Ơ kìa, Đá bao nhiêu tuổi... biết buồn? Đá - Người; Người - Đá. Sự hoá thân cũng khó có thể trả lời câu hỏi ấy. Có chăng sự lặnh câm hiện hữu của đá, sự rêu phong trầm mặc của đá mới nói hết nỗi buồn- một nỗi buồn không tên, không nói thành lời và chẳng biết được nó đến tự bao giờ. Nhìn đá, ta đã thấy nỗi buồn hiện hữu. Cái dáng nghiêng của đá một chiều trời mưa có thể ví với dáng chàng CỐC nghiêng xuống nàng CÔNG. Tôi thấy người viết có một nỗi đau thầm kín, sự thổ lộ nhẹ nhàng. Trái tim đá vừa phập phồng nhịp yêu của tuổi đoi mươi ở khổ trên, thì ở câu kết đã: "Trơ gan Tuế nguyệt bên đường Lặng im Tim đá Còn in giấu giày" Không gào thét, không rên rỉ chính là cách thể hiện riêng của đá. Đá lăn lóc giữa đường đời, mặc người chà đạp, giày xéo vẫn mòn mỏi yêu, vẫn phập phồng trái tim tuổi đôi mươi. Đến đây, tôi tự hỏi: đá có thực sự lặng câm? Có thể Gu của ai đó đá phải nói, đá phải khóc, đá phải thốt lên I love you... thì đó mới là thơ ĐÁ CỦA THẾ KỶ XXI; nhưng với tôi lại có cảm nhận riêng: tác giả của bài thơ đang hỏi chính "trái tim đá" của mình - một trái tim đang yêu, dám yêu, chấp nhận và... đang hứng chịu những gì thua thiệt. Có thể nói bài thơ đạt cả về ý, tứ và có hồn : 4 sao nhé!