Có hay không sự giống nhau giữa CĐBT và DSTN và ai "đạo" ai, có lẽ, 10 người thì đã có hết 8 người tìm được đáp số. Điều nực cười nhất trong sự việc này là cách cư xử và trả lời báo chí của những " đương sự" trong vụ việc. Trong khi Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra rất bình tĩnh và tự tin, ung dung trong cách giải thích, giải quyết vấn đề thì tác giả của DSTN lại nhanh nhảu đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để minh chứng mình ngoại phạm. Hà cớ gì phải thế?! Nếu các bạn đã đọc bài trà lời phỏng vấn của tác "giả" DSTN trên báo NLĐ, hẳn bạn sẽ thấy người trong cuộc đang chới với, tìm bất cứ chiếc phao nào có thể bám víu được để thoát vũng. Là một người viết văn, đặc biệt, lại làm báo (mà làm cao nữa mới chết chứ), vậy mà thản nhiên trả lời rằng không đọc, không biết gì về CĐBT, mãi đến khi có dư luận mới nhờ người (nhờ một PHÓNG VIÊN!!!), mua sách về để đọc thử! Trả lời như thế, chẳng khác nào là ngụy biện. Liệu có nhất thiết phải lôi phóng viên ra để làm bình phong, lá chắn, một nhân vật bảo chứng cho mình không? Lôi phóng viên của mình vào cuộc như thế, hẳn bạn đọc sẽ đánh giá được phần nào "tính cách" của người phát biểu nó. (Xin lỗi, nếu như tôi ở cương vị của ông, không lẽ tôi cũng lôi 4 - 5 phóng viên của mình ra để làm nhân chứng cho có trọng lượng à?!) Tôi không biết trong toà soạn, công việc chính của ông Khương là gì, nhưng nếu là một người làm biên tập mà không hề đọc gì cả (CĐBT từng được ít nhất 2 tờ báo đăng tải, sau đó mới đăng sách), liệu ông có thể tránh được những bài vở xào, nấu, đạo của người khác đem qua nộp cho báo mình không? Xem ra cái sự đọc của ông có vấn đề, hoặc là, do "bối rối" quá nên ông phát biểu "lộn" với báo chí. Tôi nghĩ, sự thật đã rõ. Có điều, tại người ta thích vòng vo để cho có chuyện nói... cho vui mà thôi!