Jump to content

Phương Tâm

Thành viên
  • Số bài viết

    4
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về Phương Tâm

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  • Sinh nhật 05/07/1982

Contact Methods

  • ICQ
    0
  • Yahoo
    muaphuongchay_82

Profile Information

  • Giới tính
    Nữ
  • Đến từ
    Thanh Hóa
  1. Truyện ngắn: Mùa đốt đồng Mẹ nó mất từ khi nó còn đỏ hỏn. Bố nó đi lấy vợ khi nó lên ba. Lên ba tuổi, nó ở với nội trong căn nhà trống trơ, ban đêm không cần ra ngoài vẫn có thể đếm được sao trời. Ngày mưa thỏa thuê chơi bong bóng nước. Lên mười, nội cũng bỏ nó mà đi. Nội ra đi đúng vào mùa đốt đồng, khi hoa cỏ may nở giăng kín lối. Hôm đưa nội ra đồng bố nó không khóc. Nó cũng không khóc nhưng thấy sống mũi cay xè, không hiểu từ đâu nước cứ túa ra nơi khóe mắt. Mãi cho đến sau này nó cũng không thể lý giải được vì sao nước mắt nó khi ấy lại rơi. Vì mùi nồng nồng, cay cay của khói đốt đồng hay mùi khói hương bay nghi ngút từ linh cữu của nội. Có người nói con nít vẫn thường dị ứng với mùi khói, có người lại khen nó có hiếu thật, mới chừng ấy tuổi mà đã biết thương bà... Nó nghe rồi biết vậy, cũng không tò mò nữa. Nó tỏ ra thích thú với bộ quần áo trắng toát người lớn mặc cho được thắt lại ở lưng bằng sợi đây nhỏ bện bằng dây chuối. Nó thấy thinh thích, oai oai. Thi thoảng lại vênh mặt lên ra oai với tụi chăn trâu. Bố nó chống gậy đi lom khom, nó cũng được người lớn chỉ dẫn phải đi giật lùi đón đầu trước linh cữu bà... Mười tuổi, nó mới biết đến mình còn có một ông bố. Bố nó đón nó về ở chung ngay sau ngày nội mất. Nó mừng ra mặt, mà không mừng sao được tự dưng lại được gọi người đàn ông vừa lạ vừa quen kia bằng bố. Cái tiếng mà tụi chăn trâu vẫn thường mè nheo mỗi khi bị đứa lớn bắt nạt. - Tao mách bố tao cho coi - Bố tao có cây roi to cực Nó còn có cả mẹ của các em nó, người mà nó vẫn được người lớn dạy chỉ phải gọi bằng Dì. Nó không hiểu, nhưng người lớn nói sao nghe vậy. Gọi riết thành quen, mẹ của các em nó không phản ứng gì, bố nó cũng vậy? Mọi người trong cái nhà ấy, hình như không quen lắm với sự hiện diện của nó. Mặc kệ, nó không quan tâm. Nó thích theo tụi chăn trâu ra đồng. Chỉ cần nghĩ đến chuyện được ra đồng chơi thôi thì dù có bị la tới cỡ nào nó cũng chịu được. Năm mười hai, tuổi nó bận việc trông em, con của người mà nó được người lớn dặn chỉ được gọi bằng Dì. Vì thế, cái thú lén ra đồng chơi của nó cũng bị vơi dần. Mùa đốt đồng lại về. Cái mùi nồng nồng, cay cay cứ lởn vởn rồi bay vào tận làng khiêu khích nó. Không chịu nổi, nó dẫn theo đứa em ba tuổi cùng tụi chăn trâu ra đồng bẻ trộm bắp nướng ăn. Nó được phân công đi gom rác. Tụi chăn trâu coi bộ vậy mà chơi đẹp, cứ góp công vào thì dù công to, công nhỏ gì cũng được chia phần sớt. Từ đứa xông pha lủi vào vườn bắp lấy trộm cho đến đứa gom rác để vùi, đứa nào cũng có phần. Nó được chia phần một bắp đen nhẻm, không vội ăn nó đưa lên mũi hít hà cái mùi thơm thơm ngai ngái...rồi tách từng hạt nhâm nhi vẻ mãn nguyện. Chợt nó sực nhớ ra mình còn có một đứa em, vậy là nó cứ thế mà tách những hạt bắp đen nhẻm kia đưa vào miệng đứa em ba tuổi... đêm đó về em nó lên cơn ho sốt phải đi trạm xá. Nó bị trận đòn nhừ tử. Những năm mười ba, mười bốn tuổi, nó phải đến trường thường xuyên hơn cộng với việc đứa em này chưa kịp lớn thì đứa kia đã ra đời, thành thử những vụ việc của tụi chăn trâu dài dài không phải ghi danh nó. Có lần rảnh rang công việc, lại nhân lúc dụ được đứa em ngủ nó trốn ra đồng tìm tụi chăn trâu cho đỡ nhớ. Đúng lúc tụi nó bày trò chơi chú rể, cô dâu. Nó được sắm vai chú rể, cái Tũn con cô Hoa hàng xóm làm cô dâu. Nó thấy ngượng ngùng khi nó mười bốn tuổi. Năm mười lăm tuổi, ngân hàng có chính sách cho nông dân nghèo vay vốn làm ăn và nhà nó không phải là ngoại lệ. Gia đình nó nghiễm nhiên có tên đầu trong danh sách. Lấy tiền về bố nó sắm ngay con nghé con, nên nhu cầu ra đồng cùng tụi chăn trâu của nó không còn phải lén lút nữa. Thậm chí có những hôm nó lười đi còn bị bố đánh đòn. Tuổi mười lăm trở thành trẻ chăn trâu chính thức nó thấy thinh thích nhưng không còn hồ hởi như trước nữa...phải chi nhà nó có nghé con sớm hơn. Nó bắt đầu thấy ngượng mỗi khi chăn dắt con nghé con bé tí teo. Mười lăm tuổi hình như nó thấy mình đã lớn, nó không còn chơi trò chú rể, cô dâu. Cũng không còn theo đuôi tụi chăn trâu bẻ trộm bắp rồi gom gác vùi ăn nữa. Nó thấy thèn thẹn mỗi khi vô tình chạm vào người con Tũn. Mùa đốt đồng cứ thế trôi qua vèo vèo. Giờ nó đã là chàng trai hai mươi hai tuổi. Nó đi bộ đội ngay sau năm thi đại học rớt, rồi được tham dự lớp sĩ quan chỉ huy, trở thành lính chuyên nghiệp. Con Tũn theo học nghề sư phạm. Nó được thủ trưởng cho nghỉ vài ngày, đúng vào mùa đốt đồng bố nó điện lên nhắc sắp đến ngày giỗ mẹ, giỗ nội. Người làng kể mẹ nó đẻ nó ra được bảy ngày thì mất do bị băng huyết, khi bố nó còn mãi đi theo người ta đào vàng tít ở trong Tây Nguyên. Mẹ nó chết đói, không bát cơm đơm, mẹ ra đi mang theo nguồn sữa ngọt lành nó chưa kịp bú. Mùa đốt đồng mà có người chết đói. Hai hai tuổi, lần đầu tiên nó ngồi gỡ những bông hoa cỏ may găm kín ống quần, xa xa tụi chăn trâu vẫn bện nùn rơm nhóm lửa. Nó thấy lòng xốn xang, ký ức xưa ùa về làm sống mũi nó cay xè. Nó nhớ cái Tũn đến nao lòng... Năm hai ba tuổi nó cắt phép vào mùa đốt đồng, khi con Tũn cũng mới được phân về làm cô giáo trường làng. Chúng nó làm đám cưới vào dịp nghỉ phép mười lăm ngày. Cưới xong ở nhà với vợ được ba ngày, nó lại tức tốc lên đơn vị nhận nhiệm vụ mới. Rồi những ngày về thăm nhà của nó cứ thưa dần. Ngày giỗ mẹ nó không về kịp, giỗ nội thì nó ở mãi tít xa. Nhận đợt huấn luyện tân binh, công việc bận rộn tối ngày. Vậy là có bao nhiêu nỗi nhớ nó thả tất vào trong giấc mơ. Hôm trước, vợ nó điện lên báo sắp đến ngày sinh. Nó xin về tranh thủ hôm trước thì hôm sau vợ nó trở dạ. Nó luống cuống đưa vợ lên trạm xá lúc nửa đêm. Vợ nó vỡ nước ối, cô y tá bảo sắp sinh. Nó phấp phỏng đứng ngồi không yên, hết ra rồi vào lo đến toát mồ hôi hột. Mãi cho tới lúc mặt trời lên quá hai ngọn sào, xa xa ngoài cánh đồng khói bay nghi ngút. Chợt cái mùi nồng nồng, khen khét xộc vào mũi làm nó miên man vào cõi nhớ... Tiếng oe... oe...oe... từ buồng hộ sinh vọng ra, cô y tá vui mừng thông báo “mẹ tròn con vuông”, bé trai kháu khỉnh 3,5kg. Nó choàng tỉnh, thả tiếng thở dài nhẹ nhõm. Phương Tâm
  2. Kênh đào cạn nước Con vào lính lâu không về thăm mẹ Mẹ có buồn, có giận con không? Dấu chân in đất rừng biên giới Nắng tháng tư, réo rắt gọi con về. Khựng bước chân dọc đường tuần tra Đài báo tin nhà, kênh đào nước cạn Mẹ cha sau làng, đêm đêm chống hạn Lúa nghẹn đòng – Khát sấm tháng ba! Mầu mực còn thơm, mẹ báo tin nhà Mọi người khoẻ, các em ngoan học giỏi Sóng lúa mướt xanh, mùa màng vẫy gọi Con nghẹn lòng - Mắc cạn dòng kênh! Phương Tâm
  3. Phương Tâm

    Cafe Chiều

    Café chiều Chiều thứ bảy buồn căn gác lạnh Cô bạn chung phòng háo hức về quê Con bồn chồn nhớ… Bước xuống phố, ghé quán thả nỗi niềm vào ly café đá Giọt…giọt…. tan Lạnh, đắng môi mềm! Chiều thứ bảy quán café ngõ chật Con nao nao …thèm không khí sum vầy Chọn quán người đông thả vào nỗi nhớ Góc khuất con ngồi băng giá bủa vây Những cặp tình nhân đan tay tình tứ Bỏ ngoài tai thế sự nhân tình Con xa ruộng đồng học làm người sang ở phố Thấy thương mình lạc lỏng giữa bao la Vịn nỗi nhớ mong vợi đi cơn khát Quên mẹ cha đang chầy chật trên đồng Thứ bảy chiều… Quê mình… có ai biết đến quán café? Phương Tâm
  4. Phương Tâm

    Ngày Con đi Xa

    Ngày con đi xa Ngày mai con đi xa! Mẹ mua bản đồ treo gần cửa sổ Bố gọi người kéo dây điện thoại Em gái bần thần ra ngẩn vào ngơ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài Năm chị em mỗi đứa mỗi tính Đứa ước vọng cao xa, đứa chăm chỉ miệt mài Cứ lũ lượt ra đi, bỏ mặc ruộng vườn cây cỏ Con nói chuyện đi xa mẹ lặng im… Cha bình tâm thử chuông điện thoại Mẹ dán bản đồ, cuốn con luống cuống Em gái cười hiền rằng chỉ một ngang Đi suốt chiều dài từ bắc tới nam Chỉ hơn một ngang sao nghe lòng trĩu nặng Chỉ hơn một ngang sao trải dài nỗi nhớ Chỉ với một ngang sao để mẹ ngóng chờ! Ngày mai con đi xa! Ngã ba chiều biết bao giờ về lại Chiếc bản đồ neo nơi cửa sổ Dán ánh nhìn điệu vợi xa xăm… Phương Tâm

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...