Jump to content
dichvu201208

Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt

Recommended Posts

"Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"

 

(VietNamNet) - "Các trường ĐH VN tồn tại nghịch lý là uy tín của họ phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra. Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Nhiều "tiêu chuẩn đạt được" của SV còn vắng bóng".

 

TS Peter J. Gray, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tác giả trên 40 ấn phẩm về đánh giá chất lượng giáo dục cho biết như vậy trong câu chuyện với VietNamNet khi kết thúc khảo sát thực tế tại một số trường ĐH ở VN.

 

Hiện tại, hầu hết các trường ĐH Việt Nam đang tuyển sinh theo mô hình chung cách thức tổ chức và sử dụng kết quả. Sắp tới, Bộ GD-ĐT Việt Nam có dự định sẽ bỏ kỳ thi ĐH. Theo ông, đâu là cách thức hiệu quả nhất để tuyển được những SV tốt nhất và phù hợp nhất với mục đích đào tạo của mình?

 

- Trong những buổi hội thảo của đoàn chuyên gia Mỹ tại VN, tôi nhận thấy đại diện các trường ĐH VN thảo luận rất nhiều về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường, trong đó có tự chủ tài chính, tự chủ xây dựng chương trình và tự chủ tuyển sinh.

 

Vì vậy, nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH trên toàn quốc, phải cho phép các trường tự chủ trong việc đưa ra tiêu chí và cách thức tuyển chọn SV.

 

Tiêu chí đầu vào này lại phải phụ thuộc vào đánh giá đầu ra, những phẩm chất cần có của SV. Các trường cũng nên mời những chuyên gia, những người thành đạt trong lĩnh vực mình đào tạo làm cố vấn xây dựng tiêu chí đầu vào.

 

Ở Mỹ, mỗi trường có cách thức tuyển sinh khác nhau. Có trường sử dụng kết quả học tập thời THPT nhưng cũng có trường tổ chức kỳ thi tuyển riêng. Điều đó phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng trường.

 

Là một chuyên gia đánh giá chất lượng giáo dục, sau khi tiếp xúc và làm việc với nhiều giảng viên (GV), SV VN, ông có đánh giá như thế nào về chất lượng của họ?

 

- Tôi nhận thấy SV VN rất năng nổ, nhiệt tình và có ý chí vươn lên. Nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Lý do chính là SV phải học quá nhiều môn, thời lượng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn...

 

Nhược điểm của SV VN nói chung là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nhưng đây không phải lỗi của họ mà là lỗi của hệ thống giáo dục.

 

Các GV VN rất năng động và mong muốn được cống hiến nhưng họ lại được trả lương theo số giờ dạy chứ không phải trả lương theo vị trí như ở Mỹ. GV VN phải dạy quá nhiều giờ để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

 

Còn một thực tế nữa là các giáo viên cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục nên không thể hướng dẫn cho SV phương pháp học tập tích cực. Bởi, chính bản thân những giáo viên đó cũng chưa được hưởng thụ phương pháp này.

 

"Đánh giá chất lượng của Việt Nam quá khác biệt thế giới"

 

SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tại lễ nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng

SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tại lễ nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng

Vậy theo ông, VN nên sử dụng những phương pháp nào để đánh giá chính xác chất lượng GV và SV?

 

- Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, chúng tôi sử dụng rất nhiều hình thức đánh giá nhưng ở VN chủ yếu tập trung vào đánh giá cuối cùng. Vì thế, đôi khi GV và SV không biết phải nâng cao mặt nào trong quá trình giảng dạy, học tập.

 

Ở VN, SV chỉ có kỳ thi cuối kỳ mà ít khi có bài tập về nhà hoặc những dự án trong suốt quá trình học. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng GV phải dạy quá nhiều tiết và không có trợ giảng chấm bài giúp.

 

Còn GV thường được đánh giá theo các kỳ, vài tháng hoặc 1 năm mới có kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng GV.

 

Qua khảo sát ở một số trường ĐH của VN, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với GV trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu.

 

Tôi nghĩ, các trường cần thiết lập chế độ thưởng theo thành tích, thưởng và ghi nhận các giáo viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

 

Ở Mỹ, GV được đánh giá thường xuyên bởi chính SV, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường.

 

Qua những lần đánh giá này, các GV không đảm bảo chất lượng sẽ được gửi đến những trung tâm phát triển và bồi dưỡng chất lượng giảng dạy và học tập để trau dồi thêm nghiệp vụ. Đồng thời, các trường cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV.

 

Theo tôi, VN nên thành lập những Trung tâm về giảng dạy và học tập và Trung tâm đánh giá chất lượng trường để vừa làm nhiệm vụ đánh giá, vừa giúp đỡ các trường nâng cao chất lượng GV, SV.

 

"Nhiều phạm trù còn vắng bóng"

 

Theo một khảo sát mới đây, ở VN tồn tại một nghịch lý là uy tín của các trường phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải chất lượng đầu ra.Thưa ông, nghịch lý này nên khắc phục thế nào?

 

- Trước tiên, mỗi trường phải xác định được sứ mệnh, nhiệm vụ: đào tạo ra những SV như thế nào.

 

Ở Mỹ, chúng tôi xác định 4 phạm trù lớn bao gồm các yếu tố mà SV phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Đó là: kiến thức chuyên biệt cho từng ngành học, các kỹ năng suy nghĩ, kiến thức chung và nhân cách.

 

Mỗi phạm trù lại có những mảng khác nhau.

 

Kiến thức chung là khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN.

 

Trong kỹ năng suy nghĩ có khả năng ghi nhớ kiến thức, hiểu, sử dụng kiến thức trong những tình huống quen thuộc hoặc mới lạ, phân tích thông tin, tổng hợp và đánh giá thông tin.

 

Những yếu tố đầu ra về nhân cách cũng rất quan trọng bao gồm sự tự tin, trung thực, đạo đức, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc, tôn trọng người khác, khả năng làm việc nhóm cũng như tố chất lãnh đạo...

 

Tất nhiên, không có SV nào có thể đạt được tất cả những yếu tố trên. Mỗi khoa, mỗi trường cần xác định những yếu tố phù hợp trong 4 nhóm đó để xây dựng tiêu chí phẩm chất cần thiết đối với SV của mình.

 

Bên cạnh đó, các trường cũng cần có mối liên hệ mật thiết với các công ty bên ngoài để biết SV sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.

 

Ở Mỹ, các trường đều có một trung tâm, thậm chí một khoa chỉ chuyên làm đầu mối liên lạc với các cựu SV. Qua những thông tin phản hồi gửi về từ các cựu SV này, nhà trường có thể đánh giá được chất lượng đầu ra của mình.

 

Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...