Đây là một vấn đề văn học nhưng mình cũng mong nhận được những ý kiến dưới góc nhìn thực tế và hiện đại của các bạn! Như các bạn đã biết, đoạn trích Trao duyên là trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nói về việc cha của Kiều bị ngta vu oan, tống giam, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, lấy Mã Giám Sinh. Nhưng Kiều vốn dĩ đã yêu Kim Trọng, cùng hẹn thề với nhau, và quá nặng tình với chàng nên Kiều đã trao duyên cho em gái mình làThúy Vân, nhờ em nhận mối duyên này mà thành thân với Kim Trọng. Ở nhà trường cũng như đọc qua các bài phân tích, hầu như chúng ta đều được nghe những lời phân tích như là: Kiều là 1 người thông minh, sắc sảo, hiếu thuận lại nặng tình. Trong hoàn cảnh gia đình nguy khốn, nàng đã đặt chứ HIÊU lên trên chữ TÌNH, chấp nhận hi sinh thân mình để cứu cha cũng như mối tình sâu sắc của mình. Nhưng chúng ta thử nhìn ở một góc độ khác , tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt, hôn nhân là sự ràng buộc thiêng liêng, Kiều không thể vẹn tròn tình nghĩa với Kim Trọng, nhưng nhờ cậy em gái mình là Thúy Vân thành thân với Kim Trọng có hợp lý không? Kiều giữu chữ hiếu, chữ tình, nhưng nhờ em gái mình thành thân với 1 người đàn ông mà không có tình yêu, liệu Thúy Vân có hạnh phúc không? Có phải Kiều đã không nghĩ cho em gái mình? Trong khi Kim Trọng trong lòng vốn dĩ đã có Kiều, lấy Vân về có phải là thiệt thòi cho Vân? Chẳng lẽ không còn cách nào thỏa đáng hơn ngoài cuộc hôn nhân giữa Thúy Vân và Kim Trọng? Các bạn có suy nghĩ khác về vấn đề này không? Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.