Jump to content

cutie

Thành viên
  • Số bài viết

    16
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi cutie


  1. :icon2: á!!!Trễ giờ làm roài!!!! ...Một ngày như mọi ngày, lúc nào tui cũng dzậy trễ và đi làm sớm! :P Không có gì khó hiểu, bởi giữa những người đi trễ thì tui là người đi sớm nhứt nhì :punk: , và nhào dzô VP chót nhất lúc nào cũng là ...anh sếp! :w00t: "Hè lố ố ố "<=== câu wen thuộc !!!

    Một ngày như mọi ngày, vẫn là những đọan đường đào xới lung tung, kẹt xe bất kể khi nào, khói bụi, ồn ào và những người ..không biết phải gọi là gì cho đúng!!!!!! :P <== mỗi lần đi làm hay đi về nhà mình đều tự hỏi sao mình giống như kiếm khách tung hòanh giữa chốn giang hồ hiểm ác dzậy ta?Dường như riết rồi cũng chán, chỉ mong 1 ngày đi xa khỏi chốn hỗn độn này!!!Nếu trước đây chưa từng đi ra khỏi vùng đất hình chữ S này thì giờ đây chắc không có sự so sánh và giọng điệu chán nản này đâu!!! :moi::cool1: nhiều khi thấy mình như thổ dân sống nơi rừng hoang! :sos: Thôi chán, không nhắc nữa!!!

    Một ngày như mọi ngày, làm thì ít mà chơi thì nhiều!(Muốn làm nhiều cũng không có đâu mà làm!!!) :w00t: lúc đầu thì thấy sung sướng, đến khi phát hiện ra mình đã thành 1 con lười :poor: bị bịnh tâm lý thì đã muộn rồi!!! hixhix :)

    :P Cho đến khi tắt đèn đi ngủ , mình vẫn không biết được mình đã làm được gì! Chỉ thấy rằng mình đang lãng phí thời gian, và ước mơ ngày càng rời xa tầm tay, chỉ bởi.. vì ..do ....


  2. Lẳng lẳng vừa gang ... bán rẻ sình

    Thơm thơm chuối ngọt vốn trời sinh

    Ươm ươm hấp dẫn nhiều bà thỉnh

    Ửng ửng ngon lành khối chị rinh

    Nắn nắn phần mềm xoa chỗ dính

    Mằn mằn khúc cứng ấn nơi khuynh

    Khờ khờ chỉ tổ mua đồ quỷnh

    Tối tối nằm than ... phải trái sình ...

     

    Jimmy Nguyen.


  3. Cô giáo đặt câu hỏi:

    - Trên cây có ba con chim, thợ săn bắn chết một con, còn lại mấy con?

    Vova:

    - Không còn con nào.

    Cô:

    - Chính xác là còn hai con nhưng cô thích sự suy luận của em.

    Vova đố lại:

    - Thưa cô, vậy trong ba cô gái, một cô đang múc kem ăn, một cô liếm kem, một cô mút kem, cô nào đã có chồng ?

    Cô giào đỏ mặt, ngập ngừng đáp:

    - Cô nghĩ là cô gái mút kem.

    Vova:

    - Chính xác là cô nào tay đeo nhẫn, nhưng em thích cách suy luận của cô :)

    (sưu tầm)


  4. Tác giả: Phạm Đình Chương.

    Biểu diễn: Đức Tuấn.

     

    Lời:

    Đường về canh thâu.

    Đêm khuya ngõ sâu như không mầu,

    qua phên vênh có bao mái đầu

    hắt hiu vàng ánh điện câu.

     

    Đường dài không bóng.

    Xa nghe tiếng ai ru mơ màng.

    Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn.

    Có đôi lòng vững chờ mong.

     

    Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm.

    Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.

    Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm.

    Đẹp kiếp sống thêm.

     

    Màn đêm tịch liêu.

    Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.

    Nghe không gian tiếng yêu thương nhiềụ

    Hứa cho đời thôi đìu hiu.

     

    Đêm tha hương ai vọng trông.

    Đêm cô liêu chinh phụ mong.

    Đêm bao canh mưa âm thầm,

    Theo gió về khua cơn mộng,

    hẹn mai ánh xuân nồng.

     

    Cho nên đêm còn dậy hương,

    để dìu bước chân ai trên đường,

    để nhìn xóm khuya không buồn

    vì người biết mang tình thương.


  5. Nhạc nén, chất lượng không cao, các bạn thông cảm hén :)

     

    CUNG ĐÀN XƯA

    Bình: Vĩnh Lạc.

    Biểu diễn: Trần Thái Hoà.

    (Theo wikipedia)

    Cung đàn xưa là một trong những bản nhạc đầu tay, thuộc dòng nhạc tình trước 1945, của nhạc sỹ Văn Cao, viết về mùa xuân.

    Lời

    Hình ảnh mùa xuân trong Cung đàn xưa là một mùa xuân đã tàn, đã chết, với hình ảnh phảng phất, với ngắt nhịp một cách nhịp nhàng:

     

    Hồn cầm phong sương / hình dáng xuân tàn.

    Ngày dần buông trôi / sầu vắng cung đàn.

    Từ người ra đi / chờ vắng tin người

    Từ người ra đi / là hết mơ rồi.

    Rồi sau đó là cung Thương, cung Nam trong Ngũ cung của nhạc luật cổ:

     

    Cung thương là tiếng đàn

    Cung nam là tiếng người.

    Ai oán khúc ca cầm châu rơi

    Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi.

    Tới đây, cung đàn chuyển sang một nhịp điệu khác, đượm buồn, với nhịp phách 3, kết thúc bởi nhịp đôi:

     

    Cung đàn ngân / buồn xa vắng / trong tiếng thầm

    Buồn tê tái / trong tiếng ngân, buồn như lúc / xuân sắp tàn.

    Ơi đàn xưa / còn vang nhắc / chi tới người

    Lòng ta tắt / bao thắm tươi / u hoài / duyên đưa.

    Cả 3 cung đàn đó, được Văn Cao thể hiện để dần dần lộ ra người đẹp, một người đẹp tuyệt mỹ có bước chân để lại dấu chân đi đến đâu hoa nở, dáng người gieo lại hương thơm, có ánh mắt giữ lại mùa xuân...

     

    Chiều năm xưa gót hài khai hoa,

    Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương.

    Chiều năm nay bóng người khơi thương

    tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.

    Giờ còn mong chi người hát theo đàn

    Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn.

    Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng

    Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.

    Khi hôn hoàng xuống dần

    Trăng lên vàng mái lầu,

    Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa,

    Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la

     

    TRƯƠNG CHI

    Biểu diễn: Vũ Khanh.

     

    Lời

    I.

    Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ

    Trầm trầm không gian mới rung thành tơ

    Vương vất heo may hoa yến mong chờ

    Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ.

     

    Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang,

    Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan

    Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng

    Đây đó từng song the hé đợi đàn.

     

    Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân

    hò khoan mơ bóng con đò trôi

    giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời

     

    Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung, Anh thương nhớ,

    Oán trách cuộc từ ly não nùng.

     

    Đò trăng cắm giữa sông vắng

    Gió đưa câu ca về đâu?

    Nhìn xuống đáy nước sông sâu

    Tuyền anh đã chìm đâu!

     

    Thương khúc nhạc xa vời

    Tong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi.

    Sương thu vừa buông xuống

    Bng cây ven bờ xa mờ xóa giòng sông

    Ai qua bến giang đầu tha thiết,

    Nghe sông than mối tình Trương Chi

    Dâng úa trăng khi về khuya,

    Bao tiếng ca ru mùa thu.

     

    Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn

    Còn nghe như ai nức nở và than,

    Trầm vút tiếng gió mưa

    Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?

    Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn

    Về phương xa ai nức nở và than,

    Cùng với tiếng gió vương,

    Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa.

     

    Đò ơi! đêm nay dòng sông Thương dâng cao

    Mà ai hát dưới trăng ngà

    Ngồi đây ta gõ ván thuyền,

    Ta ca trái đất còn riêng ta.

    Đàn đêm thâu

    Trách ai khinh nghèo quên nhau,

    Đôi lứa bên giang đầu.

    Người ra đi với cuộc phân ly,

    Đâu bóng thuyền Trương Chi?

     

    II.

     

    Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ,

    Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ

    Ngây ngất không gian rên xiết lay bờ,

    Bao tiếng cấn ca rung ánh sao mờ

     

    Nhạc còn lưu ly nhắc ai huyền âm,

    Lạnh lùng đôi giây tố lan trầm ngận

    Trong lúc đêm khuya ai lóng tiếng cầm,

    Thu đã chìm xa xa ánh nguyệt đầm

     

    Khoan khoan đò ơi! tương tư tiếng ca

    Chàng Trương chi cất lên hò khoan,

    đêm thu dài đến khoan tiếng nhạc ơi!

    Nhạc ơi thôi đàn .

     

    Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung, Anh thương nhớ,

    Oán trách cuộc từ ly não nùng.

     

    Đò trăng cắm giữa sông vắng

    Gió đưa câu ca về đâu?

    Nhìn xuống đáy nước sông sâu

    Tuyền anh đã chìm đâu!

     

    Thương khúc nhạc xa vời

    Tong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi.

    Sương thu vừa buông xuống

    Bng cây ven bờ xa mờ xóa giòng sông

    Ai qua bến giang đầu tha thiết,

    Nghe sông than mối tình Trương Chi

    Dâng úa trăng khi về khuya,

    Bao tiếng ca ru mùa thu.

     

    Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn

    Còn nghe như ai nức nở và than,

    Trầm vút tiếng gió mưa

    Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?

    Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn

    Về phương xa ai nức nở và than,

    Cùng với tiếng gió vương,

    Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa.

     

    Đò ơi! đêm nay dòng sông Thương dâng cao

    Mà ai hát dưới trăng ngà

    Ngồi đây ta gõ ván thuyền,

    Ta ca trái đất còn riêng ta.

    Đàn đêm thâu

    Trách ai khinh nghèo quên nhau,

    Đôi lứa bên giang đầu.

    Người ra đi với cuộc phân ly,

    Đâu bóng thuyền Trương Chi?

     

    THIÊN THAI

    Bình: Vĩnh Lạc.

    Biểu diễn: Ái Vân.

     

    (Theo wikipedia)

    Bài hát Thiên Thai là một trong những sáng tác của nhạc sỹ Văn Cao năm 1941 (khi ông mới 18 tuổi), được coi là phỏng theo thơ của Hoàng Thoại .

     

    Sự tích, truyền thuyết

     

    Theo U Minh Lục: Lưu Thần và Nguyễn Triệu cùng vào núi hái thuốc gặp một con suối lớn, hai bên bờ suối có hai người con gái tư chất tươi đẹp-hai nàng tiên-lưu hai người lại trong nữa năm. Cả hai đều nhớ quê hương bèn từ biệt các tiên nữ ra về. Về đến nơi, anh em bà con đã phiêu bạt đi đâu, nhà cửa cũng không còn. Hỏi thì không ai nhận ra họ vì họ đã có con cháu đến 7 đời.

     

    Hoàn cảnh ra đời

     

    Văn Cao đã viết lời tựa cho bài Thiên Thai viết năm 1944: "... Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người Sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi. MÙA XUÂN GIÁP THÂN, Văn Cao..."

     

    Khe cây, lối đá nhận đường vào

    Hoa cỏ không vương mảy bụi nào

    ......

     

    Nhìn bóng dáng mây quên việc trước

    Trông chiều cây nước ngỡ chiêm bao

    Muốn biết về đâu, non nước ấy

    Hỏi thăm, nên tới suối Hoa Đào...

     

    [sửa] Lời bài hát

    Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng

    Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên

    Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến

    Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền

    Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền

    Âm ba thoáng rung cánh đào rơi

    Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời

    Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan

    Quê hương dần xa lấp núi ngàn

    Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền

    Ai hát trên bờ Đào Nguyên

    Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian

    Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần

    Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm

    Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn

    Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ

    Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi

    Đàn xui ai quên đời dương thế

    Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên

    Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian

    Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần

    Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa

    Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

    Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn

    Cùng bầy tiên đàn ca bao năm

    Nhớ quê chiều nào xa khơi Chắc không đường về

    Tiên nữ ơi!

    Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về

    Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?

    Những khi chiều tà trăng lên

    Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.

     

    Nhận xét

    Theo Vĩnh Lạc, trong chương trình Hát Cho Tuổi Thơ 2 (2004), Bài hát Thiên Thai là một bài hát hiếm hoi của Việt Nam sử dụng đến ba loại ngũ cung trong cùng một bài hát: ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Trung Hoa và ngũ cung dân tộc Tây Nguyên.


  6. Khánh Ly: hãy nghe " Tình Khúc Ơ Bai"

     

    Nghe “Hạ Trắng” giữa một ngày mưa; nghe “Chìm Dưới Cơn Mưa” giữa một buổi trưa nắng biển; nghe “trời cao đất rộng” rồi “một mình tôi đi” trong lúc xe tôi còn kẹt lại trong hàng trăm chiếc xe giờ tan sở…cảm giác thèm được nhìn một con đường dốc thoải dài mà một nửa là bóng mát và một nửa là ánh nắng lại đến…Ở con đường đó, tôi thường rơi vào một thái độ đơn giản nhưng lẫn lộn với bất cứ sự việc gì xảy ra trong đời sống, dù là “những tín hiệu bé nhỏ nhất”. Tôi đã hiểu rằng “một người nông dân cũng đáng kính như một VIP” và có thể “cảm nhận được sự nhỏ nhoi, hữu hạn của mình trong vũ trụ nhưng vẫn có đủ niềm tin để sống tốt.” Và đơn giản thôi, nhạc Trịnh Công Sơn là con đường mà tôi vừa kể - một con đường có cả ánh nắng chói chang và bóng râm; có khổ đau và hạnh phúc; có gồng ghềnh và bình an; có những sáng và những tối; có cho và nhận!

     

    Và không ai mà nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà không gần gũi với sự vận chuyển của Khánh Ly chứ? Từ lâu lắm và mãi cho đến bây giờ, Khánh Ly một phong cách nghiêm túc và duy nhất với “con đường Trịnh” kia: mộc, giản dị, chân thành, tấm-lòng-tính! Hát như trút lòng và như nói hết những niềm vui, nỗi buồn - cứ tưởng là từ một người thân trong gia đình đang trò truyện với một người thân khác! Và chỉ như thế thôi – theo tôi – đó là sự thành công của Khánh Ly.

     

    Khánh Ly bảo mọi người hãy nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” của Trịnh đấy! Chẳng hiểu tại sao nhưng thử nghe nhé, và sau khi đọc cuộc phỏng vấn ngắn dưới đây, chúng ta sẽ rõ ràng hơn.

     

    Cuộc phỏng vấn này, thực hiện trước bốn ngày của đêm nhạc “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” tại Campbell Heritage Theater (1 West Campbell Avenue) vào Chủ Nhật lúc 4:00 p.m. ngày 9 tháng 4 năm 2006 do Cát Anh Entertainment tổ chức. Khánh Ly và Cẩm Vân (một giọng ca được đông đảo khán thính giả công nhận rằng trình bày nhạc Trịnh rất thành công và riêng biệt) sẽ xuất hiện với hoạ sĩ Trịnh Cung (hoạ sĩ dẫn chuyện trong chương trình) và toàn thể các bạn trẻ nhạc sĩ, ca sĩ nhóm The Friends. Vui khi biết đã nhiều người đang có vé trên tay. Còn giới hạn một số vé đang bày bán tại Quảng Đà Restaurant 408-297-3402 hoặc Hương Giang Music 408-274-8007. Đêm nhạc có một không hai tại San Jose sẽ rất cần nhiều cảm xúc từ phía đông đảo quý khán thính giả!

     

    Sau đây là cuộc trò chuyện:

     

    Nhạc Trịnh Công Sơn cho riêng cá nhân Khánh Ly được những gì?

     

    Khánh Ly: Cho tôi tất cả!

     

    Lần cuối cùng Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn khi nào? Kể lại nhé cảm xúc và câu chuyện gặp gỡ ấy!

     

    Khánh Ly: Tôi về thăm anh Sơn vào một buổi sáng tháng 5 năm 2000. Chỉ gặp ngắn ngủi một buổi sáng để nói với nhau những buồn vui cuộc sống thôi vì lúc đó anh Sơn khá bận rộn. Buổi tối về thì tôi đã đi thăm Hồng Vân, Lan Ngọc rồi quay về nơi trọ. Khoảng thời gian đó, tôi linh cảm là anh Sơn đã không được khoẻ và linh cảm đó dẫn đến một linh cảm không vui khác: linh cảm của việc anh ra đi không xa.

     

    Theo Khánh Ly, sự khác biệt của nhạc Trịnh trước và sau 1975 là những gì? Khi trình bày những sự khác biệt ấy, Khánh Ly đáp ứng như thế nào?

     

    Khánh Ly: Trước và sau 1975, nhạc Trịnh có sự khác biệt – đó là sự diễn giải một cách khác nhau từ phía người viết và người cảm nhận. Trước 75, đó là những tình ca dành cho tuổi đôi mươi, nhẹ nhàng mới lớn. Sau 75, cũng là tình ca nhưng lại chất chứa, lại đằm thắm, đau đớn và có cả cay đắng, nỗi niềm…Người ta có thể hiểu theo sự suy nghĩ của riêng họ. Với tôi, cả hai đều hay cả - đều bàng bạc. Trước đây, tôi đã hát Trịnh trong tâm trạng thảnh thơi, yên ả và bây giờ, tâm trạng là của một người từng trải nhiều điều cay đắng.

     

    Ngày 1 tháng 4 năm 2001, khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất, Khánh Ly đã có cảm giác gì?

     

    Khánh Ly: Ngạc nhiên thì không ngạc nhiên! Nhưng cái tin này đã là một điều mất mát mạnh mẽ hệt như một trận động đất ghê ghớm nhất đối với tôi lúc đó và mãi mãi. Và đã hơn 5 năm qua, nhạc Trịnh Công Sơn đã luôn cùng tôi hát lên những ngậm ngùi, xót xa, cay đắng, oan khiên. Sau này cũng chắc là như thế thôi…

     

    Dùng một bài hát để nói lên cái ngậm ngùi, xót xa, cay đắng mà Khánh Ly vừa chia sẻ, Khánh Ly sẽ chọn bài hát nào?

     

    Khánh Ly: Khi rảnh, mời quý vị nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” đi!

    Quý vị sẽ nhận ra phần nào điều tôi nói! “Ơ-Bai” nghĩa là “không được đâu”. Đời sống này có quá nhiều “nhịp điệu không giống nhau” dù cho sông có cạn, đá có mòn, mãi mãi cũng…không gặp được nhau đâu. Bài hát của Trịnh bảo mọi người như thế!

     

    Cùng với Cẩm Vân, Hoạ Sĩ Trịnh Cung, các bạn nhạc sĩ – ca sĩ trẻ Nhóm The Friends, mong là Khánh Ly sẽ làm được một “nhịp điệu giống nhau.” Để cái “không được đâu” sẽ trở thành “có thể”…Tất cả sẽ diễn ra trên con đường cùng một lúc có nắng chói chang và bóng râm kia – nơi có cả “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” - một buổi nhạc Trịnh Công Sơn đúng nghĩa.

     

    Đại Dương

    (Orange County, 4/4/2006)

     

    Tình khúc Ơ Bai

     

    Sáng Tác: NS Trịnh Công Sơn.

    Khánh Ly trình bày.

     

    Tôi đi bằng nhịp điệu

    Một hai ba bốn năm

    Em đi bằng nhịp điệu

    Sáu bảy tám chín mười

    Ta đi bằng nhịp điệu

    Nhịp điệu không giống nhau,

    Ta đi bằng nhịp điệu

    Nhịp điệu sao khác màu

     

    Sông cạn, đá mòn

    Sông cạn, đá mòn

    Làm sao ta gặp,

    Làm sao ta gặp được nhau

    Ơ bai í à í á

    Ơ bai í à a á

    Ơ bai i à a á

    Ơ bai i à a a á

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...