Jump to content

Nhat Linh

Thành viên
  • Số bài viết

    42
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi Nhat Linh


  1. Tôi biết Linh tiếc bài thơ đó vì Linh có ý câu kết khá hay.Nhưng muốn tiến xa hơn Linh hãy mạnh dạn vứt bài thơ đó đi,một là làm lại nó hay sáng tác bài thơ khác

     

    Chúc Linh có nhiều sáng tác mới

     

    Qủa thực, Nhật Linh cũng biết đấy là những điểm khiếm khuyết (khó tránh khỏi) của bài thơ, nhất là đối với những người mới cầm bút như Nhật Linh.

    Cũng không định biện bạch bằng những lời như Bác ThanhTracNguyenVan đã đọc. Chỉ khi thấy đó là đề tài để tranh luận, Nhật Linh cảm thấy rất thú vị và cảm động vì những gì mình viết được mọi người để ý. Một vài dòng đó chỉ là những lời tham gia cho thêm phần sôi nổi. Có gì cũng mong Bác bỏ quá cho.

    Còn để bỏ được bài thơ đó là một điều không thể đối với Nhật Linh. Nó là đứa con tinh thần và được Nhật Linh gửi gắm vào rất nhiều tâm sự - tâm sự của một con người.

    Nhật Linh rất cảm ơn Bác ThanhTracNguyenVan về những tình cảm mà Bác đã thẳng thắn góp ý. Khi vào Diễn đàn và được đọc thơ Bác, em thầm cảm phục tài năng của một ThanhTracNguyenVan đã thành danh. Gìơ lại được đọc những lời tâm sự về nghiệp thơ phú, em hiểu tại sao mọi người trong diễn đàn gọi Bác là THẦY. Những lời góp ý chân thành ấy có lẽ chỉ có từ trái tim những người có tâm huyết như Bác. Một lần nữa cảm ơn Thầy ThanhTracNguyenVan.


  2. Thật sự mỗi người đều có một sáng tạo riêng,tôi nghĩ khác và Linh nghĩ khác.Có thể giải thích của Linh là đúng.

    Nhưng nếu Linh nếu muốn tiến xa hơn trên đường sáng tác thơ,để được thơ đăng báo (phải chịu sự kiểm định của biên tập báo),để được thơ in thành sách (phải chịu sự kiểm định của biên tập nhà xuất bản) thì liệu những "giải thích" của Linh cho bài thơ có thể giúp bài thơ trên lọt qua được vòng kiểm duyệt hay không?

    Ngay cả bản thân tôi,Thợ Làm Vườn và những nhà thơ danh tiếng cũng đều bị đau khổ vì biên tập.Ngay cả thơ của Nguyễn Du cũng bị tam sao thất bản thành bản kinhbản phường là do bị những chủ nhà in ngày xưa và cả vua Tự Đức chen vào biên tập

    Ở đây chúng tôi là những người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác chỉ nhằm giúp đỡ cho các bạn trong diễn đàn có thể tiến xa hơn mà thôi,chứ không có ý khoe khoang gì khác.

    Đặt trong bối cảnh bài thơ của Nhật Linh,những từ "tu hành" và "tu luyện" nằm trong đó hoàn toàn không ổn

    Chúng ta đâu thể biết biên tập có đồng ý cho chúng ta giải thích bài thơ như bạn đã giải thích hay là loại nó không cho in?

    Nếu để sáng tác chơi thì bài thơ đó có thể đạt yêu cầu

    Nếu để đưa in báo hoặc in sách thì hoàn toàn gặp nhiều trở ngại

    Tôi biết Linh tiếc bài thơ đó vì Linh có ý câu kết khá hay.Nhưng muốn tiến xa hơn Linh hãy mạnh dạn vứt bài thơ đó đi,một là làm lại nó hay sáng tác bài thơ khác

     

    Chúc Linh có nhiều sáng tác mới

     

     

     

    Qủa thực, Nhật Linh cũng biết đấy là những điểm khiếm khuyết (khó tránh khỏi) của bài thơ, nhất là đối với những người mới cầm bút như Nhật Linh.

    Cũng không định biện bạch bằng những lời như Bác ThanhTracNguyenVan đã đọc. Chỉ khi thấy đó là đề tài để tranh luận, Nhật Linh cảm thấy rất thú vị và cảm động vì những gì mình viết được mọi người để ý. Một vài dòng đó chỉ là những lời tham gia cho thêm phần sôi nổi. Có gì cũng mong Bác bỏ quá cho.

    Còn để bỏ được bài thơ đó là một điều không thể đối với Nhật Linh. Nó là đứa con tinh thần và được Nhật Linh gửi gắm vào rất nhiều tâm sự - tâm sự của một con người.

    Nhật Linh rất cảm ơn Bác ThanhTracNguyenVan về những tình cảm mà Bác đã thẳng thắn góp ý. Khi vào Diễn đàn và được đọc thơ Bác, em thầm cảm phục tài năng của một ThanhTracNguyenVan đã thành danh. Gìơ lại được đọc những lời tâm sự về nghiệp thơ phú, em hiểu tại sao mọi người trong diễn đàn gọi Bác là THẦY. Những lời góp ý chân thành ấy có lẽ chỉ có từ trái tim những người có tâm huyết như Bác. Một lần nữa cảm ơn Thầy ThanhTracNguyenVan.


  3. "Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích, nhưng ít nơi tập hợp cả hai loại đó vào cùng một chỗ như Yên Tử. Chẳng những Yên Tử là di tích của phái thiền Trúc Lâm mà còn là một cảnh đẹp thần tiên hùng vĩ."

     

    ................10608.jpg

     

     

    ..............................

     

    Cõi linh thiêng, Vua giũ hết bụi trần.

    Ta dắt nhau xin lại điều người bỏ.

    Kìa bóng người xưa hiện về trong mây gió.

    Trong tiếng chuông chùa Đồng ta thỉnh cõi tử sinh.[/size][/color]

     

     

    Tháng 2/2000

     

     

    .....................27695952.Yentu038.jpg


  4. Thanh nói gì tôi không hiểu, ai bút chiến với ai vậy, đừng nói không đúng gây căng thẳng trong diễn đàn.

     

    mb_1093940361.jpg

     

    Có gì đâu mà căng thẳng (!?) Thiết nghĩ, làm thơ hay bất cứ thứ gì cũng cần mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của người khác. Chúng ta có tiến bộ được hay không là do sức mạnh của cả một tập thể cơ mà.

     

     

    Còn vấn đề bút chiến; Hoài Thanh và Hải Triều cũng từng bút chiến suốt đấy thôi!

     

     

    Nhân tiện đây, em cũng có vài lời mạnh dạn đưa ra có gì mạo phạm cũng xin được sự góp ý của các Bác:

    1- Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: "Trăm năm trong cõi người ta" (1), "Bất tri tam bách dư niên hậu" (2), Hồ Chí Minh cũng đã viết "Vì lợi ích trăm năm trồng người" (3)... Chỉ cần 3 dòng trên cũng đủ nhận thấy các bậc tiền bối sử dụng khái niệm "trăm năm" như một sự ước lượng chỉ thời gian.

    2- Sự "tu luyện" hay "tu hành" cũng vậy. Quan niệm được hiểu theo chiều hướng nào cũng được. Nếu bẻ ra thì Ngộ Không không những "Tu luyện" mà còn "Tu hành" nữa (trong những ngày theo Đường Tăng đi thỉnh kinh). Còn Đường Tăng cũng cả "Tu luyện" nữa đấy chứ, sau bao lần vào sinh ra tử trên đường đi, nhận thức của Đường Tăng (người trần mắt thịt) đã khác đi rất nhiều. Phân biệt rõ PHẢI - TRÁI - TRẮNG - ĐEN một cách rõ nét hơn - Điều mà trước khi đi lấy kinh (đơn thuần là tu hành) ông chưa từng gặp phải - Nhưng vẫn giữ được cái Tâm nhà Phật. Đó là lòng từ bi, tính thương người... Ở ông toát nên tính Chân - Thiện - Mỹ một cách cụ thể. Chính vì vật mà Đường Tăng sớm thành chính quả.

     

    Thời đại nào cũng thế, con người ta giống Đường Tăng có, giống Ngộ Không (nói thẳng ra là giống khỉ) cũng có. Người viết không đề cập đến vấn đề "tu hành" hay "tu luyện". Cốt làm sao gửi gắm vào thơ tâm tư của mình, những mong cuộc sống nhiều Đường Tăng và ít khỉ hơn.


  5. Mới hay,

    Ở đời

    Làm người không dễ

    Nhưng làm thơ lại càng không dễ hơn!!!

     

     

    Từ ngày tập làm thơ tới nay (hi hi, nói vậy thôi chứ mới vài bữa à), mới được bác Qúy Tháp sửa cho một từ Trong "Thời gian", giờ lại được bác ThanhTracNguyenVan góp ý giúp. Nhật Linh xin cảm ơn và rất mong được sự tiếp tục góp ý của các Bác.

     

    Mới hay,

    Ở đời

    Giầu(tinh thần) vì bạn(thơ).

    Lúc nhặt sạn có đàn anh.

     

     

    Ngộ Không kính cẩn,

    - Dạ thưa!

    Con tu như thế, sao chưa thành người?

    Đường Tăng nghe vậy cả cười!

    - Tính con nóng nẩy, làm người ích chi?


  6. Mới hay,

    Ở đời

    Làm người không dễ

    Nhưng làm thơ lại càng không dễ hơn!!!

     

     

    Từ ngày tập làm thơ tới nay (hi hi, nói vậy thôi chứ mới vài bữa à), mới được bác Qúy Tháp sửa cho một từ Trong "Thời gian", giờ lại được bác ThanhTracNguyenVan góp ý giúp. Nhật Linh xin cảm ơn và rất mong được sự tiếp tục góp ý của các Bác.

     

    Mới hay,

    Ở đời

    Giầu(tinh thần) vì bạn(thơ).

    Lúc nhặt sạn(thơ) có đàn anh.

     

     

    Ngộ Không kính cẩn,

    - Dạ thưa!

    Con tu như thế, sao chưa thành người?

    Đường Tăng nghe vậy cả cười!

    - Tính con nóng nẩy, làm người ích chi?


  7. BÀI HỌC CUỘC ĐỜI

     

    Bài học đầu tiên học ở đời

    Không ai dạy chập chững nên dễ ngã

    Bài học trường đời thật là đắt là giá

    Cả cuộc đời trả học phí không xong,

    Cứ ngu ngơ như lúc học vỡ lòng

    Chữ a chữ o ngọng nghịu cô dạy đọc

    Chữ nghĩa chữ tình làm tim ta bật khóc

    Chữ nợ chữ duyên héo hắt một kiếp người.

    Bài học nào dạy tìm lại nụ cười

    Tìm lại niềm tin, tìm lại niềm hi vọng

    Bài học nào dạy ta phải sống

    Đốt cháy hết mình dù một thoáng mong manh

    Bài học nào dạy ai biết chân thành

    Biết nâng niu những gì ta gìn giữ

    Bài học nào đau từng câu chữ

    Chỉ xin người hiểu hết nghĩa: Tình yêu...

    Là hi sinh là dâng hiến thật nhiều

    Là niềm tin là những điều chân thật

    Bài học này bấy lâu ai quên mất

    Mải mê tìm câu chữ ở nơi đâu.

    Bài học Tình yêu của buổi ban đầu

    Vì non nớt nên dĩ nhiên vội vã

    Ngỡ hiểu bài nên chẳng còn gì cả

    Điểm kém rồi thi trượt lớp Tình yêu

    Để giờ đây vấp ngã đã quá nhiều

    Vẫn ngu ngơ sách đèn đi học lại

    Trường học ở đâu mà sao ta tìm mãi

    Lớp học này có thi lại được không???

     

    21/7/2007

    Vân Hồng

     

    Mong_hoa_xuan_tranh_cua_hoa_si_Pham_Anh_Tuan.jpg

     

    Giáo án

     

    Đêm nay một đèn một bóng.

    Soạn bài về một sáng mai.

    Khi anh đón em đến lớp.

    Chờ em cả một ngày dài.

     

    Đêm nay một đèn một bóng.

    Soạn thêm về một đời người.

    Chỉ sống: thế thôi chưa đủ.

    Phải thêm vào những nụ cười.

     

    Đêm nay một đèn một bóng.

    Soạn bài về một tình yêu.

    Hạnh phúc có từ tranh đấu.

    Trong ít lấy ra rất nhiều.

     

    Đêm nay một đèn một bóng.

    Soạn bài về sự sẻ chia.

    Giận thương - chắt chiu nước mắt.

    Của những lứa đôi chia lìa.

     

    Đêm nay một đèn một bóng.

    Soạn sao trang giáo án này?

    Nhìn trang giấy còn ngỏ trắng.

    Không lẽ, gập bài hôm nay?

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...