Nguyen Nguyen
Thành viên-
Số bài viết
242 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Điểm
1 NeutralVề Nguyen Nguyen
-
Xếp hạng
Cấp bậc:
- Sinh nhật 03/02/1979
Profile Information
-
Giới tính
Nữ
-
Đến từ
Đinh Thị Vân Anh
-
Mời Tham Gia Câu Lạc Bộ Lục Bát Hà Nội
một chủ đề đăng Nguyen Nguyen trong Giao lưu, gặp gỡ thành viên
Ý tưởng ra đời câu lạc bộ lục bát Hà Nội xuất phát từ tình yêu đối với lục bát của người Việt Nam. Được sự tài trợ của công ty CP Dịch vụ Thương mại và Truyền thông Nghiêm Hoa về địa điểm (tổ chức tại Trà đạo Nghiêm Hoa Quán số 30 ngõ 80 Chùa Láng), âm thanh, đạo cụ dân tộc cũng như đồ uống vào 4h30 chiều thứ ba hàng tuần với các tiết mục: Ngâm thơ (có đàn đệm), cảm nhận và vinh danh những bài thơ hay, nối vần lục bát... Kính mời các bạn đăng ký tham gia theo địa chỉ mail: nghiemhoaquan@gmail.com hoặc số ĐT: 0987398164 gặp Nguyên Nguyên nhé -
LỤC BÁT CHO NHAU Văng vào nỗi nhớ. Từ em Từ anh. Có một êm đềm nẩy ra Mắt chèo sánh giọt mưa sa Môi mim mọng tiếng xuân là đà say Từ em. Xin một rủi may Gió qua đèo chớ run tay, lạnh lòng Hai bên rịn cõi phiêu bồng Từ anh. Xin một cánh đồng đầy em Cam lồ gột cõi lem nhem Mắt môi quá độ lại thèm mùi hương Lưng mày mưa móc sa sương Qua yêu đêm lại thấy thương mặt trời Ngang nằm đứt ánh triều rơi Chuông thưa gõ nhịp canh đời dại khôn Giang hồ lẫy bậc tẩu bôn Từ anh. Có một sợi hồn vừa rung Đêm qua giãy ánh muôn trùng Cỏ non khát mọc lung bung mặt người Môi mơ miết một nụ cười Ran ran nắng động mây trời lả nhau Thiên hà mở khoá mau mau Từ em. Khêu ngọn phép màu. Từ anh
-
VÔ ĐỀ Cứ ngồi im đấy mà đau Rảnh tay vơ lấy đời nhau mà vò Sợi tình bứt mạch đem cho Đoạn dài đoạn ngắn so đo rồi buồn Ngẩn ngơ đi kiếm ngọn nguồn Bao nhiêu năm tháng đã luồn kẽ tay Tìm cho mình một duyên may Phím đâu vuốt lạnh cuối ngày - hoàng hôn Bần thần róc nắng về chôn Ai ngờ trưa - nắng đã khôn già mgày Nhẩn nha rỗng túi đi cày Ai ngờ đồng trũng - lót giầy còn trơn Cười lên một trận - càn khôn Mưa gió kép - cuối đường hồn mở ra Này thì đã muốn can qua Chân không quyết cũng thoát ra đường sình Mua duyên khuyến mại chữ tình Ngã lòng bấm giá lộn hình thành nhân...
-
CỨ... Cứ làm nhau sốt ruột thêm Ngày buồn cũng chỉ một đêm ngắn dài Lấy chi đo được đoạn đài Cho ta rảnh bước khoan thai tìm về Cứ làm nhau dạ tái tê Một trăm năm dẫu hả hê được gì? Cứ khoanh cái khoảnh so bì Hơn nhau một cái lầm lì - rồi đau Cú làm nhau/cứ làm nhau Thế gian cũng vẫn muôn màu - lạ chưa? Bận gì cái nỗi dây dưa Mới sớm nắng, lại chiều mưa - nặng lòng Về quăng cái nỗi lòng thòng Thảnh thơi đi giữa thong dong mùa màng Về phơi cái dạ hoe vàng May được chút nắng thiên đàng hạ nguyên Cứ làm nhau - ấy lại duyên Cho nhau cả một lòng thuyền...đầy thơ
-
TRẦN AI! Vòng tròn quấn chặt cổ tay Sáng ra bận cái ăn mày trần gian Nửa đời bưng bát cơm than Hạt cơm bấu chặt hai bàn tay trơn Lấy gì đong đếm thiệt hơn Áo đắt còn sợ nỗi sờn chỉ phai Cả đời vui có đôi tai Ngờ đâu khóc bởi nghe hài kịch câm Tặng nhau một nắm kim châm Nửa đêm buốt một chỗ nằm đệm hoa Cả đời không biết sợ ma Ngờ đâu hoảng bởi nỗi ba lần đò Bên sông bẫng một cánh cò Bay đi để lại cái tò vò tôi...
-
NỖI SỢ Tôi sợ lắm cuộc đời trăm vướng bận Ngày qua đi rồi lại đón ngày về Sợ mất những điều trong tôi vốn thật Đêm dài lòng đối diện với cơn mê Tôi sợ lắm một mùa trời nắng gắt Tiếng ve xuyên qua êm ả giữa trưa hè Sợ đánh động cái buộc lòng đối mặt Chẳng chút gì, chỉ lẳng lặng mà nghe Tôi sợ gió mưa như cuộc đời đã quá nhiều mưa gió Áo mưa to chẳng đủ che cả lòng Đường về nhà dự báo nhiều giông tố Vừa đi vừa nước mắt chảy tong tong Tôi sợ... nỗi sợ như bong bóng sẽ hư không Khi năm tháng vơi dần đi ý nghĩa Bởi hiểu cuộc đời nhiều hơn cả thế Khi đã sợ - nghĩa là ta yêu đời!
-
HỒI ỨC MỎNG Phố ngược khăn quàng bay lả lướt Người quanh lướt thướt giọt mùa đông Áo trời mỏng mảnh mây tóc cước Là đà in đáy nước dòng sông Em về phố thị thơm tho ngói Gói cả hương tình trong áo mong Hồn như giấy mỏng tim như khói Tợ hồ gõ nhẹ đã thinh không Phố cong rợp rợp hàng mi mỏng Đôi bồ câu truyền tin đã xong Sánh bên nhau bước hồn bay bổng Yêu nhau bên nhánh cửa đêm rằm Góc phố con con giờ xa lắm Từ trong sầu khổ hãi hùng trông Em sợ những ngày êm như thể Vứt nhau vào vùng ký ức mông lung Bởi quá xa kia rất nhẹ nhàng Mà giờ giấc ngủ chẳng tròn năm Em may áo mỏng chờ xuân mới Bỗng về thẳm thẳm - một mùa đông Tằm thay áo mới người sang sông...
-
THÁNG MƯỜI Tháng mười nhìn bong bóng vỡ Mưa lang thang khắp con đường Lối mềm ngày xưa đã lỡ Ngập ngừng rớt một nụ hôn Tháng mười trời trong xanh hơn Nét ai cười nghe như suối Cớ gì mây bay rất vội Cho đời chúng mình bập bênh Tháng mười nỗi buồn không tên Rủ nhau tạc lên đá trắng Heo may gập mình tĩnh lặng Khiến cho cái rét ập về Tháng mười mưa rơi làm nỗi nhớ hoá cơn mê
-
CUỐI NGÀY Cuối ngày rồi biết phải về đâu Âm thanh vang xa cũng cần điều tắt lịm Cuối ngày rồi xù lông như nhím Chạm vào là đau Cuối ngày rồi bước thấp bước cao Bước rơi tuột xuống lòng hè phố Ngọn đèn lặng im vệt thời gian lỡ dở Chưa đủ tối để được thắp lên Cuối ngày tắt điện buông rèm Tất cả lặng im chỉ tâm tư chuyển động Những chờ đợi như hình hài biết khóc Đưa nhau về làm tổ ở rèm mi Ta đã sống nửa đời mình trào lộng Chưa đủ sao mà mãi bước chân đi Không chịu hiểu lẽ thường trong cuộc sống Chẳng được gì để không mất điều chi!
-
NHỚ MẸ Dè từng chiếc lá thành đô Thương quê ngắm mấy cửa ô mà buồn Rầm rì vài hạt mưa tuôn Uốn cong tiếng gió lạ luồn qua tay Nhớ về dáng mẹ hôm nay Bao nhiêu siêu thực đã đầy lòng con Ngước nhìn ngọn núi chon von Xa xăm thôi cũng mây vờn đỉnh cao Trông lên dáng mẹ gầy hao Mãi chưa thấy đỉnh núi bao dung đời Con từng nhận độ lượng/người Mới hay khó bởi nụ cười nghĩa nhân Mẹ như có phép phân thân Nhớ quê con bỗng thấy gần hoá xa Đường về hơi ấm bay qua Ngỡ hơi thở mẹ là là bay theo
-
SẮP XẾP Tôi sắp xếp hành trang cho một chuyến đi dài Chiếc va ly có đủ chỗ cho mọi điều phiền muộn Đi thật xa trút trên vai gánh nặng Đâu hay mang về những thứ khác nặng hơn Tôi sắp xếp cuộc vui làm mới lại căn hồn Cánh chim cô đơn không lặng im mà vẫy gọi Có những điều chưa kịp gì đã tới Sao những điều cần cứ mãi chơi vơi Tôi sắp xếp rồi thôi Ai chạy trời cho qua cơn nắng mỏi Biết đâu khi bình yên đến vội Phía sau mình chấp chới một cơn mưa...
-
MỘT MÌNH Dọc theo đôi bờ kênh xanh Tôi nay mưa nắng vòng quanh lối về Cái lườm sắc quẹo bờ đê Đôi bướm trắng cứ liệng về vườn hoang Hận nhau khóa lối địa đàng Còn dư lại chút bóng hoàng hôn phai Tóc sầu thả sượt bờ vai Mắt đăm chiêu, mắt khôi hài, mắt đau Có đi hết được nhau đâu? ... Có đi hết được nhau đâu? Giông bão mạnh cũng tan vào hư không Cánh chim héo giữa lầu son Hơn chi bèo tấm dập dờn cầu ao Trời đổ một cơn mưa rào Vai có lạnh biết náu vào cửa ai? Tóc sầu rũ một thành hai Nửa loang nhánh bạc, nửa phai má hồng Buồn buồn ngồi giữa mênh mông Một mình tôi với bóng lồng - một tôi!
-
HÃY CỨ TIN VÀO CUỘC ĐỜI NÀY Mới sáng ra đã gặp điều thị phi Ngay khi gió thổi ngược miền người đi vội Ăn tạm một chiếc bánh mỳ Vừa ăn vừa cầu kỳ nghĩ ngợi Đừng đổ lỗi cho cuộc đời giả dối Những phỏng đoán về nhau đa sắc đến nực cười Nói giản dị nhưng hiểu còn chưa tới Nên chuyện bình thường bỗng hoá rất dở hơi Có thể tin ai không? hay chỉ tin mình thôi Bạn bè đôi khi làm nhau khốn khổ Cái áo mới vô tri bỗng trở thành bằng cớ Cho những cân đo giá trị của con người Vượt lên vượt lên thôi! Sáng sớm rời nhà xoa đầu trẻ nhỏ Cúi đầu chào đất nước của tôi ơi! Nhận ra cánh hoa mai đã vàng mình trước ngõ (Những buồn bực mỗi ngày khiến cho lòng run sợ Khiến yêu thương cũng hoá nỗi hẹp hòi) Xách dùm hàng xóm một bịch quả tươi Nhận lại lời cảm ơn thành thật Cái rét ùa về chút lửa lòng ấm áp Giàn hoa giấy không mùi chợt ngan ngát toả hương Những đánh vật thương trường, những mưa nắng ẩm ương Cũng biết dịu trước một lời nói đẹp Mặt hồ nén vào lòng cơn sóng ngầm nỗi giận Để lăn tăn từng gợn sóng yên bình Nhặt một hòn sỏi ném vào đêm Giữa tắt lịm âm thanh hiểu ra mình bé nhỏ Mọi cố chấp khiến cho đời chật chỗ Ngay những chỗ cần phải rộng rãi hơn Mẹ có khoẻ không hỡi mẹ của con? Niềm vui nhen lên từ những điều giản dị Con hiểu tin yêu cũng phải cần tích luỹ Như con chín tháng mười ngày - nỗi đau mẹ sinh ra
-
HÀ NỘI VÀO THU Chiều đổ ập xuống Tháp Rùa Hà Nội Liễu reo nghiêng trên mái tóc mùa thu Niệm khúc thả tháng năm về nguồn cội Hồ nâng gươm thần xuyên qua bóng sương mù Gió luồn rần rật díu mắt cửa ô Những phố hàng hô mưa về chóng mặt Ngựa xe như nêm, người đông như thác Mỗi tấc đường, trăm vạn dấu chân qua Xin ước cho tâm hồn như một sân ga Đưa đón tấm lòng người Hà Nội Mỗi chuyến ra đi một cuộc về nhức nhối Những mang mác ủ đời trên mỗi đường ray Thu về đến chưa Thủ Đô ơi? Mà sắc lá vàng đã rụng đầy góc phố Có cặp tình nhân nói với nhau điều gì chẳng rõ Chỉ nghe tiếng xạc xào trên những ngọn me tây...
-
MỘT VÀI CẢM NHẬN KHI XEM PHIM TH VIỆT NAM
một chủ đề đăng Nguyen Nguyen trong Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình
VỪA XEM PHIM VIỆT NAM VỪA GÃI ĐẦU GÃI TAI Trong khi cả thế giới đang chao đảo vì làn sóng phim Hàn Quốc hay những bộ phim thần tượng của Đài Loan, thì phim TH Việt Nam dù đã cố gắng hết sức vẫn không thể dương lên ngọn cờ cách mạng. Những bộ phim truyền hình dẫu mang tính cách tân vẫn như một món cơm có sạn khiến cho người xem không khỏi nhăn mặt khi thưởng thức. Với thế đứng của một khán giả, xin phép được đưa ra một số các vấn đề như sau: 1- Về bối cảnh phim: Phong cảnh thiên nhiên của Việt nam nói chung không thua kém gì các nước trong khu vực. Về kiến trúc, chúng ta cũng có các toà nhà sang trọng, lộng lẫy, nguy nga. Nếu so trên thực tế là như nhau. Tuy vậy khi chúng được đưa lên phim truyền hình, với các bộ phim của Hàn Quốc, Đài Loan người xem thường nảy sinh những ước muốn: giá mà mình cũng được ở trong ngôi nhà như thế, giá mà mình cũng được đi trên con đường lãng mạn và thơ mộng như thế. Còn với những bộ phim của Việt Nam, người xem thường có cảm nhận: giả tạo và thiếu thẩm mỹ. Điều này do đâu mà nên? + Thứ nhất: Chất lượng của những thước phim giữa ta và họ là khác nhau. Chúng ta đã quá quen với việc cắt xén bớt kinh phí trong việc làm phim. Ví dụ: tiền bỏ ra để mua những thước phim khi lên kinh phí dự trù là giá của phim loại 1, nhưng trên thực tế lại là phim loại 3, thậm chí 4,5 làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của cảnh quay + Thứ hai: Trình độ quay phim quá cẩu thả, tay nghề kém, đào tạo về chuyên môn không cao, bảo thủ, trì trệ trong nhận thức bố cục quay của cả người quay phim và đạo diễn. Mục đích của họ là quay cho xong một bộ phim để hoàn thành kế hoạch, chứ không phải là có được những cảnh quay đẹp để cho người xem thưởng thức +Thứ ba: Không am hiểu thị hiếu cả khán giả, đó là cái quan trọng nhất. Người quay phim giỏi chưa chắc đã là người quay rõ nét các thước phim mà là người quay phim có hồn. Muốn làm được điều đó anh phải biết học tập, tìm hiểu thị hiếu của khán giả, bản thân người quay phim phải đặt thị hiếu của khán giả lên trên cái tôi của mình, chứ không phải trăm hay không bằng tay quen, bố cục truyền thống vài cái bình hoa, bàn ghế lạc lõng. Cái đó không chết người, nhưng tựu chung lại nó làm cho bộ phim giảm đi tính hấp dẫn ngay khi mới nhập cuộc Thử nhìn ra bên ngoài, phong cảnh của họ từ xa, lại gần, lướt qua, hay dừng lại đều khiến cho người xem những dấu ấn không phai. Đơn giản như bộ phim: Ngôi nhà hạnh phúc của HQ, cảnh chiếc ghế đá mà nhân vật nữ nằm ngủ, nhân vật nam ngồi đợi khi đêm xuống, chiếc ghế đá vô cùng đơn giản ấy lại khiến cho người xem vừa thấy xót xa, vừa thấy tò mò, vừa lẫn lộn một chút gì hạnh phúc... Dĩ nhiên bối cảnh chỉ là một khía canh. Để có một bộ phim hay còn rất nhiều các yếu tố quan trọng khác... 2 - Về nội dung phim Chúng ta cũng có những nội dung một câu chuyện rất hay, có thể là tưởng tượng, có thể là thực tế đã tồn tại một câu chuyện có thật. Tuy vậy khi đưa chúng lên phim truyền hình, khán giả thường có cảm giác thất vọng: đọc chuyện thấy hay thế mà khi lên phim thì chẳng ra sao cả, chuyện cảm động thế mà lên phim nhạt như nước ốc, đôi khi nói dại: Nhân văn trở thành trò hề, thiện mỹ trở thành giả tạo... Vì đâu nên nỗi: - Thứ nhất: Phim về nông thôn quá thật, thật đến mức dại khờ. Đã là phim thì phải có hư cấu, đó là sự mô phỏng lại thực tế. Điều này giống như chúng ta soi gương vậy, tay phải trở thành tay trái, chân phải trở thành chân trái, mà có bao giờ muốn phân biệt được hay tìm ra điều gì xa hơn thực tế đâu. Hàng ngày chúng ta vẫn soi dù biết được điều vô lý ấy. Tựu chung lại, mỗi bộ phim đều có mục đích riêng của nó. Cái chưa được hoàn mỹ, phim khiến cho nó hoàn mỹ, cái giản dị, phim khiến cho điều giản dị trở nên đẹp đẽ, hành động đơn giản, phim khiến cho điều đơn giản ấy trở thành nhân văn. Chúng ta chưa làm được điều đó. Trong những bộ phim truyền hình, cảnh đi chợ người nói cười rôm rả, ngã giá nhau bằng những câu thoại: "cái này bao nhiêu tiền hả cô?; ngon thật; bác mua hàng cho em đi; lan ơi..." những câu thoại này vừa cục mịch vừa buồn cười. Nó chẳng thể tăng thêm sự nhộn nhịp của một phiên chợ. Nhân vật chính đi chợ, vài câu nói bông phèng, vài câu trả giá, lượn đi lượn lại rồi ra về, thế là xong một cảnh phim. Thử hỏi cảnh đi chợ đó toát lên được cái gì? bao hàm nội dung gì? Đôi khi đạo diễn cũng chịu không trả lời được, nói gì đến người xem. Hãy nhìn cảnh quay phiên chợ của một số bộ phim nước ngoài. Nhân vật chính đi khắp chợ, môi mấp máy đối thoại với hàng chục người. Những cảnh đó không hề có lời thoại, chỉ có một bài hát với tiết tấu sôi động cất lên. Chỉ vậy thôi mà bao nhiêu sự nhộn nhịp của một phiên chợ được diễn tả đầy đủ. Trong nội dung phim của chúng ta: Cảnh đi chợ lãng xẹt, chỉ là đi làm về ghé qua chợ, giàu cũng như nghèo, mua bán xong là chuyển cảnh khác. Còn nước ngoài, nhân vật chính là chợ đôi khi là sự bươn chải,đi tìm hiểu thị trường của một cô gái trẻ sống trong cảnh khổ cực bắt buộc phải mưu sinh, hay nhân vật nữ chính đi chợ vô tình gặp được nhân vật nam, và từ đó câu chuyện bắt đầu... - Thứ hai: Làm phim về thành thị, nhạt nhẽo, buồn tẻ. Nhà giàu nhất định có ôsin, quanh đi quẩn lại cái cầu thang, bộ bàn ghế mà ông bố bà mẹ giàu có quanh năm suốt tháng ngồi ở đó (không biết để làm cái gì?), con đi ra ngoài thì nhất định phải nói cái câu: Lại đi đâu đấy. ở nhà chở mẹ sang bác X, bác Y. Cái cảnh ấy lặp đi lặp lại từ phim Z sang phim N mà các đạo diễn vẫn không hề thấy chán, thậm chí là lạm dụng. - Thứ ba: Nội dung yêu đương kiểu kịch, quá kịch. Nhân vật nam nhất định phải nói vài câu vớ vẩn đại loại: Em đẹp lắm, em thật dịu dàng cuốn hút, sau đó thì xoay nhau ra mà hôn, mà ôm loạn xạ - Thứ tư: Kể lể quá nhiều. Cái kiểu như: "Ngày ấy em còn là một cô bé, nhà em nghèo lắm, bố em có mỗi cái xe đạp lạch cạch, mẹ em đi chợ kiếm tiền nuôi các con ăn học. Rồi một hôm..."hi hi ha ha chả ra làm sao cả, nghe mà phát bực, lẩm nhẩm mắng từ đạo diễn vớ vẩn đến diễn viên vớ vẩn... Hãy nhìn ra xa, phim của nước ngoài, kể cả Trung Quốc, Thái Lan họ cũng không hề có những cảnh kiểu lãng xẹt như thế. Chưa hề nói đến chuyện các nhân vật trong phim ta hơi tí là lăn đùng một cách bất bình thường. Ví dụ cái cảnh chàng trai biểu lộ bức xúc khi cô gái nói em đã có người yêu như người mẫu Bình Minh thể hiện trong một bộ phim truyền hình với Trương Ngọc Ánh là đấm ngực túi bụi sau đó bỏ ra xe đi thẳng khiến cho người xem thay vì đau xót lại lăn ra cười, hì hì - Thứ năm: Phim về cảnh sát hình sự những cảnh đánh nhau thật là bông phèng. Diễn viên Kiều Thanh vào vai một cảnh sát, đánh nhau với kẻ cướp. Cô đá xong rồi, thay vì ngã ngay,mấy giây sau tên cướp mới tự lộn một vòng rồi ngã xuống. (Không hiểu đạo diễn nào đạo diễn cái đó, mà cũng không hiểu kiểm duyệt phim của nước ta thế nào mà cũng có thể cho những cảnh quay đó ra mắt khán giả được, thật hết nói!- xem xong đúng có tâm trạng như thế thật), cảnh đó còn được áp dụng ở vài đoạn khác, cái kiểu bị đá một cái, nhất định phải nhào lộn rồi mới ngất. Bó tay! - Thứ sau: Những tình tiết phi lô gic gờn gợn khiến cho người xem phải than thở: Ôi phim VN là phim, nhảm nhí và nhảm nhí. Hết nói nổi 3- Diễn viên Cái này mơi đáng nói à nghe: Có những diễn viên xấu như con ếch, cô hồn ác đảm, mặt không chút biểu cảm được đóng khung ở nhiều các bộ phim khiến cho độ thất vọng của người xem bị đẩy lên cao trào. Diễn viên vừa già vừa xấu diễn cảnh yêu đương ân ái tạp phí lù. Các diễn viên trẻ trung thì lông mày nhất định phải kẻ cong véo vèo, má hồng, môi đỏ choét, mắt xanh xanh, mặc những bộ đồ lỗi mốt lượn qua lượn lại, diễn viên nam vô hồn, gầy giơ xương hay lùn tịt. Có những diễn viên răng vổ lấy vổ để, trứng cá đầy mặt, hay da đen như khói súng. thật là bi kịch. Thời của những diễn viên đẹp như tranh vẽ: Diễm Hương, Thu Hà, Việt Trinh, Diễm Mi, Lê Tuấn Anh, Chánh Tín đã qua lâu rồi, không hiểu họ có sụt sùi khi xem phim Việt Nam và lầm rầm mắng mỏ: Làm xấu mặt thế hệ các chị, các chị xưa đâu có cô hồn dữ zậy đâu??? DV Khánh Huyền Giáng My Việt Trinh Diễm Hương Giải thích sao về điều này khi rất nhiều người Hàn Quốc sang Việt nam đã nói: Con gái Việt nam đẹp mê ly mà sao diễn viên xấu quá ta? Trong khi đó dàn diễn viên nước bạn đẹp lung linh mờ ảo, ăn mặc đẹp như trong mơ và vô cùng hợp mốt khiến cho các chị các cô đua nhau bắt chước. Điều này làm cho nền thương mại của HQ mở ra những chân trời mới nhờ những bộ phim TH Đơn giản lắm, sự hấp dẫn của một nền phim ảnh Việt Nam không đủ sức lôi kéo những người đẹp xông pha. Họ có hình thức, họ có tài năng thì thường lại kiếm những nghề có thu nhập cao như luật sư, kinh doanh hay tìm đến những công ty nước ngoài làm việc. Làm diễn viên VN có mà đói nhăn răng, giảm giá trị con người... 4 - Diễn xuất: Kém , kém và kém! Khi đối thoại nhất định cái đầu phải nghênh nghênh, cái tay phải buông thõng, mặt đưa đưa về phía trước, chưa kể mồm nói một đằng, lời thoại một nẻo, thật là vớ vẩn. Khóc thì mồm méo xệch, mắt nhắm tịt, vật lên vật xuống như khóc thuê, khóc nhất định phải mếu, còn cười thì nhất định phải tiết chế, cười nhăn nhó không tự nhiên. Nói chuyện điện thoại nhất định phải lang thang trong chính căn nhà của mình. Diễn cảnh yêu đương thì cứ như gái bia ôm yêu trai giang hồ, gái nhà quê yêu chàng bộ binh mới ở xa về. Yêu nhau cứ như đang đứng trên sân khấu khiến cho người xem xốn con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải mà cay con mắt giữa. Đến độ các cụ già bây giờ cứ bật thấy phim VN là hò: mày tắt đi tao nhờ cái con (các cụ vốn là tầng lớp yêu nước và bảo thủ, ấy thế mà...). Chưa hết, cảnh sát thì nghiêm nghị giống Manocanh, kẻ cướp thì giống anh trực văn phòng, giám đốc thì giống anh chàng thủ quỹ, vai tiểu thư thì người xem lại tưởng gái làng chơi... Còn rất nhiều điều đáng nói về phim TH ý như trang phục lộn xộn, đầu tóc lạc hậu, quá đời thường, dàn cảnh trời và biển lệch nhau từ Z đến 0o...Nhưng thôi, nói nhiều quá e rằng stress mất. Xem phim HQ mà ngẫm đến ta, họ vừa làm bánh vừa đối thoại, khi nói chuyện mặt vẫn hết sức tự nhiên, không có đoạn mặt vừa nói vừa nghểnh ra phía trước. Đang làm bánh, chỉ cần lặng đi vài giây, mắt bất động thể hiện sự suy nghĩ dằn vặt cũng khiến cho người xem cảm nhận được hết những điều họ muốn nói, không cần quá nhiều lời kể lể mà câu chuyện đọng trong người xem vẫn dồn dập, vẫn mạch mạch tràn trề, vẫn như đang tiếp diễn không hề dứt. Đó là thể hiện sự ảnh hưởng chuyên nghiệp của cả một nền điện ảnh mặc dầu có khi diễn viên đó lần đầu tiên tham gia diễn xuất Một vài điều ngẫm nghĩ về phim THVN mà xem ra không bao giờ có thể hết đựơc. Nền điện ảnh của chúng ta đã có những khởi sắc điển hình như bộ phim: Dòng máu anh hùng. Nghe có người chê bộ phim đó mà nực cười. Họ chê việc nhân vật nữ vào vai một cô gái nông thôn mà có vẻ am hiểu về thời cuộc. Không lẽ bộ phim lại ngợi ca một nữ anh hùng dốt nát. Ơ hay, nghe tôi nói này, phim là sự quảng bá bộ mặt của cả một quốc gia, không lẽ đưa những yếu kém của nước nhà lên phim. Hay bộ phim Nhật ký Vàng Anh, có người thắc mắc: tại sao không làm phim về học sinh nông thôn mà lại là học sinh thành phố quần là áo lượt, điện thoại nhấp nháy. Dạ thưa mấy người, làm phim về học sinh nông thôn ma nó xem. Cả xã hội đang tiến đến thành phố hoá nông thôn thì rất nhiều người lại có lối nghĩ ngược lại. Quê hương là cái gì đẹp dịu hiền và lắng đọng. Tuy vậy để đưa ra thế giới chúng ta có thể đưa những cảnh đẹp của nông thôn lên màn ảnh chứ không thể đưa cái nghèo khổ thiếu thốn của cuộc sống để phô ra cho họ (trừ phi muốn xin đầu tư tài trợ.). Chưa kể phim không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn là sức nâng đỡ thương mại của cả một quốc gia, đã đến lúc chúng ta phải thực hiện điều đó.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.