Huu Nam
Thành viên-
Số bài viết
3 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Điểm
0 NeutralVề Huu Nam
-
Xếp hạng
Cấp bậc:
-
Không phải là một câu chuyện Lê Hữu Nam Sau cái rét rùng rợn của mùa đông, làng Buôn-Clơ nằm rất xa về phía tây của thị trấn K’rông vừa phải hứng chịu một mùa màng thất bát, gia súc chết vì thời tiết lạnh bất thường. Dân làng cũng được tỉnh quan tâm cứu đói nhưng mấy tay trên xã ăn bớt, ăn xén đến dã man, nhất là lão xã trưởng. Chỉ có vài chục hộ dân nhưng nhà nào nhiều lắm chỉ được vài ba cân gạo, thêm dăm gói mì tôm. Nhà chị Hương thuộc dạng nghèo nhất làng, nay lâm vào cảnh khốn cùng mà chẳng biết nương nhờ vào ai, bởi nhà chị chỉ còn ba mẹ con sau khi chồng chị đã chết trong vụ tai nạn khi đang buôn gỗ lậu, họ hàng thân thích chẳng có lấy một ai. Ba mẹ con sống nương vào nhau vượt qua bao nỗi khổ cực, nghèo nàn. Con gái lớn của chị là Linh, năm nay vừa tròn mười sáu nhưng nó đã nghỉ học mấy năm nay để cùng mẹ ra rẫy. Còn thằng con trai của chị, cũng coi như là đứa út năm nay mới học lớp sáu, nhưng xem chừng nó phải nghỉ học mà theo mẹ, theo chị ra rẫy luôn. Chị Hương nghĩ đến là rầu rỉ khi mà nhà đã hết tiền, hết gạo, cây giống dữ trữ cũng không còn. Chị Hương mấy đêm ròng thức trắng mà vẫn không tìm ra cách nào để thoát khỏi cảnh túng thiếu này. Chị cũng đã nghỉ đến chuyện lên huyện, lên tỉnh xin trợ cấp nhưng trong làng cũng đã có người đi rồi lại về mà chẳng được gì, chỉ thêm mất, thêm thiếu hơn. Một hôm chị Hương đang loay hoay mót mét mấy cọng rau lang ngoài rẫy thì nghe thấy chị Bánh gần nhà đang gọi mình. Chị Hương vội vã chạy đến. Nhà chị Bánh cũng thuộc dạng hộ nghèo nhất, hai người cũng phận đàn bà chồng chết, con thơ. Chị Bánh mới ngoài bốn mươi nhưng vì cuộc sống khổ cực khiến người ta lầm tưởng chị ngoài năm mươi, đoi mắt sâu hoắm, da mặt nám đen nhìn thật tội, nhưng hôm nay nhìn chị ta có vẻ phấn khởi, sau khi vào nhà chị ta lại còn đưa cho chị mấy cân gạo và mấy quả trứng gà, một ít ruốc. - Vậy là sao hở chị?- Vì biết rõ hoàn cảnh của chị Bánh nên chị Hương tỏ vẻ lo lắng hơn là tò mò. -Con thúy nhà tôi nó đi làm rồi, cô chưa biết sao? - Làm ở đâu hở chị? - Làm café ngoài huyện- chị Bánh trả lời với giọng buồn. Chị Hương chau mày, nhìn vẻ mặt buồn so của chị Bánh thì chị hiểu ngay vấn đề. - Chẳng lẽ… Vẻ mặt phấn khởi ở ngoài rẫy của chị hàng xóm giờ biến thành vẻ tuyệt vọng và day dứt. Hai tay chị bứt rứt và những dòng nước mắt bắt đầu chảy trên gương mặt khắc khổ. Chị Hương cũng không biết làm gì là khóc theo. Hai người đàn bà này cùng một số phận, họ cũng có chung một cái số phận khắc nghiệt nhất của người mẹ, của người vợ. Chị Bánh đâu phải hạng người coi rẻ phẩm giá, càng không với con gái mình nhưng vì sức khỏe chị đã kiệt quệ nên chỉ chẳng còn cách nào nữa. - Tôi đã không ngăn nó được cô ạ. Nó ở nhà thì bốn mẹ con chết đói mất, hai ngày trước nó quyết định bỏ đi, nhưng sáng nay nó đã gởi cho tôi lá thứ kèm theo hai trăm ngàn và hứa mốt sẽ gởi thêm hai trăm nữa. Nó dặn tôi là đừng cho ai biết, đừng buồn vì nó vẫn khỏe, nó sẽ gắng giữ thân. Nói là nói vậy thôi chứ cái nạn café ấy sao mà giữ được hở cô. Chị Hương ngậm ngùi với cái cảnh éo le của chị Bánh mà chợt run lên khi cùng nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của ba mẹ con chị cũng có khác gì đâu. oOo Bữa cơm tối hôm đó, mắt hai đứa con chị sáng ngần lên chỉ vì có thêm một quả trứng. Tội nghiệp chúng nó, dù rất muốn ăn nhưng hai đứa vẫn cứ nhường nhau. Con Linh thì nhường em với lý do em ăn để có sức khỏe đỡ đần chị, còn thằng út thì nói “Chị Hai ăn đi, em là con trai nên không cần ăn nhiều đâu” Chị Hương thì vẫn nghĩ đến chuyện con Thúy nhà chị Bánh, khi nhìn vào đĩa trứng còn nóng mà lòng chị nghẹn ngào, sau đó chị nhìn sang con Linh, nó cũng đã lớn rồi, nó không đẹp nhưng dễ thương. Nói năng có trước, có sau, chỉ có điều nó ít học nên chị không dám cho lên thành phố kiếm việc làm. Đêm đó, sau khi vào giường, con Linh thì thầm với chị: - Có phải chị Thúy bỏ nhà đi bán café ôm phải không mẹ? Chị Hương dám chắc dân làng đã biết chuyện, chị bình tỉnh trả lời: - Không có chuyện đó đâu, con đừng nói thế. - Con nghe con Thảo, con bác trưởng xã mình nói là hôm nọ nó đi ra huyện chơi thấy tận mắt chị Thúy bán café đèn mờ mà. Chị Hương nghe đến nhà ông trưởng xã là đủ muốn sôi máu lên rồi, chính lão ta là người lôi kéo chồng chị đi buôn gỗ, nhưng khi chồng chị chết thì lão ta chẳng thèm thăm hỏi lấy một lần, tiền công của chồng chị cũng chẳng thấy lão đả động gì nên bao cái bực cái tức chị tuôn ra. - Con nghe gì cái ngữ ấy. Gia đình nhà ông trưởng xã nào có tốt lành gì. Con gái đầu ông ta thì lấy chồng Đài Loan, con trai thì đi lên tỉnh sống đua đòi. Còn nghe đâu con Thảo cũng chẳng chịu học hành gì, ăn chơi lêu lỏng và rồi nó... - Nhưng họ còn hơn nhà ta gấp vạn lần là ăn ngon, mặc ấm. Con Thảo ít ra còn được đến trường, được có bạn có bè và chẳng phải nhắc tay, động chân gì… Chị Hương bỗng dưng câm lại, chị ngồi dậy và bật khóc. Con Linh thấy vậy vội vàng xin lỗi mẹ nó: - Con xin lỗi - nó cũng không cầm được nước mắt. Chị Hương không nói nên lời, nước mắt, nước mũi cứ đầm đìa cả ra. Rồi chị lại ôm đứa con gái của mình vào lòng. Hai mẹ con ôm nhau trong những tiếc nấng khô khăn và thê thảm. Sáng hôm sau… Khi trời lờ mờ sáng, chị Hương tỉnh dậy mà không thấy con Linh đâu. Chị bắt đầu có cảm giác không yên. Chị ra rẫy tìm nó mà không thấy, chạy khắp làng cũng không thấy bóng dáng nó đâu. Trời lạnh thế này nó có thể đi đâu, chị hốt hoảng chạy sang nhà chị Bánh. Ba mẹ con chị Bánh khi nghe thấy tiếng gõ cửa của chị Hương lật đật dậy. Chị Hương lắp bắp - Con… Con… Linh… nhà em. Chị Bánh kéo chị vô nhà. - Cô bình tĩnh, nói cho tôi và bọn nhỏ nghe. Phải mất một lúc chị Hương mới cố gắng để không bị lứu giọng nữa. - Con Linh nhà em nó bỏ nhà đi rồi. Sau khi chị Hương kể lể, thì hai người đàn bà này chỉ còn một sự phán đoán. Một con bé mười sáu tuổi bỏ nhà đi bán thân để hy vọng một điều gì đó không thể, hoặc có thể thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận của chính nó và gia đình nó. - Em phải đi tìm nó chị ạ- Chị Hương lấy can đảm- Em sẽ đi tìm. - Nhưng biết tìm nó ở đâu? Mà trên người cô không có lấy một đồng bạc nào, lấy gì mà đi hở? Chị Hương bật khóc khi nhận ra mình đang bị mất đi lý trí. Chị sẽ tìm nó ở đâu, sẽ lấy gì mà bắt xe đi… Từ làng ra huyện phải mất cả trăm bạc. -Tôi sẽ giúp cô. Chị Hương chưa kịp hiểu người hàng xóm của mình nói gì với mình thì lập tức chị Bánh đã bước đến bàn thờ chồng. Chị ta đứng trước di ảnh chồng vừa thút thít khóc vừa thì thầm điều gì đó thiêng liêng rồi với tay lấy cái lư đồng ở trên bàn thờ, sau khi gói ghém như vật báu rồi chị ta quay lại. Không cho chị Hương kịp phản ứng gì: - Cô cứ cầm nó qua nhà ông xã trưởng, ông ta nhăm nhe nó từ lâu rồi. - Không được đâu. Nếu cái này vào tay hắn ta thì là mất luôn đấy chị ạ. - Còn hơn mất người cô ạ. Tận trong đáy lòng chị Hương căm thù lão xã trưởng, nhưng đã không còn một con đường nào khác, chị phải lựa chọn mà sự lựa chọn chỉ có một. Đang quay lưng ra, chị Bánh gọi chị lại, vẻ mặt chị ta có một sự quyết tâm lớn lao khác nữa. - Cô Hương này, tôi sẽ đi cùng cô. Tôi sẽ tìm con Thúy nhà tôi về luôn. oOo Ngôi nhà của lão xã trưởng như một cung điện nguy nga giữa cái xã lị miền núi xơ xác này. Ngôi nhà đó là một sự kiêu ngạo của chủ nhân nhưng là nỗi nhục cho người dân ở đây, chẳng lẽ trên đời này lại có một một lão ăn tàn, ăn bạo của dân đến thế, nghĩ thế thôi thì đủ để những người ở làng này sôi cả máu nhưng có ai dám lên tiếng đâu. Hai người đàn bà cố gắng xua tan sự căm phẫn mà bước vào đó với một sự bình thản vô cùng. Lão xả trưởng ngồi ở cái ghế sa-long to tướng làm bằng gỗ xoan cực tốt, cái ghế được trạm trổ như cái ngai vua. Khi thấy họ bước vào, lão nhăn nhở hỏi: - Hai cô đến đây có chuyện gì? Chị Hương không nói gì, còn chị Bánh cũng chẳng buồn thưa, hai người mở đưa ra cái lư đồng đặt trên mặt bàn. Ông ta nhìn cái lư, vẻ đắc ý nhưng cũng chẳng buồn trầm trồ: - Lại gì đây? Bán hả? Bộ hết hổ thẹn với tổ tiên sao? - Hổ thẹn chứ, nhưng chúng tôi phải đi tìm con gái. Nói xong, chị Bánh mới thấy mình ngớ ngẩn. Với loại người như lão ta, mọi sự đều được hoán đổi bằng sự quyền uy và địa vị, vật chất và lòng tham. - Lẽ nào con gái cô lại đi theo mấy bọn làng bên làm mấy cái nghề xấu hổ đó sao? Tôi nói có đúng không hở? Nghe vậy chị Hương như muốn nhảy thẳng vào lão nhưng chị Bánh đã kịp can ngay khi lão ta dứt lời. - Bao nhiêu đây?- lão xã trưởng hỏi khi xem xét cái lư đồng. - Năm chỉ. - Bốn- lão dứt khoát. - Năm ngoái ông vào tận nhà và ra giá với chồng tôi đến sáu chỉ cơ mà. Chị Bánh nhận ra mình có nói gì thì lão ta vẫn cứ nhất định không thêm nên chị ta miễn cưỡng. - Được rồi, ông đưa tiền ngay đi. Ông ta cười rất gian xảo rồi bước vào trong lấy vàng đưa cho chị Bánh. - Sao có chừng này?- chị Bánh phản ứng khi nhận từ tay lão ta với số vàng ít hơn thỏa thuận. Lão xã trưởng vuốt bộ râu lởm chởm của mình như ra vẻ khó xử lắm vậy. Sự giả tạo đó làm cho hai người đàn bà thầm nguyền rủa. - Cô không nhớ là năm ngoái chồng cô thua bạc thằng con tôi à?- bỗng nhiên lão ta reo lên- A, nó kìa. Thằng con trai của lão bước vào nhà với thái độ khinh người, nó hỏi bố nó có chuyện gì mà lại để hai người đàn bà này vào nhà. Lão thấy thằng con nói đúng ý nên giải thích, thằng con nghe vậy liền hóng hách - Năm ngoái, ông chồng quá cố của bà thua bạc tôi gần cả chỉ vàng. Cha tôi chỉ lấy nửa chỉ là còn nể tình cho bà đấy. Cả hai người không biết phải làm gì nên đành nuốt nổi uất ức mà đi ra. Cả hai tự bảo nhau rằng loại người như cha con nhà xã trưởng chỉ có trời mới nói lý lẽ được. oOo Qua bao nhiêu con đường lầy lội và những cây cầu lắc lư, rồi qua bao nhiêu chuyến xe hớt hải nên phải mất tổng cộng hơn sáu tiếng đồng hồ lặn lội như thế chị Hương với chị Bánh mới ra được đến huyện. Buổi chiều ở huyện cũng vắng lặng. Dù đang đang vào xuân nhưng những cơn mưa phùn cứ thay phiên nhau làm nhễu ướt các con đường. Khi cả hai người đàn bà cùng nhau len lõi vào trung tâm huyện, cảnh chợ chiều ế ẩm trong tiết trời se lạnh, mọi vật và con người xung quanh tĩnh lặng như một bức tranh sơn mài vô thức và buồn thảm, như vậy thật khiến cho họ cảm thấy tuyệt vọng. “Ở đây có quán café nào đâu cơ chứ” hai người đàn bà nghĩ thầm như vậy cho đến khi có một vị khách bộ hành đi ngang, chị Hương mạnh dạn hỏi. - Anh có biết khu café gì gì đó ở đâu không? Người đàn nhìn họ một cách soi mói cho đến khi ông ta nhận ra họ chẳng có một điểm gì đáng cho ông ta ngờ vực hơn. - Hãy đi ra Quốc lộ sẽ thấy những cái quán đèn mờ nằm sát ven đường cái dẫn vào thôn Hai. Đó gọi là làng café “Nhà lá” hay còn gọi là đèn mờ… Hình như hai người đang đi tìm con gái? Hai người ậm ự rồi gật đầu vì một lẽ họ vội vàng, một lẽ vì họ không biết trả lời sao. - Dạo này nhiều cô gái trẻ hay xuống đây bán café đèn mờ lắm. Nhưng thôi, hai cô đi đi. Hai người đàn bà cảm ơn người đàn ông có dáng bộ hành rồi vội vã men theo những con đường mà ông ta đã chỉ. Trời lạnh hơn khi màn đêm vội vàng buông xuống. Con đường quốc lộ mơn trớt làn sương mờ ảo, những chiếc đèn xe bật lên chỉ càng làm nhem nhúa không gian mờ ảo ấy. Đến cuối con dốc của trục đường Quốc lộ bắt đầu thấp thoáng những căn nhà lụp xụp, rồi xa hơn nữa là những mái nhà lá mập mờ ánh đén màu, đằng sau đó là những cái chòi ẩn nấp trong những bụi chuối loà xòa. Cả trăm người nhìn vào chắc chắn trăm người biết ở nơi đây chẳng tốt lành gì. Hai người đàn bà bủn rủn chân tay nhưng vẫn quyết tâm bước vào quán đầu tiên. Dường như là chẳng ai biết họ vào, mà cả hai người có cố gắng căng tai, căng mắt hết cỡ cũng khó mà nhìn thấy gì ở trong những cái chòi ấy, chỉ nghe thấy những tiếng xì xào, thi thoảng lại có tiếng rên the thẻ đầy thú tính. Đi đến hai ba cái quán như thế mà vẫn không tìm ra được con Linh hay con Thủy. Vào đến quán thứ tư cũng chẳng thấy nhưng khi hai chị toan bước ra thì nghe tiếng ai đó la lên cùng với sự xung đột sau đó. Cả giọng nam và nữ, có cả tiếng khóc, tiếng la và tiếng chửi bới. Một cô gái trong bộ váy bó sát, đầu tóc bù xù chạy ra từ đó, cả chị Hương và chị Bánh hốt hoảng vì đó là Linh. Hai mẹ con chị Hương chưa kịp ôm lấy nhau thì bất ngờ từ trong bóng tối có một sức mạnh nào đó đã kéo Linh lại. Đó chẳng phải là sức mạnh bí ẩn gì cả mà chính là một gã với thân hình vạm vỡ, côn đồ. Hắn ta túm tóc con bé lôi xệch vào trong trước sự ngỡ ngàng của hai người đàn bà nhà quê. Sự la hét đến thảm thiết lan nhanh vào màn đêm lạnh lẽo. Con Linh bị một đám vây đánh, chúng nhảy xổ vào con bé mà chẳng có gì có thể ngăn cản nỗi. Cả chị Hương và chị Bánh đồng thanh kếu cứu thì ngay lập tức bị chúng lôi cả vào trong. Nhưng chỉ một phút sau tình thế đã thay đổi. Công an và dân quân đã kịp thời ập vào cái ổ chứa đó. Chị Hương ôm con khóc nức nở nhưng trong những giọt nước mắt giờ đây có cả niềm vui sướng. - Các chị và cháu có sao không?- ông trưởng công an hình sự huyện hỏi hia người đàn bà khi trật tự đã được lập. Con Linh bị bầm dập nhưng may mà chúng chưa kịp xâm hại con bé. - Chúng tôi không sao, nhưng chị của tôi cũng đang tìm con gái- Chị Hương chỉ sang người đàn bà bên cạnh, chị Bánh lúc ấy chưa khỏi mất hồn nhưng khi nghe ông công an hỏi thì chị lấy bình tĩnh. - Con gái tôi cũng bỏ nhà đi mấy hôm trước, nó có gởi thư về nói là nó đang bán café ở huyện. - Chúng tôi ập vào đồng loạt tất cả các quán, nếu cháu bán ở khu vực này thì có thể chị sẽ thấy cháu trong số những cô gái sắp được đưa về đồn, nhưng để khỏi mất công chị cho tôi biết tên cháu. Chị Bánh nói ngay tên con gái mình. - Có phải con bé năm nay mười tám tuổi, nhà ở Buôn-clơ thuộc thị trấn K’rông hơ đúng không? Chị Bánh chưa kịp trả lời thì ông công an trưởng kêu một cậu công an trẻ tuổi nói gì đó, cậu lính vũ trang trẻ gật đầu như vẻ tuân lệnh rồi đi ra, nhưng một lúc sau anh ta dắt tay con Thủy bước vào. Ông công an trưởng nói giọng của một người làm an ninh. - Con gái chị đã can đảm phối hợp cùng chúng tôi, chúng tôi có sự giúp sức của con bé rất nhiều. Chị Bánh ôm lấy con Thúy với niềm vui khôn xiết, một niềm vui không thể tả. - Bây giờ thì mọi người có thể yên tâm và theo chúng tôi- Ông công an trưởng đành phải xen ngang niềm vui đoàn tụ của tình mẫu tử. Tất cả mọi người được đưa về đồn để làm biên bản trả lời cung. Khi mọi việc kết thúc, ông công an trưởng đến trước mặt họ và nói. - Mọi người có thể đi theo chúng tôi. Nghe đến chuyện phải theo công an lần nữa ai nấy đều ngán ngẫm thế nên chị Hương lên tiếng: - Chúng tôi còn phải làm gì ạ? - Về nhà, về Buôn-Clơ. Nhưng chúng ta sẽ đi cùng với vài đồng chí công an kinh tế. Như muốn reo lên, hai người đàn bà cùng hai cô gái trẻ lần nữa vui mừng. Vẫn những cơn mưa dai dẳng đã làm con đường về làng càng lúc càng lầy lội. Hai chiếc xe u-oát đã được tân trang nhưng vẫn cứ ì ạch vượt qua những vũng bùn lầy, những con đường mòn và cả những chiếc cầu treo đong đưa cho đến tận sáng mới đến được Buôn-Clơ. Chiếc xe không đưa chị Hương và mọi người về thẳng nhà mà ghé vào Phòng công an xã. Các vị công an ở huyện làm việc một lúc với ông trưởng công an xã rồi tất cả họ cùng nhau leo lên xe kia. Chị Hương và mọi người không hiểu các vị công an đang làm gì. Hai chiếc xe lăn bánh chậm rãi trên chặng đường cuối cùng, nhưng đoạn cuối cùng xe dừng lại là chiếc cổng của nhà ông xã trưởng. Ông công an xã bước đến bên họ trước khi đi vào nhà ông xã trưởng. Đó là gương mặt quen thuộc. - Hai chị có muốn vào không? Câu hỏi khiến cả hai người đàn bà xúc động. Họ đã hiểu ra một trật tự mới sẽ diễn ra. Nỗi nhục và cả những khổ đau sẽ không còn nữa. Và cả hai cùng đồng thanh một câu nói. - Có, chúng tôi muốn lấy lại cái lư đồng. Chị Hương và người bạn cùng phận đàn bà với mình đã trả lời cho đọan kết của câu chuyện. Hết!
-
Chào Mừng Thành Viên Hữu Nam & Phạm Tú Uyên
chủ đề trả lời Huu Nam trong hoanggiao ở Giao lưu, gặp gỡ thành viên
Rất cảm ơn chị Hoàng Giao, cảm ơn chủ nhà đã tiếp đón Hữu Nam và Tú Uyên trịnh trọng thế này. Diễn đàn VHT là diễn đàn mới có những bước đi đầu, rất mong được giao lưu và học hỏi cùng Thơ Trẻ. Thay mặt VHT, Hữu Nam xin chúc Thơ Trẻ luôn phát triển. -
Thật sự Hữu Nam hơi bất ngờ khi được biết chị Hoàng Giao "lôi" em qua bên này. Hữu Nam chẳng có vốn liếng gì về văn chương cũng như những khả năng giao tiếp nên hơi bối rối với "sự kiện" bất ngờ này. Thật sự cảm ơn chị Hoàng Giao, cảm ơn chủ nhà có cái tên giản dị là Thợ Làm Vườn đã mở cửa cho Hữu Nam vào để có dịp giao lưu cùng mọi người. Hữu Nam là admin của vanhoctre.com thật đấy nhưng vốn liếng văn chương không được nhiều, nếu có gì sơ suất hoặc đôi điều vụng về mong mọi người thông cảm. Sau khi giao lưu xong, Hữu Nam sẽ chọn những bài được hay gọi là ổn post lên để chia sẻ. Hữu Nam
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.