Jump to content

vutrungbk

Thành viên
  • Số bài viết

    8
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về vutrungbk

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  1. Việc học tốt môn văn thì năng khiếu, khả năng thiên bẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ và hoàn toàn không hề mang tính quyết định tới bởi vì bất cứ ai cũng có thể học tốt đối với môn văn bạn nếu nắm được cách học đúng và kỹ năng học tập tốt. Mình từng đi gia sư văn lớp 8, gia sư văn lớp 9 cho khá nhiều bạn, mình cũng chia sẽ phương pháp học tốt môn văn cho các bạn tham khảo. Sau một thời gian, mình thấy khả năng học văn của các bạn ý được cải thiện rõ rệt nên gờ mình muốn chia sẻ với các bạn: 1.Suy nghĩ thật đơn giản để có thể học tốt môn văn hơn Môn văn là một môn học vô cùng quan trọng ở trong tất cả các cấp học, đặc biệt là môn thi bắt buộc, cần có trong mọi kỳ thi cuối kỳ, tốt nghiệp hay thi lên cấp 3 đối với các bạn học sinh lớp 9 nên việc học văn càng trở nên cực kỳ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thực tế, thì không ít bạn đã sai lầm khi nghĩ rằng môn văn đó là môn học mà thiên về năng khiếu hơn nên bạn không có năng khiếu thì bạn sẽ không thể học tốt môn này. Sự thật thì không hoàn toàn như thế, nhưng tất nhiên thì môn học này sẽ có lợi thế đối với những bạn có năng khiếu về văn học hay tâm hồn thơ mộng j đó, tuy nhiên thì năng khiếu chỉ có một phần nhỏ thôi đấy, nếu bạn biết cách học giỏi môn văn, và có quyết tâm chinh phục được môn học này, thêm sự kiên trì cùng nhẫn nại thì học môn văn sẽ càng trở nên đơn giản với bạn hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ tự tạo áp lực cho chính mình, và đừng bao giờ nghĩ rằng môn văn quá khó mà rồi mặc kệ nó, để bỏ cuộc nhé, việc suy nghĩ như thế thì chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn với môn học này thôi, mà trong khi nó lại là vô cùng quan trọng với thành tích học của bạn đấy. Bạn hãy suy nghĩ rằng môn văn cũng sẽ giống như các môn học khác, bạn sẽ hoàn toàn có thể chinh phục môn văn bằng chính khả năng, sự cố gắng, và sự quyết tâm của mình. 2.Nắm chắc kiến thức các trọng tâm trong những tác phẩm để học tốt môn văn Bạn có thể nghĩ môn văn chỉ cần là có năng khiếu thì có thể học tốt, và có thể viết những bài văn hay? Cho rằng việc học tập môn văn không cần học bài nhiều như những môn học khác?… Hoàn toàn là sai lầm đấy nhé. Năng khiếu văn chương của bạn chỉ giúp bạn trong việc cảm thụ các tác phẩm tốt hơn, việc viết nên lời văn hay hơn nhưng để học tốt được môn văn, hay để đạt điểm cao trong môn văn thì việc nắm vững các kiến thức quan trọng trong từng tác phẩm, rồi viết đúng và viết đủ mới thật sự là quan trọng. Để có thể nắm vững các kiến thức quan trọng từng tác phẩm được một cách dễ dàng thì bạn cần phải tuân thủ 3 bước cơ bản sau: - B1: Bạn hãy đọc và soạn bài kỹ càng trước khi đến lớp. Đây là điều quan trọng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc học bài và tiếp thu bài dễ dàng hơn. - B2: Chăm chú nghe giảng trên lớp và ghi chép bài đầy đủ và cẩn thận các kiến thức mà thấy cô giảng giải. Chỗ nào không hiểu thì hỏi lại thầy cô và bạn bè. -B3: Tự học và tự kiểm tra lại các kiến thức của mình khi về nhà. Đọc thêm những tài liệu liên quab=n và các bài văn mẫu xem cách viết của họ sao.
  2. Tại sao trong quá trình học tập lại có người học giỏi, có người học kém vậy ? Không phải là do khả năng của họ kém nên họ họ không giỏi mà họ chưa biết cách vận dụng khả năng của mình, cũng như thiếu sự chăm chỉ cần cù cần thiết. Não của chúng ta gồm có hai bán cầu: - Bán cầu trái: Để tư duy các vấn đề logic - Bán cầu phải: Để tư duy và tưởng tượng hình Muốn hoc được hiệu quả thì bạn phải biết cách vận dụng cả 2 bên phần cầu não của mình. Với kinh nghiệm hơn 10 năm gia sư toán lớp 8, mình sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp đơn giản nhất để việc học trở nên hiệu quả hơn: Mình gọi nó là phương pháp tư duy tưởng tượng. Sau đây mình sẽ chia thành các bước cho bạn dễ dàng thực hiện: 1. Ghi thành một dàn bài - Đầu tiên, bạn hãy đọc toàn bộ bài mà bạn đang học từ 1-2 lần hoặc cố gắng nhiều hơn nữa cũng được. - Bước tiếp theo, bạn hãy tóm tắt lại những gì mình đã học được thành một bản tóm tắt theo dàn đại cương gôm các phần được phân chia theo thứ tự sau đó các mục lại có thể chia thành các mục nhỏ hơn. Chú ý nên đặt tiêu đề cho mỗi mục của nó. 2. Nhẩm trong đầu - Lần thứ nhất: Bạn hãy nhẩm các phần của bài học theo dài bài của bạn, đến chỗ nào mà bạn quên thì tạm dừng lại, dở lại phần đó ra xem. Sau khi đã thuộc được phần đó rồi thì mới chuyển sang các phần khác, bạn nhớ đánh dấu những phần mà bạn cảm thấy khó thuộc và những phần quan trọng lại nhé. Cố gắng không bỏ qua phần nào cả. Sau khi thuộc hết các phần rồi kiểm tra lại toàn bài để xem mình thuộc hết chưa nhé. - Lần thứ hai: Bạn kiểm tra và nhẩm lại toàn bộ các bài hơn. Bạn xem lại nhữn phần bạn cảm thấy dễ quên. Mở sách ra để xem lại, ghi những điều đó ra học lại cho nhuần nhuyễn. - Lần thứ ba: Bạn hãy hệ thống lại một lần nữa toàn bài. Sau đó tự đặt ra những câu hỏi, tự trả lời lại. Cố gắng nghĩ ra mọi câu hỏi mà bạn có thể bị gặp phải từ đó trả lời. 3. Ghi thông tin ra giấy - Đặc biệt là đối với các công thức, định lý hay tính chất thì bạn hãy tóm tắt lại các phần quan trọng. Sao cho khi bản mở những điều cần ghi ra bạn có thể không cần phải xem lại sách nữa. - Khi ghi bạn cần tránh việc ghi rườm ra, thừa thãi khiến việc đọc lại cũng như việc học mất nhiều thời gian và công sức. - Tóm lại thì bạn kết hợp việc vừa nhẩm, lập dài bài rồi ghi chép để đạt hiểu quạ nhất. 4. Nơi học tập - Chọn nơi học tập là điều rất quan trọng để bạn có thể tiếp thu bài được tốt nhất. - Bạn nên tránh những nơi ồn ào náo nhiệt gay mất tập trung. - Thay vào đó nen chọn gọc học tập yên tĩnh, đối diện với nơi cây xanh thoáng đãng tốt nhất
  3. Chào các bạn, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 9 Hiện nay, trong việc học tập các bạn đang cảm thấy kiến thức mình cần phải học rất nhiều và khó phải không ? Các bạn không biết làm thế nào để có thể tiếp thu cũng như ghi nhớ được hết những kiến thức đó. Với kinh nghiệm gần 15 năm gia sư dạy kèm lớp 9, mình xin giới thiệu với các bạn sử dụng sơ đồ tư duy để học: 1. Chuẩn bị - Ít nhất 03 cây bút màu khác nhau, hay kiếm cái búi nhiều màu cho nhanh - Mục đích mình cần dùng tới sơ đồ tư duy để làm chủ đề - Sự điên rồ 2. Vẽ chủ đề trung tâm Chủ đề trung tâm ở đây là vấn đề chính bạn đang chú ý tới. Hãy vẽ một hình ảnh nào đó có liên hệ tới chủ đề này. Sau đó thì cho thêm chữ trong hình ảnh đó. *Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là: - Bạn cần vẽ chủ đề ở trung tâm ở giữa để từ đó phát triển và vẽ ra các nhánh khác - Có thể thoải sử dụng màu sắc, hình ảnh, cái nào chính càng cho sạc sỡ - Không nên che mất hình vì chủ đề cần phải được làm nổi bật lên để dễ nhớ - Có thể bổ sung thêm từ ngữ vào hình vẽ khi chủ đề không rõ ràng 3. Các nhánh chính Ở đây nhánh chính là các ý tưởng dựa vào chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con có liên hệ tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn cảm thấy thích nhất nhất, thỏa sức mà sáng tạo. Ở trên các nhánh chính này là các "Từ Khóa" ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Bạn hãy nên vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa. *Quy tắc vẽ tiêu đề phụ: - Tiêu đề phụ thì nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật - Tiêu đề phụ thì nên được vẽ gắn liền với trung tâm - Tiêu đề phụ thì nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng 4. Các nhánh thứ cấp Ở đây thì các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó sẽ bổ sung ý cho các nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp tùy thích, miễn là không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Giống như ở trên nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Sau đó hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động. *Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp - Nên tận dụng từ khóa và hình ảnh - Bạn hãy dùng các biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian - Tất cả các nhánh của một ý thì nên tỏa ra từ một điểm - Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) phải có cùng một màu *Mẹo nhỏ - Hãy để trí tưởng tượng bay cao, bay xa, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật lên thêm, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. - Dùng ít nhất 3 màu để vẽ. - Với mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính. - Có thể vẽ 2 mindmap trong đó một mindmap nháp và một mindmap hoàn thiện. - Dùng mini map học bài người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp" )
  4. Con nhà tôi ham học lắm bà ạ? Nó cứ mải học suốt thôi ý. Vâng, chắc hẳn rất nhiều các bậc phụ huynh gặp các câu nói khoe con nhà người ta như thế phải không ? Trong khi con của bạn lại chẳng hề hứng thú học tập, nhìn thấy sách vở là chán. Vậy làm sao để con bạn có thể ham học được đây. Với kinh nghiệm hơn 15 năm gia sư văn lớp 8 mình sẽ chia sẻ một số gợi ý cho các bậc phụ huynh giúp con chăm học hơn: 1. Không nên ép trẻ học nhiều - Không nên cứng nhắc bắt ép trẻ học mà nên nhạ nhàng và khuyên bảo trẻ. Có thể đưa ra những hình thức khuyến khích để trẻ tích cực học hơn, cảm thấy đi học như cuộc dạo chơi. - Không nên ép trẻ vào khuân khổ ngay khi trẻ còn bé, cần động viên, quan tâm trẻ để trẻ hào hứng học hơn. - Trên lớp nên để thầy cô giáo tạo môi trường học tập thân thiện, tránh sự nghiêm khắc. 2. Để trẻ được học môn mà trẻ thích - Hãy cùng trẻ ngồi lập thời gian biểu trong ngày cho con hợp lý. Không nên để thời gian học kéo dài khiến trẻ cảm thấy chán học. - Để cho trẻ tự chọn những môn học mà trẻ yêu thích, cho trẻ làm các bài tập đi từ đơn giản trước để kích thích trẻ. - Nếu thấy trẻ không có hứng thú học tập thì hãy để trẻ thư giãn nghe nhạc hay vận động để lại hứng thú. 3. Kết hợp giua học và chơi - Việc đan xen thời gian giữa việc nghỉ ngơi, giải trí với việc học tập là cách tốt nhất để trẻ có hưng phấn học tập. - Trẻ không được vui chơi thì sẽ rất nhanh cảm thấy mất hứng thú với việc học dẫn đến tình trạng lười học. - Nếu bố mẹ muốn cho con vừa học vừa giải trí trì hãy biến việc học của con thành giống như trò chơi vậy như trò bán đồ hàng giúp con học tính toán chẳng hạn,… 4. Tạo không gian học tập cùng con - Các bậc phụ huynh nên để cho bé có thể tự chọn và trang trí nơi học tập của riêng bé. - Cha mẹ chỉ nên hướng dẫn cho con cách dọn dẹp nơi học tập sao cho gọn gang, sạch sẽ. Sắp xếp sách vở cho con, hay dán thêm vài mẫu khóa biểu xinh xắn lên tường.
  5. Học Ngữ Văn lớp 8 thật sự buồn chán chăng? Hay là do mình không biết cách học? Câu trả lời là “ Đúng, bạn chưa biết cách học để làm sao tốt môn Ngữ Văn” Dưới đây với kinh nghiệm gia sư văn lớp 8 hơn 15 năm, mình sẽ chia sẽ cho các bạn một số gợi ý giúp các bạn có thể học Văn được tốt nhất: 1. Luyện khả năng đọc nhanh * Bạn hãy cố gắng tập luyện khả năng đọc nhanh tất cả các tác phẩm, văn bản trong sách, vở hay báo chí,… nhé * Việc bạn luyện tập khả năng này sẽ giúp bạn nắm bắt được các từ khoa chính trong các văn bản hay tác phẩm nhanh hơn. Bạn nên nhớ rằng trong một văn bản thì cấu trúc gồm có: 20% từ khóa chính + 80% các từ thừa thãi. Khi đọc nhanh cố gắng nắm bắt được các ý chính rồi gạch chân chúng lại, chú thích lại câu hỏi có thể kèm thêm bình luận, nhận xét. 2. Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ Có thể sử dụng những cách vẽ như: - Sơ đồ cây - Vẽ nối mạng - Vẽ mô hình biểu tượng - Lập bảng so sánh theo cột dọc, cột ngang để có thể so sang hay phân biệt được đối tượng 3. Tạo thói quen học tập tốt - Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp ( chuẩn bị vào tối ngày hôm trước) - Thực hiện đầy đủ các bước để bạn có thể học tập tốt hơn như: Ôn bài cũ- Soạn bài trước khi đến lớp – Thảo luận, ghi chép bài đầy đủ - Ôn bài Hãy cố gắng tạo niềm thích thú trước mỗi bài học mới, mỗi bài kiểm tra sắp tới. 4. Học theo đặc trưng của dạng - Dạng đọc, hiểu văn bản: Biết cách đọc lướt nhanh các tác phẩm, nắm bắt được các từ khóa chính, gạch chân để phân tích hay nhận xét từ khóa. - Tiếng Việt: Bạn phải nắm vững được các khái niệm để vận dụng vào làm bài tập và viết văn. - Viết Văn: Đọc thật kỹ đề bài trách bị lạc đề - Tìm ý rồi lập dàn ý – Viết thành bài văn hoàn chỉnh – Kiểm tra sai ỗi chính tả 5. Tự kiểm tra * Đây là một kỹ năng mà tất cả các môn học cần phải có. - Hãy tự đánh giá lại, kiểm tra lại bài mình vừa làm rồi sửa lỗi - Nên lập bảng theo dõi để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình - Tham khảo các bài văn đạt điểm cao trong lớp, các sách tham khảo 6. Đọc, xem thêm từ sách, báo chí, tv,..
  6. Chắc hẳn rất nhiều các bạn học sinh gặp phải vấn đề khó khăn khi học môn Ngữ văn. Thực ra việc đó không hề khó khăn nếu như bạn biết được những phương pháp học tập khoa học và đứng đắn Với kinh nghiệm hơn 15 năm làm gia sư văn lớp 8, mình xin được chia sẽ tới các bạn 8 bí kíp sau. Chắc chắn nếu như bạn có quyết tâm, biết cách áp dụng bí kíp này thì việc học văn củ bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều 1. Hãy ươm mồng hạt giống trong tâm mình lòng ham muốn, khát khao và niềm tin để có thể bỏ đi được những cái nhãn đã cũ, và “dán” lên nhân cách mình cái nhãn mới. 2. Bạn hãy luyện đọc thật nhiều lần, nhanh tất cả các văn bản được viết trong: SGK, các sách tham thảo, sách báo, quyển vở ghi,... a, Cấu trúc trong văn bản: 20% các từ khóa chính + 80% các từ thừa b, Hãy phối hợp các bộ phận măt + mũi + mồm + não + bút để đọc theo những từ khóa, tất cả các nhan đề trong sách. Trong quá trình bạn đọc thì hãy gạch chân lại những từ ngữ chính, chú thích lại các câu hỏi, thêm các câu bình luận ngoài lề cuốn sách. Từ đó, giúp bạn hiểu được rõ chủ đề, các ý chính, các điểm quan trọng, ngôn từ từ tác phẩm 3. Dùng sơ đồ tư duy để ghi nhớ các kiến thức. A, Sơ đồ cây VD: B, Mô hình có tính biểu tưởng: VD: C, Bạn hãy thử lập bảng so sáng cột dọc, cột ngang để có thể phân biêt và nhấn mạnh những điểm quan trọng của đối tượng Lưu ý: Nên dùng bút nhiều màu để cho thêm sinh động, dễ nhớ 4. Tạo thói quen học tập A, Trước khi đến lớp thì phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, sách vở và dụng cụ học tập( Nên chuẩn bị từ tối hôm trước, tránh buổi sáng hôm sau mới chuẩn bị rất dễ quên ) B, Thực hiện những bước học tập như sau: Soạn bài – Nghe giảng – Thảo luận – Ghi chép bài – Ôn tập Tạo sự vui vẻ, hào hứng trước những bài kiểm tra. 5. Cách học theo đặc trưng riêng của từng dạng A, Dạng đọc,hiểu văn bản: - Đọc nhanh văn bản - Gạch dưới những từ khóa chính để giải mà, bình luận B, Phần Tiếng Việt - Năm vững các khái niệm - Biết cách vận dụng vào làm bài tập - Viết đoạn văn C, Làm văn - Đọc thật kỹ đề - Tìm các ý chính, lập dàn ý - Biết vận dụng các kỹ năng để viết bài 6. Năm chắc các kiến thức và các kỹ năng cơ bản để có thể áp dụng linh hoạt khi giải bài tập 7. Rèn luyện thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, sửa lỗi sau khi bạn làm bài tập A, Đọc lại kỹ đê bà, những lời phê, biết sửa lỗi kịp thời, không nên tự ái và bi quan B, Lập một bảng theo dõi các bài làm để rutsra kinh nghiệm C, Thao khảo các bài viết hay, đạt điểm cao để học tập 8, Tạo lập thói quen mở mang kiến thức mới thông qua sách báo, internet, mạng xã hội,... Bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình nhé: VD: - Bạn là người muốn thành công hay chỉ thích thành công ? - Bạn định dán những nhãn gì theemvaof nhân cách của mình ? - .... Bạn hãy suy nghĩ rồi ngẫm lại nhé.
  7. Chào các bạn, Chắc hẳn rất nhiều các bạn học sinh lớp 8 hiện nay học trên lớp hiện nay đang cảm thấy: - Buồn ngủ - Chẳng biết cô đang giảng cái gì - Cứ chép, chép hì hục, chép liện tục mỏi tay rã rời Phong cách dạy văn của rất nhiều thầy cô hiện nay hầu như chỉ đọc cho học sinh ngồi chép rồi bảo về đọc thuộc mà đi thi. Điều đó khiến rất nhiều bạn học sinh cực kỳ chán nản khi học văn. Vậy phải làm sao đây? Chẳng nhẽ cứ phải học thế này. Mình đi gia sư văn lớp 8 gặp hầu hết các bạn đều bảo như vậy. Thì mình đã hướng dẫn cho các bạn cách tự học môn văn, khi bạn đã tự học được thì khi đi nghe giảng bạn rất nhanh hiểu bài và phán đoán chỉ ghi chép những ý chính được. Sau đây mình xin phép chia sẻ phương pháp này tới các bạn. 1.Khai thác kiến thức SGK triệt để. Khi bạn đọc những tác phẩm văn học, thì bạn hãy gạch chân, đánh dấu lại những chi tiết quan trọng hay những luận điểm của tác phẩm rồi học kỹ để mỗi khi xem lại dễ dàng hơn. Mỗi tác phẩm bạn nên đọc đi đọc lại vài lần, với những câu truyện bạn nên tóm tắt lại để thuộc nội dung. Đề thi môn văn không yêu cầu bạn phải tư duy, phán đoán nhiều như ở môn Toán. Khi bạn nắm được những ý chính, luận điểm chính trong tác phẩm hay các biện pháp nghệ thuật của bài thơ là bạn đã nắm trong tay 40% số điểm. 60% còn lại là bạn phải biết cách nâng tầm nó lên thành những lời văn hay xúc tích, nó yêu vầu bạn phải đọc nhiều các tác phẩm, các bài văn mẫu trong sách, báo. 2.Chuẩn bị bài trước khi đi học. -Tìm những tài liệu liên quan đến bài học - Soạn bài và trả lời hết những câu hỏi trong SGK Mỗi câu hỏi là 1 ý chính cần phải nhớ trong bài học, nên khi làm sẽ giúp bạn nhớ lâu thêm kiến thức. Khi soạn bài trước ở nhà giúp bạn tiếp thu dễ dàng hơn khi cô giảng bài trên lớp. 3. Học đi đôi với hành. Không chỉ cứ cầm sách đọc mà bạn có thể nhớ được hay viết những bài văn hay được mà bạn hãy cầm bút lên mà viết. Bạn nên thường xuyên trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô những vấn đề mà mình còn đang băn Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, cần nắm chắc và hiểu đúng 4 vấn đề cơ bản: xuất xứ, nội dung, nghệ thuật và chủ đề. Tự học có thể nói là phương pháp hiệu quả nhất để bạn có thể nâng cao kiến thức của mình, nhất là môn văn nó dẽ giúp bạn có thể viết văn trôi chảy và mạch lạc hơn nhiều,...
  8. Khi bắt đầu học môn Ngữ Văn lớp 8, các em sẽ học một lượng kiến thức khá là đồ sộ liên quan đến: - Các biện pháp nghệ thuật. - Cách dùng câu, từ, dấu câu sao cho chuẩn xác đúng mục đích và hoàn cảnh sử dụng. - Đọc và cảm thụ văn bản. - Phân tích tác phẩm văn học. - Biết cách viết bài văn dạng nghị luận xã hội. ........ Mình từng đi gia sư văn lớp 8 cho khá nhiều em và đều nhận thấy các em đang vướng mắc về phương pháp học tập môn ngữ văn 8 này ra sao để đạt hiệu quả cao. Mình cũng đã hướng dẫn cho các em ý cách học văn ngày xưa của mình, sau một thời gian làm theo thì mình thấy rất vui mừng khi khả năng học và tiếp thu môn ngữ văn của các em đều tăng lên. Điều đó cho thấy phương pháp này của mình cũng khá là hiệu quả nên mình cũng muốn chia sẻ cho các bạn khác hy vọng nó sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. 1. Nắm vững kiến thức sách giáo khoa. - Các đề thi môn ngữ văn hiện nay đều bám rất sát sách giáo khoa nên việc nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa là cực kỳ quan trọng, nhất là các kiến thức cơ sở, cốt lõi. Tuy nhiên việc này tốn khá nhiều thời gian nên phải đòi hỏi các em phải thật chăm chỉ, tập trung khi học bài văn. 2. Làm lại các bài nhiều lần. - Theo mình đây là phương pháp cực kỳ đứng đắn với môn ngữ văn vì khi lặp đi lặp lại một vấn đề gì đó nhiều lần thì khả năng chúng ta nhớ vấn đề đó cũng cao hơn nhiều. Tất nhiên thật khó để ai có thể ngày nào cũng viết một bài văn hay phân tích một bài thơ cả, tuy nhiên háy đảm bảo rằng một tuần là phải viết được 2-3 bài. Sau tầm vài ngày đọc lại bài văn đó thì sẽ tự cảm thấy mình viết lỗi, khi đó nên ngồi viết lại lần nữa. - Mình có 2 lưu ý dành cho bạn: + 1 bài văn tốn nhiều công sức dành cho nó thì bao giờ cũng sẽ được mình trân trọng và giữ cẩn thận hơn. + Tập viết nhật ký cũng sẽ tăng thêm khả năng viết văn. 3. Tìm đọc thêm tài liệu văn học ngoài. - Nên đọc thêm các bài báo xem cách viết của họ ra sao, hơn nữa đề thi văn bây giờ rất hay có các câu hỏi mang tính chất thời sự. Hay các báo như hoa học trò chẳng hạn, trên đó có rất nhiều các bài văn hay. Đó là phương pháp học môn ngữ văn 8 của mình. Các bạn thử áp dụng xem, sẽ nhận được nhiều bất ngờ đấy )

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...