Jump to content

congiundat

Thành viên
  • Số bài viết

    7
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về congiundat

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. 1.Nhận thấy bài viết về truyện ngắn Một người Hà Nội của tôi có sự phản hồi khá năng nổ bạn Linh, tôi rất mừng, cảm động. Quả là bạn rất yêu Hà Nội, thích ăn kem Tràng Tiền, quan sát được nhiều cô gái ăn chơi hư hỏng mà bạn gọi là “chủ nghĩa tự nhiên” ( tôi chắc là bạn Linh cũng không hiểu gì lắm về cụm từ này cũng như hàng loạt cụm từ có vẻ học thuật khác mà bạn đưa ra. Đó là thực trạng chung của phê bình văn học nghệ thuật hiện nay chứ riêng với một độc giả ngoại đạo như bạn Linh thì có gì mà khó hiểu). Nhưng nếu muốn tranh luận văn chương, tôi thành thật khuyên bạn nên, ít nhất: phải đọc thật kĩ tác phẩm văn học và đọc thật kĩ bài phê bình. Khi mà bạn chưa làm được hai bước tối thiểu ấy (như người ta muốn ăn kem Tràng Tiền thì phải đến Tràng Tiền í mà) thì bạn đừng tham gia tranh luận văn chương, tốt nhất nên ngồi ở hồ Tây để ngắm chiều về và hát nhạc Phú Quang. Vì chắc bạn hát sẽ hay hơn là hỏi với giọng điều tra “congiundat là ai?” “chất Hà Nội là gì?” ( thưa nhỏ với bạn để bạn không phải giật thót mình như khi ai đó chỉ đúng tim đen: trong bài phê bình tôi không có ý hạ cấp chất Hà Nội đâu. Tôi thành tâm muốn nhiều thế hệ học sinh, trong đó có học sinh Hà Nội hiểu sâu hơn và bắt tay xây dựng Hà Nội có chiều sâu văn hóa hơn - chứ không chỉ bỏ ra mấy tiếng đồng hồ nhâm nhi que kem hay thút thít về bát phở). Mấy câu viết ngắn này tôi không có ý đối thoại, giải thích với bạn, kể cả bài viết về truyện ngắn Một người Hà Nội, tôi gửi lên diễn này để chỉ muốn cái cụm từ “Phê bình – lí luận” nó không bị sa vào những trò đấu khẩu về Vàng Anh hay Vàng Em gì đó ( nếu ai quan tâm chuyện này thì phải tìm diễn đàn khác chứ, hay là hễ thấy người khác ăn khoai mài mình cũng vác dao đi đào?). 2. Cái danh “nghiên cứu – phê bình – lí luận” mà trang web đưa ra cần phải chính chuyên trong mức có thể. Tôi vẫn mong những ai tham gia diễn đàn và ở topic này thì phải có kiến thức sơ đẳng về văn học, về phê bình – lí luận. Viết lăng nhăng, lan man thì đã có nhiều không gian mạng khác. Làm vấy bẩn không khí phê bình bằng cách tùng xẻo câu chữ, lục soát riêng tư, đạp tanh tách vào văn bản… thì thật không nên.
  2. Thiết nghĩ, trong khi đời sống xã hội đang và sẽ có nhiều biến động, biến đổi khó lường, chúng ta không nên quá khu biệt và xơ cứng hóa một giá trị. Chiều sâu của nền văn hóa nào cũng cần đến tính cách tự xây chứ không phải là tự mãn và tự ngắm vuốt. Đừng để những ảo tưởng nảy nở từ trên bục giảng nhà trường. “Một người Hà Nội” dường như không có mặt trong danh sách những tác phẩm được coi là thành tựu văn học giai đoạn 1986 – 1991. Đó là một truyện ngắn - tự thuật chân thật, dễ tiếp nhận. Hãy để sự chân thật đến với tâm hồn học sinh một cách thuần hậu, tự nhiên. Sao “cứ gọi em là Hà …lội”?
  3. BẠN CŨNG CÓ QUYỀN NÓI THẾ. NHƯNG... Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng: đó là một câu thể hiện quá trình nhận thức, sự phản tỉnh mà bất cứ ai cũng cần có (trong xã hội mình bây giờ thì hơi hiếm). Mozart quá vĩ đại, thường khi trẻ, ai cũng muốn mình được so sánh với một vĩ nhân, mộng tưởng sẽ trở thành thiên tài. Nhưng càng sống, người ta càng biết rằng, chúng ta thật bất hạnh vì chỉ có khả năng chứ không có tài năng. Tài năng chỉ là số hiếm, số một. Mozart là vậy. Cho nên đến lúc nào đó, người ta không còn chút ảo tưởng nào nữa, về mình. Sự tự nhận thức thì cần đến rất nhiều thứ: trải nghiệm, chiêm nghiệm, cả hạnh phúc và cay đắng. Nhưng tuổi trẻ (như bạn, như mình) thì cần đến khát vọng so sánh với tiền nhân. Không ai đánh thuế khát vọng cả. Vấn đề là cần đến sự cố gắng để làm việc, những việc mà mình đã dự định. Đây là một câu nói thú vị, tôi cũng đã từng dạy học, khi tôi 21 tuổi. Tôi nghĩ, với tư cách là giáo viên, tôi thích sự đối thoại dân chủ. Bạn có thể bảo vệ quan điểm của mình, mà câu nói này, có rất nhiều cách giải mã khác nhau. Tôi thấy, riêng chuyện bạn băn khoăn về câu nói này, cũng đã tự nhận thức về mình rồi. Tôi nhớ, lúc rất trẻ, Mark đã có ước mơ sẽ làm một việc đem lại hạnh phúc cho loài người. Chúc bạn thành công
  4. ĂN NĂN CỦA NGƯỜI LÀM THƠ, KẺ BÌNH THƠ Kẻ tự đục rỗng tâm hồn mình để làm những câu thơ chắp vá, kẻ ngơ ngác trước từng câu chữ, kẻ thoái hóa cảm xúc- ghi lại cảm xúc như một lời kê khai lí lịch... Thơ đấy ư?. Tôi cảm thấy buồn và có chút ăn năn vì đã trót lướt qua một vài bài thơ trên cuộc thi thơ này. Những cuộc thi thơ ở ta bây giờ ít có thủ lĩnh- một thủ lĩnh tinh thần thực sự, như Xuân Diệu, Chế Lan Viên ngày trước. Những người đủ tầm và đủ bản lĩnh để chấp nhận "bọn trẻ lớn lên sẽ chôn chúng mình". Chấm thơ- điều đó cũng ngớ ngẩn như cách vắt những giọt nước trong bàn tay mình. Vấn đề là, trước mõi bài thơ, tôi- với tư cách là một người đọc, sẽ nhận ra tôi đã sống trong văn bản đó như thế nào. Tôi thấy những lời bình thơ trong này phần nhiều cảm tính- như thực trạng phê bình văn học của chúng ta bây giờ. Một thứ phê bình hàng xén, thiếu lí thuyết, chỉ thích cái ấn tượng. Tôi đã trong đợi rất nhiều, và cũng đã có ý định viết bài bộc lộ quan điểm của mình. Rõ ràng, nếu số đông là quyết định, sẽ đưa đến cái lí do: thơ hay, thì, sự thật, tôi rất lo ngại và thiếu tin tưởng. Tôi sợ hãi cái gọi là số đông trong nghệ thuật, một thời chúng ta- nền văn chương của chúng ta, đã bị bầm dập bởi giấc mơ đại tự sự rồi. Một số đông mê sảng thì biết lấy ai, dù nhỏ bé, đánh vào những cối xay gió đây? Hay, chúng ta chấp nhận sương mù trước mặt? Tôi không biết thế nào là một bài thơ hay và được bình chọn trên cuộc thi này? Là số đông? Tôi nhớ, hình như, người ta đã ghét bỏ Kafka, bêu rếu Brecht, lạnh lùng với Faulkner... Người ta cũng thờ ơ với Hàn Mặc Tử, quá lâu, cách li Trần Dần, Lê Đạt, quá mạnh... Rồi thì người ta chạy theo họ, vùi vào họ, "khoan cắt bê tông" mà họ làm ra, rồi chỉ, may mắn lắm mới tạo nên những nghĩa địa ngôn từ. Từ bao lâu nay, chẳng ai định nghĩa và giải nghĩa được thơ là gì, công việc làm thơ, nói như Thanh Thảo "mãi mãi là bí mật". Ai tinh thông và may mắn mới cảm nhận được đôi chút bí mật ấy. Mà như vậy, ít nhất, trong tâm hồn mình, phải có đôi lần ăn năn, ăn năn tất cả. Một diễn đàn, dù là số đông, cần phải có thủ lĩnh. Cũng, dù kẻ ấy có bị đem ra hành quyết bởi ánh sáng của mình đã che mờ đi đôi mắt quầng thâm của thiên hạ.
  5. chung ta dang song trong nhung thanh pho, vua cay dang vua ngot ngao nhu the nay Mot bai tho rat la va quan trong hon, rat buon. Mot noi buon lon.
  6. Mot bai tho co giong dieu rat moi. Hay tran trong va thuong thuc cai moi nay
  7. Mot bai tho nhieu hoai niem chua xot, gia tu canh dong tuoi nho, roi khong biet khi sang canh dong khac, nguoi ta co cay dang hon khong?

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...