Tìm kiếm
Showing results for tags 'cailuongvietnam'.
Found 2 results
-
Logo mới của Nhà hát Cải lương Việt Nam
một bài viết của blog đăng Cải Lương Trung Ương trong Cải Lương Trung Ương Việt Nam
Sau sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nhà hát Cải lương Trung ương cũng đã chuẩn bị cho mình những đối sách để nhằm làm hoạt động của Nhà hát dần phù hợp với tình hình mới. Việc cấp thiết nhất đã và đang được Nhà hát thực thi là tạo một thương hiệu nghệ thuật có uy tín. Một Logo biểu trưng của Nhà hát sẽ là không thể thiếu. Logo mới của Nhà hát Cải lương Trung ương Việt nam Trước đó, Nhà hát cũng đã dùng một hình hiệu làm biểu trưng của đơn vị, do đạo diễn NSƯT Lê Chức (lúc đó là Giám đốc Nhà hát) xây dựng ý tưởng và nghệ sĩ Trung Kiên được ông giao thực hiện ý tưởng. Đó là một hình hiệu được kết cấu từ hình khối một chiếc đàn Nguyệt, hai mặt nạ sân khấu khóc - cười và một dải mây uốn lượn. Hình hiệu này, về kết cấu, hình khối và đường nét tương đối đẹp mắt, tuy nhiên vẫn có cái gì đó chung chung, chưa thật đặc sắc và còn hơi rườm rà. Logo lần này, để phù hợp với tình hình mới, cần đạt được những yêu cầu sau : - Đơn giản, dễ nhận biết - Phong cách hiện đại - Diễn tả một cách khái quát đặc thù ngành nghề và Nhà hát Một vài phương án đã được đưa ra và cuối cùng Giám đốc Bùi Xuân Tiến sau khi tham khảo ý kiến của các phòng ban, đoàn thể trong Nhà hát, đã quyết định chọn một phương án tối ưu. Phương án này cũng do nghệ sĩ - đạo diễn trẻ Trung Kiên thiết kế và thực hiện. Những ý tưởng được thể hiện trên Logo : - Hình Logo mới được kết cấu bằng hai chữ cái C (màu đỏ) và chữ V (màu vàng). Đỏ và vàng là hai màu sắc chủ đạo trên sân khấu dân tộc. Chữ C và V là hai chữ cái đầu của từ Cải lương và Việt Nam, lấy từ tên giao dịch quốc tế của Nhà hát – Vietnam National Cai luong Theatre. Hai chữ cái được sắp đặt một cách hợp lí để tạo thành hình cây đàn Nguyệt lồng với một phần của hình mặt nạ sân khấu. - Cây đàn Nguyệt là một nhạc cụ chủ đạo trong dàn nhạc Tài tử - tiền thân của sân khấu Cải lương. Số vạch trên cần đàn Nguyệt là 5, tượng trưng cho thang âm ngũ cung của âm nhạc cải lương : Hò, Xự, Xang, Xê, Cống. - Hình mặt nạ là biểu tượng của sân khấu. Nét mày ngài, mắt phụng trên mặt nạ là một khái quát về phong cách của loại hình. Cùng nét mày ngài, mắt phụng, nếu ở Tuồng mạnh mẽ, dữ dằn, mang đặc tính anh hùng ca, thì ở Chèo dân dã, mang đặc sắc của văn minh sông Hồng. Đối với Cải lương, nét vẽ ấy lại vút cong, mềm mại, tao nhã, bâng khuâng, hư ảo như nét vẽ trên một bức tranh lụa. - Trong lòng chữ C tạo thành bầu đàn có hình hoa văn mây nhẹ nhàng, bay bổng, vừa tượng trưng cho tính dân tộc và cũng là phong cách trữ tình, êm ả của sân khấu Cải lương. Logo mới đã xuất hiện trước tiên trên trang Web của Nhà hát và từ năm 2007 sẽ là hình hiệu chính thức của thương hiệu Nhà hát Cải lương Trung ương. Tác giả: Kiên Triệu-
- CảiLương
- CảiLươngViệtNam
-
(và 2 từ khóa)
Được dán nhãn
-
Với đời sống, Cải lương không bao giờ lỗi nhịp
một bài viết của blog đăng Cải Lương Trung Ương trong Cải Lương Trung Ương Việt Nam
Những đêm ra mắt hai vở diễn Cung phi Điểm Bích và Dấu ấn giao thời của hai đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai và Triệu Trung Kiên đã thực sự thành sự kiện trong giới cải lương. Đã lâu lắm rồi Hà Nội mới có chuyện lạ là toàn bộ số ghế của rạp hát kín người, có tới cả trăm khán giả đứng 2 tiếng đồng hồ để được xem cho trọn vở diễn. Lực lượng đạo diễn trẻ ở miền Bắc chiếm số lượng không nhỏ những đăng kí tham gia Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn tại TP. HCM vào trung tuần tháng 12.2007 chỉ có 5 đạo diễn, trong đó riêng Nhà hát Cải lương TƯ đã chiếm 2/4 là đạo diễn Quỳnh Mai và Trung Kiên. Quỳnh Mai và Trung kiên cùng tốt nghiệp lớp Đạo diễn khóa 21 (2001-2005) do thầy giáo – đạo diễn NSND Lê Hùng làm chủ nhiệm. Hai vở diễn đầu tay của hai bạn trẻ đã để lại ấn tượng tốt. Và sau 2 năm, hai bạn trẻ lại cùng “tái xuất” vở thứ 2 trên sân khấu của Nhà hát Cải lương TƯ để cùng dự thi. Cung phi Điểm Bích và Dấu ấn giao thời ra mắt đã gửi gắm một quan niệm làm cải lương rất mới từ góc nhìn của các đạo diễn trẻ, khắc phục được những nhược điểm thường thấy từ cải lương, đó là sự sáo rỗng trong ngôn từ, tiết tấu chậm và cả cách dàn dựng rườm rà, xa hoa… Tiết tấu hiện đại, cách dàn dựng chân thực, giản dị từ phục trang, trang trí cho tới phong cách dàn dựng và diễn xuất đã tạo sức hấp dẫn cho người xem. >> Nghe cải lương, những tuyển tập hay nhất: 1. Ca cổ, Tân cổ Minh Cảnh Lệ Thủy┃Những tuyệt phẩm chọn lọc 2. Tân Cổ Giao Duyên Minh Cảnh┃35 bài hay nhất trước 1975 3. Ca cổ, Tân cổ Minh Vương Thanh Kim Huệ – Tuyệt đỉnh song ca 4. Tân Cổ Giao Duyên Minh Vương Lệ Thủy – Đỉnh cao trước 1975 Những khắc khoải của các nhân vật lịch sử trong Cung phi Điểm Bích như Thiền sư Huyền Quang, Điểm Bích, vua Trần Anh Tông… trong tình yêu cho tới bây giờ chẳng hề lỗi nhịp bởi đạo diễn đã khai thác và đặt ra một vấn đề không bao giờ cũ, đó là khát vọng tình yêu của con người. Dấu ấn giao thời lại là cách nhìn mới từ góc khuất trong tâm hồn của những nhân vật mà đã từng gây biết bao tranh cãi về công và tội như Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, vua Lý Huệ Tông… Nữ tính và đầy cá tính, Quỳnh Mai đã tạo nên một tác phẩm lãng mạn nhưng cũng khá sâu sắc, đạo diễn đã khai thác được những miếng trò rất đắt từ nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian như hát ả đào, chầu văn, lên đồng, lễ hội linh tinh tinh phồng của người Việt cổ… Là đạo diễn nữ nên Quỳnh Mai đã khai thác nhân vật cung phi Điểm Bích ở mọi khía cạnh, tình yêu và nhu cầu đòi hỏi được yêu, được sống vì tình yêu còn mạnh mẽ hơn cả cô Thị Màu hay Súy Vân trong Chèo. NSƯT Thanh Thanh Hiền sau gần chục năm rời khỏi sân khấu của Nhà hát Cải lương TƯ đã tái xuất với vai Điểm Bích – nhân vật xuyên suốt của vở. Chị đã dành trọn hết tâm lực thể hiện để biểu đạt được những ý tưởng mà đạo diễn gửi gắm (Quỳnh Mai là bạn thân của Thanh Thanh Hiền). Với Triệu Trung Kiên, những kiến thức từ diễn viên, đạo diễn và cả sự đam mê học hỏi đã giúp anh hoàn thành tốt vai trò mới là tác giả. Hiện Trung Kiên đang học lớp Thạc sĩ sân khấu học của Trường ĐH SKĐA Hà Nội. Khi học tới tác phẩm Rừng trúc, anh đã rất thú vị về giai đoạn lịch sử này. Chính tác phẩm đã gợi ý giúp anh trở ngược lại cách sau giai đoạn diễn ra vở Rừng trúc 10 năm, lí giải việc vì sao vua Lý Huệ Tông lại đi tu và cả mối quan hệ tay ba giữa Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ và Lý Hụê Tông. Để có được hai vở diễn đạt chất lượng này, phải cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể nghệ sĩ Nhà hát Cải lương TƯ đã làm được một việc mà không phải đơn vị nào cũng có thể làm được cho đạo diễn trẻ đi dự thi.-
- cailuong
- cailuongvietnam
-
(và 2 từ khóa)
Được dán nhãn
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.