Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

duonghoanghuu last won the day on Tháng mười hai 7 2013

duonghoanghuu had the most liked content!

Điểm

162 Excellent

Về duonghoanghuu

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  • Sinh nhật Tháng tư 4

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  • Sở thích
    Giao lưu văn thơ, du lịch, sáng tác thơ
  1. Danh sách này đã được công bố vào hồi 14h30p chiều 19/10 tại Lễ trao thưởng , xem dưới đây. Các bạn có thể đọc lại các bài viết tại đây nha: https://www.facebook.com/iBestApp/notes
  2. duonghoanghuu

    MÀU HOA NGHỆ

    Tôi yêu bông nghệ hoe vàng, Gót em vườn cũ nhẹ nhàng – rồi yêu Tôi thầm hóng ngọn nắng chiều Hong tươi hoa nghệ liêu xiêu đợi chờ
  3. duonghoanghuu

    MỘT MÙA HÈ

    Các bạn Hoanghai11 và hoàng Kỳ yêu thích thời HS và mùa hè lắm nhỉ. Cũng như dhh và rất nhiều người khác. Chỉ còn biết gửi tâm tình qua đôi dòng thơ luyến nhớ vậy thôi. Chúc vui, khỏe.
  4. [CUỘC THI VIẾT] MY DEAR – NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊUAugust 30, 2013 at 10:50amAi là người phụ nữ của đời bạn? Người mẹ, người chị,người vợ, người bạn gái hay có khi chính là cô bé hàng xóm đáng yêu ngày nào ?!.Bạn trân trọng họ nhưng đã mấy khi lắng lại để kịp nói một câu yêu thương. Hãy cùngiBest dành những điều “ngọt ngào” nhất bấy lâu nay bạn chưa dám thổ lộ đến họvà có cơ hội nhận được những phần quà bất ngờ cho bạn và người phụ nữ trong timmình. Như một lời tri ân, lời chúc ý nghĩa nhất đến 1 nửa thếgiới, iBest tổ chức cuộc thi viết vềngười phụ nữ với thông điệp “My dear –người phụ nữ tôi yêu”. Thời gian tổ chức: 01/09 đến 20/10 Thời gian nhận bài: từ 01/09 đến hết 15/10 Đối tượng tham gia: Tất cả mọi đối tượng ở cácđộ tuổi, giới tính trên đất nước Việt Nam. Bài viết hướng đến người phụ nữ bạn yêu thương: mẹ, chịem gái, vợ, người yêu, bạn bè… Thể lệ chương trình: Các bài viết sẽ được gửi qua hòm mail của chương trình:mydear@gviet.vn với tiêu đề:Bài dự thi viết vềngười phụ nữ tôi yêu, những bài viết hợp lệ (trong thời gian nhận bài, có đầyđủ thông tin cá nhân), đạt các tiêu chíBTC đưa ra sẽ được đăng lên fanpage:www.facebook.com/iBestApp, Forum, trong nội dungMy dear trên iBest (từ 15/09), căn cứ vào lượt like, share (1 share = 2 like) trên fanpage và đánh giá của BTC đểquyết định các bài viết đạt giải (tỉ lệ 50/50). Thông tin cá nhân: - Họ và tên: - Địa chỉ hiện tại: - Điện thoại: - Email: - Địa chỉ Facebook: CácTiêu chí: + Phù hợp chủ đề (viết vềphụ nữ) + Bàiviết không quá 1000 từ + Bàiviết hay, có ý nghĩa (theo đánh giá của BTC) Thể loại: Thơ,tâm sự (kỷ niệm), truyện ngắn, thư… Lưu ý: Bài viếtcó tiêu đề, có đính kèm ảnh minh họa hoặc ảnh nhân vật trongbài viết (nếu có), cam kết bài viết chưa được đăng trên bất kỳ phương tiện truyềnthông nào, người viết tự chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền khi xảy ra tranhchấp. Những giảithưởng vô cùng hấp dẫn đang chờđón các bạn: · Giải Nhất(01 giải): 2.500.000đ tiền mặt + 1 voucher chăm sóc sắc đẹp · Giải Nhì(02 giải): 1000.000đ tiền mặt + 1 voucher chăm sóc sắc đẹp · Giải Ba(05 giải): Thẻ cào điện thoại 200.000đ · Tặngngay 10.000 gold cho những bài viết được đăng Ban tổ chức được quyền sử dụng các bài viết dự thicũng như hình ảnh của những người trúng thưởng trên mọi phương tiện thông tin đạichúng mà không cần thông báo cho tác giả hoặc trả bất kỳ chi phí nào; không chịutrách nhiệm về việc cung cấp sai thông tin của người trúng giải; có quyền thayđổi cơ cấu hoặc nội dung giải thưởng nhưng vẫn đảm bảo giá trị giải thưởngkhông thay đổi. Kết quả và giải thưởng sẽ được công bố và trao giảitrong ngày 20/10 (nếu người nhận giải ở nội thành Hà Nội, các bạn ở xa sẽ đượcnhận giải theo đường bưu điện).
  5. TỔNG KẾT CUỘC THI THƠ TÌNH HẠ TRÊN DIỄN ĐÀN AOTRANG.VN Nhằm giúp các bạn trẻ đam mê nghề viết có sự trải nghiệm thông qua đó có thể rút ra những bài học bổ ích, Gia đình Áo Trắng Cần Thơ luôn tranh thủ “xã hội hóa” nhằm tổ chức các giải viết không thường xuyên. Khởi động từ đầu tháng 5/2013, cuộc thi thơ TÌNH HẠ trên trang http://aotrang.vn/f đã thu hút được đông đảo thành viên và bạn đọc dự thi cả ở hai thể loại thơ Đường Luật (54 bài) và các thể thơ Truyền thống và Hiện đại khác (73 bài). Nhìn chung, các bài thơ dự thi đều có sự đầu tư công phu, thể hiện kỹ thuật nhuần nhuyễn, cấu tứ giàu cảm xúc. “HẠ CON GÁI” của Thái Văn Lợi mang đến phép liên tưởng thú vị với những gam từ giàu hình ảnh. Cô gái hạ vừa xinh đẹp, vừa bình dị, sôi nổi, sinh động đấy nhưng cũng rất vô tư: “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng”; “Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng/ Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước/ Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang”… Xứng đáng với giải Nhất được trao tặng. “MÙA SEN” của Huyba mang phong cách khá độc đáo. Hoa sen là biểu trưng cho hình bóng người mẹ, người vợ chịu thương chịu khó, chắt chiu làm đẹp cho đời quên cả tháng năm mòn mỏi, tù túng trong sự hữu hạn của một phong tục, một nếp nghĩ đã “bọc kén” ở một miền quê, nhưng vẫn cố vùng vẫy nhằm vươn tới một giá trị cao đẹp hơn. “Dậy một mầm sen đỏ/ Tiếng quyên vừa sang canh” là cái kết để ngỏ đầy thi vị. Lê Trang thuyết phục BGK bằng sự mượt mà trong việc kết hợp các nghệ thuật điệp từ, nhân hóa, so sánh với nhiều động từ sống động. Đặc biệt nhất là quy luật “sự thống nhất của các mặt đối lập” được vận dụng để mô tả những cung bậc tình yêu đầy sáng tạo trong “RƯỚC TÌNH VÀO HẠ”. “THÁNG NĂM” của Nguyengiangsan mang đến một mùa hạ dậy thì tươi tắn, tinh khôi có đầy đủ tiếng ve, cánh hạc, cỏ hoa, mưa gió và sâu lắng kỷ niệm vui buồn của mỗi kiếp người. “TÌM” của Mai Đức Trung đau đáu dòng hoài niệm mối tình đầu trong sáng, thơ ngây nhưng lại rất mong manh bởi thiếu hẳn sự từng trải, chịu đựng. “CHIỀU XA” của Phan Duy thể hiện sự khát vọng đi tìm sự khác biệt trong nghệ thuật hình dung từ. Những “phiến hạ”, “điệu phôi pha”, “nhành thương”… toát lên sự trăn trở, day dứt. Mảng thơ ĐL cho thấy sự tiến bộ đáng kể của thí sinh so với lần thi trước, nhưng cũng chỉ có ít t/g có bài lọt vào vòng trong. Điều này thể hiện chỉ những ai thật sự đam mê mới mong gặt hái thành công ở thể loại này. Chính sự chặt chẽ trong bố cục, khắt khe niêm luật và sự chắt lọc ngôn ngữ đã phân loại và lựa chọn ra bốn t/g nổi bật nhất. “HẠ NHỚ” của Kiều Thành là ký ức về mối tình cũ thơ mộng với nhiều màu sắc, âm thanh và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tất cả như còn đọng lại và thật sống động trong dòng hoài tưởng. Nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ cùng với việc chọn lọc phối hợp thanh điệu trong mỗi câu thơ nâng tác dụng biểu cảm đầy dụng ý. Nghệ thuật chắt lọc ngôn ngữ trong “MÙA RƠI” của Phan Duy khá tinh tế với những gam từ đắt và khá sáng tạo (ru mềm hạ biếc, vàng xe dải nắng, đỏ kết lưng thềm,…). Việc phối hợp nhuần nhuyễn nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc biệt là sự thể nghiệm Ngũ Độ Thanh, lồng ghép từ láy và màu sắc ở từng câu kết hợp với đảo ngữ, nhân hóa, ẩn dụ đã mang lại thành công cho bài thơ. Theo bước chân Nguyên Xuân, người đọc như được tắm mình trong khoảng không gian đầy màu sắc, âm thanh của “TÌNH HẠ” với hoa phượng đỏ rực giữa trưa hè, với lời hát ru của biển xanh thơ mộng, với tiếng dạt dào của suối, với đêm trăng huyền ảo mộng mơ… Chính bức họa thiên nhiên huyền diệu cùng bản giao hưởng trầm bổng của vũ trụ là món quà vô giá làm thăng hoa cảm xúc sáng tác… T/g bất chợt thấu hiểu quy luật vần xoay của đất trời và sự hữu hạn ở đời. Sự thấu hiểu ấy là kim chỉ nam, là lý tưởng sống “hiến dâng nghĩa sống chan hòa”. Đã qua những ngày xuân ủ mộng, nắng hạ chợt bùng lên mãnh liệt hơn bất cứ bao giờ. Tứ thơ tưởng như đơn giản mà dặt dìu xúc cảm, sâu lắng những thông điệp gửi cho đời. “HOÀI NHỚ” của Hương Thủy mang đến sự nhẹ nhàng, thanh thoát, thơ ngây của tuổi trẻ chất đầy sự lắng đọng của hồn thơ lãng mạn và rất tinh tế. Cái mở rất khéo, đặc biệt là ở câu 2 với những cung bậc trầm bổng rất đắt “Mộng níu thời gian trở lại ngày”. Kỷ niệm học trò như sống động trong mỗi con người với đầy đủ trạng thái, màu sắc, âm thanh, hình ảnh, tình cảm… Tất cả đều lưu giữ vẹn trong tim, chẳng nhạt phai. Cuộc thi đã khép lại với những thành công đáng khích lệ. Thay mặt Diễn đàn, NX trân trọng cám ơn sự hợp tác quý báu của tất cả quý vị. Đặc biệt là: – Quỳnh Nguyễn và Huyzozo đã tài trợ kinh phí. – Các thành viên Ban Giám Khảo đã không ngại dùng sự “hữu hạn” về thời gian và vốn hiểu biết để đánh giá sự “vô hạn” của kiến thức nhằm đưa ra kết quả kịp thời, công minh ở mức tương đối có thể. – Các thành viên Dự thi, những người quan trọng nhất, quyết định sự bội thu hay thất bát của mỗi vụ gieo trồng hay một Dự án đầu tư. Một lần nữa xin cám ơn tất cả các bạn. Cần Thơ, ngày 14 tháng 9 năm 2013 TM. Ban Tổ Chức và Ban Giám Khảo NẮNG XUÂN Nắng Xuân BTC và một số tác giả đạt giải
  6. Trần Mạnh Hảo Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều báo ( tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh ( Nam Định) của gã. Khá nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa vải” : “Quả vải như trái timHồng tươi khi hè đếnTiếng con tu hú chìmVào mùa hè thương mến” Thơ của chính gã mà giờ đọc lại, gã còn ngượng lắm. Nhưng hơn 50 năm trước, phỏng có kẻ nào liều mạng uống mật gấu chê bài thơ rất “hồng tươi”, rất “thương mến” này của gã là dở và sáo, xin có giời làm chứng, gã sẽ thù kẻ đó suốt đời. Xem ra, những nhà thơ được giải thưởng các cuộc thi thơ, hoặc trong các mùa xét giải thưởng thơ thường niên của hội này tỉnh nọ bị gã chê dở, chắc sẽ thù gã đến muôn đời muôn kiếp không tan. Và giờ đây, ngót 70 tuổi, gã đã sản xuất ra một sự nghiệp thơ mà những bài thơ dở ( dở một cách gan ruột) đếm hoài không xuể. Nghĩ cho cùng, ngay cả thiên tài thơ Nguyễn Du, trong “ Truyện Kiều” nếu vạch lá tìm sâu vẫn soi thấy mươi mười lăm câu dở. Chế Lan Viên mới 16 tuổi đã cho xuất bản một siêu phẩm thơ tuyệt vời là “Điêu tàn”; sau khi theo kháng chiến ông cho ra một tập thơ rất dở có tên là “ Gửi tới các anh”, để rồi năm 1960 mới xuất chiêu một tập thơ có nhiều bài hay là tập : “Ánh sáng và phù sa”.Ngay trong tập thơ rất hay này, thi tài Chế vẫn còn có mấy bài thơ dở ví như bài : “Ngô tổng thống trong dinh thuốc độc”… Vậy thì gã việc gì phải xấu hổ khi có rất nhiều kinh nghiệm về thơ dở và làm thơ dở ? Hôm rồi, nhân chuyện gã phê bình ba bài thơ nhất nhì của cuộc thi thơ trên Facebook là dở, có một bạn “còm” ( phản biện) chê gã “cũng làm thơ về váy đó thôi”, sao dám chê bài thơ “ Mùa phơi váy” là thơ xoàng xĩnh? Bạn “còm “ kia bèn trích nguyên cả bài thơ của gã : “Bài thơ trên váy” viết cách đây hơn 30 năm trước có in trên mạng http://gio-o.com rồi chê ỏng chê eo là Trần Mạnh Hảo cũng là một tay làm thơ dở có hạng : thơ TRẦN MẠNH HẢOBÀI THƠ TRÊN VÁYTưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân HươngMở ra một cái váy trời Qụat cho thế sự tơi bời lá hoa Chành ra ba góc dư ba Hỏm hòm hom thế mới là văn chươngGiời ghen ông phủ Vĩnh Tường Đứt đuôi nòng nọc tình dường bôi vôi Xót thân quả mít nằm phơi Miệng càn khôn ghẹo cọc trời tùm humTrách Chiêu Hổ sợ hang hùm Bao nhiêu quân tử khuất lùm rêu con Cái khuôn tạo hoá méo tròn Để cho hậu thế mãi còn ngẩn ngơ ?Hồng nhan từ độ trơ trơ Nước non một bánh trôi bờ dại khôn Mắt dao cau liếc rách hồn Ốc nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trờiBao nhiêu vua chúa qua rồi Chỉ còn chiếc váy tốc trời thi caHà Nội 1980 Trần Mạnh Hảohttp://www.gio-o.com/TranManhHaoTho1.htmlCó lẽ những vị trong các ban giám khảo các cuộc thi thơ, các cuộc xét giải thưởng thơ hàng năm và các vị chuyên môn tâng bốc các tập thơ dở lên thành thơ hay để kiếm lợi toàn là những nhà thơ làm thơ hay chuyên nghiệp vào loại nhất nước? Có thể họ chưa từng làm ra một bài thơ dở bao giờ, do đó họ không còn khả năng phát hiện ra thơ dở ở kẻ khác như gã làm thơ dở chuyên nghiệp Trần Mạnh Hảo này. Với phương châm của nhà thơ Tế Hanh : “Đọc câu thơ đồng chí tưởng thơ mình”, họ - các ban giám khảo chuyên nghiệp ấy đọc thơ dở của kẻ dự thi mà cứ ngỡ thơ mình; tình đồng chí làm họ mờ mắt, nên chấm thơ dở thành thơ hay chăng ?Kẻ viết bài này có một ông bạn làm thơ đã vào tuổi U 80 tên Q. thi thoảng gặp nhau thưởng đùa rằng : “ Mình phục chúng nó quá. Chúng nó làm bài thơ nào là thành bài thơ dở ngay. Còn mình làm bài thơ nào giời bắt cũng thành thơ hay, muốn làm một bài thơ dở mà than ôi không sao làm nổi”. Có lẽ những nhà thơ trong ban giám khảo các cuộc thi thơ, cũng giống như ông bạn Q. này ở khả năng không sao làm nổi một bài thơ dở …?Làm thơ là quyền của mỗi người. Làm thơ hay có khi bị chém đầu như vua thơ Cao Bá Quát, hay như vua bình văn chương Thánh Thán thời nhà Thanh bên Trung Hoa. Chao ôi, thi tài, văn tài có khi thành đại họa cho mình và người thân, gã chả báu. Ở ta các bác Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Hữu Loan… bị họa vô đơn chí cũng bởi tài làm thơ hay đấy ru ? Làm thơ dở cũng là quyền thiêng liêng của mỗi người. Chúng tôi, kẻ viết bài này, chưa từng viết một bài phê bình bất cứ ông nào bà nào làm thơ dở, trừ những bài bốc thơm khen láo và các bài thơ được giải lại rất chi là dở mà thôi.Lỗi tôn vinh thơ dở thuộc về những ban giám khảo. Thơ hay không chấm lại toàn chấm cho thơ dở được nhất nhì là sao ? Trong hai chùm thơ của người làm thơ trẻ Sâm Cầm được nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu trên internet, thấy hai bài dở nhất của cô là “ Sài Gòn, Sài Gòn” và “ Nấc cụt” được ban giám khảo chọn trao giải nhất cuộc thi thơ trên Facebook. Các bài khác trong hai chùm thơ này của Sâm Cầm đều có thể gọi là loại khá hoặc trên trung bình. Chê hai bài thơ dở được tôn vinh kia là chúng tôi chê ban giám khảo mắc bệnh mù thơ chứ không chê Sâm Cầm, vì cô không hề có lỗi. Xin trích ra một số câu thơ khá xúc cảm của Sầm Cầm :“Nắng cong chỗ em ngồi rồi anh ạ …Em đi tìm mùa thu trên những nóc nhà …Buổi sáng của em trên tàn cây xanh… Có con chim hót tên người vừa kịp biết … Bông cúc nhỏ đã một thời đi lạc… Và ta buông khi chưa kịp bắt đầu Và mùa thu chưa kịp về trên nóc nhà sau những đêm mất ngủ” (Trích trong bài thơ : “Rồi cũng hút xa” của Sâm Cầm) “nàng sẽ đi ngược từ phía hoàng hôn không đi bằng gương soi mà đi bằng đôi mắt sáng …. có vài người đàn bà đối diện với cơn mưa và một căn phòng nàng vẽ cho họ nhiều chiếc gối vật thể để ôm và không bao giờ nguy hại “( trích trong bài thơ : “Nào biết trước gai đâm” của Sâm Cầm) Người làm thơ dở ở ta còn nhiều hơn sao trời. Thậm chí nhìn vào góc độ truyền thông đại chúng, những người làm thơ dở có khi còn có công gây cười giúp ta xả stress; ví như các chương trình “ Chiếc nón kỳ diệu” của anh Tuấn Tú trên VT 3 làm người nghe cười vỡ bụng vì các bác, các em, các chị dự thi thi nhau nói thơ, kể thơ bằng vè, tấu, tuy rất là phản thơ, lại được anh Tuấn Tú khen hay….Thơ dở đang lên giá vùn vụt. Trong hơn mười năm gần đây, các tập thơ giở được giải có khi lên với vài ba trăm triệu. Các giải thi thơ rời cũng được giải một hai bài giá lên vài ba chục triệu. Không có đơn vị nào tổ chức thi thở dở văn dở cả. Họ thi thơ hay văn hay nhưng khi trao giải thưởng lại toàn trao cho những tập thơ dở nhất, tập văn dở nhất mà thôi. Ngay cả những đợt trao giải thường niên của đơn vị nọ, ban giám khảo mù thơ vẫn quyết chọn những tập thơ dở nhất để trao giải mới là lạ. Những tập thơ hay của Cát Du, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh… đều bị loại để nhường chỗ cho nền thơ dở lên ngôi.Khi hầu hết các cuộc thi văn học, thi thơ không lấy tiêu chí hay dở làm trọng, mà căn cứ vào nhiều động cơ phi văn học, thì than ôi nền văn học nước nhà không còn nữa. Do đó, thơ dở trở thành kiểu mẫu, thành gương soi cho lớp trẻ, cứ thế mà viết, càng dở càng hay các cháu các em ơi, càng dở càng hi vọng được giải. Khi thơ dở được cấp quốc gia đến cấp phường xã tôn vinh thì cũng là lúc nền văn học nước nhà đã chết.,.Sài Gòn 01-8-2013Trần Mạnh Hảo
  7. "Truyện cực ngắn có nhiều tên gọi: truyện chớp (flash fiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện mỏng (skinny fiction), truyện nhanh (fast fiction), vi truyện (micro fiction)... Không có một quy chuẩn cụ thể nào cho thể loại truyện cực ngắn, nhưng để được gọi là truyện cực ngắn thì dung lượng chỉ khoảng vài trang sách, vài trăm chữ, ngắn đến mức không thể rút gọn. Và truyện cực ngắn không phải là một truyện rút gọn mà được cấu trúc nén, thậm chí một câu, một chữ cũng được gọi là một truyện." Truyện cực ngắn không phải là một thể loại xa lạ. Trên thế giới, Luis Borges (Argentina), Yasunari Kawabata (Nhật Bản), Ernest Hemingway (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)... được xem là những cây bút tài năng, mang lại sự tuyệt thú cho người đọc từ truyện cực ngắn. Như một thách đố Ở VN, lâu nay có không ít nhà văn thể nghiệm với thể loại này, thậm chí trên tờ Kiến Thức Ngày Nay từng có cuộc thi và trang mục truyện ngắn 100 chữ. Nhưng ý thức viết thành vệt, in sách chỉ toàn truyện cực ngắn thì gần đây xuất hiện khá nhiều. Cho ra sách truyện cực ngắn có Nhật Chiêu, Y Ban, Nguyễn Thị Hậu, Nhã Thuyên, Hoàng Long... Còn đang “thâm canh” ở thể loại cực ngắn thì có: Nguyễn Nguyên Phước, Phạm Vũ Văn Khoa, Tăng Song Nam, Nguyễn Thị Hải... Vì sao là cực ngắn? Nhã Thuyên - tác giả Ngón tay út (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn) - bộc bạch: “Ban đầu tôi đến với cực ngắn vì... lười đọc văn xuôi, ngại viết cái gì dài dài, rồi dần dà cực ngắn là một sự rèn luyện, một ý thức viết”. “Vì nó như một thách đố: càng ngắn gọn, càng chính xác thì càng đạt đến sự giản dị. Viết truyện cực ngắn cũng rất thú vị vì thường mang lại bất ngờ: định viết thế này mà khi hoàn chỉnh lại ra một truyện hoàn toàn khác hẳn” - tác giả Nguyễn Thị Hậu, đồng tác giả tập sách Ngắn và rất ngắn (Phương Nam Book & NXB Thanh Niên), lý giải. Còn nhà văn, dịch giả Hoàng Long - tác giả Những tàn dư mưa (Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây - NXB Lao Ðộng) - cho rằng: “Tôi thấy thể loại này có nhiều cái hay. Thứ nhất là kiệm lời, thứ hai là đòi hỏi tác giả phải nỗ lực chiêm nghiệm tìm kiếm. Truyện cực ngắn còn dạy tôi biết chọn lọc ngôn từ và suy tư một cách nghiêm chỉnh, bởi nếu như không có một điều gì để nói, truyện cực ngắn không thể nào được hình thành”. Ðiểm thú vị ở truyện cực ngắn là giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian cho cả người viết và người đọc (tất nhiên vấn đề này được hiểu theo nghĩa tương đối, vì có khi phải mất thời gian rất lâu mới hoàn tất một truyện cực ngắn, phải bỏ ra rất nhiều ngày mới “giải mã” được một truyện chỉ một câu). Truyện “tuyệt ngắn” Nhà văn Nhật Chiêu, trong tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn), gọi truyện cực ngắn của mình bằng tên gọi là “truyện tuyệt ngắn”. Tiến sĩ Nguyễn Nam (bút danh Hoàng Lương) đề xuất một cách đọc Nhật Chiêu: “Hãy thử đọc như một hành trình khảo cổ tri thức, bóc tách và tạo đa nghĩa cho tập truyện, cũng như suy nghiệm trong không gian đa chiều, đa nghĩa của văn chương”... Quả vậy, truyện “tuyệt ngắn” của Nhật Chiêu như những đoản ngôn trải ra vẻ đẹp của tâm hồn và sự sắc sảo của tư duy. Trong trang phục mới, nhà vua diễu hành. Lệnh cho dân chúng hôm ấy không ai được mặc quần áo, phải hoàn toàn trần truồng. Một đứa bé (tồng ngồng) reo lên: “A ha! Quần áo đẹp quá! Quần áo đang đi. Quần áo không vua!”. Mọi người (tồng ngồng) ồ lên: “Vua đâu rồi?”. “Vuua đââu rôồi”. Ðấy là truyện (tuyệt ngắn) Quần áo không vua của Nhật Chiêu. Và đây là truyện ngắn (một câu) cũng của Nhật Chiêu: Từ sau lưng, Tương lai đuổi theo kẻ tội phạm và tống y vào tù để y ngồi đó mà đón đợi Quá khứ (truyện Thời gian). Với hai truyện ngắn vừa dẫn của Nhật Chiêu, có thể thấy sự thú vị của thể loại truyện cực ngắn là đọc nhanh, nhớ nhanh nhưng thấm rất lâu. Với một số ít câu chữ thì phép ẩn dụ là một chọn lựa khả thi. Tuy nhiên, truyện cực ngắn hoàn toàn có thể làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách sắc sảo, hay đề cập những vấn đề thời sự xã hội một cách kịp thời. Nếu như người viết “nén” tâm trạng, thông điệp trong truyện, thì người đọc “giải nén” bằng những chìa khóa riêng của mình. Hãy thử đọc một truyện cực ngắn của Nguyễn Thị Hậu: Tháng bảy mùa xá tội vong nhân. Những ngôi chùa lớn nhỏ đông người lui tới đèn nhang. Tháng bảy mưa ngâu... Sài Gòn áp thấp nhiệt đới, phố xá khuất trong mưa, nhà cửa mờ sau màn nước. Từ trong ngôi chùa lớn một chiếc xe hơi sang trọng chạy ra. Qua vũng nước đọng ở cửa chùa làm nước bắn tung tóe lên người ông già bán vé số đứng nép dưới mái hiên. “Mô Phật” - ông già khẽ nói”. “Mô Phật”, giọng trầm bổng mấy Thầy ngồi trên xe hơi cũng nói (truyện Xá tội vong nhân). Như vậy, truyện cực ngắn khi được các nhà văn ý thức sáng tạo, với tâm thế đồng hành cùng cuộc sống thì sẽ sản sinh những tác phẩm hay. Còn với bạn đọc, việc có trên tay một cuốn sách bỏ túi (pocket book) hay một tập truyện cực ngắn đơn giản trước hết là một sự lựa chọn tiêu dùng trong cuộc sống hối hả hôm nay. Theo Tuổi Trẻ
  8. dhh đồng ý với nhận xét của NM đấy. Có bài thơ đọc được đàng hoàng là vui lắm à. Cuộc thi này của aotrang.vn, vậy cỡ "bác"dhh có dự thi không, NM đoán thử xem? Chúc vui khỏe nhé..
  9. Nhân 65 năm phong trào thi đua yêu nước, để góp phần xây dựng con người mới trên cơ sở lao động sáng tạo và ứng xử văn hoá, báo Người Hà Nội phát động cuộc thi thơ với mong muốn cổ vũ đợt sáng tác rộng khắp, nhằm chọn lựa được những tác phẩm hay, những cây bút nổi trội tiếp tục đóng góp vào chặng đường văn chương và sự nghiệp xây dựng xã hội mới hôm nay. I. Chủ đề Thơ thể hiện khát vọng về lao động sáng tạo và quan hệ cao đẹp trong cuộc sống II. Đối tượng tham gia Các tác giả là công dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài. Ban Giám khảo, Ban Thư ký và Ban Tổ chức của cuộc thi không được tham gia dự thi. III. Thời gian Ban tổ chức nhận tác phẩm kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/12/2013 (Căn cứ theo dấu bưu điện và ngày gửi qua email) IV. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi Báo Người Hà Nội Địa chỉ: 126 Nam Cao, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 043. 8465092 Email: nguoihanoibao@yahoo.com V. Tác phẩm dự thi - Thơ: Mỗi tác giả gửi 1 lần nhiều nhất 5 bài thơ, mỗi bài không quá 350 từ. (Không nhận thơ Đường luật và thơ thiếu nhi). Mỗi tác giả gửi không quá 3 lần (cần ghi rõ những lần đã gửi, để tránh nhầm lẫn, thất lạc, trên đầu trang ghi rõ Tác phẩm dự thi) - Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm mới, chưa được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào. Không có tranh chấp về bản quyền tác giả. - Tác phẩm dự thi được đánh vi tính trên khổ A4, trên một mặt giấy hoặc qua email phông chữ Times New Roman. VI. Giải thưởng - Giải Nhất: 1 giải x 20.000.000 đồng - Giải Nhì: 2 giải x 10.000.000 đồng - Giải Ba: 3 giải x 5.000.000 đồng VII. Ban Giám khảo Ban tổ chức sẽ mời các nhà thơ, nhà văn có uy tín và có kinh nghiệm chấm thi tham gia Hội đồng vòng sơ khảo và chung khảo. VIII. Công bố kết quả và trao giải: tháng 1/2014 - Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho các tác giả có bài viết được giải hoặc người được tác giả uỷ quyền, trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ nhận giải, Ban Tổ chức sẽ gửi qua đường bưu điện sau khi kết thúc cuộc thi. Ban Tổ chức cuộc thi rất mong sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các tác giả trong và ngoài nước, để cuộc thi đạt được kết quả tốt.
  10. Một vài nhận xét về thơ trong cuộc thi Tình hạ.NGUYỄN THẾ DUYÊN Trước tiên cho tôi được gửi lời chúc mừng đến các bạn đoạt giải trong cuộc thi tình hạ. Tôi có đọc ý kiến của bạn Bạch Vân “Em rất muốn biết nhận xét của ban giám khảo về các bài…” Thể theo yêu cầu của bạn Bạch Vân và theo đề nghị của bạn Nắng Xuân tôi xin đưa ra một số nhận xét của cá nhân tôi (Của cá nhân tôi thôi nhé) về chất lượng của thơ dự thi năm nay. Tôi sẽ cố gắng đi sâu phân tích những bài thơ đoạt giải mong giải đáp một phần nào những thắc mắc của các bạn trẻ. Nhìn chung mà nói thơ dự thi năm nay, các bạn đã tiến một bước rất dài trong thơ. Thơ các bạn đã nhuyễn hơn, biết dùng nhiều những hình tượng để nói lên những cảm xúc của mình. Nhưng các bạn cũng đã có một bước lùi dài không kém. Có mâu thuẫn không với hai nhận xét này? Không mâu thuẫn đâu. Các bạn tiến ở kĩ huật làm thơ nhưng các bạn lại lùi trong cảm xúc thơ. Nhiều bài thơ của các bạn rơi vào sáo mòn, cũ kĩ. Đọc bài thơ lên thấy nó mượt mà hình tượng đẹp chứng tỏ kĩ thuật làm thơ của các bạn rất tốt nhưng không để lại được một ấn tượng gì mới lạ. Ví dụ như “Nhớ ai tốc xõa vai mềm Song thưa dõi dáng, nén kìm sợi thương. Cung tình nhối nhịp tơ vương. Trăm năm lạc cảnh thiên đường nợ duyên. Câu thơ rất mượt nhưng tất cả câu thơ từ hình ảnh đến tứ thơ đều rất xưa cũ không gây được cảm xúc cho người đọc. Những câu thơ như thế này hầu như bạn nào cũng mắc phải kể cả những bài thơ đoạt giải như câu Phượng đâu bằng má em hồng. Mắt huyền tựa ánh trăng lồng bóng mây Của bài thơ đoạt giải ba “Rước tình vào hạ” cũng sáo mòn xưa cũ. Xin lỗi tất các bạn nào bị tôi trích dẫn ra đây. Tôi không muốn trích dẫn sợ các bạn tự ái (Văn mình vợ người mà) nhưng nếu không trích dẫn thì không nêu bật được vấn đề và bạn Nắng Xuân có nói với tôi “Anh đừng ngại, vấn đề là làm sao cho các em học hỏi, biết để tiến lên”. Tôi đã có lần nói “Ý tưởng không phải là tất cả! Nhưng thơ mà không có ý tưởng khác lạ thì chưa phải là một bài thơ hay.” Trên phương diện này mà xét thì những bài thơ được giải là xứng đáng. Trước tiên ta xem thử bài thơ đoạt giải nhất “Hạ con gái”. Bài thơ này có nhiều cái được và cũng có nhiều cái chưa được. Cái hay đầu tiên của bài thơ chính là ý tưởng ví mùa hạ như một cô gái. Mà mùa hạ ở đây không chỉ là thời tiết mà là cả khung cảnh thiên nhiên mùa hạ. Với cái ý tưởng này tác giả của nó đã vẽ nên một khung cảnh nên thơ với những hình tượng rất lạ “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng” Quang cảnh thiên nhiên mùa hạ đuộc tác giả vẽ nên bằng những nét rất sinh động Cánh đồng xa ngây ngây mùi rạ mục. Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang Một khung cảnh rất thanh bình, nên thơ. Những hình ảnh rất chọn lọc , trong sáng. Riêng khổ thơ thứ năm là hay nhất. Những ý tưởng được giấu kín chỉ hơi gợi mở dẫn hướng cho cảm xúc của người đọc thăng hoa. Sấm triều đông dư âm lời biển vọng. Chim bàng hoàng rũ cánh nép vào cây. Hạ con gái bỗng rưng vài giọt lệ. Chờ khát khao vỡ nứt mặt sông dài. Tuy nhiên bài thơ cũng có nhiều cái chưa được. Cái chưa được đầu tiên chính là khổ thơ thứ ba Gió xô cửa len vào căn phòng ấm Nằm khỏa thân lũ chăn chiếu ỡm ờ. Bàn trần trụi tênh hênh trang sách mở Chú thạch sùng tặc lưỡi giữa cơn mơ Tôi đoán rằng tác giả của nó tâm đắc với khổ thơ này nhất vì ý tưởng của khổ thơ là lạ nhất hơi sex . Chắc rằng không chỉ riêng tác giả của bài thơ mà nhiều bạn trẻ khác cũng thích câu thơ này.Tôi cho khổ thơ này là dở không phải vì tôi cổ hủ , một lão khọm già đâu. Khổ thơ này là hay nếu đặt nó vào bài “ Rước tình vào hạ” còn như đặt nó vào bài “Hạ con gái” thì khổ thơ trở nên lạc lõng. Giữa một khung cảnh thiên nhiên mùa hạ nên thơ, thanh bình mà có khổ thơ này thì chẳng khác gì một cô gái mặc váy ngắn vào lễ chùa. Cô gái đó có thể là rất đẹp nhưng chắc chắn nhà chùa sẽ mời cô gái ra ngoài. Bài thơ còn một điểm yếu khác nằm ở chính tiêu đề của bài thơ. Ngoài câu “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng” Thì cả bài thơ không có một chi tiết nào để cho người đọc có thể liên tưởng đến người con gái mùa hạ cả. Lẽ ra tác giả nên chọn lựa những chi tiết để có thể nhân hóa mùa hạ với cô gái thì bài thơ sẽ hay hơn nhiều. Cả bài thơ không có câu nào sáo mòn đấy cũng là cái hay của bài thơ này. Ta chuyển sang bài Đoạt giải hai “Mùa sen” Đọc bài thơ này tôi tự hỏi “Đây là một ông cụ thật hay một ông “Cụ non”? Nếu là một ông cụ thật thì đây là một bài thơ hay. Thậm chí là rất hay. Tôi đưa ra một văn cảnh để chúng ta hình dung ra bài thơ này” một người Đàn bà đã cao tuổi chồng chết. Sau nhiều năm đơn độc bỗng dưng một hôm trái tim người đàn bà ấy bỗng xao động” Nếu theo văn cảnh này thì bài thơ hay. Nó mang âm hưởng của những bài cổ thi.Tình cảm đuộc dấu kín trong những hình tượng đuộc nhân hóa một cách rất già dặn “ Buốc qua bờ hoàng hôn” hay “Bọc kén tâm hồn”. Hai câu kết là tuyệt vời Dậy một mầm sen đỏ TIẾNG QUYÊN VỪA SANG CANH Hai câu thơ này dẫn liên tưởng của người đọc mênh mang đến vô cùng. Nhưng nếu là một “Cụ non” Thì sao? Thì đây là một bài thơ thất bại. Tôi nói là thất bại chứ không nói là bài thơ dở. Tại sao vậy? Vì nếu là một “Ông cụ non” Thì cái điều tôi vừa nói với các bạn chắc không phải là điều tác giả của bài thơ muốn nói đến. Đọc một bài thơ, người đọc có thể cảm thụ theo mọi góc độ khác nhau. Nhưng nhà thơ phải dẫn hướng được cho cảm xúc của người đọc gặp được cảm xúc của mình khi viết thì bài thơ mới thành công còn nhà thơ không dẫn hướng được cho cảm xúc của người đọc gặp cảm xúc của mình thì đó là một bài thơ thất bại. Nó cũng giống như khi bạn tán tỉnh một cô gái đáng lẽ ra bạn phải làm cho cô gái yêu mình thì bạn lại làm cho cô gái ghét mình thì dù lời bạn tán tỉnh có hay đến mấy thì bạn cũng là thất bại. Ta chuyển sang bài đoạt giải ba bài “Ruốc tình vào hạ”. Tôi khá ấn ấn tượng với bài thơ này. Một bài thơ sex mà không sex. Có thể cảm nhận nó theo hướng nào cũng đuộc. Đấy chính là cái khác lạ của bài thơ. Tình yêu là cái không thể định nghĩa đuộc nên lời thơ phải chăng vì thế mà không có một quy luật nào Say say ta cạn chén đầy đầy em Bài thơ nói nên đuộc cái đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ “Khóa vòng vô tận trói ghì siết đêm”. Cái hay của bài thơ là ở chỗ tác giả của nó đã đưa ra những hình ảnh tưởng như là rất trái nguộc với nhau nhưng lại rất thống nhất với nhau. Tưởng như mâu thuẫn mà lại hóa ra không mâu thuẫn. Cái “trói ghì siết đêm” nó như ngược với “Bình yên lạ kì” nhưng nó đúng là như thế. Tuy nhiên bài thơ cũng chỉ thế thôi. Nó không đẩy được cái suy tư của người đọc lên đến đuộc tầm cao của sex. Và “Hồn nhiên cởi nút nhu mì” Hai từ” Hồn nhiên” ở đây rất đáng để chúng ta bàn luận. Tôi chỉ đi sâu phân tích ba bài đoạt giải cao thôi vì phân tích tất cả thì không có thời gian. Tuy các bạn có một bước tiến dài về kĩ thuật làm thơ nhưng cũng nên nhắc nhở các bạn về ngôn ngữ trong thơ. Nhiều bạn dùng từ rất sượng Ví dụ câu Chiếc hạ lặng thầm ôm dáng nhỏ Hai từ “Chiếc hạ” đọc lên rất không thuận hay câu Nhưng chú chim non Lăn tăn như chú bé Hai từ “Lăn tăn” những từ như thế các bạn mắc phải rất nhiều. Đấy còn chưa kể đến việc các bạn dung nhiều từ và cụ từ quá cổ điển như “Mi hoen cánh phượng” , “Mảnh tình si”V…v… Những từ và cụm từ như thế nên tránh trong thơ. Mỗi một cuộc thi bao giờ cũng có chủ đề của nó. Ở đây là TÌNH HẠ vì vậy những bài thơ không phù hợp với chủ đề này dẫu có hay cũng vẫn bị loại vì lạc đề các bạn nên rút kinh nghiệm cho các cuộc thi sau. Ý kiến cuối cùng xin dành cho Ban Tổ chức. Khi chấm một cuộc thi nhất là một cuộc thi thơ thì không thể có barem. Cho điểm một bài thơ phụ thuộc nhiều vào gu của người chấm nhưng nhưng thực ra cái gu của người chấm cũng không chênh lệch nhau quá nhiều vì thành phần Ban Giám khảo chắc chắn được lựa chọn bởi những người có khả năng thẩm thơ. Sự chênh lệch về điểm số nằm ở cách cho điểm từng bài . Có người nghĩ rằng văn không có điểm 10 chỉ cho 8 (Hoặc 80) chẳng hạn tức là cái giới hạn trên của mỗi người chấm là khác nhau nên điểm số của từng bài có một độ tản mát rất cao. Nên quy định bài hay nhất điểm 10 bài hay nhì điểm 9 bài hay ba điểm 8 bài hay thứ tư điểm 7 và bài hay thứ năm là điểm 6 còn lại tất cả là năm điểm thì tôi nghĩ rằng cách cho điểm như thế sẽ làm mất đi sự tản mát của người chấm. Cuối cùng xin chúc mừng tất cả các thi sỹ tương lai. Xin hẹn gặp lại các bạn trong cuộc thi sắp tới
  11. Trang website aotrang.vn vửa tổ chúc cuộc thi thơ TÌNH HẠ vời hai thể loại thơ tự do và thơ Đường luật. Qua 3 tháng đã có đông đảo các thành viên hưởng ứng. Thể thơ tự do có 73 bài qua vòng sơ khảo, chọn 18 bài vào chung khảo và quyết định trao giải cho 6 tác phẩm ( 6 tác giả). Thể Đường luật có 53 bài qua vòng sơ khảo và 13 bài lọt vào chung khảo, quyêt2 định trao giải cho 4 tác phẩm (4 tác giả) Xin giới thiệu Kết quả của thể loại thơ tự do: Chúc mừng các tác giả đã đạt kết qủa cao nhất trong cuộc thi thơ " TÌNH HẠ " 2013 do diễn đàn Áo Trắng tổ chức Chúc mừng các tác giả đoạt giả cao trong thể thơ tự do GIẢI NHẤT Trao tặng tác giả Thái Văn Lợi HẠ CON GÁI Ngoài cửa sổ hạ vào thì con gái Găm nắng vàng từng vệt ngã liêu xiêu Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng Trời im ru xa vọng tiếng sáo diều Em nghỉ ngơi mênh mang trời tháng sáu Khói rơm vờn thêu ngọt khúc đồng dao Có một lũ ve sầu đi hát dạo Lả lơi từng cánh phượng đỏ theo sau Gió xô cửa len vào căn phòng ấm Nằm khỏa thân lũ chăn chiếu ỡm ờ Bàn trần trụi tênh hênh trang sách ngủ Chú thạch sùng tắc lưỡi giữa cơn mơ Cánh đồng xa ngây ngây mùi rạ mục Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang Sấm triền đông dư âm lời biển vọng Chim bàng hoàng rũ cánh nép vào cây Hạ con gái bỗng rưng vài giọt lệ Chờ khát khao vỡ nứt mặt sông dài Ngoài cửa sổ rơi ngập ngừng lá đỏ Nắng oi nồng mây ủ xám chân trời Em khe khẽ trở mình xua giấc hạ Tháng sáu để dành thêm chút thảnh thơi GIẢI NHÌ Trao tặng tác giả Huy Ba MÙA SEN Ao sen hồng đã lấp Mùa hạ giờ đìu hiu Cánh sen khô vết nắng Vương vất ráng lưng chiều Quyên muốn đi bước nữa Bước qua bờ hoàng hôn Nhưng ngó tơ kỉ niệm Đã bọc kén tâm hồn Cái ao nhà tù đọng Xao vỡ ánh trăng tàn Dậy một mầm sen đỏ Tiếng quyên vừa sang canh GIẢI BA Trao tặng tác giả Lê Thị Thùy Trang RƯỚC TÌNH VÀO HẠ Vùi vào vạt tóc thơ ngây Say say ta cạn chén đầy đầy em Thẩn thờ nhớ nhớ quên quên Nồng nàn rót những bình yên...lạ kì! Hồn nhiên mở nút nhu mì* Khóa vòng vô tận trói ghì siết đêm Hạ tràn bốn phía mông mênh Men tình thắp lửa nhẹ tênh giấc nồng! Phượng đâu bằng má em hồng Mắt huyền tựa ánh trăng lồng bóng mây Lật bàn tay, sấp bàn tay Rước tình vào hạ lối đầy đam mê! GIẢI KHUYẾN KHÍCH Trao tặng tác giả Nguyễn Giang San THÁNG NĂM Đã nghe từ phía tháng năm Tiếng con ve gọi hè râm ran rồi Người mang kỉ niệm hong phơi Ong oi thương nhớ một thời lá xanh Buồn vui gom góp để dành Mang về chót mộng đành hanh nỗi đời Tuổi người trong trẻo tinh khôi Mắc gì phượng thả cánh rơi úa ngày Lòng còn dan díu cỏ may Thương đôi cánh hạc vẫy bay xa dần Mưa rây rắt hạt phù vân Bàn chân mỏi mệt thêm lần gọi đi Nương theo hướng gió nhu mì Tháng năm mở tiệc vu quy cưới mùa Ta ngồi xâu những hạt mưa Quàng lên tóc nắng em vừa hai mươi! GIẢI KHUYẾN KHÍCH Trao tặng tác giả Mai Đức Trung TÌM Chiều nay phố đổ cơn mưa Hình như kỷ niệm ngày xưa chòng chành Có người áo mỏng phong phanh Đi tìm ký ức trên nhành lãng quên! Hạ còn xót lại cái tên Của người năm cũ cạnh bên một người... Tình đầu năm tháng khôn nguôi Em xưa, cùng những nụ cười thiên thanh Đâu rồi áo trắng mong manh? Rêu mòn lối nhớ, mình anh! rêu mòn... Con đường trổ nhánh cô đơn Chú ve tấu khúc dỗi hờn ngày qua Mùa trôi hạ cũ đã xa Ngoài kia chiếc lá la đà, thu sang? GIẢI KHUYẾN KHÍCH Trao tặng tác giả Phan Duy CHIỀU XA Mưa ngơ ngẩn Thì thầm lên phiến hạ Nép cong thềm môi thắm điểm chiều xa Hạt sương nào Nghiêng mình Đọng hờn qua kẽ lá Mà nghịch tơ đàn bỡ ngỡ điệu phôi pha. Vẫn biết mùa lạc dấu đôi ta Màu phượng tím có giọt mưa lăn tròn nỗi nhớ Nửa câu thơ, ai ! Đợi vần nằm yên trong vở Hay hạ vô tình Trở lạnh mấy nhành thương.
  12. CHÚC MỪNG 14 TÁC GIẢ SẼ ĐƯỢC TRAO THƯỞNG LỤC BÁT TRĂNG VÀNG VÀ LỤC BÁT TRĂNG BẠC LẦN THỨ NHẤT! Kể từ cuộc thi thơ lục bát đầu tiên của báo Giáo dục và Thời đại năm 1996 -1997 đến nay, trên thi đàn chúng ta đã có nhiều cuộc thi Thơ Lục Bát. Nhưng đây là lần đầu tiên một cuộc thi sáng tác thơ Lục Bát về đề tài Phật giáo được tổ chức, với quy mô và thời gian kỷ lục: Kéo dài tới 6 năm (2012 – 2018). Và cũng lần dầu tiên ở nước ta có một bộ giải thưởng bằng Vàng và Bạc thật, được trao cho các tác giả đạt giải. Đó là những ý tưởng, sáng kiến độc đáo của lucbat.vn – Một trang web cộng đồng phi lợi nhuận, được điều hành bởi những nhà thơ tình nguyện viên. Ngay từ khi thành lập, cách đây 5 năm, vào đúng ngày 6 tháng 8 âm lịch, lucbat.com (nay là Lục Bát Việt Nam – Lucbat.vn) đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của những người yêu thơ lục bát trong cả nước, nên khi cuộc thi thơ Lục Bát với nội dung “Tổ quốc và Đạo pháp” được Lục Bát Việt Nam khởi khởi xướng và phát động, thì được đông đảo bạn viết tham gia. Về nội dung, “Tổ quốc và Đạo pháp” rất rộng, hầu như ôm chứa mọi tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của chúng ta: Tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu giữa con người với nhau, về lòng nhân đạo… Như thể lệ đã thông báo: Cuộc thi sẽ kéo dài trong 6 năm, mỗi năm đều có Tổng kết và trao giải… Và sau 6 năm sẽ là “Đại Tổng kết”: Ngoài bộ giải thưởng 6 Lục Bát Trăng Vàng và 8 Lục Bát Trăng Bạc; còn có một giải thưởng độc đắc mang tên “Kim cương”, trị giá tới một “cây” vàng. Cuộc thi năm nay bắt đầu nhận bài từ ngày 12 tháng 9 năm 2012, và kết thúc nhận bài vào ngày 15 tháng 7 năm 2013. Trong khoảng thời gian xấp xỉ 10 tháng đó, Ban Tổ chức đã nhận được trên 700 tác phẩm của hàng trăm tác giả ở mọi miền đất nước. Ban Sơ khảo đã làm việc và thống nhất đưa lên Ban Chung khảo 21 tác giả xuất sắc nhất với tổng số 36 bài thơ. Ban Chung khảo gồm nhà thơ Vương Trọng (Trưởng ban) và các nhà thơ Trần Nhương, Đặng Vương Hưng, Bùi Kim Anh và Thu Nguyệt là các ủy viên. Một điều thuận lợi là nhiều ủy viên ban Chung khảo đã từng tham gia chấm thi cho nhiều cuộc thi thơ, kể cả thi thơ Lục Bát, nên có kinh nghiệm làm việc, dễ thống nhất với nhau trong cách thức bỏ phiếu và cho điểm. Trước hết, Ban chung khảo thống nhất loại ra những bài thơ “phạm quy”, nghĩa là những bài thơ đã được tác giả sử dụng in báo giấy, hoặc công bố trên mạng internet, trước khi xuất hiện trên Lucbat.vn. Đó là bài thơ “Sau lá bồ đề” của tác giả Nguyễn Minh Khiêm và bài “Một mình đong gió chiều đông” của Phạm Minh Trâm. Phần này, có công phát hiện của cư dân mạng Lucbat.vn. Lục Bát là thể thơ hết sức coi trọng vần và điệu. Bởi vậy, Ban Chung khảo đã thống nhất với nhau: Những bài thơ có những câu thơ thất vận (không vần) hoặc lặp vần thì sẽ bị “hạ” điểm. Và thực tế, có những bài đã bị “phạt” vì lý do này, như: “Với lên chạm tới thiên đình” của Phạm Minh Giắng, “Quê tôi miền Trung” của Phùng Thị Như Hà, “Chiều hồ Tây” của Phạm Đình Nhân và “Bồ đề tâm” của Phạm Khắc Uyên. (Tuy nhiên, do tôn trọng kết quả Sơ khảo, nên chúng tôi vẫn công bố cả chùm thơ được giải). Còn lại 30 bài, được từng thành viên Ban Chung khảo chấm bằng cách cho điểm. Cách thức cho điểm được thống nhất như sau: Số bài này được chia thành bốn loại, tương ứng với các điểm: 6, 7, 8, 9. Nghĩa là bài hay nhất được cho 9 điểm, kém nhất là 6 điểm. Ban Chung khảo không làm theo lối cho điểm các bài thơ từ 1 đến 10, vì không ai có thể phận loại thơ chi ly được như thế. Hơn nữa, việc phân loaị quá xa nhau như thế dễ tạo kẽ hở cho người chấm thi, nếu như không công tâm, có tính thiên vị thì dễ thực hiện được ý đồ của mình. Như vậy là, các thành viên Chung khảo cho điểm từng tác giả, mỗi tác giả có thể là một bài hoặc một chùm, sau đó cộng số điểm của từng thành viên đã cho lại, chia ra lấy điểm trung bình, lấy từ trên cao xuống thấp: 6 người có số điểm cao nhất sẽ được Giải Vàng và 8 người tiếp theo (có số điểm từ thứ 7 đến 14) sẽ được Giải Bạc. Do yêu cầu của Ban Tổ chức, muốn bí mật kết quả cụ thể đến phút chót, nên trong bài viết này, chúng tôi chỉ công bố 14 tác giả trúng giải sau đây (xếp thứ tự tên theo vần a, b, c): 1- Tác giả: DU AN Địa chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Điện Biên Với chùm thơ 2 bài: Làng trời; Cát bụi xanh rì 2- Tác giả: ĐỖ BÁ CUNG Địa chỉ: CLB Lục Bát Việt Nam Thành phố Hải Phòng Với bài thơ: Quán quê 3- Tác giả: PHẠM MINH GIẮNG Địa chỉ: Trung tâm Bảo trợ xã hội Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Với chùm thơ 3 bài: Với lên chạm tới thiên đình; Rúc ra rúc rích; Cây đa cảnh 4- Tác giả: NGƯNG THU (tức PHÙNG THỊ NHƯ HÀ) Địa chỉ: Trường THCS Tân Hà, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận Với chùm thơ 3 bài: Quê tôi miền Trung; Đi giữa muôn trùng; Hành trình tôi đi 5- Tác giả: NINH ĐỨC HẬU Địa chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình Với chùm thơ 2 bài: Người đàn bà ngồi trên bậu cửa; Cánh đồng trả ơn 6- Tác giả: NGUYỄN BÁ HÒA Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Nam – Tam Kỳ, Quảng Nam Với chùm thơ 3 bài: Những điều bình dị; Ngỡ; Giọt nắng cuối ngày 7- Tác giả: NGUYỄN NGỌC HƯNG Địa chỉ: Thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Với chùm thơ 2 bài: Niệm; Gió từ mộ gió 8- Tác giả: PHAN THÀNH MINH Địa chỉ: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Với chùm thơ 3 bài: Tình quê; Chị dâu tôi; Đã tằm thì phải nhả tơ 9- Tác giả: NGUYỄN TẤN ON Địa chỉ: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Với bài thơ: Tắm trăng 10- Tác giả: LƯƠNG THẾ PHIỆT Địa chỉ: CLB Lục Bát Việt Nam Thành phố Hải Phòng Với chùm thơ 3 bài: Mo cau; Ổ rơm hơi ấm vẫn còn; Tiếng gậy khua 11- Tác giả: LẠI QUANG PHỤC Địa chỉ: 31 Chùa Cả, P. Vị Xuyên, TP. Nam Định Với bài thơ: Không gian thiền 12- Tác giả: ĐOÀN VĂN THANH Địa chỉ: Tập thể Học viện Chính trị Quân sự Hà Nội Với chùm thơ 2 bài: Chớm đông; Mẹ đi như hạt sương sa 13- Tác giả: PHẠM TRỌNG THANH Địa chỉ: Số 6/22, phố Ngô Quyền, TP. Nam Định Với bài thơ: Thi khúc Bình Định 14- Tác giả: PHẠM KHẮC UYÊN Địa chỉ: 224 Nguyễn Trãi 2, Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương Với chùm thơ 2 bài: Bồ đề tâm; Nhân sinh Nhà thơ Vương Trọng (Trưởng Ban Chung khảo)
  13. Kết quả thi sáng tác thơ Haiku tiếng việt tại sự kiện Giao lưu văn hoá Hội An-Nhật Bản lần thứ XI Tại đêm bế mạc “Giao lưu văn hóa Hội An- Nhật Bản lần thứ 11”, 25/8, TP Hội An đã trao giải thưởng cho 18 bài thơ haiku bằng tiếng Việt xuất sắc nhất. Các tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi lần này được trưng bày ngay trên phố cổ Cuộc thi sáng tác thơ haiku bằng tiếng Việt được thành phố Hội An phát động vào cuối tháng 7/2013 và kết thúc nhận bài ngày 15/8/2013. Chủ đề chung của cuộc thi là chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An- Nhật Bản lần thứ 11”. Trong đó tập trung thể hiện sự cảm nhận về đất nước và con người Nhật Bản, Hội An; truyền thống giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản. Thơ haiku có lịch sử hơn 400 năm, là lối thơ không đặt đề; là thể thơ ngắn của Nhật Bản gồm 17 âm tiết 5-7-5, ngắt nhịp thành 3 câu. Thơ haiku ghi lại sự vật, sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải một cách sâu sắc cho người đọc. Thơ haiku nói về một khoảnh khắc cảm nghiệm của người viết trước thế giới cuộc sống. Cảm nghiệm từ khoảnh khắc ấy hình thành từ sự hòa quyện của 3 thứ mà K.Yasuda gọi là 3 yếu tố tương đương với 3 câu hỏi: nơi nào? chuyện gì? khi nào?. 56 tác giả với 433 bài thơ Haiku tiếng Việt tham gia hội thi sáng tác Thơ Haiku tiếng Việt tại sự kiện “Giao lưu Văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ XI-2013. Sau khi chấm chọn qua 02 vòng sơ khảo và chung khảo , BTC thống nhất với kết quả như sau: * Giải Nhất: 01/ Bài thơ: Phố xưa Lanh canh guốc mộc Tan vào cơn mưa Tác giả: Đỗ Thượng Thế - Trường Phạm Như Xương, Điện Ngọc, Điện Bàn,Quảng Nam. * Giải Nhì: 01/ Bài thơ: Sông Hoài Dùng dằng Thơ ai sóng vỗ Tác giả: Phan Văn Tám- 196 Tôn Đức Thắng - Tân Lập – Tân An – Hội An. 02/ Bài thơ: Con thuyền trên sông Chòng chềnh ngọn sóng Mái chèo bỏ quên Tác giả: Đỗ Văn Nhàn (Minh Nhàn) - 101 Nguyễn thị Minh Khai– Hội An. * Giải Ba: 01/ Bài thơ: Thấp thoáng Kimono Trên con đường phố cổ Gợi nhớ hoa anh đào Tác giả: Lê thị Kim Hoa (Kim Hoa) - 101 Nguyễn thị Minh Khai – Hội An. 02/ Bài thơ: Phố cổ Đèn lồng soi bóng Chờ ai. Tác giả: Lê thị Tân (Lê Trầm Thanh)- Xã Tam Anh Nam – Núi Thành, Quảng Nam 03/ Bài thơ: Hoa tay Kim Bồng Phố cổ bay lên Tác giả: Phan Văn Tám- 196 Tôn Đức Thắng - Tân Lập – Tân An – Hội An. 04/ Bài thơ: Đứa bé Phóng sanh bầy sẻ Sáng chân trời Tác giả: Đỗ Thượng Thế - Trường Phạm Như Xương-Điện Ngọc-Điện Bàn-Quảng Nam. 05/ Bài thơ: Cánh đồng vàng Bông lúa cong mình Tôi nhìn thấy mẹ Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Hòa - Hội An * Giải Khuyến khích: 01/ Bài thơ: Mái chùa Cầu mến thương Ngàn năm soi bóng dòng Hoài phố Tưởng nhớ người viễn phương... Tác giả: Nguyễn Văn Lớn (Kiều Lam) - 55 Sinh Trung-Nha Trang. 02/ Bài thơ: . Mái Chùa Cầu Rêu xanh Hồn phố cổ Tác giả: Nguyễn Nguyên Khương - Cẩm Phô-Hội An 03/ Bài thơ: Trăng Thu Rơi Mái chùa Cầu Tác giả: Nguyễn Nguyên Khương - Cẩm Phô-Hội An 04/ Bài thơ: Hồ sen Yếm thắm Ngực hương. Tác giả: Phan Vũ Khánh - Số nhà 30 ngõ 123A phố Thụy Khuê Hà Nội. 05/ Bài thơ: Thời gian nghiêng bóng Xanh giấc mơ đời Chiều rơi Tác giả: Lương Thị Đậm - 2A/7 Hùng Vương – Tp Nha Trang 06/ Bài thơ: Đàn cò trắng Bay về phương nam Chiều nắng Tác giả: Lê Thị Kim Chi (Phong Chi)- 99/5 ấp Cát Lái, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai 07/ Bài thơ: Lai Viễn Kiều Thức giấc Đôi mắt cửa nhìn nhau Tác giả: Tăng Xuyên - 51/9 Phan Châu Trinh – Thành phố Hội An 08/ Bài thơ: Cái bắt tay thật chặt Gửi tình phố cổ Nụ cười hoa anh đào. Tác giả: Tạ Lê Phương - 38 Đường 46, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM 09/ Bài thơ: Tà áo dài tha thướt Ki-mo-no đằm thắm Trao niềm tin! Tác giả: Tạ Lê Phương - 38 Đường 46, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM 10/ Bài thơ: Biển biến hình Lặng im không nước mắt Thế giới nghiêng mình Tác giả: Nguyễn Tiến Long-64/81C ; KP: 3 ; F. Tam Hòa ; Biên Hòa ; Đồng Nai
  14. YẾU KÉM DỄ THẤY KHÓ CÃI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Đức Trong kinh tế chúng ta không minh bạch thì có vô số những kẻ hãm tài nhưng tham nhũng giầu sụ, giầu đến mức có thể đánh một ván cờ vài tỉ đồng, mà đấy mới chỉ là cán bộ cấp tỉnh, cấp cao hơn thì không biết cỡ nào?! Trong học tập nếu không minh bạch có vô số kẻ dốt nát nhưng quay cóp xin điểm vẫn đỗ xuất sắc. Trong văn học có vô số những kẻ không muốn minh bạch để à uôm ra vẻ văn học là miền đất thánh không phải ai cũng xía vô được, rồi họ còn tự bảo kê mình với luận điệu phải có thiên bẩm mới viết được văn thơ, nhưng mà với cái “thiên bẩm” giả vờ tưởng tượng đó họ lại co cụm cấu kết bè cánh nấp sau các ban biên tập và giám khảo thoải mái tung tác duyệt bài, trao giải thưởng cho nhau, toàn quyền văn học bụng: cho người này là biết viết văn, người kia không có văn. Để tránh tình trạng này kéo dài mãi mãi, kéo cho đến khi tất cả “văn học bụng” kia kiếm xong danh vọng và hạ cánh an toàn, tôi xin nêu rõ vài điểm chính yếu kém của văn học Việt Nam. Theo đánh giá chung, thì người Việt mới chỉ có thể tạng văn học vui đùa giải trí, thơ mẩu, thơ vụn là chính, chứ chưa yêu văn thơ theo kiểu đó là những văn bản dẫn dắt, định hướng hay thiết lập lối sống cho cuộc đời. Ở phương Tây, có rất nhiều tác phẩm, nhân vật đã trở thành hình mẫu “phát sốt” cho một lối sống mở rộng như phong trào hay xu thế thời đại. Ở ta thì chỉ có mấy câu đối, vài vần thơ bẻm mép ở trên môi. Cuộc đời cũng như thế giới không thể có nếu không có CON NGƯỜI. Văn chương không thể có nếu không có NHÂN VẬT. Cái yếu kém đầu tiên của văn học Việt Nam, chưa nói cái gì sâu xa hay cao siêu, mà cái dễ thấy nhất, đó là: Tình tiết yếu. Tôi xin lý giải từ thấp đến cao. Mới đây khi ngồi bàn luận với một anh bạn khá trẻ thế hệ 8x, có tên là Quách Đình Đạt, anh bạn này trông sáng sủa thông minh, đã từng du học ở Pháp nhiều năm, thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh. Kiến thức như thế cũng chưa có gì ghê lắm, nhưng cái chính anh bạn trẻ này rất hồn nhiên và thẳng tưng, không có kiểu nói ấp úng nước đôi. Anh ta bảo: “Văn học trước hết muốn hấp dẫn thì tình tiết phải hay hoặc đặc biệt, nghĩa là nó như một bản lề hay cuộc bùng nổ nào đó, dẫn bạn đọc vào một thế giới khác. Một anh chàng gặp một cô nàng, họ hẹn nhau đi uống cà phê, điều ấy chẳng có gì đặc biệt. Nhưng một anh chàng sau khi nghe tin người yêu mắc bệnh ung thư, vẫn quyết định cầu hôn nàng. Đó là một tình tiết khác hẳn”. Tại sao văn học Việt Nam vắng bóng những cuộc đấu súng, đấu gươm? Vì đó là những cuộc đấu vì danh dự. Người Việt cũng như người Trung Quốc chưa có lối sống trọng danh dự, thậm chí người ta còn thích thú bài học của Hàn Tín lòn chôn thằng hàng thịt để bảo toàn thân thể. Trong một bộ phim của Hồng Kông có cảnh một nữ tu nắm chặt lấy thánh giá rồi quyết định làm chứng dối để cứu vớt một cô gái điếm nghèo nàn trước những kẻ giầu có uy quyền gian ác. Một cảnh như vậy trong văn học Việt Nam cũng khó mà có nổi. Tại sao? Vì người Việt đâu có giầu đức tin sám hối trước Đấng toàn năng để có thể giằng xé lương tâm thực hiện một quyết định “sáng tạo” như vậy. Điện ảnh, theo từ của Bách khoa thư là “kịch màn ảnh” hiện nay đang là môn nghệ thuật hùng hậu hấp dẫn và uy quyền bậc nhất. Căn cứ vào chữ “kịch” của nó, điện ảnh là thứ bản mềm của văn học. Kịch đó đòi hỏi phải có nhân vật. Nhân vật muốn hấp dẫn thì phải có những tình tiết đáng giá. Đó là cái văn học Việt Nam cực kỳ yếu ớt. Yếu ớt từ già đến trẻ. Cụ thể, những ông vua bà chúa của truyện ngắn từ đó leo lên tiểu thuyết mi ni ba xu đã thất bại cháy vốn nặng nề vì không có được tình tiết. Truyện của lớp trẻ ngày nay như trò lắp ráp vội vàng trên điện thoại di động hay laptop, nhân vật nhạt nhẽo, tình tiết hiếm khi đi ra khỏi bản thân để trở thành “văn học được khách thể hóa”. Về mặt học thuật. Có hai đẳng cấp viết văn: 1- Kể chuyện: Theo Bách khoa, được dùng tên có gốc Latin là “Recite”, có nghĩa, kể lại, tường trình. Chuyện kể, cổ nhất là ngụ ngôn của các dân tộc, luôn có ông thánh bà tiên, các con vật biểu tượng cao với những tình tiết đắt giá. Con sói xin thò một chân vào chuồng của con thỏ là một tình tiết hay. Văn học Việt Nam có bao nhiêu tình tiết hay đây? Hay nó hiếm đến mức hàng nghìn các nhà thơ viết trường ca không có nổi nhân vật? Dăm mười năm hiếm hoi mới sinh ra nhân vật thì người này dại đến già, chẳng biết làm gì vẫn còn ngồi gãi háng? Đó có phải thất bại gần như tuyệt đối của nền thơ Việt? Thất bại đến mức, gần đây, theo các nhà thơ phản ánh, hầu hết các nhà thơ đều muốn tự gọi mình thành nhà văn. Nhà văn là ai? Mới đây CLB sáng tác thơ chui xuyên Việt đã trao giấy chứng nhận nhà thơ cho bất kỳ ai nộp 150 nghìn đồng cộng với 2 bài thơ đi chép cũng được. Sau khi có giấy chứng nhận là nhà thơ rồi, số này tất nhiên lại tự xưng mình là nhà văn. Trời ơi, thật là một cú bắc cầu ngoạn mục, lấp liếm ăn gian. Ở đời, cái bếp khác cái nhà. Cái bếp to mấy cũng không được gọi là nhà vì chức năng nấu ăn của bếp. Cái nhà bé mấy dù bị ám khói do đun nấu cũng không phải là cái bếp vì chức năng sinh hoạt của nó. Nhà văn khác nhà thơ nhiều lắm. Nhà văn là lao động nghệ thuật, hì hục viết. Nhà thơ ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ có sinh hoạt vui thú trà dư tửu hậu vần vèo. Tư duy hai bên khác hẳn nhau. Một đằng tiệp cận trà sát thẳng thừng với cuộc đời. Một đằng chỉ thích ẵm nựng với mấy câu khen bùi tai giành cho vài câu lèo tèo cảm xúc ngọt như đường. 2- Sáng tạo, hay Kiến tạo: Theo Bách khoa nó có tên gốc Latin là “Compose”. Trong từ sáng tạo này nó mang ý nghĩa của từ Kiến trúc hay Thiết kế. Nó bao gồm chữ Pose: tức là đặt để, từ này biết thành danh từ vị trí như Position. Nó được ghép với chữ “Com” – có nghĩa là Cùng nhau. Vậy hiểu theo nghĩa đen: Sáng tạo là lắp đặt mọi vật thành một tổ hợp lớn. Mọi vật lớn ở đời như lâu đài, máy bay, hay tác phẩm đều là sự lắp đặt từ nhiều bộ phận riêng lẻ. Có một câu nói của triết gia Hegel: Tất cả mọi vì kèo phải ăn khớp với cột. Đấy muốn lắp đặt một tòa nhà, người ta phải lắp đặt mọi vì kèo theo hướng vuông góc với cột. Một tác phẩm sáng tác văn học đúng nghĩa luôn phải bao gồm các nhân vật rồi các tình tiết, chúng phải được lắp đặt hoàn hảo với nhau. Chính vậy tác giả mới mang vai trò của một kiến trúc sư. Giới văn học Anh mới đây phát hiện văn hào vĩ đại bậc nhất thế giới Shakespeare chủ yếu viết lại những vở kịch của người khác. Vậy thì cái vĩ đại của ông nằm ở tổ hợp kiến trúc nhiều hơn là sáng kiến. Tại sao với hầu hết các nhà văn Việt Nam, cốt truyện rồi nhân vật, rồi tình tiết lại trở thành một thách thức không thể vượt qua? Chúng ta hãy nhớ, hầu hết các truyện thơ dài có nhân vật như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, hay Tống Trân – Cúc Hoa, Lưu Bình – Dương Lễ của thơ hay sân khấu kịch hát Việt Nam là phải lấy của Tầu. Có phải đơn giản chỉ vì: các tác giả Việt yếu ớt về lý trí từ đó không thể lắp đặt và kiến trúc thành tác phẩm lớn được. Than ôi, có bao giờ rèn luyện về lý trí đâu mà đòi có lý trí, chưa học đã lo biện hộ “không có thiên bẩm thì học mấy cũng không thành tài”. Chúng ta nên chắc chắn, nhạc sĩ dù có thiên bẩm bao nhiêu, nếu không học không bao giờ sáng tác được giao hưởng. Ít học thì chỉ có viết mấy đoản ca bé tẹo. Nhân vật muốn có tư tưởng thì phải đối thoại và hành động. Nhưng lý trí đã yếu nhà văn ta lấy đâu ra tư tưởng? Một cô Thị khát uống nước rồi đi tiểu, đấy không phải là hành động mà là Sinh hoạt. Rồi cô thập thò chờ đợi, rồi tình ái, rồi rửa ráy, thậm chí kể cả nhớ nhung sụt sùi, đó vẫn chỉ là sinh hoạt. Văn học Việt chủ yếu mới dừng ở sinh hoạt, có rất ít tư tưởng và hành động. Bài đã tạm dài, tôi xin rút lại: Cái yếu hiển nhiên của văn học Việt Là mì không người lái, tức thơ không có nhân vật. Kể cả một số truyện ngắn của các tác giả trẻ, nhân vật rất nhợt nhạt. Viết văn mà không có nhân vật khách thể hóa tư duy của bản thân thì có khác gì tự sướng?! Ngay đó là cái yếu về tình tiết, nó chủ yếu là sinh hoạt chứ không phải thời khắc mang tính quyết định của tư tưởng. Tư tưởng là gì? Tất nhiên nó nằm trên não và không có mùi của thức ăn theo kiểu giá áo túi cơm được. Một khi chúng ta không bao giờ ưu tư về những thứ lý tưởng như tự do, bình đẳng, bác ái, thì tư tưởng chỉ là thứ bị dạ dầy che lấp mà thôi. Cái yếu về tình tiết là rất cụ thể, mong rằng những nhà văn yếu kém nên nhận ra điều đó để vượt qua chứ không nên à uôm tưởng bở xây lâu đài kính cho mình rằng đó là tài năng theo cách của riêng ta. Văn học cũng như nghệ thuật nếu không đạt đến giá trị phổ quát nó mãi mãi chỉ là thứ ẻo lả màn the nhếch nhác nghèo nàn chỉ đáng nấp sau chiếc ri-đô. Như vậy thì bàn gì đến tầm quốc gia và thế giới? NHĐ 20/08/2013 Nguồn:Bà Đầm Xòe
  15. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: thơ độn và những chuyện khác THU HUYỀN thực hiện ( Bài đăng trên VNT số 49 - 2006 ) Trong báo Văn nghệ số 44 có một bạn đọc viết Tản mạn về thơ độn Tiếng Anh. Nhân ý kiến này chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ Phóng viên Văn nghệ Trẻ (PV): - Thưa nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đã từ lâu, phảng phất đây đó cũng đã có những ý kiến rằng: Lớp trẻ bây giờ giỏi thật, biết làm thơ, viết văn độn cả tiếng Anh vào. Không hiểu có phải vì tiếng Việt của các cụ ta xưa nay nghèo quá chăng? Quan điểm của anh về hiện tượng này là thế nào? Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Báo chí thường có in ý kiến bạn đọc, chuyện ấy là hết sức bình thường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng ý kiến nào nên in, ý kiến nào không nên in. Ví dụ, các cơ quan chức năng mỗi ngày nhận rất nhiều đơn từ khiếu nại, tố cáo. Nếu tất cả các đơn thư ấy đều mang ra giải quyết ở... Quốc hội chẳng hạn, thì có đến nghìn năm cũng không hết. Vấn đề là người tiếp nhận phải biết lựa chọn, xử lý. Tôi cho rằng thơ Việt Nam hiện nay, nếu có thêm một vài tiếng nước ngoài vào thì cũng là bình thường. ý kiến phàn nàn loại này không cần thiết phải in lên báo. Hiện tượng trong một bài thơ ta có mấy câu tiếng nước ngoài không phải là một xu thế, không phải là mối đe doạ đến ngôn ngữ Việt, nó cũng không phải là sự suy đồi của thơ ca nghệ thuật và điều đó đang diễn ra hết sức bình thường. Như tôi biết có nhà thơ Mỹ đã viết những bài thơ về Việt Nam và họ cũng có nhiều câu thơ tiếng Việt chêm vào, điều đó đôi khi tạo một hiệu ứng rất hay. Tôi nghĩ việc "độn" một số từ nước ngoài vào không có nguy hại gì, nó không mang lại thông tin cho người ta nỗi lo sợ dù là rất mơ hồ xa xôi về sự phá sản hay ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt hay thi ca Việt gì cả.Tôi cho rằng với những góp ý như vậy, chúng ta cần cám ơn bạn đọc. Nhưng cũng không nhất thiết phải in lên báo, và điều đó tức là chúng ta đã có thái độ rồi. Tiếng Việt, trên rất nhiều loại văn bản, kể cả văn bản pháp luật của Nhà nước, đã phát triển. Nếu đánh giá sự trong sáng của ngôn ngữ theo cái cách thiển cận rằng có pha hay không pha tiếng nước ngoài thì rất nhiều loại văn bản đang tồn tại trong xã hội ta phải loại bỏ vì có sử dụng tiếng Anh và các tiếng quốc tế khác. Đó là tôi nói về mặt ngôn ngữ hành chính, chứ chưa kể đến ngôn ngữ văn chương. Và tôi nghĩ về chuyện này không có gì để phải lên tiếng cả. PV: - Vâng, việc này là nhỏ, rất nhỏ. Nhưng từ những việc nhỏ như thế này, chúng ta có thể nghĩ rộng hơn đến những chuyện lớn hơn: phải chăng cách đọc văn chương của một số lượng nhất định bạn đọc chúng ta còn chưa... đổi mới? Phải chăng, ở ta, vẫn đang tồn tại một lối đọc văn chương có phần cũ kỹ và "độc đoán", không chịu chấp nhận những cách đọc khác. Anh có thể nói một chút về điều này? Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tôi nghĩ rằng những xu hướng của văn chương nghệ thuật thế giới vào nước ta cũng như sự sáng tạo của bản thân các nhà văn ta đã mở ra rất nhiều hình thức biểu hiện. Và ngôn ngữ văn chương có những biến động . Thế nhưng... phải nói thẳng một điều rằng bạn đọc chúng ta còn rất nhiều người đọc văn với một cách thức cũ. Một câu chuyện với kết thúc có hậu, một câu văn phải đúng ngữ pháp, vân vân và vân vân. Người đọc nhiều khi đặt ra những câu hỏi tại sao lại thế này, thế kia? Không phải ai cũng biết đặt mình vào vị trí của một "người khác" để thưởng thức văn chương theo những "cách không giống mình". Nhiều người trong chúng ta không dân chủ, và không đa chiều trong việc đọc. Việc đọc của chúng ta còn hạn hẹp. Cho nên, ngay trong số những người đứng tuổi (chứ không phải chỉ những người trẻ) cũng có người cố tình không chấp nhận thể thơ truyền thống. Có những người không làm thơ lục bát cho rằng thơ lục bát không phải là thơ. Lại có những người làm thơ lục bát thì cương quyết tất cả những gì phi lục bát, không thể là thơ. Đây là sự ấu trĩ, sự hạn hẹp của chúng ta. Tôi không tưởng tượng được tại sao có những người nước ngoài đọc tác phẩm Việt Nam, họ biết ngay được toàn bộ tư tưởng còn người Việt chúng ta lại không đọc được điều đó. Hoặc ngược lại có nhiều tác phẩm nước ngoài, tác phẩm văn xuôi chẳng hạn ở đó là phong tục khác, ẩm thực, thiên nhiên, sự kiện, lịch sử, chính trị, thời đại khác nhưng chúng ta vẫn có thể đọc và nhận được ở đó sự chia sẻ, sự đồng cảm lớn, và chúng ta có thể đón nhận ở đó một cái gì cho bản thân mình. Trong khi đọc rất nhiều cuốn sách của Việt Nam bằng ngôn ngữ Việt, thói quen Việt, ẩm thực Việt, rồi cây cối Việt, nhà cửa Việt, sự kiện chính trị Việt... mà chúng ta vẫn không thể chia sẻ nổi. ở đây hoàn toàn là do cách đọc. PV : - Hiện tượng này, có lẽ liên quan đến câu chuyện người ta gọi là "định kiến" trong khi đọc. Nếu chịu khó lắng nghe, có thể thấy việc phê phán tác phẩm văn chương, ví như phê phán "Cánh đồng bất tận", không phải chỉ xuất phát từ "thói quen đọc" của các "cơ quan chức năng" ở nơi này nơi kia. Một bộ phận độc giả cũng cùng cách đọc với "cơ quan chức năng". Trong nhiều trường hợp, "dư luận" đã làm nên sức ép với chính các "cơ quan chức năng". Tất nhiên trách độc giả là chuyện không nên, mà nên trách mình chưa làm cho độc giả hiểu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Đúng thế. Ngay cuốn sách gần đây là cuốn tự truyện của Lê Vân, có những người trẻ họ phản đối, và phản đối một cách hoàn toàn bản năng, rằng họ nghĩ cái đạo đức, cái phận làm con nó phải thế này thế kia. Tôi không ủng hộ hay bảo vệ nhưng tôi cho rằng việc viết tự truyện như Lê Vân là một cái ví dụ trong cách chúng ta tập nói thật. Chỉ khi chúng ta nói thật thì chúng ta mới dũng cảm được. Trong nói thật có thể đẩy chúng ta đến sai lầm này hay sai lầm kia nhưng nếu không có sự hiện diện của việc nói thật thì chúng ta sẽ không biết được như thế nào. PV: - Vâng. Thuốc đắng dã tật… Sự thật, cần quá đi thôi. Nhưng mà sự thật là thế này chăng: có sự thật trong mắt anh, sự thật trong mắt tôi và sự thật trong mắt ai. Có lời nói thật chín chắn và có lời nói thật bồng bột… Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Phải đọc trong một tinh thần khác. Nếu không chúng ta không mở rộng được và tất cả mọi thứ chúng ta đọc sẽ rơi vào những điều rất khó xử, chúng ta sẽ phản ứng rất ghê gớm, thậm chí không ủng hộ cái đúng. Vấn đề vẫn là cách đọc, thái độ văn hoá, dân chủ công bằng. Nên trong chuyện những bài thơ có độn chữ tiếng Anh và nhiều chuyện khác và chúng ta phải chấp nhận. Vì đó là sự thật và phải tiến đến điều đó. Bây giờ đã khác, và sau WTO, APEC chúng ta nhìn lại thì thấy rằng ở đó là một tinh thần mới, cách thức nhìn nhận mới. Theo quan điểm của tôi, không cần xem lại những bài thơ có vài chữ nước ngoài mà chính là cần phải xem lại quan điểm của những người có ý kiến đó. Dù không thích, bản thân tôi cũng không bao giờ phản đối những cách làm thơ như nhóm Mở miệng, Năm con ngựa trời, thơ Dương Tường hay Lê Đạt... có thể tôi không thích họ nhưng tôi không phủ nhận đó không phải là thi ca. Cũng như Lê Đạt, Dương Tường... có thể không thích tôi hoặc những người khác nhưng không có quyền phủ nhận tôi. Khi anh phủ nhận một nhà thơ khác có nghĩa anh ta không phải là thi sĩ, anh ta không hiểu gì về nghệ thuật thì mới phủ nhận người khác, mà anh ta chỉ công nhận chính bản thân. Thi ca không chọn lựa hình thức nào để được sinh ra cả. Khi nó cần phải lục bát thì nó sinh ra trong hình thức lục bát, khi nó cần tự do thì sinh ra tự do, khi nó cần phải văn xuôi thì nó sinh ra văn xuôi, khi nó cần đệm thì nó sẽ có ngay những từ đó. Bởi vì ngay trong Kinh Phật có những chữ, những câu ta đọcầm không hiểu nghĩa, nhưng tại sao tất cả đều coi là linh thiêng, đều cảm nhận một cách khác... Tôi đã từng làm một lễ giải hạn cho con gái tôi và nghe ông thầy cúng nói u a u ơ. Tôi không biết ông ấy nói cái gì cả, nhưng tôi biết rằng lòng tôi đang hướng đến một điều gì đó và tự nhiên tất cả những cái không có nghĩa trong ngôn ngữ lại có nghĩa trong tinh thần. Việc đọc văn chương cũng thế, có thể anh không quen cách nói đấy, hình ảnh đấy nhưng nếu người đọc không hướng tới tác giả thì anh ta sẽ không bao giờ chia sẻ được, cảm nhận được tinh thần của tác giả. Có những bài thơ ngân lên véo von thuận tai, bùi ngọt nhưng bài thơ đấy không tác động được tới chúng ta một cái gì. Gọi đúng thì đấy mới là một bài thơ vô nghĩa. Còn bài thơ chúng ta đọc có thể là một loại văn bản khác, phức tạp hơn, đa dạng hơn, biến ảo hơn với những cách thức mới hơn và... có nghĩa. Có thể chúng ta không hoà nhập được và chúng ta muốn chối từ nó. Tôi nghĩ cách đọc là quan trọng. Cách đọc của chúng ta hiện nay là khiếm khuyết. Cần phải nói rằng công chúng có quyền phán xét. Nhưng chúng ta cũng cần những trí thức tiên phong, cần những nhà hiền triết, bác học, giáo sư để khai mở dân trí. Sự bình đẳng và chủ nghĩa nhân quyền không có nghĩa là chân lý luôn thuộc về số đông. PV: - Không chỉ có thơ đâu, khi cuốn "Cơ hội của Chúa" ra mắt bạn đọc, nhiều người cũng nói: Nguyễn Việt Hà sử dụng nhiều từ nước ngoài quá. Rồi dần dần, cũng quen… Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Có lẽ do sự tác động của lịch sử bị đô hộ quá lâu, chúng ta bằng mọi cách để chống lại sự đồng hoá của một nền văn hoá khác, một thể chế khác. Ngày xưa, chúng ta không chịu nổi những biển hiệu trên đường phố, chúng ta không chịu nổi quần loe, chúng ta bảo mặc thế là sexy nhưng xin thưa rằng cái sexy nhất lại chính là cái áo dài. Nhưng vì nó quen rồi, nó thành truyền thống rồi và người ta cho rằng truyền thống là sự đúng còn sự không truyền thống là sự sai. PV: - Và có một lượng độc giả không nhỏ vẫn quen coi văn chương, cụ thể là bài thơ, cái truyện ngắn, cuốn tiểu thuyết là sản phẩm cho mọi người và nó phải mang tính chất phục vụ... Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Mỗi một người đọc đều mang thói ích kỷ của họ, rằng cuốn sách đó phải viết cái gì cho tôi, tôi phải hiểu được nó, và nó phải có cái gì giống như tôi, giống tôi nghĩ. Hồng Lâu Mộng không phải đáp ứng cho mọi người nông dân Trung Quốc đọc, nhưng nó có thể chia sẻ, quyến rũ tất cả mọi người. Nguyễn Du viết Truyện Kiều với tất cả những ngôn ngữ đấy, tư tưởng đấy, hình thức đấy, văn phong sang trọng, kỳ ảo, và tinh tế đó thì không phải cho nông dân đọc.Nhưng ở Truyện Kiều có những điều vĩ đại đến mức được giản đơn hoá, nhiều tầng và ai cũng đọc được. Cho nên người ta có thể bói Kiều được là vì điều đó. Chắc chắn Nguyễn Du không định soạn cuốn sách bói Kiều để người ta giở ra là thấy thân phận mình, nhưng ở đó ông đã tổng kết tất cả các số phận con người và ai cũng có thể đặt mình trong đó. Tôi muốn nói lại rằng khi một nhà văn viết họ không viết cho một đám đông và chỉ có vậy thì tính sáng tạo mới cao và yếu tố cá nhân mới được thể hiện. Tôi cam đoan nếu chọn những tác phẩm xuất sắc của chúng ta từ cổ đại cho đến hiện đại - những tác phẩm sống cùng chúng ta cho đến ngày hôm nay, sẽ thấy đó là những tác phẩm được nhà văn viết ra cho chính mình. Nói điều này chắc nhiều người không đồng ý, và còn mơ hồ. Nhưng tôi cam đoan khi nhà văn ngồi vào bàn viết, họ không bao giờ mang sổ hộ khẩu toàn bộ dân tộc Việt Nam ra để xem có bao nhiêu người để mà viết cho bấy nhiêu người. Không bao giờ có chuyện đó. Bài thơ ra đời nó mang một đời sống độc lập hoàn toàn, nó trôi qua, nó phải bị phán xử và số phận của nó hiện ra theo cách đọc của từng người. Có lần tôi đã viết về tính đa văn bản của một văn bản gốc. Khi tôi sáng tác bài thơ và in ra thì... một kẻ đau khổ đọc khác, qua một kẻ thù hận đọc khác, một người uyên bác đọc khác, qua một kẻ đang hạnh phúc bất tận đọc khác, qua một kẻ sắp chết đọc khác... nghĩa là nó mang tâm thế của người đọc, văn hoá của người đọc, ngôn ngữ của người đọc, thói quen ứng xử của người đọc, tư duy của người đọc, quan niệm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật của người đọc. Có thể là văn bản chữ nghĩa đó nhưng nó mang lại một thế giới cực kỳ lạ lùng mà chính kẻ sinh ra nó không nhận ra, hoặc có thể nó trở nên bỉ ổi vô cùng mà chính tác giả đó không bỉ ổi đến như thế. Chúng ta không trách móc những bạn đọc thông thường. Bởi vì có những nhà văn nhà thơ hẳn hoi, nhưng khi viết anh ta cũng áp đặt khủng khiếp quan điểm cá nhân của anh ta. Vì vậy việc trao đổi là rất cần thiết và để chúng ta nhận thức đúng hơn và bớt đi những ấu trĩ. PV: - Vâng, thưa nhà thơ. Cũng chính vì vậy, từ một ý kiến dù nhỏ, một bài báo tưởng rất bình thường mà chúng ta có cuộc trò chuyện hôm nay. Xin cảm ơn anh!

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...