Jump to content
pepi

chuyện tình mưa và bong bóng

Recommended Posts

câu chuyện xưa thường kể

có một nàng công chúa

tên gọi là bong bóng

cô ta thường đi long nhong

câu chuyện là số không

khi cô gặp chàng mưa

cô và mưa vui đùa

trong bao nhiêu ngày tháng

nhưng rồi một buổi sáng

cô thật là choáng váng

khi nghe tin quá đáng

của một chàng lang thang

mưa không thể yêu bóng

mưa chỉ yêu có chính mưa

cô nhận ra lúc xưa

mình yêu mưa sai lầm

mưa gian dối tình bóng

bóng nhận ra từ cõi lòng

bóng chỉ có thể yêu bóng

mưa chỉ có thể yêu mưa mà thôi

bóng bắt đầu giá lạnh

không ấm áp như xưa

là cô bé ngốc nghết

chuyện tình là thế đó

đâu khổ là tình yêu......

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

<p>

sao không ai bình thế ớ rồi à :icon12:

 

 

 

 

Bình Thơ ?...Vài cảm nghĩ

 

Bình thơ - Điều không đơn giản chút nào.

Một bài thơ phải thật sự có điểm gì đó rất là xuất sắc thời mới được các nhà bình thơ chân chính mang ra bình. Thơ hay là một chuyện, nhưng bài thơ đó có được các nhà bình thơ để mắt đến hay không lại là chuyện khác.

 

Bình một bài thơ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi lẽ đó, không mấy ai đi làm chuyện vô bổ.

Ngoài vấn đề nghệ thuật thuần tuý ra, đôi khi còn bị méo mó - cậy vào chỗ giao tình hoặc tư lợi không chừng.

 

Trên nguyên tắc bình thơ là chỉ có "khen" mà thôi. Nhưng phải dựa trên một luận cứ vững vàng. Không những phân tích tường tận cái hay cái đẹp từ nội dung cho đến hình thức, cách dùng từ, bố cục lẫn kỷ thuật thơ của tác giả bài thơ.

Bài bình không chỉ hàm chứa cách nhìn về nhân sinh quan, các cảm nhận khi đọc bài thơ mà còn đòi hỏi người "Bình" phải có một kho tàng kiến thức tổng quát, chẳng những vô cùng phong phú mà còn phải sâu sắc và nhạy bén.

 

Nếu dựa vào cái định lệ này thì tuyệt đối không có chuyện chê bai trong khi bình thơ. Chỉ có kẻ bất bình thường mới mang bài thơ tạp nhạp ra mà bình. Chỉ vì "bốc thơm” cho người chưa xong thì đã bôi bẩn chính mình rồi. Tự tố cáo cái khẩu vị kém cỏi của mình - Cái việc mà e rằng cả sự nghiệp văn học nghệ thuật - nếu có của họ không phải là trôi theo dòng đời mà là trôi thẳng xuống cống. Giới bình dân họ gọi các nhà bình thơ có tác phong như vây là đám điếu đóm "nâng bi", chẳng có một chút thi vị gì cả.

 

Thế thì "Bình Thơ" - chắc chắn phải có ý nghĩa rất riêng, rất cao xa mà còn thể hiện cả một khả năng tuyệt vời về Văn học..

 

Nhận xét về post #1 của Pepi

"chuyện tình mưa và bong bóng" là cái tựa của bài thơ. Một khi cái tựa không viết hoa, thông thường người ta có thể lầm hiểu tác giả hoặc là cao đồ của trường phái "Lập dị" hay có thể là chưởng môn nhân phái "Bôi bát". Ngoại trừ vài câu hơn năm từ ra bài thơ có cấu trúc của thơ ngũ ngôn. Ngũ ngôn trên căn bản số từ ngữ quá giới hạn. Chính vì đó mỗi con chữ được dùng một cách trân trọng hơn, cô đọng hơn - hiễn nhiên phải xúc tích hơn. Tuy nhiên không cần thiết phải là văn chương bác học như Đặng Trần Côn vẫn dùng.

 

Nói chuyện xứ mình cũng nên gẩm đến chuyện xứ người. Bài thơ Haiku của Nhật chỉ võn vẹn có 17 âm mà thôi. Nhật ngữ đa âm nên bài thơ lắm lúc chỉ có vài con chữ. Haiku là thể loại thơ đặc thù tượng trưng cho cả cái tinh hoa của dân tộc Nhật. Khởi thuỷ phải có trình độ của các bậc thiền sư, đạo gia, phật gia mới có thể lĩnh hội, phát huy được và diễn đạt được ý tưởng họ qua hình thức cô đọng ấy. Chỗ này cứ như là lạc đề, thật ra có cái lý do. Cứ cho là ngũ ngôn theo mỗi khổ bốn câu chứ không tràng giang đại hải - đọc phải đứt hơi như thơ của Pepi. Khổ thơ ngũ ngôn tứ tuyệt tổng cộng cũng chỉ có 20 từ thì cũng có từng ấy âm, chẳng sai biệt với thơ Haiku là bao nhiêu. Càng ít từ mà có thể diễn đạt được trọn ý của mình thì không là chuyện dễ dàng. Đành rằng ngũ ngôn tứ tuyệt không siêu như Haiku – theo định nghĩa, nhưng dứt khoát không là thể thơ để ai ai cũng có thể thành công. Đại diện cho thể loại này có thể nói là bài thơ "Khóm hành tỏi" của Nguyễn Gia Thiều. Do đâu bài thơ ấy mãi lưu truyền ?

 

Lởm chởm gừng vài khóm

Lơ thơ tỏi mấy hàng

Vẻ chi là cảnh mọn

Mà cũng đến thương tang

(Ôn Như Hầu)

 

Chỉ xét về âm vận mà thôi. Pepi viết cả đoạn thật dài gần như độc vận. Gieo vần theo cách đó mà muốn có được bài thơ hay thì e rằng có lẽ mình phải nhường lại cho hàng tiền bối như: Thi Tiên, Thi Thánh hay Thi Quỷ thời xưa. Bởi vì độc vận nên đòi hỏi vốn từ ngữ hết sức dồi dào về cả thanh lẫn sắc và nhất là ý tưởng phải vô cùng súc tích. Có như vậy mới có thể bổ khuyết cho cái âm vận cuối cùng buồn chán gần như là vè đó. Thoáng nhìn cái âm cuối hao hao giống nhau ai nấy cũng tưởng dễ làm. Thực ra độc vận là trò chơi của các thi sĩ có một trình độ thơ cao xuất chúng. Trái lại trong dân gian - ca dao, những câu lục bát được lưu truyền mãi nhờ cái nhạc điệu của thơ. Không mấy nhạc sĩ chọn bài thơ lục bát để phổ nhạc bởi vì không khéo nhạc trong thơ còn hay hơn cả nhạc phổ. Rất tiếc thơ độc vận không thể nào có được những cái xa xĩ đó.

 

Tạm đi lạc đề một lát. Mới 18 tuổi có thiên tài như Lam Phương nào đã diễn đạt cái tình buồn da diết, ray rức khi ông soạn bản nhạc "Kiếp nghèo" theo thể điệu Tango - Tango vốn là vui nhộn rộn ràng. Bởi vậy bản nhạc để đời đó được thi vị hoá là "Điệu buồn Tango". Nhạc trong thơ cũng tương tự như vậy , không ít thì nhiều còn tuỳ vào thể loại thơ. Nhạc buồn không mấy khi nhạc sĩ soạn trong cung trưởng. Một chút gì ray rức hay thống thiết, thí sĩ dùng vận trắc trong khi nhạc sĩ vẫn có khuynh hướng dùng những nốt nhạc trong quảng bảy. Như thế mới gợi cảm mặc dù chẳng ai bắt buộc. Muốn diễn đạt trọn vẹn cái yêu thương lẫn ray rức của Đặng Trần Côn trong "Chinh phụ ngâm" bà Đoàn Thị Điểm đã dùng đến thể song thất lục bát - thể thơ đặc thù của dân tộc mình trong phiên bản. Bà đã khai thác triệt để cái tinh túy - vần bằng lẫn vần trắc của thể thơ. Điều đó nói lên ý thơ và thể loại thơ cần phải có một sự hài hòa như điệu nhạc và lời ca vậy.

 

Một khi tức cảnh sinh tình thì làm gì có chuyện nhà thơ có định kiến mình sẽ làm bài thơ trong thể loại nào trước khi cầm bút. Cái thể loại được xác định sau khi họ hoàn tất ghi chép lại những cảm nhận, rung động, ý tưởng trong bổng chốc mà có. Chính vì vậy thơ mới còn nguyên vẹn chất thơ, mới không hề gò bó bởi định luật thơ. Một bài thơ lắm khi là tổng hợp của nhiều thể loại khác nhau là thường. Nhiều bài thơ vừa là thơ định luật xen lẫn thơ không định luật mang lại cái thi vị riêng nữa.

 

Người ta vẫn thường nói thơ là người. Thế thì bài thơ trình bày một cách lùi nhùi chẳng khác nào cô gái xinh đẹp với cái đầu bù tóc rối, quần áo xốc xêch đi ra phố hay sao! Hình thức trình bày, cách phân đoạn, sang hàng cho đến chỗ nào, từ nào nên viết hoa cũng đều có lý do lẫn tác dụng riêng của nó. Tuy rằng nhỏ nhặt, tiểu tiết nhưng nhờ vào đó vườn thơ mới được thêm hương thêm sắc. Trái lại bầi thơ có cái bố cục lõng lẽo, đầu Ngô mình Sở thì trình bày ít chừng nào có lẽ sẽ đở quê từng ấy. "Xấu che tốt khoe" - cũng dể hiểu thôi. Đọc tiếng Việt không có dấu khó chịu như thế nào thì người sành thơ, đọc bài thơ không hoàn chỉnh - về hình thức sẽ có cùng cái cảm giác ấy. Một nhạc sĩ sáng tác chỉ được phép dùng nốt nhạc căn bản không thăng không giảm... Tương tự như vậy - nhà thơ chỉ được phép dùng con chữ đơn thuần, không chấm, không phẩy... Cả hai không bị hụt hẫng, chơi vơi thì mơi là lạ.

 

Một bản nhạc đã soạn cho các giàn nhạc hoà tấu Tây phương lúc nào cũng khuôn khổ mà hầu như không còn chỗ để mỗi nhạc công sáng tạo gì thêm. Trái lại bản nhạc của nhóm nhạc Jazz hay Blue thì cả một trời sáng tạo. Hầu như chỉ vài cái sọc để phân nhịp từng trường canh. Khoá nhạc ở đầu dòng và lèo tèo vài nốt nhạc chính. Nó được đơn giản hoá tới cái mức khi nhìn không giống bản nhạc. Tên gọi chính thức là "trang gợi ý" tiếng Anh là lead sheet. Mỗi lần trình diễn có một sắc thái riêng, không lần nào giống lần nào bởi vì tác giả của bản nhạc không gò bó nhạc công trong khi trình diễn. Tuỳ vào xúc cảm của mỗi nhạc công vào thời điểm họ trình diễn mà sáng tạo bổ sung vào. Phải chăng cái hình thức mập mờ nốt nhạc trong bản nhạc Jazz, Blue - tương tự như bài thơ lỗn ngỗn, chẳng trình bày theo một mô thức gì rõ rệt. Cả hai cùng có một cái điểm chung - Siêu việt ? Có thể lắm chứ! Điều đáng chú ý - mỗi nhạc công trong ban nhạc Jazz cũng là nhạc sĩ sáng tác. Trái lại nhạc công của giàn nhạc giao hưởng không mấy ai có khả năng đó. Liệu độc giả yêu thích thi ca có cái khả năng sáng tạo phong phú như nhạc sĩ chơi Jazz không ? Nói theo logic bắt buộc phải như vậy thì mới hiểu hết bài thơ "ngoại lệ" ấy. Thực tế thì khác hẵn!

 

Beethoven lưu lại những bản nhạc nỗi tiếng cho đời sau khi tai ông không còn nghe được gì cả. Ông ta cảm nhận cái âm thanh của từng nốt nhạc. Tiếc rằng cả gần hai trăm năm nay cũng chỉ có mỗi một Beethoven. Nói đên âm nhạc, có lẽ cả sáu tỉ người trên trái đất đều phải nhờ vào thính giác. Tai nghe mắt thấy, hai cái giác quan quan trọng của con người. Thơ trên căn bản lúc nào cũng có quan hệ đến cai đẹp toàn mỹ và sáng tạo. Vi thế một nhà thơ thận trọng lúc nào cũng chắt chiu, chăm chút hình thức trình bày của bài thơ mình. Một bài thơ chỉ dăm bảy câu lưa thưa, thế mà bên trên chèn một tấm hình tài tử Tàu to tổ bố choáng gần hết màn ảnh. Như vậy ý là gì ? Đi quảng cáo hình không công hay vì thơ kém nên phải cần đến "mồi" đẹp nhữ. Tưởng rằng biết mỹ thuật nhưng thực ra bị phản tác dụng. Trình bày một bài thơ khác hẵn với thiết kế trang bìa của bản nhạc sến. Thơ cần một sự hài hoà nghĩa là nói đến cái tương quan cân xứng dựa vào tỉ lệ chứ không phải kích thước. Một khi bị "xốn mắt" thì con chữ dễ bị vạ lây. Beethoven không thể làm được nhưng bất cứ nhà thơ nào cũng có thể làm - Cứ tự ngâm bài thơ lỗn ngỗn của mình. Nghe xong tức khắc biết ngay phải chấm câu, ngắt nhịp như thế nào. Nếu vẫn còn trái tai gai mắt thì ...vất đi ... có lẽ.

 

Tóm lại cho dù bảng chỉ dẫn đường hay đèn giao thông có cả khối người ghét đi nữa nó vẫn cứ tồn tại. Cách chấm câu, phân đoạn, niêm luật thơ v.v. trong thi ca có lẽ có cùng một tình huống như vậy! Nhưng thơ vẫn lưu truyền và ngày một phong phú thêm. Dù muốn hay không đã mang danh người cầm bút không mấy ai thích bị gán ghép là thiếu căn bản tiểu học. Muôn đời... thơ vẫn là thơ. Một vườn thơ luôn luôn được vun quén dĩ nhiên sẽ xinh tươi hơn vùng đất khô cằn bỏ hoang.

 

TiCa

Nguyễn Xuân Hoà

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...