nguyen hanh tuyen
Thành viên-
Số bài viết
2 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Điểm
0 NeutralVề nguyen hanh tuyen
-
Xếp hạng
Cấp bậc:
-
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG BÁO CỦA GIA ĐÌNH CỐ NHÀ VĂN LAN KHAI Kính gửi: - Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ban tư tưởng Trung ương Đảng - Hội Nhà văn Việt Nam - Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang - Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang - Toàn thể họ tộc nội ngoại Nguyễn Đình Kính thưa: Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước! Thưa toàn thể họ hàng con cháu, nội ngoại họ tộc Nguyễn Đình cùng bà con thân bằng cố hữu, các học sinh của Nhà văn- Nhà giáo Lan Khai! Ngày 26 tháng 7 năm 2006, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức long trọng Lễ Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà văn Lan Khai và Hội thảo Khoa học: Lan Khai với Văn học Việt Nam hiện đại, tại Hội trường Hội Nhà văn, số 9 Nguyễn Đình Chiểu- Thành phố Hà Nội. Đây là niềm tự hào của toàn thể gia đình họ tộc Nguyễn Đình cùng Nhân dân cả nước về một Nhà văn yêu nước, đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của văn hoá dân tộc như diễn văn của Nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã khảng định: “Lan Khai là một trong những Nhà văn trưởng thành rất sớm về ý thức xã hội và lý tưởng nghệ thuật. Sự nhất quán trong hoạt động xã hội và sáng tác văn chương của ông thể hiện bản lĩnh và nhiệt huyết của một trí thức yêu nước và nhân cách văn hoá của một Nhà văn. Với Lan Khai, chỉ sáng tác văn học thôi chưa đủ. Ông quan niệm nhà văn phải dấn thân vào các chuyển động xã hội, biến khát vọng nghệ thuật thành hiện thực của đời sống. Từ lập trường yêu nước, lúc đầu Lan Khai tham gia Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học khi tổ chức này còn giữ được sự thuần khiết về chính trị, đến khi Quốc dân Đảng bị phân hoá và biến chất, Lan Khai đến với những người cộng sản, tham gia Văn hoá cứu quốc. Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia giành chính quyền tại quê nhà và trở thành vị chủ tịch đầu tiên của phường Xuân Hoà thị xã Tuyên Quang…”. Đồng thời trong nội dung các văn bản báo cáo của Nhà Văn Hoàng Minh Tường và các Nhà Khoa học: PGS. Nguyễn Văn Long, PGS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Trọng, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến, GS. Hà Minh Đức, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện, PGS. 2 Nguyễn Xuân Nam v.v… và nhiều công trình khác, đã đánh giá cao tài năng và đóng góp to lớn của Nhà văn Lan Khai cho đất nước. Đó là một thực tế khách quan. Kính thưa các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thưa toàn thể con cháu trong họ tộc Nguyễn Đình! Sau những ngày đầu của cách mạng Tháng Tám trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều sự rối ren, phức tạp không may Nhà văn Lan Khai- Nguyễn Đình Khải, cha ông của chúng tôi đã đột ngột qua đời vào ngày 29/ 11/ 1945 tại Lũng Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang “do tên côn đồ ám sát” (lời Thiếu tướng Hoàng Mai), khi tuổi đời còn đang sung mãn nhất. Đó là một tổn thất lớn lao cho đất nước và gia đình Nhà văn không gì bù lấp được. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nén đau thương bốn mẹ con chúng tôi: bà Hà Minh Kim cùng ba anh em: Lan Hương, Lan Phương, Lan Hoa đều tham gia kháng chiến. Lan Hương chiến đấu hy sinh ở mặt trận phía Bắc 1948; Lan Hoa đã mất 1993; bà Hà Minh Kim qua đời 1999; nay chỉ còn lại hai anh em chúng tôi Lan Phương và Lan Diệp. Sự thực hơn nửa thế kỉ qua, mẹ con chúng tôi đã chịu nhiều tủi cực vì cái chết bất ngờ và oan khuất của chồng của cha. 58 năm sau gia đình tôi mới được các vị lão thành cách mạng ngành công an cho hay sự thật. Đến nay Nhà văn Lan Khai và liệt sĩ Nguyễn Lan Hương, hai cha con vẫn không mồ không mả? Suốt khoảng thời gian dài đằng đẵng, chúng tôi phải chịu nhiều cay đắng thiệt thòi về mọi mặt, nhưng tất cả vẫn tin tưởng về sự công minh sáng suốt của Đảng và Nhà nước cũng như sự quan tâm của Hội Nhà văn Việt Nam. Nay mọi điều đã sáng tỏ: Trước hết, thay mặt cho hương hồn của cha mẹ, anh em- những người đã khuất và toàn thể họ tộc Nguyễn Đình, chúng tôi xin cám ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Hội Nhà văn Việt Nam và các Nhà khoa học chân chính đã hoàn nguyên danh phẩm của cha ông chúng tôi: Nhà văn Lan Khai - Nguyễn Đình Khải. Sau nữa, thay mặt cho gia đình và họ tộc chúng tôi xin tuyên bố trước các cơ quan Đảng, Nhà nước cùng Hội Nhà văn Việt Nam và toàn thể nhân dân: - Từ nay này trở đi, nếu cá nhân hoặc phe nhóm nào cố tình xuyên tạc sự thật, hoặc “nhân danh này, nhân danh khác” bôi nhọ, vu cáo thân nhân của chúng tôi: Nhà văn- Nhà giáo Lan Khai dưới bất kì hình thức nào, sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước gia đình, họ tộc chúng tôi và nhân dân cả nước, chúng tôi cũng kiên quyết đấu tranh và hành động đến cùng cho lẽ phải vì những tổn thất sáu thập kỉ qua do côn đồ mù quáng gây ra rồi tung hoả mù để che lấp tội ác của chúng. Mặt 3 khác chúng tôi cũng sẵn sàng đối thoại công khai với những cá nhân hay tổ chức có những thông tin không xác đáng, những quan điểm thiếu đúng đắn về Nhà văn Lan Khai để hướng tới tương lai, khi chúng tôi (Lan Phương 81 tuổi, Lan Diệp 73 tuổi) là con đẻ của Nhà văn- Nhà giáo Lan Khai đang tồn tại trên cõi đời này, từng được chứng kiến về cha mình một Nhà văn- một Nhà giáo- một chiến sĩ cách mạng từng bị thực dân Phát xít bắt bớ giam cầm tù tội, đã phấn đấu hết mình cho lợi ích dân tộc, như Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định: “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, Nhà văn Lan Khai là người có công với nước! ” - Đồng thời chúng tôi cũng xin thông báo cho tất cả con cháu nội ngoại gần xa ly tán sau sáu chục năm qua được biết ngày mất của ông- Nhà văn- Nhà giáo Lan Khai là: 29/11/ 1945 (tức ngày 25/10 âm lịch hàng năm là ngày giỗ). - Cuối cùng chúng tôi xin kêu gọi các độc giả trong nước, ai sưu tầm và lưu giữ được những di cảo bị thất lạc, hay những kỷ vật của Nhà văn Lan Khai, xin liên hệ với gia đình chúng tôi, để chúng ta cùng đóng góp cho Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam thêm nguồn tư liệu. Đồng thời chúng tôi cũng xin đề nghị các cơ quan xuất bản tạo mọi điều kiện tái bản toàn bộ các di sản nghệ thuật của Nhà văn Lan Khai để phục vụ cho đông đảo bạn đọc và kiên quyết sử lý những cá nhân và tổ chức nào tự ý xuất bản di cảo của Lan Khai với mục đích cá nhân, trục lợi (như cắt xén văn bản, xuyên tạc nhân phẩm nhà văn). Hà Giang, ngày 27/ 7/ 2008 Thay mặt cho Gia đình cố Nhà văn Lan Khai và họ tộc Nguyễn Đình Nguyễn Lan Phương Nguyễn Lan Diệp Tổ 8 phường Trần Phú Tổ 5 phường Phan Thiết TX Hà Giang TX Tuyên Quang *Người cung cấp thông tin: Nguyễn Lan Phương - Nguyễn Lan Diệp đã gửi văn bản đến các cơ quan trên và thông báo trên mạng internet. Nguồn: http://www.mediafire.com/?t1rsxxa9jm0wtly
-
1 VỀ NHỮNG BÚT DANH CỦA NHÀ VĂN LAN KHAI Nguyễn Lan Phương Sau gần nửa thế kỷ, tên tuổi Lan Khai vắng bóng trên văn đàn cả nước, bởi cái chết bất ngờ của ông do tên côn đồ gây ra. Lan Khai mất người, mất cả tên tuổi, chỉ còn lại trên đời nỗi đau khổ triền miên ám ảnh vợ con ông. May thay sau 58 năm biệt tích, nhờ những người tốt bụng, gia đình Lan Khai đã tìm ra sự thật về cái chết của ông. Ngày 26/7/ 2006, Hội Nhà văn Việt Nam đã làm Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Nhà văn Lan Khai, khi những người gần gũi với ông đã ra đi gần hết. Đến dự Lễ kỷ niệm ông, chỉ còn lại một số nhà văn thế hệ nối tiếp như Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Sanh… mà tôi đã gặp. Cách đây trên dưới 30 năm có một số người bạn văn bút với Lan Khai như Ngọc Giao, Hồ Zếnh, Nguyễn Tuân, Trương Tửu, Trinh Đường, Học Phi… khi hồi ức còn biết tường tận về cha tôi, đôi khi có ông còn thư từ liên lạc thăm hỏi hai người mẹ tôi và chúng tôi. Đến nay đa số các vị anh tài đó đều đã về nơi Tiên cảnh… Thỉnh thoảng một số nhà văn, nhà nghiên cứu muốn tìm kiếm thông tin về người đương thời trước 1945 lại hỏi thăm tôi về bút danh nhà văn này, nhà văn nọ, tác phẩm này, tác phẩm kia mà tôi may mắn biết. Lý do năm nay tôi đã tám mươi ba, là người có thói quen đọc sách, được sống trong môi trường sinh hoạt văn học của cha với các văn sĩ Hà Thành hơn 10 năm và được chứng kiến những cuộc hội ngộ của các văn sĩ tại “Vũng Lương Sơn Bạc” số 26 phố Châu Long thời đó như cụ Tản Đà, Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Tố và các bác Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan, Trần Huy Liệu, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Thượng Cát, Nguyễn Mạnh Tường cùng các chú Nguyễn Bính, Lưu trọng Lư, Nguyên Hồng, Trần Huyền Trân, Trương Tửu, Ngọc Giao, Hồ Dếnh… mà tôi đã ít nhiều thuật trong hồi ký. Hơn nữa người cô ruột của Tôi bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung cùng hai người mẹ của tôi, bà Nguyễn Thị Duyên và Hà Minh Kim mang trong mình cả kho tư liệu về văn sĩ Bắc Hà thuở ấy. Thời đó cha tôi cho biết: Tôi kém cha 22 tuổi, bác Trần Huy Liệu hơn cha tôi 5 tuổi, cụ Ngô Tất Tố hơn cha 9 tuổi. Tôi kém bác Vũ Trọng Phụng 16 tuổi, kém chú Nguyên Hồng 10 tuổi, kém chú Trần Huyền Trân 15 2 tuổi, kém bác Nguyễn Tuân 17 tuổi; kém chú Nguyễn Bính 10 tuổi. Các ông Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Tuân mặc dù kém cha tôi 6 - 7 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường kém cha tôi 3 tuổi nhưng cha tôi vẫn bắt chúng tôi gọi là bác, chỉ có các ông Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Trần Huyền Trân, Côn Sinh, Ngọc Giao, Lưu Trong Lư, Nguyễn Vĩ, chúng tôi mới được gọi là chú thôi. Còn các nhà văn Tản Đà, Nguyễn Văn Tố khi đến nhà, anh em tôi đều phải chắp tay chào các cụ. Tôi nhiều lần được các cụ, các bác xoa đầu, nắm tay khen lễ phép và được khen là cậu trò có vở sạch chữ đẹp Hà Thành. Mẹ tôi và ông bà nội tôi cho biết, khi còn nhỏ cha tôi b sài đẹn, khó nuôi, nhưng lại biết nói rất sớm nên có biệt danh: Cu Lém và tên cúng cơm: Cậu Bủng. Còn chính danh khai sinh của ông là Nguyễn Đình Khải được giấu đi, lên 7 mới xưng danh ở trường tiểu học. Tên “Khải” chữ Nho có nghĩa là vui, còn Nguyễn Đình là tên dòng tộc. Trong gia đình ông bà nội tôi gọi cha tôi là anh Khải, ngoài xã hội gọi cha tôi là anh Đồ Khải, vì ngoài viết văn và vẽ ra, cha tôi còn dạy học. Khi ở Hà Thành, các bút danh của Cha tôi phần lớn do các nhà văn tặng. Năm 1928 gia nhập làng văn sĩ Bắc Hà, cha tôi lấy bút danh Lan Khai, nghĩa là hoa Lan nở, theo tâm nguyện của bà nội tôi: “Mong sao đời con sau này như hoa Lan nở” và cha tôi cũng tôn thờ loài hoa Lan. Vì thế cha tôi đặt tên cho 4 anh em trai chúng tôi là: Lan Hương, Lan Phương, Lan Hoa, Lan Diệp. Bác Trần Huy Liệu khi đến nhà hay gọi cha tôi là Đệ Huyên, bởi khi cùng tham gia đảng Quốc dân của bác Nguyễn Thái Học, cha tôi được cải danh là Nguyễn Văn Huyên, một thời gian sau cha tôi vẫn giữ bút danh này trên tờ Đông Pháp. Cụ Tản Đà gọi cha tôi là ông bạn Lâm Tuyền và tặng cha tôi bút danh Lâm Tuyền Khách. Cụ Nguyễn Văn Tố hay mời Lan Khai đi diễn thuyết, cụ yêu mến tặng cha tôi bút danh là Huệ Khai để nối với Lan Khai. Khi gần gũi, Nguyễn Tuân gọi cha tôi là Ông Mán Do Thái, hoặc ông bạn Lô Giang, Lôi Giang (Ý chỉ quê Sông Lô, sông Chảy ở Tuyên Quang). Nguyễn Vĩ hay gọi Lan Khai là Thục Oanh, bởi khi đó có một cô thiếu nữ Hàng Đào rất đẹp tên Oanh mắc chứng phải lòng văn thơ của Lan Khai. Vũ Trọng Phụng thường gọi cha tôi là Ông Khai. Các chú Nguyên Hồng, Trần Huyền Trân, cô Anh Thơ hay gọi cha tôi là Lan. Ai gọi thế nào cha tôi nghe thế ấy và luôn vui vẻ. Nêú trong cùng số báo có nhiều 3 bài viết của mình cha tôi ký các bút danh khác nhau. Chỉ có bút danh ĐKG là cha tôi tự đặt, có nghĩa là “Để kiếm gạo”, đây là những trang sách viết nhanh, viết vội, giao cho nhà in để kịp tiền đong gạo nuôi 8 người ăn, cha tôi nói: “ĐKG không phải sách để đời mà để sống qua ngày”, nhưng khi sắp chữ in các bác vẫn thường đổi lại tên hay cho dễ bán. Bác Tchya viết thư cho Lan Khai gọi cha tôi là “Người phiêu lưu thân mến!” Bởi vào những năm 1928-1933 cha tôi có nhiều cuộc hành trình khắp Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên để khám phá phong tục tập quán và danh lam thắng cảnh mọi miền đất nước. Bởi thế cha tôi quen cả tiếng Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan… ghi chép đủ điều xa lạ và sáng tác các Truyện đường rừng. Nhà văn Lục Y Lang tặng cha tôi bút danh Văn sĩ rừng xanh. Đương thời các văn sĩ Bắc Hà đã mệnh danh Lan Khai là Nhà văn đường rừng nguyên do từ đó. Năm 2003, chúng tôi lại được ông Thiếu tướng Hoàng Mai (Bộ Công an) kể lại bút danh Lan Khai mà cha tôi đã giải nghĩa cho ông Mai hồi đó biết cả bằng chữ Nho và Tiếng Pháp: “Lan Khai có nghĩa là hoa Lan đang nở, vì ngày ấy văn chương của ông ấy chiếm khắp văn đàn, được mọi người chú ý”. Mỗi bút danh hay tên hiệu của Lan Khai đều gắn với những quan hệ gia đình, địa danh hay làng văn sĩ Bắc Hà và sở trường hoạt động của ông. Có khi trong một số bài báo, cuốn sách, Lan Khai lấy cả tên người trong gia đình hoặc bè bạn thân yêu làm tên tác giả, hoặc ghép với tên mình như bác Minh Tuynh trong bài Khóc thông reo; cụ Nguyễn Văn Tố ghép với Lan Khai trong tiểu thuyết Rỡn sóng Bạch Đằng… Trong các sổ nhuận bút cha tôi lại ghi tên hai người mẹ của tôi là: Hà Minh Kim và Nguyễn Thị Duyên để ghi công cho các Mẹ. Có bài viết cha tôi lấy bút danh là Kim Duyên, để nói cái duyên cầm sắt như vàng của tình chồng vợ. Cha tôi thường nói: Văn hay dở không tại bút danh mà ở danh dự người cầm bút. Hà Giang, ngày 24/ 6/ 2009 *Ghi chú: Nguyễn Lan Phương đã cho đăng bài này trên báo Văn học và Tuổi trẻ tháng 12/2010, đồng thời đã cung cấp cho báo Điện tử và Tạp chí Văn Hoá Nghệ An. Nay tác giả công bố trên mạng internet, tháng 5/ 2011 Nguyễn Lan Phương Nguồn: http://www.mediafire.com/?4b1juvudtpug67z
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.