Jump to content

Logarit

Thành viên
  • Số bài viết

    1
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về Logarit

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. Ngốc Nếu bạn nói rằng tôi là một kẻ ngốc thì bạn đúng đấy. Ai cũng bảo tôi ngốc. Cha tôi cũng thế. Mẹ tôi cũng thế. Bạn bè cũng thế. Cái sự ngốc của tôi thì cũng lắm rắc rối. Khi tốt nghiệp phổ thông xong, bạn bè ai cũng dấn thân con đừơng đại học, riêng tôi lại chọn một trường Trung cấp nghề. Họ bảo rằng tôi ngốc. Ừ, thì tôi ngốc thật nhưng nếu mọi người ra đời đều muốn làm thầy, làm cha đè đầu người khác thì ai sẽ làm thợ, làm con đây. Cha bảo tôi rằng ngốc, sung sướng không muốn chỉ muốn khổ vào thân. Ừ, thì chắc cũng đúng, tôi ngốc thật nhưng nếu mọi người đều sướng thì trên đời ai sẽ khổ đây. Tôi nói như thế với cha tôi thì ông kêu tôi là đại ngốc. Khi không lo chuyện bao đồng. Ngẫm lại thì có lẽ tôi ngốc thật, nhưng chẳng lẽ ai cũng chăm bẳm cho hạnh phúc riêng mình thì còn gì là tình người nữa. Thế rồi tôi cứ đi theo đường đã chọn. Và rồi tôi cũng tốt nghiệp. Tôi lại đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Bạn bè nghe tin lại nói tôi ngốc. Họ bảo học ra chi rồi đi nghĩa vụ chi cho khổ thân. Ừ, mà có khi tôi ngốc thật. Nhưng chẳng lẽ vì chút gian khổ mà trốn tránh nghĩa vụ của mình thì coi sao được. Và rồi tôi cũng xong cái nợ nước non như mọi người thường gọi. Ơn trời, tôi cũng kiếm được một chỗ làm tử tế nhưng lại không đúng nghề mình đã chọn. Nhờ quen biết tôi được nhận vào làm cơ quan nhà nước chỉ với công việc đánh máy văn phòng. Ngày vào làm đầu tiên tôi đã bị kêu là ngốc chỉ vì tôi đến sớm trước mọi người trong cơ quan. Biết làm sao được, số mình ngốc thì chịu nhưng nếu tất cả đi trễ thì ai sẽ làm việc sớm đây. Làm được một thời gian, tôi đâm chán. Công việc ngày ngày chỉ là đánh máy. Tôi đem tâm sự với bạn thì họ nói tôi là ngốc. Họ bảo có được biên chế trong nhà nước là sướng còn than thở. Tôi về nhà ngẫm lại thì thấy mình ngốc thật. Nhưng nếu ai cũng vào biên chế chỉ mong hưởng lộc thì sao đất nước đi lên. Nghĩ thế tôi xin nghỉ việc rồi xin vào làm công ty tin học để sống. Mọi người xung quanh bảo tôi là đại ngốc. Thôi được, thế giới này tôi là ngốc, còn mọi người đều là bậc thông thái, trí nhân cả. Số mình thị chịu vậy. Rồi một dịp tình cờ, tôi được mời dự hội thảo các nhà khoa học trong thành phố tôi sống. Các bạn đừng nghĩ rằng tôi cao siêu đến mức tham dự hội nghị này. Các vị nhằm rồi, tôi vẫn là chàng ngốc khi xưa, người ta chỉ mời tôi cho đủ quân số và cũng vì tôi là người biết “lắng nghe”. Như tôi dự liệu, hội thảo vừa khai mạc thì các vị “học giả” đã đem các chuyện khoa học trên trời ra bàn luận, tranh cãi. Không ai nghe ai. Họ nói từ những điều khoa học đã chứng minh đến những điều còn mập mờ. Họ nói cứ như họ đã chứng minh được những điều họ nói. Tôi nghe cứ như vịt nghe sấm. Một vị ngồi kế tôi, à không phải nói là đứng bên tôi – tất cả mọi người trong phòng đều đứng để nói. Trừ tôi – một vị bảo tôi sao ngốc thế, không biết nói gì cả. Tôi gật đầu đồng ý. Ông nói đúng, tôi là thằng đại ngốc khi không lên tiếng trong bữa tiệc âm thanh thế này. Nhưng cả phòng hơn mười người đã hết mười người nói thì tiếng nói của tôi lại có ích gì. Rồi bỗng nhiên một mẩu giấy được chuyển lên cho ông chủ tịch hội đồng khoa học. Ông đọc rồi bỗng nhíu mày. Không thấy ông chủ tịch nói, cả hội đồng im lặng hẳn. Rồi mẩu giấy ấy lần lượt đến tay từng người. Nó đi đến đâu mọi người râm ran đến ấy. Ban đầu là hai người, ba người… rồi cả hội trường. Mẩu giấy đến tay tôi cuối cùng, nội dung nó đại khái thế này: “Kính thưa các vị khoa học danh giá. Theo tôi biết các vị là bậc uyên thâm trong tất cả những người ngồi trên trái đất này. Tôi xin có một câu hỏi mà thắc mắc bấy lâu nay không sao giải thích được. Chả là một hôm vô tình tôi rót một cốc nước đầy, rồi bỏ một cục đá vào. Nước tràn ly. Tức mình tôi nhỏ vào một giọt nước. Vẫn tràn. Không bỏ cuộc tôi bỏ vào đấy một con cá vàng. Điều kì lạ đã xảy ra. Ly nước không tràn. Tôi ngạc nhiên và luôn thắc mắc. Nay đem điều khó hiểu này tham khảo ý kiến các bậc uyên thâm.” Nội dung lá thư hết sức đơn giản nhưng đã gây ra một cơn sóng trong hội trường. Mọi người nhao nhao nói. Họ dẫn ra biết bao định luật nổi tiếng: Acsimet, Newton, lực căng mặt ngoài và đủ thứ kiến thức khoa học mà họ có thể nghĩ ra. Tôi nghe mà chóng mặt. Đã đến giờ nghỉ trưa, nhưng có vị nào chịu nghỉ. Họ say mê nói như chưa bao giờ được nói. Tôi chán nản bước ra ngoài kiếm gì lót bụng. Bỗng một chàng trai trẻ chạy lại bên tôi khi thấy tôi đi ra từ hội trường. Chàng trai hỏi tôi về kết quả cuộc tranh luận con cá vàng. Tôi bật cười, chưa bao giờ tôi cười sảng khoái đến thế. Hóa ra trên đời này còn có người ngốc hơn mình. Tôi mới vỗ vai nói với chàng trai: “ Này chàng trai à. Cậu có bao giờ thấy ly nước đầy mà bỏ cá vô mà không tràn không?” Nói rồi tôi bước đi, lắc đầu cười. Chàng trai vẫn đứng đấy nhíu mày, rồi la lên: “ Ừ, héng.” Vết thù Hắn về. Có lẽ trong xóm ấy không ai có thể tin được hắn về. Nhưng mà có người tin, ấy là bà Ba cháo lòng. Mà không tin sao được, chính mắt bà nhìn thấy mà. Chính mắt bà trông thấy hắn thất thiểu đi về ngoài đầu ngõ. Có khi bà phải dụi mắt đến chục lần mới tin là hắn về. Thôi thế thì hỏng bét rồi. Làm sao hắn có thể về. Hắn về, làng này sao yên thân, làng này sao thanh bình được. Ai đời lại để thằng nghiện ma tuý về ấp văn hoá này. Bà Ba ngồi đấy. Bà nhíu mày. Bà nhăn mặt. Bà đang tìm một lí do để hắn có thể về đây. Hắn được tha về ư ? Không lí nào! Hắn được đưa đi cải tạo mới ba tháng mà, làm sao về sớm được? Thế thì do đâu nhỉ? Gay thật! Gay thật! Bà đứng lên. Bà đi tới. Bà đi lui. Bà ngồi xuống. Do đâu nhỉ? Phải rồi, hay là hắn trốn trại? Có lí lắm, nhìn bộ dạng hắn thì chỉ có trốn trại thôi. Thôi chết rồi nếu trốn trại thì hắn sẽ quậy ấp, sẽ… sẽ… ôi thôi, bà không dám nghĩ tới nữa. Bà vội vàng thu xếp nồi cháo rồi lật đật chạy lên UBND phường báo cáo. Ông chủ tịch ngồi đấy. Ông ngạc nhiên khi thấy bà Ba hớt hải chạy vào. Bà nói ngay: _ Ông chủ tịch ơi! Hắn về rồi! Hắn về rồi! Hắn trốn về rồi! _ Hắn nào? – ông chủ tịch ngạc nhiên hỏi. _ Thì hắn chứ hắn nào. – bà Ba thở hổn hển – thằng Tuấn ở ấp tui đợt rồi vừa đi cai nghiện ma tuý đấy. Ông chủ tịch bật cười. Bà Ba lấy làm ngạc nhiên. Chuyện nguy cấp như thế mà ông chủ tịch còn cười ư. Hay là ông biết rồi. Ừ, có khi ông biết rồi. Và cũng có khi ông đã kêu công an gông cổ nó đi rồi chứ. Nhưng vô lí, vô lí quá. Rõ ràng lúc bà chạy thẳng vào đây thì đâu thấy hắn bị bắt. Vậy cớ sự gì ông chủ tịch lại cười. Bà chẳng hiểu gì cả. Vị chủ tịch cười xong liền nói: _ Tưởng chuyện gì lớn. Chuyện ấy tôi biết rồi. _ Ông biết rồi. Mà sao ông biết. Mà ông biết sao lại cười. _ Thì chính y lên trình diện mà lị. Tôi không cười chứ chẳng lẽ khóc. Người ta cải tạo về đang tính làm ăn lương thiện bà đừng có mà xuyên tạc lung tung. Bà Ba bĩu môi, cái giọng nhựa ra: _ Cái ngữ ấy mà đòi làm ăn lương thiện. Tôi cũng chống mắt xem hắn làm gì. Mà ông cũng nên khuyên mọi người coi chừng lũ trẻ ấy. Cái gì chứ tật xấu thì chúng làm lẹ lắm. Nói rồi bà quảy đít đi ra. Ông chủ tịch nhìn theo mà lắc đầu ngao ngán. Mười tám tuổi. Hắn bước vào đời tình trạng đơn độc một mình. Bố hắn đã chết. Bố hắn chết trong một tình huống rất đáng chết. Một đêm đi nhậu về, chẳng hiểu vì lý do gì ông ta lại nằm ngủ giữa đường và bị xe cán chết. Mẹ hắn, vốn là người phụ nữ yếu đuối không chịu nổi cú sốc đã qua qua đời hai năm sau đó. Đón hắn ở cánh cổng cuộc đời là Hai Cẩu – một tay anh chị trong xóm. Kể từ đó cuộc đời hắn xuống dốc và tăm tối. Người ta chỉ vừa mới bắt hắn và đưa đi cải tạo chỉ mới ba tháng nay. Rồi thì trong xóm ai cũng đều biết hắn về. Mà không biết sao được, khi hắn đã nhập lại hộ khẩu và mở một quán cơm nho nhỏ ở mặt tiền. Chẳng ai biết hắn lôi đâu ra tiền và điều đó càng làm mọi người suy diễn đủ điều quanh chuyện đó. Từ khi hắn mở quán cơm này đến đây đã ba ngày. Không một bóng khách. Không ai bảo ai trong xóm chẳng ai thèm đến, chính xác là không dám đến. Họ sợ hắn pha hàng trắng trong cơm. Ai mà biết được. Đề phòng vẫn tốt hơn. Có lẽ hắn cũng biết điều đó. Ông chủ tịch phường có ghé thăm hắn hai lần. Sau lần thứ hai ấy, hắn mở một tiệm sửa xe đạp. Và kết quả lại vẫn như cũ. Buồn trong lòng, hắn đâm ra hút thuốc. Bà Ba thấy càng quả quyết hơn là hắn đang nghiện lại. Hắn cũng biết lí do mọi người xa lánh hắn. Họ sợ ma tuý, sợ thuốc phiện và sợ AIDS. Nhìn cái cách hắn xăm soi lỗ thủng trên săm người ta phải lo sợ rằng con virus AIDS sẽ từ người hắn bám lên săm. Con virus sẽ nằm lì ở đó không chịu đi. Chỉ đến khi vị chủ nhân đáng kính của chiếc xe ngồi lên thì con virus ấy sẽ rón rén bò lên người họ cũng nên. Mặc dù mọi người không nói ra nhưng hắn biết hết. Hắn tự an ủi mình đó không là sự thật. Vị chủ tịch cũng đã khuyên hắn nên bình tĩnh những ngày đầu. Để từ từ rồi mọi người sẽ thích nghi. Về phần ông, ông sẽ cố gắng khuyên mọi người nên coi hắn là con người. Nhưng rồi đến một hôm, một cô gái trẻ chẳng biết vô tình hay cố ý tắp vào tiệm của hắn bơm bánh xe. Vị khách đầu tiên trong cả tuần qua. Hắn mừng ra mặt, hắn chạy ra lật đật lấy vòi bơm xe. Vô tình hắn kéo tay áo. Chi chít lỗ trên ấy. Nét mặt cô gái khẽ tái xanh. Hắn không nhận ra điều ấy. Chỉ đến khi đưa tiền, cô gái đưa ra tiền trả. Hắn mỉm cười cầm lấy, và đồng thời móc túi lấy tiền thối lại. Nhưng nào được. Cô gái đã buông tay ngay khi hắn cầm lấy tiền. Cô vội vàng leo lên xe vọt thẳng không cần lấy tiền thối. Hắn đứng ngây người ra. Hắn nhìn theo cô gái vô vọng. Hắn bỗng thấy thẫn thờ. Tay chân hắn bủng ra. Hắn chán nản. Rồi hắn đi thu dọn đồ nghề. Mấy ngày sau đó chẳng ai thấy mặt hắn nữa. Mọi người mừng ra mặt. Và rồi hắn lại trở về. Nhưng lần này đi cùng với một số người khác. Hắn vô nhà thu dọn đồ đạc rồi lại đi. Lần này ra đi với hai chiếc còng trên tay. Hắn đã nghiện lại. Hắn không ngẩng mặt nhìn ai mà cũng có ai nhìn hắn đâu. Hắn bước đi mà sau lưng chỉ còn mang theo ánh mắt đăm chiêu của ông chủ tịch. Một cái chết[ /color] Cầu Sài Gòn hôm nay tấp nập quá. Mọi người đều đã tụ về đây. Họ đến không phải coi một đám cưới hay là một tiệc vui nào khác. Lại càng không phải coi một trò hề. Dòng người nhốn nháo, chen lấn nhau. Một người đang ngồi trên thành cầu. Anh ngồi đó đã hàng giờ liền. Không nói một lời. Nhìn qua vẻ mặt của anh, mọi người đoán là anh sẽ tự tử. Mà đúng thật. Anh ta sắp tự vẫn. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra nên cũng chẳng ai đến khuyên giải anh. Mà khuyên giải để làm gì nhỉ? Chuyện đó đâu liên quan gì đến mình? Mà cho dù có liên quan thì biết quái gì để khuyên giải? Mà lỡ không phải anh ta tự tử thì hoá ra mình bị lỡm sao? Hơi đâu làm chuyện bao đồng. Dòng người mỗi lúc một đông mà khoảng cách giữa chàng thanh niên với mọi người càng lúc xa dần. Anh không nói gì. Mà biết nói gì bây giờ khi cũng chẳng ai nghe anh. Mà cho dù nghe thì ai sẽ giúp anh. Công danh, sự nghiệp tan vỡ, gia sản tịch thu, tình yêu cũng vụt chạy đi. Chạy ư ? Cũng phải thôi. Ai lại cần kẻ vô sản trong thời đại hiện nay. Anh đã mất hết. Anh được giải thoát hết. Giải thoát khỏi những ti tiện, những toan tính, những cảm xúc dối lòng. Sau bao năm thăng trầm, tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Đau lắm. Ức lắm. Hối hận thì cũng đã muộn. Thương trường như chiến trường mà anh lại quên điều đó. Mà có lẽ nào tình người không tồn tại trong thời buổi kinh tế thị trường? Không. Còn chứ. Chỉ là anh chưa tìm thấy thôi. Mà anh chẳng buồn tìm làm gì. Tìm để làm gì. Có lẽ họ cũng như anh. Như một kẻ sắp chết đây. Mà dòng nước sao đục thế nhỉ ? Lúc nãy nó còn trong cơ mà. Lòng anh chợt quặn đau. Anh khẽ liếc nhìn đám đông. Nhốn nháo. Tiếng còi xe, máy xe và cả những tiếng quát nạt của một người nào đó vì chẳng may ông bị lấn lên trên. Tất cả tạo nên một không gian mà không có trong từ điển Việt Nam. Người ta đang bàn luận, đặt ra hàng loạt giả thiết. Người nói anh mắc bệnh nan y đang giải thoát chính mình. Người lại nói chắc anh muốn nổi tiếng nên ra đây ngồi để gây sự hiểu lầm. Người thạo chuyện còn quả quyết rằng anh đang đóng phim nhập cảnh tự tử cũng chẳng nên. Anh mỉm cười. Mặc dù không rõ người ta nói những gì, nhưng anh cũng đủ hiểu họ đang nói về việc gì. Anh thở một hơi dài. Mắt anh lóa lên. Đôi chân của anh đã rời khỏi cầu. Dòng sông đã trong trở lại. Anh chợt tỉnh sau một cơn ho. Đập vào mắt anh là một khung cảnh quen thuộc. Là nhà anh đây mà. Không. Không phải nhà anh. Nó còn đầy đủ vật chất, tiện nghi. Đây là đâu? Anh còn sống ư? Không lý nào! Con người không thể sống khi rơi từ độ cao như vậy. Người anh ướt sũng. Anh lo lắng. Anh lo sợ. Anh đang ở đâu? Bất giác anh quay lại sau lưng. Cha mẹ anh bỗng đâu xuất hiện tiến lại gần anh. Chuyện gì xảy ra thế này ? Sao họ lại ở đây ? Họ tiến lại lấy ra một chiếc khăn rồi thấm dần những hột mồ hôi của anh. Anh nhắm nghiền mắt lại tận hưởng cảm giác đã mất đi từ lâu. Anh thì thầm: “ Con đang ở đâu đây?”. “ Thiên đường.” – một giọng vang lên. Anh sực tỉnh. Thiên đường ư? Anh vùng chạy ra cửa. Cánh cửa mở tung ra. Mọi người trên đường đều quay lại mỉm cười cùng anh. Đúng rồi! Đúng là thiên đường rồi. Chỉ có thiên đường mới có những nụ cười rạng rỡ như thế. Anh như reo lên. Anh chạy đi, chạy mãi. Vừa chạy vừa la lên vui sướng. Anh đã lên thiên đàng. *********** Người ta vẫn còn bàn luận cái chết đấy. Không ai rõ anh là anh. Ba ngày sau đó, xác anh nổi lên và mắc vào một con tàu. Họ vội vàng vớt lên an táng. Anh được chôn tạm bợ vào một nghĩa trang vô danh. Vội vã. Rồi thời gian dần qua, tấm bia cũng mờ dần tên, cỏ cũng mọc quanh đầy. Copyright by kerongchoicuoitheky2015@

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...