười ấy, tôi lưu luyến nhìn, người mẹ tôi yêu thương đây sao? Người tôi chẳng thể được một lần nghe từ người tên tôi. Xót lòng, nước mắt tôi lại trào ra, mẹ à, mẹ bỏ con đi sớm quá, sao mẹ không ở lại, đợi con gọi tiếng mẹ, đợi con mang về cho mẹ những điểm 10 kia, hãy đển con báo hiếu với mẹ trước được không? Mẹ ơi, ở bên đấy, mẹ có nhớ con không? Chứ con nhớ mẹ quá, mẹ ơi. Chả biết tôi khóc đến bao giờ, chỉ nhớ lúc tôi nín khóc, thì đã ở trong phòng rồi. Giờ trời đã về khuya, nhưng tôi vẫn cứ trằn trọc mãi, yêu mẹ, nhớ mẹ nhiều, nhưng tôi không thể sụp đổ mãi như vậy được, bố tôi giờ tiểu tụy quá, chắc ông cũng nhớ mẹ tôi nhiều lắm. Làm một người con, tôi sẽ không yếu đuối nữa đâu, tôi nhất định sẽ cố gắng để trở thành một người thành đạt, để mẹ bên ấy sẽ mỉm cười mãi, cũng như chăm sóc bố, người đã chịu bao nhiêu nỗi đau rồi. Mẹ à, con làm đúng không mẹ? (Nhật kí đã ngưng, nó chẳng còn viết nữa, bởi nó đang bận rộn xây dựng cuộc sống của nó ngoài kia, bạn nghĩ, nó có thể thành công trong cuộc sống không? Là tôi, tôi sẽ tin vậy. Cuộc sống không cho ta tất cả, nhưng ta lại là người lựa chọn mình làm được cái gì. Hãy tận dụng quyền lợi đặc biệt đó, để sống đẹp, sống có ích) ~~~~~ Xin một lời nhận xét~~~~~~ cảm ơn vì đã đọc~~~~~~
-
Mình là thành viên mới, lại mong muốn được học hỏi thêm về cách viết văn, thảo luận về các tư tưởng chủ đề liện quan đến đạo đức, học tập, kể cả chém gió về thần tượng hay các thể loại khác đều chấp nhận tất. Chỉ mong một điều là mình "thèm" đọc văn cũng như "thèm" người đọc văn của mình để nhận xét cho nhau, mình là học sinh nên các bác, anh chị nào vào làm ơn thông báo cách xưng hô dùm ạ. Tránh nhầm tuổi thì ngượng lắm, he he. camon mọi người đã quan tâm ạ ~
-
Nghị luận chủ đề: "thế hệ gấu bông"
một bài viết của blog đăng Đức Hạnh trong Dòng cảm xúc, chỉ đẹp, khi nó được chia sẻ
Vô cảm thật sự đã trở thành một căn bệnh, một căn bệnh đáng sợ ! Mà hiện nay không chỉ có những người lớn, những người bận rộn, mà đến cả giới trẻ cũng trở nên lãnh cảm trước cuộc sống. Đây là một tình trạng báo động cần phải có những hành động để thay đổi nó. Ngày nay, giới trẻ có một cái tên nghe rất kêu "Thế hệ gấu bông". Quả là một cái tên thật đáng yêu, nhưng đằng sau cái tên đó cũng là một sự bất lực của người lớn. Ai cũng biết, gấu bông là những đồ vật rất mềm mại, xinh đẹp và dễ thương, luôn được chiều chuộng, thương yêu, nhưng bên cạnh đó, gấu bông là vật chết, nó không có biểu cảm, cũng như tình cảm. Giới trẻ được ví như gấu bông, những đứa trẻ xinh xắn luôn được gia đình nuông chiều, yêu thương hết mực, cũng đồng nghĩa những đứa trẻ có thái độ vô cảm, lạnh lùng với các sự việc trong cuộc sống. Ví như thế, không chỉ là đang phê phán sự quá mức cưng chiều sinh hư, mà còn là sự báo động về sự suy thoái đạo đức ở giới trẻ ngày nay. Đúng là như vậy, giới trẻ ngày nay với cách ứng xử, suy nghĩ thật khiến nhiều người phải thốt lên: "Ôi, đúng là thời nay khác xa thời xưa mà !" Họ cảm thán như vậy không phải là một điều vô lí, chỉ cần thử tra trên các trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy đầy rấy những câu chuyện thương tâm, ví như một cô gái 15 tuổi, khi thấy mẹ mình bị xe tông còn thản nhiên đứng nhìn, thậm chí còn đợi mẹ đứng dậy, cô mới leo lên xe và nói: "Tí nữa mẹ mua cho con cốc chè" Cô bé ơi, lúc nào rồi cô còn nghĩ đến cốc chè? Nếu như xe chẳng may cướp đi người mẹ đã có công sinh thành với cô đi, không lẽ cô chỉ thản nhiên gọi bố cô đón về? Hay như một tình trạng khá phổ biến hiện nay, khi giới trẻ có thần tượng để hâm mộ. Ai cũng có người để mình ngưỡng mộ, noi theo. Nhưng cách một cậu bé khi được hỏi có thể trả lời vanh vách những sở thích quần áo người mình hâm mộ mặc, nhưng khi được hỏi về mẹ, cậu lại im lặng không biết. Thật xấu hổ cho những đứa con, những người mang ơn cha mẹ, lại có thể phụ bạc, bất hiếu, vô ơn đến mức này. Còn có những thanh thiếu niên, quá hâm mộ một người, mà tôn họ làm thần làm thánh, hạ thấp người khác, không nghe lời cha mẹ, có biết bao nhiêu vụ chỉ vì một tấm vé mà hại chết người nhà cho vài tiếng được nhìn thấy thần tượng. Lại càng không thể chấp nhận có những con người vì quá đam mê một thứ mà sẵn sàng chửi rủa người khác, kể cả với vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc - Bác Hồ. Nguy hiểm hơn, khi sự vô ơn, lãnh cảm ấy được nhân rộng ra xã hội, những chú "gấu bông xinh đẹp" ấy làm gì khi nhìn thấy tai nạn giao thông, thấy người già định qua đường, thấy những người ăn xin, hay đơn giản nhất, khi bố mẹ bị ốm, các em làm gì? Bỏ mặc? Không quan tâm? Đổ trách nhiệm? Cho dù là như thế nào đây cũng là một tình trạng báo động cần phải cảnh giác. Tại sao thế? Những đứa trẻ mới 9, 10 tuổi thì còn ngây thơ, nhưng đã 14, 15 tuổi, sao còn vô cảm như vậy? Phải chăng các em chưa được rèn luyện đạo đức thường xuyên, gia đình quá mức nuông chiều mà không để các em tiếp xúc với đạo lí luân thường? Hay chính cái sự phát triển mạnh của mạng xã hội kia khiến các em học đòi theo những thói xấu? Nhưng quan trọng nhất, giới trẻ luôn có một sự học hỏi rất lớn, cho dù ta không nhận ra nhưng các em là tấm gương phản ánh thực trạng của xã hội. Giờ giới trẻ cũng được làm cha mẹ rất sớm, còn non yếu trong cách nuôi dạy con, cha mẹ còn chơi điện tử, con cũng học từ sớm; cha mẹ nói tục, con cũng bắt chước học theo. HIện nay, phim ảnh phát triển, những bộ phim kinh dị từ hoạt hình đến người thật, chúng ta đang cố rèn luyện cái gì ở các em khi cho chúng xem những bộ phim vốn đã không có tình người ngay khi còn nhỏ? Rồi đến khi những tật xấu đã ăn sâu vào tiềm thức con trẻ, lúc đó cha mẹ mới bất lực, không thể vãn hồi. Mà trên hết, giới trẻ không chỉ bao gồm những thiếu nhi, nhi đồng, mà cả những thanh thiếu niên mười tám đôi mươi vẫn là giới trẻ. Nếu ngay từ đầu chúng ta không có một tư tưởng, mục đích sống đúng đắn, thì ta sẽ mãi chìm sâu trong bùn lầy tội lỗi, rồi lại đổ tội cho hoàn cảnh xung quanh. Những điều đó, có thể gây ra những hậu quả vô cùng to lớn Không phải là "có thể" nữa, mà là chắc chắn! Vô cảm không phải là xấu mà nó chính là kẻ giết người ! Chỉ cần một lần ta vô cảm với cha mẹ, ta có nghĩ ta như thế nào được sinh ra, như thế nào được nuôi dưỡng thành người, như thế nào được sinh ra lành lặn đến như thế này? Chỉ cần một lần ta lướt qua một tai nạn mà không chú ý, liệu ta có nghĩ nếu một ngày nào đó ta là người nằm kia, ta sẽ cần một đôi tay kéo ta dậy như thế nào? Một lần ta mở miệng hạ nhục người khác, ta đã nghĩ qua nếu không có họ cống hiến cho cuộc đời, liệu bây giờ ta có được sống trong một xã hội phát triển như bây giờ? Trước khi vô cảm với mọi người xung quanh, là ta đã vô cảm với cuộc sống của chính mình rồi. Chúng ta đã quá mải mê theo đổi những thứ hư vô như phim ảnh, giọng hát, cái đẹp thể xác, mà quên đi biết bao điều thực tế còn đẹp đẽ hơn nhiều bên cạnh chúng ta. Để rồi chúng ta cứ đắm mình vào cái "áo" của cuộc sống, mãi bị lùi xa thực tại trở thành gánh nặng của gia đình, của xã hội. Có thể ta đẹp đấy, phong cách đấy, nhưng đó là trong mắt những kẻ "giống ta" còn với những người sống đúng kia, chúng ta trở thành những con người tầm thường, đáng chê trách, phải tránh xa. Nhưng mà, "thế hệ gấu bông" không bao gồm tất cả. Vẫn có những tấm gương sáng mà cả người lớn cũng phải ngưỡng mộ và cảm động. Những câu chuyện về việc quyên góp, ủng hộ quần áo ấm tặng bạn, trồng cây gây rừng, lên tiếng bảo vệ động vật, đâu có ít? Nhưng đó là những điều to lớn. Còn có những những việc làm nhỏ nhưng cũng khiến nhiều người xúc động, ngợi ca, chỉ là việc giúp cụ già qua đường, một lời sẻ chia an ủi những lúc cha mẹ buồn, hoặc chỉ một nụ cười với người xung quanh, đó là ta đã mở rộng tấm lòng để cho đi và nhận lại những niềm vui. Ngược lại với vô cảm, quan tâm đâu có khó gì? Chỉ cần mở cửa trái tim, giúp đỡ người khác là ta đã quan tâm, đem niềm vui cho mọi người cũng như tự cho mình một ngày vui rồi. "Có khó chi đâu một nụ cười Ngày ngày trao bạn ta cùng vui" Có lẽ chính chúng ta cũng tự thấy mình quả có vô cảm. Nhưng nhận ra là chưa đủ, chúng ta phải lên tiếng nói cho người khác cùng biết, cần phải thay đổi một cách toàn diện. Dễ lắm mà, hãy hỏi tự hỏi mình: "Mình sinh ra là nhờ ai? Mình sinh ra để làm gì? Mình vì ai mà sống?" Chúng ta sinh ra từ nỗi đau, sự vất vả của cha mẹ, không có cha mẹ ta không có ngày hôm nay. Đừng vì chán nản cuộc sống mà buông lỏng chính mình, chỉ có yêu bản thân, yêu cuộc sống ta mới có tình yêu để chia sẻ cùng mọi người. Tức là, hãy tìm cho mình một mục đích sống, để rồi, sống có ích, có sự cống hiến. Từ đó ta mới có niềm tin để vươn lên, học hỏi những cái hay, cái tốt đẹp, hiểu được công lao dưỡng dục của cha mẹ, hiểu được ân nghĩa với những người cho ta cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay, rồi biết được, ai đáng để ta ngưỡng mộ, đáng để ta học hỏi. Nhìn những người xung quanh, như cha mẹ, sự tần tảo sớm hôm nhọc nhằn kiếm từng đồng tiền nuôi ta, như những người nông dân công dân đêm ngày miệt mài xây dựng quê hương Việt Nam thêm giàu đẹp. Hay những nghệ sĩ, nghệ nhân, tác gia không kể trắc trở gian lao, biết bao lời đời để tạo nên một thế giới tinh thần giàu đẹp, xứng tầm quốc tế như bây giờ, họ cũng rất đáng để ta ngưỡng mộ mà. Dù ta ngưỡng mộ, yêu quý ai đi chăng nữa, chúng ta - tương lai của đất nước luôn phải nhớ: Hãy là một người công tốt, một người con hiếu thảo, một người trò ngoan, một con người đáng quý trước rồi mới đến một tuổi trẻ đầy mộng mơ với những tình yêu riêng. Cho dù nói bao nhiêu, cũng không thể sánh bằng hành động thực tế, tôi không phải một con người hoàn hảo như người đời yêu cầu. Nhưng tôi, với tuổi trẻ đầy khát vọng, tôi tin rằng mình đã đủ tư cách để trở thành một con người với những trải nghiệm của tuổi trẻ. Bởi tôi tin, vô cảm chỉ là cách chúng ta xa lánh thực tế, đừng chờ người ta giơ tay ra chờ mình giúp đỡ, hãy là người đưa bàn tay ra trước, như thế chúng ta không chỉ là "thế hệ gấu bông" mà còn là "thế hệ của những thay đổi" bởi chúng ta tạo nên những điều kì diệu, chúng ta sẽ là người tiếp nối xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta không chỉ trở thành một đất nước giàu đẹp về vật chất, mà còn rạng rỡ những truyền thống dân tộc. Đây không phải là khát vọng của thế hệ trẻ chúng ta hay sao? -
Mê cung, một mê cung cảm xúc
một bài viết của blog đăng Đức Hạnh trong Dòng cảm xúc, chỉ đẹp, khi nó được chia sẻ
Đời người, ai chẳng có con đường phải đi Lòng người, ai cũng có suy nghĩ rất riêng Tâm người, ai cũng có lúc biến động Đường đi, chỗ nào cũng có đá sỏi. Đường tôi đi, là một mê cung, tôi tạo dựng, trang hoàng cho nó thật đẹp. Biết để làm gì không? Ha ha, tôi chứa để đầy nước mắt, đau thương, hi vọng, lời hứa,... những câu chuyện tôi được lắng nghe. Mỗi bước đi, mỗi câu chuyện, sao xót xa thế? Những vấp ngã, những mặt nạ, những dối trá, rõ ràng quá. Tôi như một thính giả trung thành, một khán giả nhiệt tình bên ngoài cuộc đời, lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, cái âm thanh giọt nước mắt chạm đất, tiếng vỡ vụn trái tim, tiếng ai oán tự đáy lòng. Và đôi mắt, cửa sổ tâm hồn, rọi chiếu những suy nghĩ. Họ để tôi nhìn, đôi mắt e ngại ấy, đôi mắt hối hận ấy. Tôi nhìn họ, diễn những vai diễn cuộc đời, những thăng trầm của cuộc sống. Họ ngã khụy, rồi đứng dậy. Họ khóc òa rồi mỉm cười. Họ gặp khó khăn, rồi họ giải quyết. Tôi đứng cạnh, họ chẳng màng. Ừ, tôi vô tâm, phải không? Tôi lại không nghĩ thế, tôi không vươn tay ra giúp đỡ, vì kể cả khi tôi vươn tay ra, sẽ không ai cầm đến. Dù tôi đứng bên cạnh họ, họ cũng sẽ gạt tôi đi. Nên, những cảm xúc họ có, những cảm xúc họ nói, tôi tiếp nhận, để nó vang vọng trong cái mê cung. Rồi thỉnh thoảng, tôi lạc bước. Cảm nhận lại từng xúc cảm, dịu dàng, thanh thoát làm sao. Bạn thử tưởng tượng ra chưa? Khi được thử ở trong mê cung cảm xúc ấy? Ôi, những cảm xúc tiêu cực dày vò bạn khiến bạn đau đến không thở nổi ư? Còn tôi lại khác. Tôi xây dựng nó mà, cái mê cung của cảm xúc. Tôi tận hưởng nó, như một bầu không khí trong lành Tôi ôm trọn nó trong trái tim mình Từ từ nhấm nháp, từ từ cảm nhận Chỉ có điều, tôi không cười được Không thể cười được nữa. Quá nhiều cảm xúc sẽ trở về vô định. Quá nhiều suy nghĩ, nó sẽ trở về trắng không. Một li nước đầy, cho vài giọt là tràn li, nhưng đổ cả bình nước, tất cả sẽ trào hết. Còn lại, một đôi mắt không chút sóng tình. Một đôi môi thôi khỏi nhếch. Nhưng trái tim, mãi một mê cung không lối thoát. Mê cung này, bạn có bước cùng tôi? -
Chỉ tiếc cô gái ấy đã quên, dù hững hờ coi nó chỉ là giây phút thoáng qua, nhưng vẫn mãi là một nỗi đau, chôn vùi trong tim, dễ vỡ tung. Thà rằng đối mặt với nó một lần, kêu gào cho thỏa thích, lôi nó ra nhìn nhận thật kĩ càng, để ngày mai, nó vĩnh viễn biến mất.......Góp ý.......
-
Đời người khởi đầu tựa ngọn cỏ non Mọc giữa đồng xanh với nắng chan hòa Ta có đất là mẹ, trời là cha Từng ngày, từng ngày bình yên trôi qua. Ngờ đâu, trở trời bão nổi cơn giận Mưa xiên, gió thét, sấm gầm, sét rung Dẻo dai mạnh mẽ dưới cơn bão giận Cỏ non uốn mình tựa một cây cung Kìa, mưa tạnh mây ta, cỏ nơi đâu? Ngay đó, cỏ vươn mình đứng ung dung. Cỏ cây còn vậy huống chi con người Đứng vững hiên ngang trên con đường đời Bất chấp khó khăn mới xứng làm người Đời người há chi một phút buồn đau?
-
Trớ trêu thay, lòng dạ con người Nghĩ hoài nghĩ chỉ ngày trước mặt Nụ cười khóe mắt ngờ chi đâu Lòng lang dạ sói hại những người.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.