Jump to content
Thợ Làm Vườn

Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường?

Recommended Posts

Trong những ngày qua, ngành giáo dục đang có rất nhiều động thái để chuẩn bị cho việc thay sách và tiến hành thực thi đại trà phân ban THPT sau nhiều năm thí điểm. Tuy nhiên, một lần nữa những công việc tiêu tốn hàng chục tỉ đồng trên lại bộc lộ quá nhiều sai sót “chết người” mà lần này đáng nói là ở khâu biên soạn sách.

 

Khi đọc hệ thống sách ngữ văn lớp 10 bao gồm sách giáo khoa sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa (*), người ta không khỏi bất ngờ và giật mình vì tất cả chúng đều có những điểm biên soạn quá kỳ lạ về học thuật, kiến thức, phương pháp.

 

Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện..., khi hướng dẫn dạy bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: “Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài “Đại cáo bình Ngô”: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (...), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường” (!).

 

Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: “Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống”! (trang 21).

 

Vâng, là người VN, lớn nhỏ đều biết Nguyễn Trãi là thiên tài vĩ đại ở nhiều lĩnh vực. Và “Đại cáo bình Ngô” là một áng thiên cổ hùng văn. Tuy nhiên, hướng dẫn giáo viên và học sinh rằng Ức Trai và “Đại cáo bình Ngô” sinh ra để “bảo vệ môi trường” thì thật là khiên cưỡng, áp đặt. Hướng dẫn như vậy vừa ngây ngô về học thuật, vừa có tội với tiền nhân về mặt tư tưởng. Đặc biệt là góp phần tạo ra những áng văn... dễ sợ kiểu: “A Phủ vác dao đi tìm Bá Kiến”... đang được công luận nói nhiều.

 

Chưa hết, trong sách giáo khoa (bộ nâng cao) bài “Tổng quan nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử” (trang 13), sách lại có một nhận định... chết người khác: “Văn học VN đến khi vượt khỏi giới hạn của khu vực văn hóa Trung Hoa nặng tính trung đại để tiếp xúc với các trào lưu văn hóa, văn học hiện đại của thế giới thì nền văn hóa ấy liền bước ngay vào một thời kỳ phát triển bồng bột, mau lẹ”.

 

Thưa, trong cách hiểu lâu nay, từ bồng bột thường chỉ những cá tính chưa chín chắn, xốc nổi, hiểu biết chưa đến nơi đến chốn. Viết như vậy, có lẽ ai cũng phải nghĩ rằng văn học VN từ khi hội nhập đã phát triển một cách... bốc đồng, chông chênh. Và chúng tôi, những người dạy, cũng không hiểu người biên soạn viết như vậy là hướng dẫn chúng tôi phải ca ngợi hay miệt thị nền văn học dân tộc với HS đây (!).

 

Ở phần tổ chức kiểm tra, thi cử, mục ra đề thi trắc nghiệm, sách lại đưa ra hàng chục đề với đầy rẫy những sai sót không hiểu nổi. Ở đây chúng tôi chỉ xin trích một đề. Với bài Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão), sách đưa ra mô hình trắc nghiệm sau: “Bài thơ Tỏ lòng được sáng tác trong thời kỳ nào?

 

A: nhà Tống; B: nhà Đường; C: nhà Minh; D: nhà Thanh”.

 

Nếu HS hỏi, chúng tôi sẽ vô cùng hốt hoảng khi sách là pháp lệnh, bởi nếu phải theo sách thì cả bốn dữ liệu trên đều nói về những triều đại... Trung Hoa. Vậy, những triều đại của dân tộc VN tương ứng, trong đó triều đại nhà Trần với hào khí Đông A, cái cảm hứng đã tạo nên Tỏ lòng ở đâu?

 

Vâng, triều đại đó đã bị chính những người biên soạn sách cho thế hệ trẻ... Trung Hoa hóa một cách đáng ngạc nhiên. Còn nếu muốn trắc nghiệm để kiểm tra các em bài thơ được sáng tác trong triều đại Trung Hoa nào xâm lấn VN thì càng lạ, bởi cả bốn dữ liệu đều... sai.

 

Chí ít ai cũng biết bài thơ - nếu hỏi như thế - được làm ở triều đại nhà Nguyên. Và một điều “rùng rợn” khác, sách hướng dẫn đáp án của đề trên là “Câu B”. Nghĩa là bài thơ được sáng tác vào thời kỳ... nhà Đường (trang 120).

 

Quả thật, trên đây chỉ là vài điểm trong hàng trăm sai sót của cả ba loại sách đang phát hành cho năm học đã cận kề. Điều chúng tôi muốn nói là giáo dục chúng ta luôn làm việc với tư duy “bắc nước đuổi gà”, vá víu, vội vàng.

 

Nếu ở khâu khác thì có thể thông cảm. Đằng này đó là sách giáo khoa. Vậy thì cũng xin đừng vội trách cứ các em với những áng văn dễ sợ. Nhân nào thì quả ấy. Có thể một trong nhiều thủ phạm chính để “Lộ diện một sự thật” (Tuổi Trẻ 28-7-2006) lại chính ở khâu biên soạn sách.

 

(*) Chủ biên: Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử.

 

Theo Tuổi Trẻ

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hic, đọc bài báo thấy buồn thật sự. Nhiều khi người làm thơ, viết văn coi viết như một cách để bộc lộ những suy nghĩ của mình. Người đọc lại cố tình áp đặt những ý nghĩ chủ quan của mình vào sáng tác của người viết. Đọc là một quá trình đồng sáng tạo, nhưng nhu thế không có nghĩa là diễn giải một cách quá đáng, xa rời hoàn toàn tác phẩm.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hình như đây là bệnh chung của mấy giáo viên văn và mấy ông phê bình đấy bạn ạ! Họ cứ hay áp đặt những điều mà họ nghĩ, rồi phân tích, nhận xét này nọ mặc dù nhiều khi những người sáng tác cũng không hề nghĩ ra chuyện ấy.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...