Jump to content

tuanson30061997

Thành viên
  • Số bài viết

    4
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi tuanson30061997

  1. Sokuon (Nhật: 促音 (Xúc âm) そく おん tạm dịch là "âm nhanh") là một loạt âm đọc trong tiếng Nhật. Nó được ký hiệu bằng chữ "tsu" viết nhỏ (っ hay ッ, so với kích cỡ to thông thường là つ hay ツ). Vì vậy, sokuon còn được gọi với tên bình dân là "tsu nhỏ" (小さい「つ」 - chisaitsu). Chức năng chính của ký hiệu "sokuon" trong tiếng Nhật là kéo dài gấp đôi phụ âm đứng sau nó, đặc biệt là phụ âm "ch". Ví dụ: 1)ざっし. Ta có ở giữa âm ざ (za) và し (shi) là sokuon っ, như vậy sokuon っ sẽ kéo dài phụ âm "s" của "shi", như vậy cả chữ sẽ ký âm là zasshi (đọc là giạt-si). 2)きって. Ta có ở giữa âm き (ki) và て (te) là sokuon っ, như vậy sokuon っ sẽ kéo dài phụ âm "t" của "te", như vậy cả chữ sẽ ký âm là kitte (đọc là kịt-tê). 3)カップ. Ta có ở giữa âm カ (ka) và プ (pu) là sokuon ッ, như vậy sokuon ッ sẽ kéo dài phụ âm "p" của "pu", như vậy cả chữ sẽ ký âm là kappu (đọc là cạp-pư). Như vậy, chữ たつと (dùng "tsu lớn") sẽ đọc là tatsuto (ta-chư-tô), còn たっと (dùng "tsu nhỏ") sẽ đọc là tatto (tạt-tô). Sokuon của Nhật không xuất hiện ở đầu chữ, ở trước nguyên âm (a, i, u, e, o) hay trước các ký tự kana có âm đọc bắt đầu bằng n, m, r, w, y. Sokuon cũng không xuất hiện trước phụ âm h hay các phụ âm kêu như g, z, d, b, ngoại trừ trong trường hợp các từ mượn, biến âm, hay giọng địa phương. Ngoài ra "tsu nhỏ" cũng được viết ở cuối câu nhằm thể hiện âm tắc thanh hầu (glottal stop - ʔ), thường dùng trong các trường hợp biểu thị sự ngạc nhiên hay giận dữ, tương tự như cách dùng dấu chấm than (!). Người ta chưa thống nhất được cách chuyển tự La Tinh dành cho âm tắc thanh hầu kiểu này, nhưng trong tiếng Anh người ta hay ký hiệu nó bằng một dấu gạch ngang độ dài bằng chữ M (m dash). Người Ainu sử dụng "tsu nhỏ" viết bằng katakana (ッ) để chỉ sokuon hoặc phụ âm "t" ở cuối từ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sokuon không được viết bằng "tsu nhỏ", mà bằng ký tự thu nhỏ của chính phụ âm được kéo dài. Ví dụ: イㇰカ (ikka). Trường hợp dùng "t" ở cuối từ được cho là khó phát âm đối với tiếng Nhật vì trong tiếng Nhật không có âm nào như vậy. Theo Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế, sokuon được phiên bằng phụ âm kép hay ký hiệu chỉ sự kéo dài âm đọc, ví dụ: kitte (きって) – /kitːe/ hay /kitte/ assari (あっさり) – /asːaɽi/ or /assaɽi/ Có nhiều cách để gõ sokuon trên máy vi tính bằng bàn phím La Tinh, ví dụ gõ các đoạn mã xtu, ltu, ltsu, vv. Một số bộ gõ như Kotoeri trên Mac OS X hay Microsoft IME, khi người dùng gõ liên tiếp 2 lần một chữ phụ âm thì sẽ tạo ra ký hiệu sokuon, ví dụ gõ tta thì sẽ hiện ra った. Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật, đặc biệt là tiếng Nhật giao tiếp .
  2. Các bạn mê nấu ăn? Các bạn thích tiếng Nhật? Vậy thì chủ đề của chúng ta trong bài hôm nay sẽ là từ vựng tiếng Nhật về các loại rau củ. Nào hãy tìm hiểu nhé các bạn: きゅうり: dưa chuột, dưa leo. インゲン: đậu cô ve. 竹の子 (たけのこ): măng. 木野子 (きのこ): nấm. レタス: rau diếp, xà lách. 白菜 (はくさい): rau cải thảo, cải thìa. ポテト: khoai tây. トマト: cà chua. Thêm một số Tiếng Nhật về rau củ: 人参 (にんじん): cà rốt. なす: cà tím. 大根 (だいこん): củ cải trắng. ピーナッツ: đậu phộng. 豌豆 (えんどう): đậu hà lan. ピーナッツ: đậu phộng. 豌豆 (えんどう): đậu hà lan. 豆腐 (とうふ): đậu hũ. 青豌豆 (あおえんどう): đậu xanh. 小豆 (あずき): đậu đỏ. へちま: mướp. もやし: giá đỗ. 玉ねぎ (たまねぎ): hành tây. ほうれんそう: rau bina, cải bó xôi. とろろ芋 (とろろいも): khoai mỡ. 薩摩芋 (さつまいも): khoai lang. Trong giao tiếp hằng ngày bạn sẽ cần thường xuyên dùng đến những từ ngữ trên, kể cả trong Tiếng Nhật giao tiếp. Do đó hãy ghi nhớ và học thuộc để áp dụng ngay bạn nhé !
  3. “Tôi có nên học tiếng Nhật?” có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn đã và đang học tiếng Nhật. Vậy học tiếng Nhật để làm gì?. Chúng tôi sẽ đưa ra một số lý do của việc học tiếng Nhật để các bạn tham khảo và có thể tìm được câu trả lời của riêng mình. Có nhiều lý do để học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Nhật nói riêng: Để đi làm tại công ty của Nhật, công ty liên doanh Việt – Nhật tại Việt Nam với mức lương cao hơn Để đi du học Nhật Bản. Để qua Nhật làm việc. Vì yêu thích văn hóa và ngôn ngữ tiếng Nhật. Để kiếm học bổng đi du học Nhật Bản. Mức thu nhập theo khả năng tiếng Nhật: Trung tâm tiếng nhật tốt nhất hà nội Mức lương khởi điểm theo trình độ tiếng Nhật (tại Việt Nam): · Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật N2: 350 ~ 500 $ · Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật N1 (cấp cao nhất): 600 ~ 700 $ · Nếu bạn có trình độ N2 và trình độ chuyên môn (ví dụ bằng đại học về kỹ thuật): 700 ~ 800$ · Nếu bạn có trình độ N1 và trình độ chuyên môn: 900 ~ 1000 $ · Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật N2 và khả năng tiếng Anh (ví dụ TOEIC 650 ~): 600 ~ 700 $ · Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật N1 và tiếng Anh tốt (ví dụ TOEIC 850 ~): 800 ~ 1000 $ · Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật tốt và kinh nghiệm chuyên môn: 1000 $ ~ Các bạn có thể thấy là nếu bạn biết 2 ngoại ngữ thì lợi thế về thu nhập của bạn sẽ khá lớn. Ngoại ngữ thứ 2 không nhất thiết phải là tiếng Anh mà có thể là tiếng Trung hay tiếng Hàn. Lý do là hiện nay rất nhiều công ty phải làm ăn với nhiều quốc gia nên cần một người có thể giúp họ liên lạc được với các khách hàng nước ngoài. Tiếng Nhật để qua Nhật đi làm: Người Nhật rất cẩn thận trong khâu tuyển chọn lao động ,yêu cầu đầu tiên khi phỏng vấn là bạn phải hiểu tiếng Nhật (hiểu càng nhiều thì cơ hội trúng tuyển càng cao) Nếu bạn muốn đi theo chương trình kỹ thuật viên thì yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên .Và yêu cầu bạn phải có chuyên môn (nhất là về kỹ thuật hư cơ khí, công nghệ thông tin,…) Tiếng Nhật để đidu học Nhật Bản: Nếu bạn muốn đi du học Nhật Bản tự túc thì bạn có thể đi mà không cần biết nhiều tiếng Nhật. Tuy nhiên nếu bạn sang Nhật rồi mới học tiếng thì tiền học phí và chi phí sinh hoạt sẽ rất cao. Thông thường một du học sinh sang Nhật sẽ học tiếng Nhật ở một trường tiếng Nhật nào đó trong 2 năm, ví dụ học buổi sáng còn buổi chiều đi làm thêm. Nếu bạn có khả năng tiếng Nhật cơ bản rồi thì bạn có thể bỏ qua việc học cơ bản và rút ngắn thời gian học còn 1 năm rưỡi hay 1 năm. Nhiều du học sin (nhất là từ Trung Quốc hay Hàn Quốc) học tiếng Nhật chỉ trong nửa năm. Sau đó bạn sẽ thi kỳ thi đại học hay cao đẳng hay trường dạy nghề, nếu đậu thì bạn vào học. Nếu các bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật tốt thì sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm (các bạn hoàn toàn có thể tìm được một công việc nhàn mà lương lại cao hơn )cũng như những khi gặp khó khăn nơi đất khách quê người . Vì yêu thích văn hóa và ngôn ngữ tiếng Nhật: Điều này thì khỏi cần nói, bạn có thể xem manga hay phim truyền hình (drama) của Nhật, đọc những thứ thú vị bằng tiếng Nhật hay nghe nhạc Nhật. Vậy bạn có nên bắt đầu học tiếng Nhật? Điều đó còn tùy thuộc vào bạn có yêu thích và dành thời gian cho nó không. Việc học nhìn chung là bạn phải đầu tư thời gian và công sức thì mới đem lại kết quả cụ thể. Các bạn có thể tham khảo trình độ tiếng Nhật và số giờ học tương đương ở dưới đây : Có 5 cấp độ trong bài thi năng lực tiếng Nhật là: N1 ~ N5. Cấp độ dễ và thấp nhất là N5, khó và cao nhất là N1.N5 – Đây là trình độ sơ cấp 1 ,sẽ bắt đầu học từ bảng chữ cái hiragana và katakana ,một số mẫu câu đơn giản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày và học những chữ hán đơn giản ,ít nét viết .N4 – Đây là trình độ cấp 2, tiếp tục học lên những mẫu ngữ pháp cũng thường xuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc . Học tiếp những chữ hán khó hơn N5 . Khi các bạn học hết 50 bài trong giáo trình Minnanonihongo sẽ là trình độ N4 ,lúc này các bạn đã nắm được khá nhiều từ vựng (khoảng 2000 từ )và các mẫu câu cơ bản nên các bạn có thể giao tiếp được với người Nhật . N3- Đây là trình độ trung cấp 1, các bạn sẽ phải học thêm khoảng 100 mẫu ngữ pháp và nhiều từ vựng ,chữ hán. Ttrình độ N3 cũng được dùng trong giao tiếp hàng ngày và trong công việc . N2 – Về mặt ngữ pháp và chữ hán thì trình độ N2 tương đương với trình độ của các bạn đang theo học tại trường THPT bên Nhật .các bạn sẽ phải học thêm khoảng gần 200 mẫu ngữ pháp và nhiều từ vựng và chữ hán khó, trình độ N2 thường được dùng trong văn viết và trong các bài phát biểu trang trọng . N1 – Đây là trình độ cao cấp ,các bạn sẽ phải học thêm gần 100 mẫu ngữ pháp và nhiều từ vựng ,chữ hán khó.
  4. Dưới đây là những câu là những câu giao tiếp cơ bản mà người Nhật sử dụng hằng ngày. おはようございます ohayogozaimasu : chào buổi sáng こんにちは –konnichiwa : xin chào, chào buổi chiều こんばんは – konbanwa : chào buổi tối おやすみなさい-oyasuminasai : chúc ngủ ngon さようなら-sayounara : chào tạm biệt ありがとう ございます arigatou gozaimasu : xin cảm ơn すみません-sumimasen : xin lỗi… おねがいします-onegaishimasu : xin vui lòng Chúng ta bắt đầu nào はじめましょう hajimemashou Kết thúc nào おわりましょう owarimashou Nghỉ giải lao nào やすみましょう yasumimashou Các bạn có hiểu không ? わかりますか wakarimasuka (はい、わかりますーいいえ、わかりません) Lặp lại lẫn nữa… もういちど mou ichido Được, tốt けっこうです kekkodesu Không được だめです damedesu Tên なまえ namae Kiểm tra, bài tập về nhà しけん、しゅくだい shiken, shukudai Câu hỏi, trả lời, ví dụ しつもん、こたえ、れい shitsumon, kotae, rei Số Đếm từ 1 đến 10 ぜろ、れい-zero, rei: zero: 0 いち-ichi: one: 1 に-ni : two: 2 さん-san: three: 3 よん、し-yon, shi: four: 4 ご-go : five: 5 ろく-roku: six: 6 なな、しち-nana, shichi: seven: 7 はち-hachi: eight: 8 きゅう、く-kyu, ku: nine: 9 じゅう-juu: ten: 10 Đây là Các câu nói thông dụng bằng tiếng nhật thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống なか かわった ことあった?(Naka kawatta kotoatta?) : Có chuyện gì vậy? どう した?(Dō shita?) (*) Truyện gì đang diễn ra) なんか あった の?(Nanka atta no?) (**) (*) Bạn biết những gì đang diễn ra nhưng bạn ko kịp theo dõi đôi chút. (**) Bạn ko biết chuyện gì đang xảy ra cả. Dạo này ra sao rồi げんき だた?(Genki data?) どう げんき?(Dō genki?) Bạn có khỏe không? げんき?(Genki?) Dạo này mọi việc thế nào? (How have you been doing?) どう してて?(Dō shiteta?) Dạo này bạn đang làm gì ? (What have you been doing?) なに やってた の?(Nani yatteta no?) Các bạn đang nói chuyện gì vậy? (What have you been talking about?) なに はなしてた の?(Nani hanashiteta no?) Lâu quá rồi mới lại gặp lại. (Haven’t seen you around for a while.) ひさしぶり ね。(Hisashiburi ne.) (Nữ) ひさしぶり だね。(Hisashiburi dane.) (Nam) Những câu này có thể được chuyển từ câu nói thường thành câu hỏi, chuyển ne ngắn (ne) thành ne dài (nē) sẽ biến câu “Lâu rồi ko gặp bạn” thành “Lâu rồi ko gặp bạn phải ko?” Migi có khỏe không? (Is Migi okay?) みぎ げんき?(Migi genki?) Dạo này Migi làm gì? (How’s Migi doing?) みぎい どう してる?(Migī dō shiteru?) Không có gì mới (Nothing much) べつ に なに も。(Betsu ni nani mo) なに も。(Nani mo) Không có gì đặc biệt (Nothing specia.) べつ に かわんあい。(Betsu ni kawannai) Khỏe thôi. (Okay ,I guess) あんまり。(Anmari) Tôi khỏe (I’m fine) げんき。(Genki) げんき よ。(Genki yo) (Nữ) げんき だよ。(Genki dayo) (Nam) まあね。(Māne.) (+) Có chuyện gì vậy? (what’s wrong?) どか した の?(Doka shita no?) (Nữ)(n–> p) (*) ど した の?(Do shita no?) (Nữ)(n–> p) なんか あった の?(Nanka atta no?) (**) ど したん だよ?(Do shitan dayo?) (Nam) (*) & (**) Nói bằng giọng quan tâm nhiều hơn. Bạn đang lo lắng điều gì vậy? (What’s on your mind?) なに かんがえてん?(Nani kangaeten no?) Không có gì cả (Nothing) べつ に。(Betsu n.) なん でも ない よ。(Nan demo nai yo) **Nan-demo nai-yo là lời đáp cho câu “Xảy ra gì vậy?” hay “Đang suynghĩ gì vậy?” Còn Nanni-mo là lời đáp cho câu “Có chuyện gì mới không?” Đừng lẫn lộ hai câu này. Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi (I was just thinking) かんがえ ごと してた。(Kangae goto shiteta) Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi (I was just daydreaming.) ぼけっと してた。(Boketto shiteta.) Để tôi yên! (Leave me alone!) ひとり に して!(Hitori ni shite!) ほっといて!(Hottoite!) Không phải phải chuyện của bạn! (It’s none of your bussiness!) ぃ でしょ!?(Ii desho!?) (Nữ) ぃ だろ!(Ii daro!) (Nam) かんけい ない でしょ!(Kankei nai desho!) (Nữ) かんけい ない だろ!(Kankei nai daro!) (Nam) よけい な おせわ!(Yokei na osewa!) Có thể tạo nên những cuộc đối thoại nhiều màu sắc hơn bằng cách đệm thêm “vâng” ,”phải chứ?” Hãy xem những câu sau đây. Chúng sẽ có dò hòi hay nghi ngờ tùy theo giọng nói của bạn. Thật không? (Really?) ほん と?(Hon to?) ほんと に?(Honto ni?) まじ で?(Maji de?) まじ?(Maji?) うそ?(Uso?) うそ だ?(Uso da?) Vậy hả? (Is that so?) そう なの?(Sō nano?) そう?(Sō?) Đúng vậy chứ? (Did you? Do you? Are you?) そう なの?(Sō nano?) Làm thế nào vậy? (How come?) どう して?(Dō shite?) どう して だよ?(Dō shite dayo?) Tại sao? (Why?) なんで?(Nande?) Ý bạn là gì? (What do you mean?) どう いう いみ?(Dō iu imi?) Có gì sai khác không? (Is something wrong/different?) なに か ちがう の?(Nani ka chigau no?) Có gì khác biệt? (What’s the difference?) なに が ちがう の?(Nani ga chigau no?) Cái gì? (What?) なに?(Nani?) え?(E?) Tại sao ko? (Why not?) なんで だめ なの?(Nande dame nano?) なんで だめ なん だよ?(Nande dame nan dayo?) (Nam) Bạn nói nghiêm túc đấy chứ? (Are you serious?) ほんき?(Honki?) Bạn có chắc không? (Are you sure?) ほんと に?(Honto ni?) ぜったい?(Zettai?) **Zettai? Là cách hỏi nhấn mạnh hơn ,ví dụ như trường hợp bạn thật sự muốn biết họ có chắc hay ko. Bạn không đùa đấy chứ? (You don’t mean it!) じょうだん でしょ?(Jōdan desho?) Cứ nói đùa mãi! (You’re joking!) じょうだん だろ?(Jōdan daro?) Những câu sau đây sẽ làm cho cuộc đối thoại sống động hơn ,hay ít nhất làm cho người nói cảm thấy bạn đang lắng nghe. Đúng rồi! (That’s right!) そう だね!(Sō dane!) (+) そう だな!(Sō dana!) (+) まねえ!(Manē!)

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...