Jump to content

thieule

Thành viên
  • Số bài viết

    7
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi thieule

  1. "Cánh đồng tuổi nhỏ" và "hương rạ" là hai bài thơ về đề tài kí ức tuổi thơ về một miền quê máu thịt. Tôi đã đọc qua một vài lời bình của thành viên và rồi nói rằng: "Thơ ca làm sao mà nhìn nó bằng cấp độ xã hội học dung tục được". Ví như việc "hôn lên mái rạ"; làm sao mà không được nhỉ? Nghệ thuật thơ ca thì việc này có gì mà bàn. Theo tôi, "hôn" là nhãn tự của bài thơ này. Thử loại nó ra ngoài, lựa chọn khác đi, thì "hương rạ" bài thơ này chỉ còn là thứ "hương vu vơ".
  2. "cánh đồng tuổi nhỏ", "hương rạ" là 2 bài thơ về đề tài kí ức về một miền quê máu thịt, tôi thật tích thú khi đọc các bài này. Bỏi lẽ thật giản đơn: "hợp gu". Tuy nhiên tôi lấy làm tiếc một chút xíu thôi về bài "cánh đồng tuổi nhỏ", lối xử lí hơi hơi sa vào kể lể. Đừng sợ người đọc không hiểu, cần cắt một vài ý, vài từ đang lấp đầy khoảng trống của cái thơ ca cần thiết. Chúc mừng tác giả đã có một bài thơ như "cánh đồng tuổi nhỏ"
  3. Qua đọc kỹ bài thơ này , kết quả là mình cảm được káh sảng khoái ở chỗ đúng là giọng nói hết sức đặc trưng của một địa phương. Người ta nói chính là người ta thể hiện bằng cách thể hiện riêng của họ như hành động, chất chứa nỗi niềm… Ý nghĩa nói, âm thanh nói, ngữ điệu nói… quả là biến thể từ ngôn ngữ thông dụng,ngược với thứ ngôn ngũ giao tiếp suôn có trong đời thừong. Cách thể hiện “nói” này thật cao cả và thật thiêng liêng. Từ bao đời để cuộc sống tồn tại thì họ: nói bằng giọng cuốc, cuốc!... /Giọng cày, cày!... cũng như trước bão giông, khát vọng… họ hướng vè nhau, dựa vào nhau và nói bằng: Giọng trái tim cùng sôi ầm phách. khổ thứ3 của bài thơ mình hình dung đây là hình ảnh của sự hi snh mất mát, mỏi mòn nào đó, chẳng hạn liên tưởng đến những người mẹ đã tiễn con đi và những đứa con vì tổ quốc đã vĩnh viễn không về: Người nói bằng dấu lặng/Giọng sóng trào đáy khơi.Khổ tiếp theo, theo mình tác giả dùng từ cội đất rất đắc, nghĩa là sinh ra từ đất, chết về với đất, tất cả những gì khi sống họ đã thể hiện thì khi chết họ thật thanh thản:Người về thanh giọng cỏ, và bằng thổ âm thiêng liêng vốn có đã giúp cho ngàn đời nay như thế mà tồn tại và càng nâng niu trân trọng: Bát ngát mùa dâng đậm sắc âm làng/ Mặt trời đẫm niềm thiêng giọng Đất.Nói chung ngôn ngữ của bài thơ này thật cô đuc, chuyển tải một tư tửong nhân sinh với bao điều sâu xa…Qua bài này mình lại liên tưởng ngược lại các loại giọng như: giọng anh chị, giọng đại ca, giọng kẻ cả, giọng ông trời…
  4. ------------ bai thơ này tôi vào đọc từ khi chiều, bạn ơi, tôi thấy thích những dòng trên đây của bạn, nhưng tôi không thể phát biểu những suy nghĩ của mình ngay được, nhân đọc bài thơ thật khá thú vị này. Cùng bạn trở lại vấn dề này sau há!
  5. Thơ rất cần nhiều khoảng trống hợp lý, bài thơ này có chú ý đến điều đó, tuy nhiên, khỏang trống đó chưa gọi là... điệu nghệ được. Thêm nữa, mặt dù là khoảng trống, nhưng từ ngữ là thứ kết dính vô hình, tạo cho cấu tứ của bài thơ mới đứng được. Đó là chủ quan mình, mong các bạn trao đổi thêm
  6. ----------- vâng, mình cũng thấy thế, và nói như bạn camly ở trên thì đúng là"thơ thật là quỷ quái", bài thơ hay, tức nhiên cái hay này theo mình cũng chẳng phải lạ, nhưng cách thể hiện mới, làm cho bài thơ có chiều kích của câu thơ cũng như cảm xúc khi đọc
  7. -------------- nhận xét của bạn có phần đúng, nhưng bạn ơi! thơ đôi khi cần có rườm rà, còn phải..."diến" nữa. Bài này nói chung chưa chưa "ép phê" lắm, đõ là theo tôi. Tuy nhien, phải ghi nhận có đổi mới.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...