Jump to content

anhhai_vnhk

Thành viên
  • Số bài viết

    4
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi anhhai_vnhk


  1. Men rượu làm tâm trí hắn lâng lâng. Buổi tiệc nhậu nhẹt cuối tuần cũng từ chuyện thằng bạn của hắn đi làm xa đến chơi, có đóng thùng mang về theo một vài lọai cá biển lạ. Sau khi chế biến thành món ăn, hắn thấy có ngon hơn đồ đông lạnh ở mấy cái chơ Á Châu. Nhưng nói là ngon tuyệt như đám bạn trong bàn tán phét thì hắn không đồng ý lắm ! Mà chúng lại còn bảo là chỉ có tụi Mỹ nhà giàu mới dám mua ăn !

     

    Nhớ lại chuyện ăn uống và yêu đương khi xưa, hắn vô địch ! Số là hắn rất khóai ăn uống, mà phải ăn ngon ! Theo hắn, ngon thì mới ăn được nhiều, mới đủ chất cho cái thân thể vốn rất cường tráng như lực sĩ của hắn. Nhờ thế mới khỏe mạnh, mới có sức yêu nhiều, yêu dữ dội được. Háo ăn, yêu nhiều vốn là một phần trong vài đặc tính cố hữu của hắn.

     

    Hắn nhớ lần gặp nàng thứ nhất, từ chuyện ăn uống. Có thể trước đó hắn và nàng cũng đã từng biết , nghe tiếng và mến phục lẫn nhau rồi, nhưng chưa có duyên hạnh ngộ. Hắn trẻ trung, thông minh, lịch lãm, có học vấn rất cao, lại phong trần và có một chút ngỗ ngáo, ngang tàng. Thấy kiểu chọn món ăn trên bàn của hắn thì đủ biết ! Chỉ là món dân dã chứ chẳng phải cao lương mỹ vị gì ! Món hàu sống, đây là lọai hàu rất lớn lấy từ đảo của ông Trần, chứ không phải loại con nhỏ người ta thường để chiên bột hoặc nấu cháo. Cách ăn hàu của hắn cũng hơi kỳ kỳ, nặn chút chanh, rắc chút muối tiêu vào phần thịt sống, ăn một miếng hàu , uống một ngụm rượu. Hắn nói: ăn như thế mới ngon, mới kích thích được hết cái đầu lưỡi vì có sự hòa lẫn của nhiều thứ: cái ngọt của thịt, cái chua, mặn, cay của gia vị, cái nóng đắng của rượu và cả cái nồng tanh của biển ! Nàng thì lại thích lọai món ăn có nước: lẩu bạch tuộc, cũng lạ và dân dã. Nàng nói: bạch tuộc ngon hơn mực vì khi vừa chin tới sẽ dòn , cùng với một mớ rau tần ô nhúng vào nước lẫu có vị gừng, vừa thổi vừa ăn rất ngon ! Nàng lại thao thao kể cho hắn nghe vô số món ăn miền biển mà nàng biết được. Thì ra nàng cũng sành ăn, sành uống chẳng kém chi ai ! Nàng là cô giáo của một trường phổ thông nổi tiếng ở địa phương, dân Hà Nội, đã từng học xong đại học Tổng Hợp. Nàng nhạy bén, sắc sảo, quí phái, kiêu sa. Nhan sắc nàng mặn mà, có sức thu hút đàn ông rất kỳ lạ! Bởi thế nàng đã từng bị phiền tóai bởi không ít tiếng đồn về chuyện tình cảm. Có cả một sếp lớn dính líu, phải chuyễn sang ngành khác, Hội văn nghệ, về sau ông này cũng viết được một truyện hay, về người đẹp của một tỉnh lẻ, dư luận một thời đã xôn xao, bàn tán !

     

    Tiệc tàn, hắn nhận phần chở nàng về vì trời quá tối, Lúc chào tạm biệt, hắn bắt tay nàng, lợi dụng bóng đêm đồng tình, hắn hôn nhẹ lên má nàng ! Nàng không phản ứng gì, chỉ hỏi một câu: có còn gặp lại nữa không ? Trả lời: chưa biết !

     

    Lần gặp thứ hai vào dịp sinh nhật của nàng, hắn được mời đến nhà. Trên bếp than nàng đang nướng một lọai sò ốc lạ. Nàng giải thích: con này có tên là vú nàng, lọai lón rất giống như cái tên này, chỉ có ở Côn Đảo, người quen em mới mang vào. Ở ngòai đấy còn có một lọai con nữa cũng ăn ngon lắm, nhưng không nói đâu, tên tục lắm, anh tự tìm hiểu lấy, thưởng thức !

     

    Rồi vài người bạn nữa đến, cũng đầy những món ăn miền biển: ốc hương hấp sả, mực chiên dòn, ghẹ rang muối, sam trộn bưởi, cháo đẻn ( rắn biển)…. Xong tiệc. người về ! Tuy vậy, hắn cũng kịp tặng nàng một giò lan rừng: ngọc điểm, có hai vòi hoa đang nở, hoa trắng điểm sắc tím, hương thơm thoang thỏang. Nàng thắc mắc: cái anh này lạ nhỉ, sao không tặng thứ khác hoặc giả là cho bánh trái, thịt cá…. gì đó, mà là một nhánh lan rừng tuyệt đẹp! Hắn cười !

     

    Lần gặp thứ ba, khỏang hai, ba tuần sau đó! Khi thời gian đã đủ để hai con người nhơ nhớ, mong ngóng, mộng mị về nhau, bất chợt một tối nọ, hắn ghé đến thăm nàng sau khi đã đi uống rượu ở đâu đó về! Ngồi tán gẫu một lúc, hắn bổng than mệt ! Hắn nói: anh nhức đầu quá, chắc trúng gió ! Thế là nàng đành phải bắt hắn nằm dài ra để mà cạo gió! Lửa gần rơm dễ cháy…. ! Hắn tấn công ngay, nhanh như chớp, dồn dập… làm sao cưỡng lại được! Họ đã yêu cuồng nhiệt, say đắm ! “ Thằng cha này láo thật, thế mà em tưởng anh bị trúng gió thật, mà sao anh lại dám… !” Hắn cười: nếu bị tát thì đổi thừa tại rượu ! Hắn và nàng ở lại bên nhau suốt đêm và kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.

     

    Rồi lần gặp thứ tư, thứ năm và không biết bao nhiêu lần nữa. Hình như hai người đã rất hiểu nhau, hiểu nhau qua ánh mắt, hiểu qua từng cử chỉ nhỏ …. nhiều khi họ không cần phải nói thành lời. Hắn và nàng yêu đương say đắm, mảnh liệt và dữ dội, ở bất cứ nơi nào có thể. Đặc biệt là hai người thích yêu nhau trong biển. Hắn từng thớ thịt săn cứng, trơn nhủi, mát lạnh vững chắc. Nàng cả tấm thân mềm mại, ướt át, nồng ấm quyện chặt. Sóng biển nhòai ra, nhòai vào như đồng tình, hòa điệu. khuyến khích! Yêu trong thiên nhiên bao giờ cũng cho hắn và nàng cái cảm giác kỳ diệu, cái cảm giác đê mê, thăng hoa và một chút gì đó mới lạ, trần trụi, hoang dại !

     

    Hắn và nàng đi qua không biết bao nhiêu làng chài dọc theo bờ biển suốt một mùa hè. Cũng lại ăn uống, rồi yêu đương không hề ngơi nghỉ, bằng tất cả sức lực của hai con người. Yêu đến kiệt sức mà không hề biết chán! Yêu tưởng chừng như mai đây sẽ không còn được sống trên cõi đời này nữa. Ái ân và ân ái ! Yêu cho hết cái ân tình dành cho nhau. Mà quả thật vậy, hắn và nàng linh cảm rằng cái ngày chia tay sẽ không còn xa !

     

    Nàng trăn trở về những niềm đau trong quá khứ và kỳ vọng về một mái ấm gia đình trong tương lai. Một ước mơ hết sức giản dị, bình thường của nhiều người phụ nữ. Nàng có quyền đòi hỏi như vậy. Nàng cần có một ông chồng yêu thương, biết chăm lo cho gia đình. Hình như hắn không thể đáp ứng được điều bình thường đó. Hắn đã từng đối mặt, vượt qua nhiều thử thách trong cuộc sống, biết vươn lên để mà thành đạt. Nhưng hắn không thể dừng lại. Hắn luôn muốn rướn về phía trước. Hắn đang hướng tới một vùng trời xa xăm bên kia bờ biển, không phải cho tình yêu, mà là để tồn tại hay không tồn tại, như trong cách suy nghĩ của riêng hắn.

     

    Chỉ chin tháng thôi, thời gian vừa đủ dựng lên một tình yêu và làm tan vỡ nó. Hắn và nàng chia tay trong ngậm ngùi, luyến tiếc. Nàng đã có một ông chồng , một mái ấm gia đình như bao phụ nữ khác. Hắn ra đi và chắc cũng không dễ dàng gì quên được nàng, dù chỉ là một phần đời ngắn ngủi, những ân tình đã dành cho nhau.

     

    Có thể mọi lý do đều là ngụy biện, lỗi tại hắn, hắn không dám sống hết cho tình yêu !

     

    Hết chuyện.

     

    Nguyễn Việt Dân


  2. Entry for December 31, 2007

    Tôi thường có ý tránh viết những entry thuộc những vấn đề nhạy cảm! Nhưng biết sao được khi đó lại là những vấn đề mà nhiều bạn bè của tôi rất quan tâm, muốn trao đổi và chia sẻ cùng tôi, cả trong và ngòai nước. Tôi cũng cảm thấy day dứt , nên thôi thì viết một chút, dù bản thân còn thiếu quá nhiều hiểu biết về lịch sử hoặc chưa có những nhận định dứt khóat !

    Tôi xin mở đầu bằng “Lời Di Chúc” của vua Trần Nhân Tôn cách đây 8 thế kỷ căn dặn con cháu về sau: "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Tôi nghĩ đó chính là một nhận định mang tính cảnh giác của tiền nhân về phong kiến phương bắc.

    Tôi lại nghĩ về Hội nghị Bình Than, một hội nghị của quý tộc nhà Trần, chính từ hội nghị này vua quan đã thống nhất chung được ý chí chống Mông Nguyên, dù là vẫn còn có ít người trong số dư họp có ý hướng chủ hòa. Chính họ, vua quan nhà Trần ý thức được họa ngọai xâm nên đã quyết định đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của dòng họ. Và như mọi người đều biết, trong hội nghị Diên Hồng nhà Trần đã tập họp được tòan dân trong khí thế quyết chiến với quân thù! Tiếp theo là tài lãnh đạo, chỉ huy của các tướng lĩnh nhà Trần mà xuất sắc nhất là Trần Quốc Tuấn !

    Những người lãnh đạo tại VN trong hơn 80 năm nay, hơn ai hết ý thức rất rõ về điều này, nên khi chọn hệ tư tưởng cho mình là kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa yêu nước. Nghĩa là thực hiện song hành những mục tiêu cho quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc. Và trong thực tế ở nhiều thời điểm của lịch sử khác nhau, nhất là khi có họa xâm lăng thì quyền lợi dân tộc lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Chính nhờ thế mà họ đã được tòan dân đồng tình ủng hộ để đi đến chiến thắng.

    Tuy nhiên để tiến hành một cuộc chiến tranh dù là rất chính nghĩa đi đến chiến thắng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự chuẩn bị về thế và lực, khai thác ngọai giao, sách lược đúng đắn……v.v. Như chúng ta đã từng biết để có thể phát động được cuộc kháng chiến tòan quốc năm 1946 thì trước đó phải có sự chuẩn bị, thậm chí phải ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946 nhượng bộ ( không ít người yêu nước ở thời điểm này đã thắc mắc về điều này ! ). Nhưng sự nhượng bộ này là cần thiết mà thực chất chỉ là sách lược có tính chất giai đọan để lọai bớt kẻ thù và tranh thủ thời gian chuẩn bị cho kháng chiến, mà sau đó ai cũng biết là đúng đắn .

    Tôi lại nhớ lại việc ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959 quyết định giải phóng miền Nam bằng con đường vũ trang, mà trước đó không ít người đã bức xúc vì chỉ được đấu tranh bằng những biện pháp hòa bình. Cũng chính là cần có sự chuẩn bị mà trong đó sự chuẩn bị cho tiếp vận bằng con đường theo dọc Trường Sơn và trên biển là một ví dụ.

    Tôi cũng nhớ những sự kiện đã diễn ra những năm 1978, 1979, khi mà trước đó đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, những dấu hiệu của chiến tranh ngày càng rõ nét, diễn ra từng tháng từng ngày ở biên giới phía Bắc và Tây Nam. Vào thời điểm ấy những lực lượng chính qui có vẻ vẫn như án binh bất động! Quân đội lúc đó được các nước đánh giá mạnh vào bậc nhất, nhì trên thế giới. ( Có thể có người cho rằng những nước có vũ khí nguyên tử mới là mạnh ! Cũng không hẳn như vậy ! Chiến tranh ngày nay người ta chỉ mới dám sử dụng đến những lọai vũ khí thông thường mang tính qui ước ! Còn vũ khí nguyên tử thì nào có dám dùng, vì như thế chẳng khác gì tự sát! Vì mối quan hệ quốc tế giữa các nước khá chằng chịt, phức tạp! Vì như nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, chỉ cần nữa kho vũ khí này của các cường quốc được sử dụng thì tòan nhân lọai sẽ bị hủy diệt ! Do vậy người ta chỉ mới dám vịn vào đó để răn đe, hăm dọa nhau thôi, giống như tình hình ở thời Chiến tranh lạnh ! ) Tưởng cũng cần nói thêm, quân chính qui lúc ấy có ít nhất là năm quân đòan tập trung, cơ động nhanh, vũ khí hiện đại....,những quả đấm thép, chưa kể những binh chủng đặc biệt, những sư đòan trực thuộc quân khu và các tỉnh ( đây là theo tài liệu công khai, bên trong còn thêm những con chủ bài nào nữa không thì không biết vì nó thuộc về bí mật quân sự ! ). Thực chất về thời gian im lặng, đây cũng là sự chuẩn bị. mà sự chuẩn bị trong thời hiện đại nên càng phải được chu đáo, kín kẻ hơn để đảm bảo có chính nghĩa cũng như thắng lợi . Ví dụ như những người lãnh đạo đã ký ngay với LX một hiệp ước: Hiệp ước Hợp tác và hữu nghị, mà trong đó có điều khỏan là: nếu một trong hai bên bị xâm lược thì bên kia sẽ có trách nhiệm hổ trợ hết đến cùng, kể cả việc đưa quân của mình vào tham chiến…… !

    Và rồi họ đưa quân, một lực lượng rất lớn đến vài chục sư đòan ào ạt tràn qua biên giới phía Bắc ! Ngay liền tối hôm đó đã có Lời kêu gọi Tổng động viên được phát trên Đài Phát thanh và nhiều ngàn thanh niên ngay sáng hôm sau đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ ( thực ra Tổ quốc cũng chưa cần đến họ ngay ! ) và hàng vạn vạn người dân những ngày sau đó bằng những phương tiện có được lúc bấy giờ, cơ giới và thô sơ đã mang chông tre, cây rừng….. cắm dọc theo chiều dài bờ biển của đất nước, để phòng chống một cuộc đổ bộ bằng đường biển ( thực ra sau đó vài tháng số chông tre này đã bị sóng biển cuốn trôi đi hết ! ). Nhưng đây chính là sự thể hiện lòng yêu nước với những quyết tâm cao độ của những con người VN trước họa ngọai xâm, dù rằng họ vừa trải qua một chiến tranh khác kéo dài hàng chục năm dai dẳng, mà bản thân họ hình dạng vẫn còn quá xanh xao thiếu ăn, ốm đói !

    Dĩ nhiên đảm nhận vai trò chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc này vẫn là quân đội, bằng tài chỉ huy của những vị tướng lão luyện với những chiến thuật như phòng thủ, phân tán xé lẻ lực lượng địch để tiêu diệt, hạn chế phạm vi chiến trường ở vùng cao, không cho tràn xuống đồng bằng….. ! Họ, với một lực đượng đông đảo như thế mà lại bị động, càng ở lâu càng hao người….. có thể nói là thất bại. Vì thế họ buộc lòng phải tự rút quân và đành gỡ gạc bằng một câu là: đã cho VN một bài học ! Còn ở phía biên giới Tây Nam, cũng bị hàng chục sư đòan áp sát, những cuộc đột kích giết hại đồng bào , hình thành gọng kìm thứ hai để tiến vào Sài Gòn. Dù là đủ lực đánh ngay nhưng chưa thể, vì cũng cần sự chuẩn bị cần thiết! Ví dụ như tổ chức những cánh quân đặc biệt luồn rừng liên lạc với những nhóm quân ly khai của địch, giúp họ thành lập Mặt trận cứu nước,……Vì tiến quân sang một quốc gia khác phải có những lý do thuyết phục. Và trong thực tế đã diễn ra như mọi người đều biết, cuộc hành binh của VN, dù chưa là tổng lực cũng đủ sức vào tận đến Nông Pênh !

    Ta cũng có thể thấy trong các Nghị quyết vào thời đấy đã xác định thật rõ họ chính là kẻ thù lâu dài và dĩ nhiên điều đó không thể thay đổi khác được dù là sau này ! Tuy nhiên để đất nước được ổn định phát triển, phát triển như tốc độ ngày nay đã đạt được, những người lãnh đạo phải cân nhắc và đã có những nhượng bộ như Thỏa thuận 11/1991 để đổi lấy 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” trong quan hệ hay Hiệp ước 12/1999, Hiệp định 12/2000 cũng mang tính chất nhượng bộ! Ta có thể hiểu đây như là những sách lược như trước kia cũng được ! Vì vấn đề Hòang Sa, Trường Sơn trước nay vẫn được tuyên bố là của VN, chưa hề thay đổi và có thể mãi mãi về sau cũng sẽ là vậy.!

    Trước những biến chuyễn tốt đẹp về kinh tế của đất nước như hiện nay, những tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh cần phải được cân nhắc, cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo! Vì chiến tranh là gắn liền với chết choc, khổ đau, nghèo đói….. ! Tất nhiên khi thật cần thiết thì cũng phải tiến hành ! Nhưng cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, sự chuẩn bị trong những mối quan hệ quốc tế đa dạng, chồng chéo! Nếu như trong thời chiến trước kia những người lãnh đạo đã từng tạo được mối quan hệ song hành, cân bằng giữa hai nước lớn, thì trong thời bình dường như điều này cũng đang được tranh thủ, đối với cả nước lớn trước kia đã từng là kẻ thù ! Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần những người đứng đầu về an ninh và quân đội của hai nước đã gặp gỡ chính thức, nói là để trao đổi kinh nghiệm, hoặc hợp tác chống khủng bố, hay giúp đỡ nhau về truyền tin liên lạc, y tế trong quân đội,……, thậm chí cho cả tàu chiến cập bến VN thăm viếng ,……! ( Những dấu hiệu này chỉ trời mới biết bên trong là gì, có thể chỉ có những người có trách nhiệm mới biết ! ) Những mối quan hệ như vậy đòi hỏi phải có sự khéo léo và khôn ngoan, nhưng đôi khi cũng khá nguy hiểm ! Nhưng biết sao được vì ta là một nước nhỏ….. !

    Dù là gì đi nữa ta cũng nên ý thức mình là người VN, hãy luôn luôn nuôi dưỡng lòng yêu nước trong mỗi con người, bởi lẻ nó vốn có có nguồn gốc từ ngàn năm rồi, được vun đắp trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cho cả những thế hệ về sau này ! Lòng yêu nước ấy phải là thường trực, đôi khi phải chịu sự dồn nén và không nên để bất cứ ai lợi dụng nó cho những mục đích riêng của họ !

    Kết thúc entry vào đêm cuối năm, nhưng như vẫn còn vẳng đâu đây bài thơ thần của Lý Thường Kiệt :

    Nam Quốc sơn hà nam đế cư

    Tiệt nhiên địa phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

     

     

    Nguyễn Việt Dân


  3. Entry for December 31, 2007

    Tôi thường có ý tránh viết những entry thuộc những vấn đề nhạy cảm! Nhưng biết sao được khi đó lại là những vấn đề mà nhiều bạn bè của tôi rất quan tâm, muốn trao đổi và chia sẻ cùng tôi, cả trong và ngòai nước. Tôi cũng cảm thấy day dứt , nên thôi thì viết một chút, dù bản thân còn thiếu quá nhiều hiểu biết về lịch sử hoặc chưa có những nhận định dứt khóat !

    Tôi xin mở đầu bằng “Lời Di Chúc” của vua Trần Nhân Tôn cách đây 8 thế kỷ căn dặn con cháu về sau: "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Tôi nghĩ đó chính là một nhận định mang tính cảnh giác của tiền nhân về phong kiến phương bắc.

    Tôi lại nghĩ về Hội nghị Bình Than, một hội nghị của quý tộc nhà Trần, chính từ hội nghị này vua quan đã thống nhất chung được ý chí chống Mông Nguyên, dù là vẫn còn có ít người trong số dư họp có ý hướng chủ hòa. Chính họ, vua quan nhà Trần ý thức được họa ngọai xâm nên đã quyết định đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của dòng họ. Và như mọi người đều biết, trong hội nghị Diên Hồng nhà Trần đã tập họp được tòan dân trong khí thế quyết chiến với quân thù! Tiếp theo là tài lãnh đạo, chỉ huy của các tướng lĩnh nhà Trần mà xuất sắc nhất là Trần Quốc Tuấn !

    Những người lãnh đạo tại VN trong hơn 80 năm nay, hơn ai hết ý thức rất rõ về điều này, nên khi chọn hệ tư tưởng cho mình là kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa yêu nước. Nghĩa là thực hiện song hành những mục tiêu cho quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc. Và trong thực tế ở nhiều thời điểm của lịch sử khác nhau, nhất là khi có họa xâm lăng thì quyền lợi dân tộc lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Chính nhờ thế mà họ đã được tòan dân đồng tình ủng hộ để đi đến chiến thắng.

    Tuy nhiên để tiến hành một cuộc chiến tranh dù là rất chính nghĩa đi đến chiến thắng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự chuẩn bị về thế và lực, khai thác ngọai giao, sách lược đúng đắn……v.v. Như chúng ta đã từng biết để có thể phát động được cuộc kháng chiến tòan quốc năm 1946 thì trước đó phải có sự chuẩn bị, thậm chí phải ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946 nhượng bộ ( không ít người yêu nước ở thời điểm này đã thắc mắc về điều này ! ). Nhưng sự nhượng bộ này là cần thiết mà thực chất chỉ là sách lược có tính chất giai đọan để lọai bớt kẻ thù và tranh thủ thời gian chuẩn bị cho kháng chiến, mà sau đó ai cũng biết là đúng đắn .

    Tôi lại nhớ lại việc ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959 quyết định giải phóng miền Nam bằng con đường vũ trang, mà trước đó không ít người đã bức xúc vì chỉ được đấu tranh bằng những biện pháp hòa bình. Cũng chính là cần có sự chuẩn bị mà trong đó sự chuẩn bị cho tiếp vận bằng con đường theo dọc Trường Sơn và trên biển là một ví dụ.

    Tôi cũng nhớ những sự kiện đã diễn ra những năm 1978, 1979, khi mà trước đó đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, những dấu hiệu của chiến tranh ngày càng rõ nét, diễn ra từng tháng từng ngày ở biên giới phía Bắc và Tây Nam. Vào thời điểm ấy những lực lượng chính qui có vẻ vẫn như án binh bất động! Quân đội lúc đó được các nước đánh giá mạnh vào bậc nhất, nhì trên thế giới. ( Có thể có người cho rằng những nước có vũ khí nguyên tử mới là mạnh ! Cũng không hẳn như vậy ! Chiến tranh ngày nay người ta chỉ mới dám sử dụng đến những lọai vũ khí thông thường mang tính qui ước ! Còn vũ khí nguyên tử thì nào có dám dùng, vì như thế chẳng khác gì tự sát! Vì mối quan hệ quốc tế giữa các nước khá chằng chịt, phức tạp! Vì như nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, chỉ cần nữa kho vũ khí này của các cường quốc được sử dụng thì tòan nhân lọai sẽ bị hủy diệt ! Do vậy người ta chỉ mới dám vịn vào đó để răn đe, hăm dọa nhau thôi, giống như tình hình ở thời Chiến tranh lạnh ! ) Tưởng cũng cần nói thêm, quân chính qui lúc ấy có ít nhất là năm quân đòan tập trung, cơ động nhanh, vũ khí hiện đại....,những quả đấm thép, chưa kể những binh chủng đặc biệt, những sư đòan trực thuộc quân khu và các tỉnh ( đây là theo tài liệu công khai, bên trong còn thêm những con chủ bài nào nữa không thì không biết vì nó thuộc về bí mật quân sự ! ). Thực chất về thời gian im lặng, đây cũng là sự chuẩn bị. mà sự chuẩn bị trong thời hiện đại nên càng phải được chu đáo, kín kẻ hơn để đảm bảo có chính nghĩa cũng như thắng lợi . Ví dụ như những người lãnh đạo đã ký ngay với LX một hiệp ước: Hiệp ước Hợp tác và hữu nghị, mà trong đó có điều khỏan là: nếu một trong hai bên bị xâm lược thì bên kia sẽ có trách nhiệm hổ trợ hết đến cùng, kể cả việc đưa quân của mình vào tham chiến…… !

    Và rồi họ đưa quân, một lực lượng rất lớn đến vài chục sư đòan ào ạt tràn qua biên giới phía Bắc ! Ngay liền tối hôm đó đã có Lời kêu gọi Tổng động viên được phát trên Đài Phát thanh và nhiều ngàn thanh niên ngay sáng hôm sau đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ ( thực ra Tổ quốc cũng chưa cần đến họ ngay ! ) và hàng vạn vạn người dân những ngày sau đó bằng những phương tiện có được lúc bấy giờ, cơ giới và thô sơ đã mang chông tre, cây rừng….. cắm dọc theo chiều dài bờ biển của đất nước, để phòng chống một cuộc đổ bộ bằng đường biển ( thực ra sau đó vài tháng số chông tre này đã bị sóng biển cuốn trôi đi hết ! ). Nhưng đây chính là sự thể hiện lòng yêu nước với những quyết tâm cao độ của những con người VN trước họa ngọai xâm, dù rằng họ vừa trải qua một chiến tranh khác kéo dài hàng chục năm dai dẳng, mà bản thân họ hình dạng vẫn còn quá xanh xao thiếu ăn, ốm đói !

    Dĩ nhiên đảm nhận vai trò chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc này vẫn là quân đội, bằng tài chỉ huy của những vị tướng lão luyện với những chiến thuật như phòng thủ, phân tán xé lẻ lực lượng địch để tiêu diệt, hạn chế phạm vi chiến trường ở vùng cao, không cho tràn xuống đồng bằng….. ! Họ, với một lực đượng đông đảo như thế mà lại bị động, càng ở lâu càng hao người….. có thể nói là thất bại. Vì thế họ buộc lòng phải tự rút quân và đành gỡ gạc bằng một câu là: đã cho VN một bài học ! Còn ở phía biên giới Tây Nam, cũng bị hàng chục sư đòan áp sát, những cuộc đột kích giết hại đồng bào , hình thành gọng kìm thứ hai để tiến vào Sài Gòn. Dù là đủ lực đánh ngay nhưng chưa thể, vì cũng cần sự chuẩn bị cần thiết! Ví dụ như tổ chức những cánh quân đặc biệt luồn rừng liên lạc với những nhóm quân ly khai của địch, giúp họ thành lập Mặt trận cứu nước,……Vì tiến quân sang một quốc gia khác phải có những lý do thuyết phục. Và trong thực tế đã diễn ra như mọi người đều biết, cuộc hành binh của VN, dù chưa là tổng lực cũng đủ sức vào tận đến Nông Pênh !

    Ta cũng có thể thấy trong các Nghị quyết vào thời đấy đã xác định thật rõ họ chính là kẻ thù lâu dài và dĩ nhiên điều đó không thể thay đổi khác được dù là sau này ! Tuy nhiên để đất nước được ổn định phát triển, phát triển như tốc độ ngày nay đã đạt được, những người lãnh đạo phải cân nhắc và đã có những nhượng bộ như Thỏa thuận 11/1991 để đổi lấy 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” trong quan hệ hay Hiệp ước 12/1999, Hiệp định 12/2000 cũng mang tính chất nhượng bộ! Ta có thể hiểu đây như là những sách lược như trước kia cũng được ! Vì vấn đề Hòang Sa, Trường Sơn trước nay vẫn được tuyên bố là của VN, chưa hề thay đổi và có thể mãi mãi về sau cũng sẽ là vậy.!

    Trước những biến chuyễn tốt đẹp về kinh tế của đất nước như hiện nay, những tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh cần phải được cân nhắc, cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo! Vì chiến tranh là gắn liền với chết choc, khổ đau, nghèo đói….. ! Tất nhiên khi thật cần thiết thì cũng phải tiến hành ! Nhưng cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, sự chuẩn bị trong những mối quan hệ quốc tế đa dạng, chồng chéo! Nếu như trong thời chiến trước kia những người lãnh đạo đã từng tạo được mối quan hệ song hành, cân bằng giữa hai nước lớn, thì trong thời bình dường như điều này cũng đang được tranh thủ, đối với cả nước lớn trước kia đã từng là kẻ thù ! Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần những người đứng đầu về an ninh và quân đội của hai nước đã gặp gỡ chính thức, nói là để trao đổi kinh nghiệm, hoặc hợp tác chống khủng bố, hay giúp đỡ nhau về truyền tin liên lạc, y tế trong quân đội,……, thậm chí cho cả tàu chiến cập bến VN thăm viếng ,……! ( Những dấu hiệu này chỉ trời mới biết bên trong là gì, có thể chỉ có những người có trách nhiệm mới biết ! ) Những mối quan hệ như vậy đòi hỏi phải có sự khéo léo và khôn ngoan, nhưng đôi khi cũng khá nguy hiểm ! Nhưng biết sao được vì ta là một nước nhỏ….. !

    Dù là gì đi nữa ta cũng nên ý thức mình là người VN, hãy luôn luôn nuôi dưỡng lòng yêu nước trong mỗi con người, bởi lẻ nó vốn có có nguồn gốc từ ngàn năm rồi, được vun đắp trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cho cả những thế hệ về sau này ! Lòng yêu nước ấy phải là thường trực, đôi khi phải chịu sự dồn nén và không nên để bất cứ ai lợi dụng nó cho những mục đích riêng của họ !

    Kết thúc entry vào đêm cuối năm, nhưng như vẫn còn vẳng đâu đây bài thơ thần của Lý Thường Kiệt :

    Nam Quốc sơn hà nam đế cư

    Tiệt nhiên địa phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

     

    Nguyễn Việt Dân


  4. Tối nay buồn quá, đèn quảng cáo dọc bên đường cứ nhảy múa chập chờn như vẽ ra một hình bóng mơ hồ, trong lòng tự nhiên thấy trống vắng như thế nào đấy ! Như mọi đêm, cũng vừa ra khỏi chỗ làm lúc 11h30, đến nhà 11h50, mở máy tính 12h00 ! Tủ lạnh chẳng còn gì có thể ăn ngay ngay được, chỉ có mấy bịt tôm cá đông đá lạnh ngắt, cứng ngắt, chán ngắt !

     

    Nhớ lại thời niên thiếu, ở một làng quê hẻo lánh, tôi thường lui tới kết thân cùng với một lũ chăn bò ( vùng tôi không có trâu ! ), cả ngày thường tụ tập, quanh quẩn bên mấy chòm mã hoang ! Nhớ cảnh ì ạch đắp bờ chặn nước, tát đìa, tát vũng bắt cá , rồi nổi lửa nướng trui, vừa thổi vừa ăn rất thú vị ! Sau này còn biết cách bắt cá nhẹ nhàng hơn, tìm một lọai dây rừng ( được dân tộc thiểu số chỉ ! ), cắt thành từng đọan, rồi đập giập ra, bỏ xuống những chỗ đầm ao cạn, chỉ chừng nửa tiếng , cá lớn cá bé say thuốc, lừ đừ nổi lên mặt nước, có khi bắt được cả thùng thiếc ! Thỉnh thỏang cũng được một lão ngư tốt bụng, có thói quen lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc rê trên miệng, đánh chài ngòai sông , trên đường về quăng cho vài con tôm còn nhảy đành đạch, rồi cũng nhóm lửa, nướng qua nướng lại, lột bỏ vỏ cháy đen, thịt đỏ au, ngọt !

     

    Lớn lên một chút, bắt chước mấy anh lớn, cũng biết dùng nôm bắt cá, dùng móc bắt cua, dùng tay bắt rắn, cắm câu chờ thời, bắt cóc nấu cháo…. ! Lâu lâu lại còn dại dột dí điện xuống ruộng cạn bên nhà để cá sặc nổi lên ! Cá sặc nhỏ thôi nhưng chiên xù ngon lắm ! Không phải làm gì nhiều, chỉ cần cho chút muối vào cá, đảo qua đảo lại, cho bớt nhớt, rồi đun chão dầu cho thật nóng, bỏ cá vào nghe xèo xèo, cá xù vảy lên, gắp nhanh ra để ráo, cuốn với bánh tráng, rau thơm, chuối chát, với chút nước chắm , ngon tuyệt ! Tiếc rằng lúc ấy còn hiền, chưa biết uống rượu, chỉ biết uống dừa… !

     

     

    Lại nhớ đến chuyện dừa, chuyện ăn trộm dừa… rất cảm giác ! Dừa vùng tôi nhiều lắm, nhà nào cũng trồng! Nhưng lạ một điều là không đứa nào thích ăn dừa nhà mình, vì không thấy ngon ! Phàm làm điều gì mà lén lút, thường thấy sờ sợ, lo lắng nhưng cái cảm giác vụng trộm quá hấp dẫn, kích thích lạ lắm, dù biết là sai trái, nhưng không sao cưỡng lại được… !

     

    Số là ở xóm tôi, có một phụ nữ trên dưới 30, cô ấy rất đẹp,mơn mởn như trái cây vừa chín tới, nhà đơn chiếc, chỉ có một người cha rất già, nghe đâu cô ấy đã có con, nhưng con sống bên nội ! Cô ấy đã từng mạnh miệng nói với hàng xóm rằng: … tui chẳng cần thằng đàn ông nào nữa, sống một mình cho nó phẻ… ! Nhưng cái mà lũ con trai trời đánh chúng tôi chú ý tới là vườn nhà của nàng, có đến mấy chục gốc dừa, cây nào cũng say trái .( hình như ông cố , ông sơ gì của nàng đã từng là điền chủ giàu có ! ) Thế nên chúng tôi thường vào thăm viếng vườn nhà! Đứa leo hái, đứa lượm dừa, đứa ném chuyền ra ngòai ( sản xuất dây chuyền mà! ), rồi tìm một nơi vắng vẻ, chặt dừa ra mà ăn mà uống ! Thơm ngọt, ngon ác ! ( nhất là lọai dừa lửa ! ) Tuy vậy cũng hơi sợ, vì nghe nói nàng này dữ lắm, nàng hăm rằng: bắt được ai trộm dừa, sẽ chém thành bảy khúc ! Nàng là học trò ruột của một ông thầy võ nổi tiếng trong vùng, vẫn thường vào rừng tìm bẻ măng dọc theo mấy con suối, với một con dao rừng sắc lịm của Úc, chặt tre gai dọn lối đi ngọt như chặt chuối, thấy mà sởn cả tóc gáy ! Bởi vậy đố thằng đàn ông nào trong làng dám động lòng, hoặc có ý định àm ẩu gì với nàng dù là nàng đi đâu cũng thường chỉ có một mình, không ai chở che…. !

     

    Có một lần thật không may cho tôi, hôm đó được phân công leo dừa, vừa lên tới ngọn, mới chuyễn sang mấy tàu lá ngồi cho chắc chắn, thì nghe tiếng động ở cửa sau nhà chủ, bọn bên dưới nhanh chân chuồn hết ra ngòai, dông tuốt ! Chỉ còn kẹt lại tôi trên cây ! Người đàn bà mở cửa đi về phía mấy bụi chuối vào cái nhà tắm lộ thiên ! Rồi bất ngờ tuột hết tuốt luốt quần áo ra ! Lấy gáo dừa múc nước xối lên người xối xả ! Tôi như nghẹn thở lại, chết cứng cả người , run quá thiếu điều muốn rớt xuống đất! Ngại lắm, mà cái cổ thì lại muốn dài ra hơn, nhón mình cố nhìn, lúc đầu thì cũng chỉ thấy phần sau, tóc ngắn đen lửng ướt sủng, cái cổ trắng lấp lánh nước, đôi vai gầy gầy thanh mảnh, bờ mông đều đặn, tròn lẳng, ngún ngẩy, rung rinh theo từng cử động chà xát xà phòng, rồi tung chảy những bọt trắng, những giọt nước nhảy múa lăn tăn khiêu khích. Được một lúc người đàn bà đột ngột đảo mình, hai gò bồng đảo đều đặn, tròn trịa, trắng phau, đong đưa, phơi phới sức sống hiện ra rõ mồm một., bụng eo thon thả, hớ hênh, đường cong tuyệt vời…. Khen cho tạo hóa khéo nắn dựng nên người đàn bà ! ( mà sao đàn bà tắm lâu hết biết ! )

     

    Kể từ đó, tôi cứ phải trèo rào vào đều đều, nhưng không còn để trộm dừa nữa, mà táo tợn hơn, áp sát vách để trộm nhìn người ! Cho đến một ngày bị một gáo nước bất chợt tạt ào, tiếng mắng thằng quỉ sứ…. tôi chạy vội nhanh ra ngòai . Hôm đó đến tối tôi mới dám về nhà, nhưng cũng không tránh khỏi, cây roi mây sẳn ! ( bị ba bắt nằm dài xuống đánh dù đã to đùng ! ), nhưng tuyệt nhiên không thấy hối hận chút nào !

     

    Hết chuyện !

     

     

    Thôi thêm một chút !

     

    Đúng là thật ngu si, khờ khạo! Tôi đã bị phát hiện ngay sau cái lần thứ hai khi áp sát vách ! ( chắc do thở mạnh ! ) Người đàn bà hơn tôi rất nhiều tuổi, tôi đã không bị chặt thành bảy khúc, nhưng bị hớp hồn và nàng đã ăn tôi mà không hề báo trước… , người đàn bà mạnh mẽ, quyết liệt, quyến rũ và từng trải! Rồi thì chia tay, nàng muốn vậy !

     

    Cho đến nay và có thể đến cả về sau này, tôi cũng không thể nào quên được cái hình bóng của người đàn bà đầu tiên ấy !

     

    Nguyễn Việt Dân

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...