Tìm kiếm
Showing results for tags 'TÌNH'.
Found 3 results
-
CHUYỆN TÌNH PARIS Màn đêm dần buông xuống. Bà Phương chìm vào trong giấc ngủ êm đềm, đã lâu lắm rồi bà mới có được giấc ngủ dài và sâu đến thế. Tình cảm của những người xa quê đã để lại trong bà nhiều ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ. Trời đã sáng, ngoài vườn, tiếng chim hót líu lo đánh thức bà dậy. Đồng hồ chỉ tám giờ sáng. Vợ chồng Quốc Thắng đã dậy trước, họ đang ngồi trong phòng khách đọc báo. - Kìa bác đã dậy rồi đấy à? Sao bác không ngủ tiếp đi. – Quốc Thắng lên tiếng. - Chà ! Từ hôm sang đây, đêm qua tôi mới có được một giấc ngủ ngon đến thế. – Bà Phương nói vẻ khoan khoái. Béatrice dẫn bà vào phòng rửa mặt rồi chị ra chuẩn bị cho bữa sáng. Bà Phương trở ra cùng lúc Thuỷ Tiên và Long cũng từ trên lầu bước xuống. Quốc Thắng mời mọi người vào ăn sáng. Vừa ăn, Quốc Thắng vừa lên lịch: - Bác ạ! Sáng nay Béatrice sẽ dẫn Thuỷ Tiên và cháu Long đây đi tham quan thành phố. Còn cháu sẽ đưa bác đi riêng đến một vài nơi, bác sẽ có điều kiện để tìm hiểu thêm về cuộc sống , con người Việt xa quê. Bác thấy thế nào? Bà Phương không chút đắn đo đáp: - Ồ thế thì hay biết mấy! Béatrice đến bên cạnh Long , cô hôn vào má Long và nói: - Cháu có muốn đi sở thú không? Nghe đến công viên thú, Long sáng mắt lên, nó nhoẻn một nụ cười đáp lại Béatrice: - Cháu rất thích đi cô ạ. Ở trong nước cháu đã được nghe bác Đức kể rất nhiều về các con thú ở Pháp. Cháu thích có cô đưa cháu đi. Cháu sẽ quay lại tất cả những cảnh ấy chiếu lại cho mọi người xem. Giọng nói hồn nhiên rất dễ thương của Long làm Béatrice có cảm mến ngay từ lúc đầu gặp cậu bé. Cô quay lại nói với Thuỷ Tiên: - Em đã sẵn sàng chưa? Thuỷ Tiên cũng đang sốt sắng, cô muốn được đi tham quan ngay. Cô trả lời: - Em đã chuẩn bị xong . Chúng ta đi được rồi chứ chị? Béatrice dắt tay Long đứng lên. Mọi người cùng chào bà Phương và Quốc Thắng rồi bước ra gara. Năm phút sau chiếc xe từ từ lăn bánh ra khỏi biệt thự. Trong phòng khách chỉ còn lại bà Phương và Quốc Thắng. Lúc này bà Phương và Quốc Thắng. Lúc này bà Phương mới có dịp ngắm bức ảnh Quốc Thắng và Béatrice chụp trong ngày cưới. Béatrice đứng bên cạnh Quốc Thắng, mái tóc vàng tơ, đôi mắt xanh thăm thẳm và làn da trắng muốt , tất cả toát lên ở cô gái vẻ đẹp đặc trưng của phụ nữ phương Tây. Bà nghĩ tới chị Lụa của bà, vợ chồng Kiên và vợ chồng Quốc Thắng đây nữa, họ đều kết hôn với người ngoại quốc nhưng họ vẫn đang sống rất hạnh phúc đấy chứ. Đang miên man trong dòng suy nghĩ, bà Phương giật mình. - Bác đang nghĩ gì vậy bác Phương? - Giọng Quốc Thắng nhẹ nhàng. - À! Bác đang nghĩ về hạnh phúc, về tình yêu. Quốc thắng mỉm cười, nói đùa: - Chắc là tối quan bác khiêu vũ cùng với ơng người Pháp nên hôm nay bác tương tư rồi phải không? Bà Phương cười vui, những nếp nhăn trên trán hình như đang biến mất đi. Bà tự bộc bạch lòng mình: - Nói thật với cháu. Bác đang có ý đưa em Thuỷ Tiên sang đây du học. Ở trong nước, em nó cũng đã có một anh chàng người Pháp theo đuổi. Bác chỉ có mình nó là con gái, bác không muốn nó sang bên này. Trước khi sang đây, bác đã được tiếp xúc với rất nhiều người. Mỗi người có một quan điểm, một cách sống riêng, chẳng ai giống ai. Theo ý cháu thì bác nên như thế nào. Quốc thắng gật gù suy nghĩ, anh châm điếu thuốc, giọng lắng xuống: - Bác ạ! Thật ra vấn đề tình yêu và hôn nhân không biết thế nào mà nói trước được. Thậm chí cách đây hai mươi năm cháu đâu có ngờ rằng một ngày nào đó cháu sẽ có vợ là người Pháp. Thật lạ, nhìn vào mắt nhau thấy quí nhau là lấy thôi. Bà Phương cắt ngang lời anh: - Thế các cháu có gặp rắc rối gì trong cách sống với nhau không? Quốc Thắng đáp: - Ban đầu thì có khác nhau về phong tục tập quán nhưng rồi cũng quen dần. Nhiều khi không thích vẫn phải chiều nhau. Chẳng hạn cháu muốn ăn món ăn phương Đông, cô ấy sẵn sàng giúp cháu và ngược lại. Quốc Thắng nhấn mạnh: - Điều cơ bản là phải hiểu nhau, vợ chồng phải cùng nhau khắc phục những khiếm khuyết bởi sự khác nhau trong tính cách giữa người phương Đông và phương Tây là rất lớn. Bà Phương gật đầu: - Và bác thấy vợ chồng cháu đã rút ngắn được khoảng cách ấy. Thật hạnh phúc cho cháu biết bao. Quốc thắng nhìn lên bức ảnh cưới và nói: - Để có được hạnh phúc như thế cháu cũng phải trải qua bao gian truân đấy chứ. - Cháu cứ nói tiếp đi, bác đang muốn nghe về tình yêu của các cháu đấy. Trong tâm trạng Quốc Thắng từ lâu đã khắc sâu hình ảnh của Béatrice, người phụ nữ phương Tây quyết tâm vượt qua bao trở ngại để đến với anh. Chuyện của anh rất dài và cũng hôm nay anh mới có điều kiện để kể cho bà Phương nghe. Anh đi lên lầu và đem xuống cho bà Phương một bì thư to trong đó có cả cuốn nhât ký của mẹ anh. - Bác cứ đọc tư nhiên. Bà Phương cầm túi thư lên, bên ngoài thấy ghi dòng chữ: “Thư những năm trước của Quốc Thắng” (Sẽ gửi lại cho hai vợ chồng lưu để kỷ niệm vì bố mẹ đã già yếu rồi). Bà Phương nhìn Quốc Thắng, chưa kịp đặt câu hỏi thì Quốc Thắng như đã đoán được ý bà, anh chầm chập kể lại câu chuyện cách đây ba năm. Khi ấy bố anh bị bệnh cũ tái phát, ông phải vào bệnh viện Thống Nhất cấp cứu. Nhận thấy lần tái phát này có thể nguy hiểm, mẹ anh bèn điện cho anh để anh về. Nhận được điện anh vội vã bay về ngay và vào thẳng bệnh viện, nhìn thấy bố trong phòng cấp cứu mà anh lạnh cả người. Trên giường bệnh, bố anh đang nằm, ánh mắt mệt mỏi ông đã thở bằng bình ôxy. Hai cánh tay ông gầy guộc xanh xám. Trên đầu giường từng giọt nước truyền nhỏ giọt theo đường ống chạy vào cơ thể gầy còm của ông. Bên cạnh giường mẹ anh dáng điệu mệt mỏi bơ phờ đang gục đầu xuống gối. Khi anh tiến đến bên giường , mẹ anh chợt ngẩng lên. - Mẹ, mẹ. Anh gọi tên mẹ trong xúc động. Mẹ đứng lên run run hỏi: - Con đã về đấy ư Thắng? Nghe tiếng mẹ con ríu rít, bố từ từ mở mắt, ánh mắt ông chan chứa niềm vui. Giây phút gặp nhau, bố, mẹ, con nước mắt lưng tròng vui mừng, buồn tủi đan xen lẫn. Dáng mẹ nhanh nhẹn hẳn lên, đôi mắt bà long lanh không vẻ mệt mỏi mặc dù đã mấy đêm trước bà thức canh để bác sĩ truyền thuốc cho ông. - Con ở đây trông bố giúp mẹ một lát. Mẹ chạy vội về nhà bảo em cơm nước rồi mẹ lại vào ngay. Nói rồi bả tất tưởi bước ra khỏi bệnh viện trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà. Anh bước lại gần bố, nắm lấy tay ông mà lòng nghẹn ngào khôn xiết. Anh ở Việt Nam ba tháng để cùng mẹ chăm sóc bố. Cũng may nhờ gặp thầy, gặp thuốc mà bệnh tình bố anh đã đỡ dần lên. Ba tháng sau đó ông đã ngồi được trong xe lăn và đã xuất viện. Anh mừng lắm, cứ nghĩ ông cụ không qua khỏi vậy mà như ông nói, ông qua được cơnm hiểm nghèo phần lớn là nhờ vào sự động viên tích cực của con trai. Khi về nhà, câu hỏi đầu tiên của ông là: - Thắng à! Bao giờ thì bố mẹ mới có cháu nội? Trước câu hỏi của bố, anh ngập ngừng bối rối trong giây lát:- Chúng con sẽ có bố ạ. Bây giờ thì chưa thể được vì như bố biết đấy cả hai chúng con đều là Tiến sĩ, công việc phải đi đây đi đó nhiều nên ít có điều kiện gần nhau. Thời gian tới con hứa sẽ có cháu nội cho ông bà. Bố mẹ hãy tin lời hứa của chúng con. Nghe xong, ông ngước mắt lên bàn thờ tổ tiên, ông nói trong tâm nguyện: - Dòng họ nhà mình chỉ có vợ chồng con là đỗ đạt cao. Tấm bằng tiến sĩ mà con đem về cho gia đình là quý lắm rồi. Nay con lại lấy vợ người Pháp, sống ở bên Tây, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng điều cơ bản là phải giữ được truyền thống phong tục của người Việt Nam ta... Nói đến đây ông ho khù khụ. Quốc Thắng lấy tay xoa ngực giúp bố, vừa xoa anh vừa nói: - Bố đừng nói nữa, con hiểu bố rồi ạ. Ông gỡ tay Thắng ra tiếp tục: - Muốn gì thì cũng phải có một đứa con, sau này già rồi con sẽ thấy điều đó là cần thiết. Quốc Thắng im lặng, anh nhìn sang giường bên cạnh, mẹ đã ngồi đó từ lúc nào. Ánh mắt của bà nhìn bâng quơ thể hiện một tâm trạng buồn. Trong sâu thẳm lòng mình, anh rất trân trọng và thầm cảm ơn những gì mà bố mẹ đã đem lại cho anh từ thở lọt lòng đến bây giờ. Những phút lặng lẽ thông cảm với tấm lòng bố mẹ, anh tự nhủ: Mình sẽ làm tròn trách nhiệm của người con đối với bố mẹ. Thấy Thắng dừng lại, bà Phương nhắc: - Cháu cứ kể tiếp đi, bác đang nghe đây mà. Giọng thắng lại đều đều: - Bác ạ, sở dĩ cháu có gói thư này là do một lần tình cờ tìm thấy khi dọn lại tủ sách cho bố cháu và cháu đã xin bố mẹ đem sang đây. Mỗi khi nhớ nhà lại giở ra xem lại. Nhìn túi thư rất to, bà Phương không khỏi ngạc nhiên. - Chắc đây là thư của mấy mươi năm phải không cháu? Quốc Thắng đáp lại: - Dạ phải! Anh dừng lại một chút rồi nhìn bà Phương như một người bạn tri kỷ. - Bác cứ xem, cháu coi bác cũng như mẹ cháu ở quê nhà. Có được những giây phút cùng nhau tâm sự với đồng hương như thế này quý lắm. Quốc Thắng giúp bà Phương lần giở từng trang thư được anh cất giữ cận thận. Bà Phương cầm thư lên đọc hết lá này đến lá khác, bà đọc say mê, không nghỉ như chính bà đang thei đuổi một thần tượng. Bà đã không nhầm. Ngay từ tuổi thiếu niên, Quốc Thắng đã cò năng khiếu trong học tập, lớn lên anh càng có ý chí tiến thủ trong mọi lĩnh vực. Mặc dù được sống trong một gia đình tương đối đầy đủ về vật chất, lại được bố mẹ hết sức nuông chiều, song không vì thế mà Quốc Thắng dựa dẫm hay trông chờ vào bố mẹ. Là thanh niên như bao thanh niên khác nhưung trong anh lại có sự say mê lớn đối với con đường học vấn. Thi vào đại học, đỗ thủ khoa, anh được cử đi học đại học Bách Khoa ở Pháp. Năm năm sau anh ra trường với tấm bằng kỹ sư loại ưu. Thấy trên phong bì thư khi ghi tiếng Anh, khi thì ghi tiếng Pháp, lại có cả tiếng Ba Lan, tiếng Đức. Bà Phương không khỏi bỡ ngỡ. Bất chợt bà hỏi Quốc Thắng: - Hình như cháu theo học được rất nhiều ngoại ngữ? - Dạ phải đó bác ạ. - Chắc chắn có rất nhiều bằng cấp trong tay? - Cũng vừa thôi bác ạ. Tất cả cũng vì hoàn cảnh thôi. Quốc Thắng khiêm tốn trả lời. Bà Phương tiếp tục giở những trang thư. Quốc Thắng chỉ cho bà xem tấm hình anh nhận thêm bằng phó tiến sĩ quản lý kỹ thuật. Nhận thấy trong một xã hội hiện đại mà không đủ ngoại ngữ thì đó là một khiếm khuyết lớn do vậy anh đã lao vào học thêm tiếng Anh, tiếng Đức. Càng học, anh càng cảm thấy kiến thức quá là rộng lớn và không có điểm dừng. Anh đã mạnh dạn xin phép bố mẹ cho mình đi theo con đường học vấn. Trong một bức thư gửi về cho bố mẹ sau khi nhận tấm bằng kỹ sư, anh viết: “Bố mẹ đã dạy con trưởng thành nên người, con xin phép bố mẹ cho con được tự quyết định tương lai của cuộc đời con”. Có tấm bằng kỹ sư và thương mại quốc tế trong tay, Quốc Thắng sang Áo và xin được việc làm tại đó. Trong quá trình làm việc, anh tiếp tục mày mò nghiên cứu đề tài: “ Sức bền các bộ phận máy chế tạo từ chất dẻo”. Anh rất may mắn gặp được một giáo sư người Áo. Thấy anh thông minh và có tư chất, vị giáo sư quyết định giao cho anh nghiên cứu đề tài để làm luận án tiến sĩ. * * * Đã ba tháng nay, kể từ ngày nhận được thư của Quốc Thắng báo tin ra trường . Cha mẹ Thắng chưa nhận được lá thư nào tiếp theo. Mẹ Thắng đi chợ về , nét mặt bà không được vui lắm, về uể oải nặng nề, bà đặt rổ rau xuống sàn, bà nói với ông: - Không hiểu bên đó có chuyện gì mà đã lâu con nó không có thư. Tôi nóng lòng quá ông ạ. Ông Quốc đang uống dở chén nước chè, đặt xuống bàn vẻ tư lự. - Thì cũng cứ chờ chứ tôi và bà bây giờ làm gì được nữa? Bà Quốc nét mặt buồn rười rượi: - Nhưng mà tôi nghe người ta đồn thổi kháo nhau rằng chắc con mình không tốt nghiệp được nên mới phải ở lại. Ông Quốc sẵng giọng: - Cái bà chỉ hay suy luận lung tung. Nó đã xin được tự quyết định tương lai của nó thì cứ để con nó lo. Mình đâu có lo thay cho con được...Ông Quốc bỏ lửng câu nói. Ông bước đến bên bàn thờ thắp ba nén hương và cắm vào bát. Trong tâm nguyện ông, ông chỉ mong cho con thành đạt nơi đất khách quê người , còn việc Quốc Thắng có trở về hay không là ở tuỳ nơi anh quyết định. Là người bố nuôi dạy con từ thuở nhỏ nên ông rất hiểu con. Tính của Quốc Thắng rất ít nói và không bao giờ nói trước , chỉ khi nào có kết quả thì mới cho biết. Bên giường, bà Quốc đang nằm dài nghĩ ngợi. Thắng là đứa con trai duy nhất của ông bà, tính nó trầm nhưng lại sống rất nội tâm, rất tình cảm với mọi người. Bà còn nhớ mãi ánh mắt con trước khi bước chân lên máy bay đi du học. Thắng quay lại ôm chặt mẹ, anh thổn thức . - Xa con me đừng buồn nhiều , mẹ nhé . Con sang đó vài năm rồi sẽ về thôi mà . Bà nghẹn ngào . Vậy là đã bấy năm rồi . Bẩy năm với bao đợi chờ mong ngóng . Mỗi lá thư con viết về bà đều đọc hết , bà đọc đi đọc lại nhiều lần .Cứ qua mỗi một năm học là bà lại trông ngóng và hy vọng cầu chúc cho con mọi sự được tốt lành êm ả . Có tiếng chuông gọi cổng , bà Quốc lật đật chạy ra . Trước mắt bà là người đưa thư mà mấy tháng nay bà không được gặp . Linh tính mách bảo bà có tin của con trai , bà vui hẳn lên , giọng người đưa thư rành rọt : - Nhà mình có thư từ Áo gửi về đây . Bà Quốc run run cầm lấy phong thư . Bà nghĩ : tại sao là Áo mà không phải là Pháp , hay là , hay là ... Miên man với bao suy nghĩ , mãi đến khi người bưu tá phải nhắc đến lần thứ hai bà mới giật mình ký vào sổ biên nhận thư . Cầm chiếc thư trên tay bà chạy vội vào trong nhà . Bà nói với ông trong hơi thở : - Ông ơi có thư của con trai gửi về đây này . Ông Quốc vội vàng đứng dậy đi ra . - Đâu ! bà đưa đây xem nào . Vừa nói ông vừa nhanh tay cầm lấy phong thư , ông vội vàng đi ra ngoài hiên để lấy ánh sáng cho dễ đọc . Ông bóc thư ra , sực nhớ tới kính ông giục bà vào lấy kính để ông đọc . “ Bố mẹ kính quí .... Hiện nay con đang làm luận án Tiến Sĩ tại Áo . Con vào ở ký túc xá để tiết kiệm tiền , tuy là ký túc xá nhưng điều kiện ở như khách sạn bố mẹ ạ . Ngoài việc lên viện nghiên cứu mỗi ngày từ 6-8 giờ , con còn tranh thủ đi học thêm nhiều thứ cho nên các khoảng tiền đóng học cũng nhiều , con chưa gửi tiền về giúp bố mẹ được . Con đang học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha tại viện ngôn ngữ học . Con sang Áo nghiên cứu là do yêu cầu học của thực tiễn . Ở nhà bố mẹ không phải lo cho con ...” Đọc đến đây ông Quốc dừng lại cười khì khì giọng cười sung sướng : - Bà thấy chưa ! bà cứ nghe thiên hạ rỗi hơi . Tôi biết mà , thằng Thắng nhà mình không làm điều gì ảnh hưởng tới gia đình họ hàng đâu . Nghe hết bức thư , tâm trạng bà Quốc trở nên vui vẻ . Bà nhanh nhẹn đi nấu cơm , nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt ánh lên đầy niềm tự hào , hy vọng . * * * 7 giờ tối , Thắng đã có mặt tại lớp học thêm về quản lý kinh tế . Hôm nay là ngày khai giảng . Lớp học có 20 người , chủ yếu là người quốc tịch Đức , Pháp , Italia và Mỹ . Chỉ riêng anh là người mang quốc tịch Việt Nam . Vì chỉ duy nhất anh là người mang quốc tịch châu Á lại đang làm nghiêng cứu sinh nên anh mới được cử lành lớp trưởng . Sẳn có tiếng Pháp nên Thắng đã gây được cảm tình ngay với cô lớp phó Béatrice . Su buổi học , khi công việc sắp xếp tổ chức cho lớp học đã xong , Béatrice mời Thắng đi uống cà phê tại một nhà hàng . Anh không ngần ngại và nhận lời đi ngay . Khói cà phê nghi ngút bốc lên , Béatrice chủ động hỏi Thắng : - Anh là người Việt Nam duy nhất trong lớp , anh sang đây đã lâu chưa ? Thắng nhìn vào mắt Béatrice , anh chưa trả lời ngay . Uống một ngụm cà phê , anh khà lên một tiếng cảm giác rất ngon , Béatrice suýt bật cười vì cử chỉ thân mật của anh . Một lát sau dường như đã thấm vị ngon ngon của cà phê Thắng mới lên tiếng : - Anh sang đây cũng hai năm rồi , còn em , em cũng là người Pháp duy nhất trong lớp đấy chứ ? xinh như em thi khi ra trường em sẽ quản lí ai đây ? Trước câu hỏi thông minh cùng lời khen rất khéo của Thắng , Béatrice rấn cảm phục . Ấn tượng ban đầu về buổi gặp ban đầu trong cô về anh chàng người Việt rất sâu sắc . Thấy Béatrice im lăng , Thắng hỏi tiếp : - Em học quản lí thế này , khi trở về Pháp em sẽ làm gì ? Thấy Thắng quan tâm đến mình , Béatrice rất vui . Cô bộc bạch một cách tự nhiên . - Hiện em là sinh viên trường đại học Tổng Hợp Pari . Bố em làm việc ở Áo nên hằng năm em thường sang đây thăm bố . để vừa tiết kiệm được thời gian đi lại vừa học được tiếng Đức em đã quyết định học lớp quản lí này . Nghe Béatrice nói về bản thân , tự nhiên Thắng cảm thấy có một sơi dây liên kết về tinh thần hiếu học rất bền giữa hai người . Thắng nhìn vào mắt Béatrice . Đôi mắt màu xanh thăm thẳm như bầu trời Đia Trung Hải , chứng tỏ cô là người rất thông minh và đầy nghị lực . Thắng tò mò muốn biết thêm về người bạn mới , anh giơ cuốn sách “ Sức bền vật liệu ” và nói với Béatrice : - Ở trường đại học em có học cái này không ? Béatrice nhìn cuốn sách rồi lắc đầu . - Em học chuyên ngành về sinh vật học Thắng ồ lên một tiếng . Anh khẽ nhún vai , miệng cười vui . - Em là nhà sinh vật học mà anh trông em như một nhà vật lý học cơ đấy Béatrice cười , nụ cười trông mới dễ mến làm sao . Cô hỏi lại anh : - Chắc anh đã từng học vật lý phải không ? em nhìn anh cũng giống một nhà thiên văn hoc . Anh có thể kể cho em nghe về quá trình học của anh được không ? Ấn tượng về một người bạn cùng chung ngôn ngữ lại có đam mê nghiên cứu khiến Thắng cảm thấy gắn bó và thân thiện hẳn lên . Anh bộc bạch với Béatrice một cách rất tự nhiên . - Anh sang tây du học đã được bảy năm . Sau khi học bẩy năm đại học ở bên Pháp anh đã nhận được bằng kỹ sư , rồi sau đó sang Áo tiếp tục nghiên cứu luận án tiến sĩ hoá học kim loại . Nghe thấy vậy Béatrice trầm trồ thán phục . - Thảo nào em nghe anh nói tiếng Pháp rất chuẩn . Bấy lâu nay em cứ nghĩ đất nước các anh chỉ có chiến tranh và nghèo đói , không ngờ gặp anh ở đây em mới biết thêm về con người Việt Nam . Ngày lại ngày qua đi , thời gian để Quốc Thắng và Béatrice tìm đến với nhau để trao đổi bài vở ngày càng nhiều . Đôi bạn trở nên thân thiết lúc nào không biết . Mỗi buổi tối mùa hè , thành phố Viên đông đúc nhộn nhịp người xe qua lại , Thắng dẫn Béatrice đi xem phim , hai người dắt tay nhau băng qua đường khi đèn xanh bật sáng cho phép người đi bộ sang đường . Bỗng từ phía trước xuất hiện một chiếc ô tô du lịch đang lao tới . Thắng chỉ kịp đẩy Béatrice lên vỉa hè còn anh nằm sóng soài bất tỉnh . Khi mở mắt ra anh đã thấy mình nằm trong bệnh viện , chân trái bị đau khó cử động . Béatrice ngồi bên cạnh , thấy anh đã tỉnh lại cô mừng rỡ . - Anh đã tỉnh rồi đấy ư ? Thắng gật đầu nhìn Béatrice . - Em có sao không ? Anh lo cho em quá . Béatrice cảm động , cô kéo lại chiếc chăn phủ lên người anh . Cô cầm tay anh lên và hôn nhẹ . Bằng giọng ân cần , cô khẽ nói với anh : - Anh cứ yên tâm nghỉ ngơi cho chân chóng hồi phục . Thắng nôn nóng hỏi Béatrice “ - Liệu anh sẽ phải nằm bao lâu ? - Bác sĩ nói chỉ ba bốn hôm gì đấy . Chẳng qua anh đã bị bất ngờ mà choáng dẫn đến ngất thôi . Thắng gật đầu , anh nắm chặt lấy tay Béatrice , anh để như vậy một lúc lâu rồi thiếp đi . Anh mệt vì cả ngày hôm qua đã làm việc tới mười bốn giờ đồng hồ . Nhìn Thắng nằm trên giường mà lòng Béatrice trào dâng biết bao thương cảm . Anh đã vì cô mà không ngại nguy hiểm đến tính mạng , sẳn sằng che chở cho cô , người con trai nghị lực và đầy phi thường ấy đáng được cô gửi gắm trái tim một cách trọn vẹn . Hai ngày sau thì Thắng được xuất viện , vết thương ở đầu gối không cho phép anh đi lại bình thường . Khi đi lại anh phải dùng đến nạng , Những ngày này trong ký túc người ta thấy một sinh viên châu Á lúc đi học cũng như khi ăn uống luôn được một cô gái châu Âu tận tình giúp đỡ trên hai chiếc nạng gỗ . Mười ngày sau đó Thắng đã không cần đến nạng . Anh đã đi lại được nhẹ nhàng . Hôm nay là ngày nghỉ , cả khu ký túc xá im ắng . Có tiếng gõ cửa thân thuộc . Thắng nhận ra ngay Béatrice đã đến thăm anh . Anh chậm rãi đi đến bên cửa và mở cửa ra . Béatrice nhìn anh vui mừng . - Anh không phải đi nạng nữa ư ? Thắng mỉm cười . Anh dơ hai tay ra và Béatrice ôm chầm lấy anh . Những ngày qua anh rất xúc động vì tình cảm của Béatrice đã dành cho anh . Cô ân cần chăm sóc anh như một người chồng , trách nhiệm của cô đối với anh như một người vợ . Không ai bảo ai , họ đã hiểu : hai người không thể sống thiếu nhau . Béatrice gục đầu vào vai anh thổn thức : - Anh Thắng ! em thương anh nhiều lắm . Thắng không nói gì , trong giây lát anh đưa hai tay lên vuốt lại tóc cho cô . Hai người nhìn thẳng vào mắt nhau , họ trao cho nhau một nụ hôn chứa chan tình yêu mãnh liệt . Buổi sáng chủ nhật , Béatrice lái ô tô đến đón Quốc Thắng . Hôm nay anh sẽ đến thăm bố mẹ của Béatrice . Thấy Thắng đi từ trên cầu thang xuống , Béatrice chạy đến bên anh , mặt nhăn nhó . - Sao anh không đi thang máy mà lại phải vất vả đi cầu thang bộ thế này ? Thắng cười hồn nhiên : - Anh muốn vận động để cho khớp gối nó quen dần , đi lại mới dễ . Béatrice gật đầu . Cô đỡ anh bước lên xe . Mười lăm phúc sau , Béatrice cho xe dừng lại bên một ngôi nhà xinh xắn . Cô chỉ tay vào chiếc cổng gỗ : - Nhà của bố em đấy . Nhìn thấy ngôi nhà có kiến trúc phương đông , Thắng rất vui . Anh có cảm tưởng chủ nhân ngôi nhà này rất am hiểu đời sống phong tục tập quán của người phương Đông , và anh đã không nhầm . Trước đó , Béatrice đã gọi điện cho bố kể về chàng trai hiếu học người Việt , ông chỉ mới gật gù mà chưa nói gì . Để tỏ lòng mến khách, ông bước ra tận cửa xe bắt tay Thắng . Ông vỗ vào vai Thắng : - Tôi rất mừng được anh đến thăm . Mời anh vào trong nhà uống nước . Béatrice dắt tay anh vào trong nhà . Thắng nhìn quanh căn nhà , mọi thứ đều được trang trí bày biện theo kiểu Trung Hoa rất gần gũi với con người Việt Nam . Thắng mạnh dạn lên tiếng : - Dạ mong bác thứ lỗi , cháu thấy ngôi nhà của bác hoàn toàn theo phong cách phương Đông . Có phải bác đã nghiên cứu rất sâu về phương Đông ? Béatrice tươi cười , cô đỡ lời bố : - Em xin lỗi , hôm nay em mới nói cho anh biết . Bố em là giáo sư sử học chuyên nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử phương Đông . Thắng à lên một tiếng . - Thảo nào anh cứ băn khoăn mãi . Bố Beátrice rót nước mời anh . Anh càng ngạc nhiên hơn thấy ông dùng nước chè mà không dùng cà phê , uống xong chén nước ông mới lên tiếng : - Tôi đã được Béatrice kể nhiều về anh . Tôi rất cảm phục những người có ý chí tiến thủ vươn lên như anh . Thắng nhìn ông cởi mở đáp lại : - Cháu rất cảm ơn bác vì những lời tốt đẹp vừa rồi . Cháu còn phải cố gắng nhiều nữa mới theo kịp những người trên như bác đấy ạ ! Ông rót thêm nước chè vào chén của Thắng , rồi nói tiếp : - Tôi rất thích người phương Đông đặt biệt là tính khiêm tốn . Anh sang bên này nghiên cứu có gặp khó khăn gì không ? Thắng thầm cảm ơn sự quan tâm của ông đối với anh . Anh nói : - Thưa bác ! Tiền học bổng của cháu cũng đủ nhưng vì cháu học thêm ngoại ngữ và nhân tiện theo một số lớp học buổi tối cho nên cháu cũng phải tiết kiệm , chi tiêu dè xẻn . Ông gật đầu vẻ tán thành và nói : - Người phương Đông các anh luôn có tư tưởng lo xa , chi tiêu tiết kiệm để tích luỹ cho tương lai , đó là truyền thống quí báu mà người phương Tây chúng tôi không có được . Nói đoạn ông hỏi tiếp : - Nghiên cứu xong rồi anh có tính về Việt Nam hay không ? Thắng suy nghĩ một lát rồi trả lời : - Còn tuỳ thuộc vào tình hình trong nước bác ạ Ông tiếp ngay lời anh : - Tôi có nghiên cứu về cuộc chiến tranh ở Việt Nam . Những gì đang diễn ra ở đất nước của anh thật là tàn khốc. Lịch sử sẽ ghi vào thế kỷ 20 về cuộc chiến đấu anh dũng quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc anh. Trong lúc hai người nói chuyện với nhau thì Béatrice đã chuẩn bị xong bữa ăn trưa. Ba người vào bàn ăn , họ cùng nói chuyện vui vẻ. Trời đã sang chiều, Thắng xin phép bố của Béatrice để trở về ký túc xá. Buổi trưa hôm sau, trong lúc Thắng đang ở viện nghiên cứu thì có tiếng chuông điện thoại reo vang. Anh nhấc ống nghe lên. - Alô! Giọng Béatrice ở đầu dây bên kia thổn thức: - Anh đấy à. 8 giờ tối nay anh xuống quán cà phê ở cạnh ký túc xá nhé. Thắng chưa kịp nói gì thì Béatrice đã dập máy. Suốt cả buổi chiều anh đứng ngồi không yên. Anh tự hỏi: Có chuyện gì nhỉ? Hôm qua ở nhà Béatrice về cả anh và bố Béatrice đều rất vui. Lẽ nào lại là chuyện ấy... Hôm nay lớp học buổi tối của anh được nghỉ. Cơm nước xong, Thắng sắp xếp lại sách vở rồi vội vàng bước xuống cầu thang ra quán cà phê. Béatrice đã chờ anh ở đó. Anh nhìn cô như mọi khi, Thắng lên tiếng: - Em đợi anh lâu chưa? - Em vừa mới đến đây thôi. Béatrice nhìn vào mắt anh, hai hàng lệ cô cứ tuôn rơi. Cô ôm chầm lấy anh nức nở: - Anh ơi, bố mẹ em không muốn anh quan hệ với em. Thắng sững sờ, anh hỏi Béatrice dồn dập: - Tại sao lại như thế hả em? Có chuyện gì vậy? Hôm qua anh với bố rất vui vẻ cơ mà. Béatrice buông Thắng ra, mắt cô nhìn xa xăm, cô nói nhẹ nhàng: - Bố em sợ rồi sau khi nghiên cứu xong anh sẽ đưa em về Việt Nam trong khi đất nước anh đang có chiến tranh. - Thắng đã hiểu, chiến tranh nó vượt qua biên giới len lỏi vào tận con tim những người dân vô tội. Bất giác anh nhin ra toà nhà thị chính đang ẩn hiện giữa những bóng cây cổ thụ cao to, anh chợt chạnh lòng. Cuộc sống ở đây sao mà thanh bình thế, êm ả thế. Anh chợt nhớ tới bố mẹ nơi quê nhà xa xôi đang lo âu bởi chiến tranh chưa biết đến khi nào kết thúc. Anh nắm chặt tay tự động viên bản thân: Mình phải sống, phải nghiên cứu. Thấy Thắng lặng lẽ không nói gì, Béatrice càng buồn hơn, cô động viên anh. - Bố mẹ em rất cảm phục trí thông minh và long khát khao vươn lên của anh. Cô thì thầm bên tai anh: - Tại sao con người ta cứ phải dùng đến chiến tranh, đến bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Cô ôm chặt lấy anh nói giọng cương quyết: - Không! Dù khó khăn như thế nào đi chăng nữa, em cũng vẫn yêu anh. Anh hiểu cho em không? Thắng vỗ vào vai Béatrice, giọng anh trầm hẳn xuống. - Em đừng lo gì cả, anh sẽ không bỏ em một mình đâu. Anh còn một năm nữa mới nghiên cứu xong , còn em thì có cả ba năm nữa cơ mà. Anh sẽ chờ em, em thân yêu của anh. Anh đặt nụ hôn nóng bỏng lên môi Béatrice. Kề từ ngày yêu nhau đến nay chưa bao giờ họ hôn nhau lâu đến thế . Bằng sự thông minh của mình, anh hiểu đề tài anh đang nghiên cứu ở đây chưa thể phù hợp với điều kiện trong nước bây giờ. Để theo kịp trình độ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến, Việt Nam phải mất một thời gian khá dài. Anh đã đi đến quyết định ở lại để tiếp tục học tập nghiên cứu, mong một ngày nào đó sẽ về nước góp phần nhỏ bé cho công cuộc kiến thiết. Biết được ý định đó, Béatrice rất sung sướng. Cô nói chuyện ngay với bố. Ông hoàn toàn tán thành cách suy nghĩ của Thắng. Thời gian trôi đi, tình cảm của đôi bạn trẻ ngày càng sâu sắc bền chặt. Những ngày nghỉ trong năm, Béatrice đều dành cho Quốc Thắng, cô không ngại đường xá xa xôi hay thời tiết khắc nghiệt. Béatrice luôn từ Pháp sang Viên. Có lúc tiền không đủ đi máy bay, cô sẵn sàng đi tàu hoả. Có lần vào đúng ngày lể Noel, Béatrice sang thăm Thắng. Cô đã lên tầu hoả. Hôm đó chẳng may gặp lúc công nhân ngành đường sắt đình công nên cô phải lặn lội suất hai ngày , đổi tám lần tàu trong khi trời bão tuyết , nhiệt độ xuống âm 10 -15 độ, cô mới gặp được Quốc Thắng. Sau lần đó, Béatrice bị ốm nặng, Quốc Thắng lại vào bệnh viện thăm. Những ngày hai người gần nhau là những ngày tràn trề hạnh phúc. Ngày Béatrice xuất viện cũng là ngày Quốc Thắng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ . Béatrice chưa được khoẻ nhưng cô vẫn cố gắng có mặt trong buổi bảo vệ. Khi luận án của Quốc Thắng được duyệt , cả hội trường vỗ tay chúc mừng. Béatrice nhẹ nhàng ôm bó hoa tươi thắm, cô nở nụ cười nói với anh: - Chúc mừng anh đã thành công. Quốc Thắng ôm bó hoa vào lòng, anh nói trong xúc động: - Cảm ơn em nhiều lắm. Nếu không có em thì anh không có ngày vui như hôm nay. Bố mẹ Béatrice được tin anh bảo vệ luận án cũng vội bay sang Viên để chúc mừng . Hai ông bà đã chờ sẵn Béatrice và Quốc Thắng ở ngoài cửa. Ông tiến đến bắt tay Thắng. - Chúc mừng người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công đề tài này. Mẹ Béatrice trên môi nở nụ một nụ cười tươi. Bà ôm bó hoa đi tới bên cạnh Quốc Thắng, đưa cho anh bó hoa, bà ôm hôm anh thắm thiết. Bố mẹ Béatrice rất hài lòng về Quốc Thắng. Ấn tượng của ông về đất nước Việt Nam chiến tranh và nghèo đói dần bị xua tan, nhất là khi có một viện nghiên cứu của Pháp mời anh về làm việc tại Paris. Đêm hôm đó. Quốc Thắng viết thư gửi cho bố mẹ. * * * Đêm đã khuya, Ông Quốc trằn trọc thao thức mãi không ngủ được còn bà thì cùng luôn trở mình. Ông hắng giọng nói với bà: - Mình ơi? Bây giờ đã là tháng 6 rồi, chắc ở bên ấy con nó cũng sắp bảo vệ xong luận án Tiến sĩ, ý bà thế nào? Bà nói với ông giọng vui vui: - Thì ông cứ viết thư sang bảo con nó thu xếp mà về chứ còn thế nào nữa. Ông Quốc thở dài: - Bà này chẳng hiểu ý tôi nói gì cả. Bà Quốc nói tiếp: - Ông cứ viết thư sang cho con, thông báo cho nó cặn kẽ tình hình ở nhà , rồi để cho nó quyết định. Bây giờ con nó học rộng chắc nó sẽ hiểu cho tôi và ông. Ông Quốc tán thành ý của bà. Đêm đã vào canh ba, ở cuối phố có tiếng gà gáy eo ót nghe não nề. Trời đã sáng, hôm nay bà Quốc dậy muộn hơn so với mọi ngày. Xuân hương , đứa con gái út của bà đã đi làm sớm, có chuông gọi ngoài cổng, bà vội vàng chạy ra, thì ra anh bưu tá quen thuộc . Đã lâu hôm nay bà mới gặp anh. Anh nói thay lời bà vẻ sung sướng: - Gia đình có thư gửi từ Pháp về đây. Bà trân trọng cầm lá thư của con và không quên cảm ơn người bưu tá. Bà chạy vào nhà đưa thư cho ông. Ông cẩn thận bóc thư ra xem, ông lẩm bẩm: - Lại có tiếng Pháp nữa cơ à? Ông đọc qua thư một lượt rồi sung sướng nói với bà: - Mình ơi, con của chúng ta đã hoàn thành luận án tiến sĩ. Bà Quốc rất vui: - Thật thế hả ông? Thế con mình bao giờ thì về? - Con nó nói khi bảo vệ xong, con được một viện nghiên cứu ở Pháp họ mời làm việc và bây giờ nó đang làm ở đấy rồi. Nghe đến đây mặt bà Quốc tươi tỉnh hẳn lên, bà nói với ông mà như nói vói bản thân mình: - Thôi thì con mình đã quyết như thế thì cũng đành vậy chứ biết làm sao? Nói xong nước mắt bà rưng rưng. Thế là đã tám năm nay bà sống trong sự xa cách chờ đợi con về. Đến bây giờ thì Thắng của bà đã ở bên đó rồi. Nỗi nhớ con khắc khoải chờ mong đến ngày gặp mật bỗng tan biến. Bất giác hai hàng nước mắt chảy xuống gò má. Niềm vui nỗi buồn xen lẫn tâm trạng bà. Ông nhìn bà ngập ngừng nói tiếp: - Con nó cũng báo tin sắp lấy vợ rồi bà ạ. Bà Quốc như sực tỉnh, ánh mắt bà vui hẳn lên. - Con mình lấy vợ ư? Người Viêt hay người Tây hả ông? Ông Quốc chậm rãi: - Người Tây! Ngươi yêu nó cũng đang làm luận án Tiến sĩ về vi sinh vật. Con dâu tương lai của bà còn gửi cả thư bằng tiếng Pháp cho tôi đây này. Bà Quốc nhanh miệng hỏi ngay: - Vậy thì ông đọc dịch ra cho tôi nghe xem nào. Ông Quốc cầm lấy đôi kính. - Bà nghe cho rõ nhé, rồi ông đọc: Hai bác yêu quí! Cháu là Béatrice, một người con gái Pháp. Cháu và anh Thắng quen nhau đã lâu, anh Thắng đã giúp đõ cháu rất nhiều trong học tập. Hiện nay cháu đang làm luận án Tiến sĩ, anh Thắng rất tốt với cháu. Qua đây cho cháu gửi tới hai bác lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc. Hai bác thông cảm vì cháu chưa viết được tiếng Việt. Cháu đang cố gắng học từ anh Thắng. Cháu hy vọng một ngày nào đó sẽ về Việt Nam thăm hai bác và gia đình... Nghe đến đây bà Quốc bảo ông: - Thế nghĩa là thế nào hả ông? Ông Quốc chặc lưỡi: - Bà chẳng hiểu gì cả. Nói đoạn ông bỏ kính xuống giảng giải cho bà Hiểu. - Thằng Thắng nhà mình nói là đã yêu một người Pháp, kèm theo thư của nó là thư của người yêu. Cô ấy cũng đang làm luận án Tiến sĩ và đang học tiếng Việt. Có nghĩa là chúng sẽ thành vợ chồng. Bà Quốc ngồi thừ ra như người mất hồn. Tin con làm việc ở bên ấy rồi lại lấy vợ Tây khiến vẻ mặt của bà cứ thẫn thờ ra. Một lúc lâu sau bà mới lên tiếng: - Việc con mình lấy vợ, ông thấy thế nào? Ông Quốc không trả lời ngay. Vẻ mặt ông đăm chiêu nửa như muốn, nửa như không. Bà Quốc phải giục ông: - Kìa ông trả lời tôi đi chứ! Ông Quốc đứng dậy đi đi lại lại , ông ngập ngừng: - Quả thực việc con nó lấy vợ người Pháp là nằm ngoài dự định của tôi. Tôi và bà chỉ có nó là đứa con trai duy nhất để nối dõi. Bà Quốc tiếp lời ông: - Tôi nghe nói phương Tây người ta sinh đẻ ít lắm. Ông đã từng đi rồi chắc là ông biết điều này hơn tôi. Ông gật đầu công nhận: - Đúng đấy bà ạ. Tôi cũng lo rồi sau này con nó bắt chước kiểu sống phương Tây không sinh con đẻ cái thì tôi và bà biết đến bao giờ mới có cháu nội, dù chỉ là một đứa. Bà thở dài , vẻ thất vọn hiện rõ trên gương mặt, còn ông thì không nói gì. Hai ông bà dường như đang có cùng một suy nghĩ. Một lát sau bà mới lên tiếng: - Hay là ông viết thư sang bảo nó từ từ hẵng lấy vợ mà có lấy thì lấy người Việt ấy. Dù sao cùng màu da tiếng nói cũng sẽ đỡ vất vả hơn cho cuộc sống sau này của chúng nó. Ông đỡ lời bà: - Bà nói phải đấy, để tôi viết thư ngay cho nó. Ông vội vàng đi tìm giấy bút, còn bà thì uể oải đứng dậy đi ra làm vườn. * * * Năm nay , mùa đông Paris tới đến sớm hơn mọi năm. Trời bắt đầu trở lên lạnh hơn. Sáng nay Thắng nhận được thư của bố mẹ gửi sang, anh rất buồn, trong lòng trống trải vô cùng . Bố mẹ khuyên anh hãy khoan lấy vợ vì bố mẹ anh chưa thông cảm với cô gái người Tây . Tối nay Béatrice hẹn đến nhà anh chơi , anh biết nói thế nào với Béatrice . Anh biết Béatrice là cô gái rất thông minh, kiên trì trong học tập nhưng cũng dễ xúc động trong tình cảm. Anh yêu Béatrice bằng cả trái tim. Anh đã hứa trước với Béatrice rằng anh sẽ là người cùng cô đi suốt cả cuộc đời. Đầu óc anh rối bời, bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn đây. Anh hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi lòng của bố mẹ nơi quê nhà. Anh là một người trong dòng họ đỗ đạt cao, bố mẹ lại có mình anh trong khi anh lại là con trưởng. Quan hệ gia tộc dòng họ ở thành phố tuy không nặng nề bằng các vùng quê nhưng vẫn được coi trọng và mang tính chất truyền thống, phong tục tập quán. Có tiếng gõ cửa quen thuộc, không thấy Thắng ra mở cửa, Béatrice mạnh dạn đẩy cửa bước vào. Cô thấy Thắng nằm dài trên giường tay vắt qua trán suy nghĩ mông lung. Nghĩ là anh mệt, cô đến bên cạnh anh dịu dàng: - Anh mệt lắm phải không? Cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm của Béatrice khiến lòng anh ấm lại. Anh kéo Béatrice nằm xuống cạnh mình, hôn nhẹ vào má cô rồi anh nói: - Béatrice này, nếu nay mai mà anh phải về nước thì em có quyết tâm đi theo anh hay không? Béatrice vội nhỏm dậy. - Sao anh lại nói thế, em đã hứa với anh rồi, anh đi đâu thì em theo đấy. Thắng ngần ngừ trong giây lát. - Thế còn bố mẹ thì sao? Béatrice vui vẻ: - Anh cứ yên tâm. Bố mẹ em chỉ lo đất nước anh có chiến tranh, ngộ nhỡ không may cho cả anh và em đấy mà. Béatrice vừa nói xong, anh vội ôm cô vào lòng âu yếm. - Em sẽ sinh cho anh mấy đứa nào? Béatrice nói vẻ nũng nịu: - Anh muốn bao nhiêu cũng được, nhưng anh cũng phải hết sức thông cảm với em bởi vì công việc của em phải đi rất nhiều. Thắng ôm chặt Béatrice hơn, anh nói cương quyết: - Xa bao nhiêu, lâu như thế nào anh cũng thông cảm với công việc của em, và chờ em. Tuy nhiên anh muốn ở em một điều: Béatrice nhìn Thắng chờ đợi: - Điều gì hả anh? - Em hãy ra sức học tiếng Việt để có thể nói với anh và viết thư gửi về nhà cho bố mẹ anh. Bố mẹ anh sẽ rất vui khi em làm được điều đó. Béatrice gật đầu, ánh mắt chứa chan niềm vui. Thực ra Thắng không để Béatrice biết sự ngăn cản nào của bố mẹ anh. Anh biết nếu như thế Béatrice sẽ đau khổ, buồn lòng rất nhiều. * * * Quốc Thắng kể đến đây thì dừng lại. Bà Phương hỏi Quốc Thắng: - Cháu có nghĩ rằng lúc đó cháu đã hành động đúng không? Quốc Thắng cười hồn nhiên đáp lại: - Cháu cũng chẳng biết nữa. - Và cuối cùng hai bên gia đình cũng chấp nhận tình yêu của hai cháu ?- Bà Phương tin tưởng hỏi Quốc Thắng: - Đúng thế đấy bác ạ. Chúng cháu phải ra sức thuyết phục hai bên hàng năm trời. Béatrice rất cố gắng trong việc học tiếng Việt. Ba tháng sau đó Béatrice đã có thể viết thư về cho bố mẹ cháu ở Việt Nam. Đôi khi Béatrice còn gửi về biếu lúc thì hộp thuốc bổ, lúc thì gói chè tây...dần dần cô ấy đã chinh phục được bố mẹ cháu. Hơn một năm sau , khi Béatrice nhận được bằng Tiến sĩ thì đám cưới của chúng cháu được tổ chức. Trước đó bố mẹ Béatrice cũng đã viết thư về Việt Nam xin phép bố mẹ cháu tổ chức lễ thành hôn cho hai đứa. Bà Phương vẫn lặng yên lắng nghe câu chuyện tình cảm động của Quốc Thắng và Béatrice. Đột nhiên bà nghĩ tới chị gái, giờ này chị Lụa của bà chắc mới đi tập dưỡng sinh về . Tình yêu của chị, của Kiên, của Quốc Thắng đều có những gập ghềnh trắc trở song cuối cùng tất cả đều đi đến bến bờ của hạnh phúc. Ở họ, tình yêu đôi lứa đôi không tách rời tình cảm với quê hương đất nước của những người con đất Việt vẫn luôn chan chứa thắm đượm lòng người , tình người, một nghĩa cử cao đẹp. Bây giờ bà thì bà Phương hiểu, bà càng thông cảm hơn với những nỗi niềm riêng tư mà với bất kỳ ai khi xa xứ đều phải trăn trở. Bà nhìn bức tranh ngôi Chùa Một Cột trên tường và thầm nghĩ: Nhất định sau chuyến đi này mình sẽ hoàn thành cuốn tiểu thuyết ghi lại chặng đường ra đi tìm kiếm hạnh phúc nơi chân trời góc biển của những con người giàu tình cảm để lại trong sâu tiềm thức của những ấn tượng không bao giờ quên.
-
Anh lại nhớ ngày ta quen nhau Thuở ban đầu với những ngọt ngào Hai trái tim côi trời viễn xứ Duyên tự kiếp nào ta quen nhau! Nhớ lại những ngày vui bên nhau Dù chỉ gần qua những nhịp cầu Thơ, ca, tin nhắn cùng điện thoại Mà đã như là...Ta yêu nhau. Còn nhớ đôi lần dỗi hờn nhau Biệt tin, lặng tiếng quá u sầu Buồn đâu chỉ một mình ai chịu Mới thấy tình ta đã đậm màu. Em có nhớ ngày ấy xa nhau Chúc nhau hạnh phúc, cúi gục đầu Mắt nào ngấn lệ rưng rưng khóc Nhói buốt tim đau. Mùa mưa ngâu. Thời gian thấm thoắt bến tương tư Cơn gió nào đưa thuyền cập bờ Người về nối lại từng nỗi nhớ Rực rỡ trời thu xây ước mơ Hạnh phúc về đây ôi ngất ngây Quấn quýt bên nhau suốt tháng ngày Mộng lòng ấp ủ như đã thỏa Chờ đợi Xuân qua hát xum vầy. Định mệnh tình đời sao đắng cay Con Tạo vần xoay héo tim gầy Chia lìa đôi lứa xuân xanh ấy Một kiếp phù Vân, Kiếp Cỏ may...
-
- xót
- hdvntranthao84
-
(và 8 từ khóa)
Được dán nhãn
-
EM ? Ta xa nhau bao lâu rồi em nhỉ Tháng ngày buồn cứ lặng lẽ trôi đi Đời không em anh sống hoài hoang phí Anh quay cuồng lạc lõng với tình si Nén nỗi đau vào trái tim khô héo Anh mỉm cười gánh cuộc sống trên vai Thời gian trôi nhẹ nhàng không níu kéo Bởi bây giờ anh biết sống vì ai Hoa kia tươi bởi muốn cười trong nắng Cỏ kia xanh bởi muốn tắm vàn sương Không còn em anh cười trong trống vắng Sống thế nào khi xa vắng yêu thương Đêm từng đêm trong những cơn mộng mị Lại giật mình thức giấc gọi tên em Vẫn là em trong những dòng suy nghĩ Ngày lại ngày anh vẫn cứ yêu thêm Liệu xa nhau trong em còn kí ức Mưa có còn vuốt mái tóc mong manh Có đêm nào em trở mình thao thức Nỗi nhớ về trong hồi ức là anh Có khi nào qua đoạn đường xưa cũ Em chạnh lòng tiếc nuối kỉ niệm xa Những nỗi đau buồn vui anh cất đủ Gửi nơi này giữ hạnh phúc tình ta Em đã xa như chưa từng gặp gỡ Anh vẫn chờ điều gì đó xảy ra Một điều gì ? anh còn đang bỡ ngỡ Chỉ biết rằng năm tháng đã dần qua
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.