Jump to content
duonghoanghuu

Nhà Văn Mạc Ngôn - Nobel văn chương 2012 và MA CHIẾN HỮU

Recommended Posts

Hà Văn Thịnh

VHNA: Không thể phủ nhận tài năng và thành tựu văn chương của Mạc Ngôn nhưng dẫu sao vẫn có thể có những cách nhìn khác, có thể là thiên kiến, có thể là cực đoan song không vô cớ chút nào. Muốn hay không, Ma chiến hữu và tư tưởng của Mạc Ngôn trong đó đã xúc phạm đến lòng tự trọng của người Việt chúng ta. Ý kiến của Hà Văn Thịnh là một ý kiến có nhiều cảm xúc và chúng tôi thấy có thể đưa ra để mọi người có thể trao đổi ở Diễn đàn này.

Tin Mạc Ngôn vừa được nhận giải Nobel văn học vừa được loan báo có mấy tiếng đồng hồ, tôi đã thấy một số báo đưa tin (lúc này là 02:20 AM, 12.2.2012) và, thậm chí, viết bài để ca ngợi(!)? Đưa tin thì nên bởi chẳng ai cấm, nhất là cái “niềm tự hào” vì là châu Á; nhưng ca ngợi thì xin can, ngàn lần can, nếu các vị (đã viết, đã đăng hoặc sẽ viết, sẽ đăng).

Trước hết, với cách dùng từ vô cảm và... dốt nát khi ca ngợi Ma chiến hữu là “một tác phẩm nổi bật” thì quả là không tài nào hiểu nổi. Cách đây 3 năm tôi đã viết hai bài liền phê phán nhà xuất bản và người dịch tác phẩm đó là TS Trần Trung Hỷ (hiện đang là Phó Ban – ngang cấp phó hiệu trưởng ở ĐHH?) vì cái TỘI dịch, in một tác phẩm chửi người Việt là loại chó mèo, là tàn ác, là xâm lược Trung Quốc, là ăn cháo đái bát (đăng ở Văn hóa Nghệ An). Chuyện quan chức thì vì... cái gì tôi không rõ nên thích thì cứ bổ nhiệm; nhưng chuyện dịch, in một tác phẩm nhục mạ cả dân tộc, chà đạp lên sinh mạng hàng vạn con người (cả quân và dân) đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc là điều không thể chấp nhận được. Lẽ ra, phải có lệnh thu hồi ngay tác phẩm đó, trừng phạt nghiêm khắc những ai đã tiếp tay cho giặc (dù vô tình hay cố ý). Thế nhưng, thời thế đảo điên. Trước đã có tờ báo ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu (kẻ chỉ huy quân xâm lược VN), đến tận bây giờ lại còn viết bài ca ngợi thì quả là “bụt trên chùa cũng phải u ư”.

Tại sao khi báo chí đưa tin có nói chuyện một số tác phẩm của Mạc Ngôn đã bị cấm lưu hành ở TQ nhưng lại không hề có lời nào nói về Ma chiến hữu? Muốn bào chữa cách nào đi nữa thì trong bài viết về Mạc Ngôn phải kể cho hết, cho đủ những tư tưởng, nghệ thuật (thi pháp) của Mạc Ngôn, trong đó có cả chuyện coi dân Việt Nam là đáng dạy cho một bài học (nguyên văn trong Ma chiến hữu). Lời lẽ đó có giống với giọng điệu mới đây của Hoàn Cầu khi khẳng định VN là địch hay không?

Xin các vị nếu không quan tâm đến lòng dân, vận nước đi nữa; không còn muốn chống lại giặc ngoại xâm đi nữa thì hãy lặng yên! Đừng có ú ớ khen bậy, khen sàm mà làm cho hàng triệu trái tim người đớn đau. Hãy để cho cái tình cảm tự nhiên của quý vị đối với bá quyền bành trướng hóa thành xi măng trong cái góc tối tăm nào đó vẫn được gọi là cái đầu. Rất cảm ơn!

 

Comments

 

Thật bất ngờ. cám on chủ nhà đã tìm được một bài viết xác đáng. Cũng nói thật tôi không đọc Mạc Ngôn dòng nào, chỉ phấn khởi vì MN là người châu Á đoạt Nobel văn học 2012.Nếu MN là người coi dân Việt Nam là đáng dạy cho một bài học (nguyên văn trong Ma chiến hữu). Lời lẽ đó có giống với giọng điệu mới đây của Hoàn Cầu khi khẳng định VN là địch hay không? thì ta phải có thái đô dứt khoát không tôn vinh MN. Ông ta cũng mang nặng tinh thần Đại Hán liệu tư tưởng ông có tinh khiết cao cả của một nhà văn lớn hay không. Phương Tây họ không biết điều đó họ cứ chấm theo cảm nhận của họ.

Viết bởi dhhuu 12 Oct 2012, 16:58

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi

 

Trần Lê Hoa Tranh

418990-M%E1%BA%A1c%20Ng%C3%B4n.jpg

Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.

 

Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.

Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật.

Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng…

Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng. Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình.

Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)…

Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục. Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là.

Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác…

Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng. Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi.

(Nguồn: Văn hóa Nghệ An)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

MẠC NGÔN :zorro:

 

 

Ông Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc

Giải Nô Ben mới được vừa rồi

Tài năng cũng xứng đáng thôi

“Cao lương đỏ” có nhiều lời ngợi ca

Nhưng Nhà văn phải là toàn diện

Có cái tâm hướng thiện, nhân văn

Thế mà không dưới một lần

Ông dám nhục mạ cả dân Việt rồi!

Ông đã cất những lời hạ đẳng

Chửi dân tôi bảo: chẳng phải người

Là mèo là chó đấy thôi

Tàn ác, xâm lược đất trời nước ông!

Công giúp đỡ đã không ghi nhớ

Bao khó khăn một thuở chiến tranh

Ăn cháo đái bát rõ rành

Ông bảo dân Việt đã thành vô ơn

Chà đạp cả hương hồn người khuất

Cuộc chiến tranh một mất một còn

Hy sinh để Nước trường tồn

Bao bà mẹ đã mỏi mòn khổ đau

Miệng lưỡi ông nói câu gai góc

Dạy Việt Nam bài học rất nên

Chữ nghĩa nhiều mà Sử quên

Ai dạy ai suốt trong liền nghìn năm?

Hoàng Gia Thụy Điển nhầm tai hại

Trao giải cho không phải nhà văn

Con người xem lại rất cần

Đâu chỉ tác phẩm ? một phần chính thôi!

 

Lê Trường Hưởng

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi

 

Trần Lê Hoa Tranh

418990-M%E1%BA%A1c%20Ng%C3%B4n.jpg

Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.

 

Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.

Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật.

Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng…

Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng. Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình.

Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)…

Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục. Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là.

Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác…

Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng. Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi.

(Nguồn: Văn hóa Nghệ An)

 

Tiếc cho "nhà thơ thiền vĩ đại" Hoàng Quang Thuận của chúng ta, nếu không bị mấy đứa ganh ghét la ó, thì cái Nobel kỳ này đã vào tay VN rồi. Ô hô!

 

Hoang%20Quang%20Thuan-%202%20tap%20tho.jpg

 

 

Tướng mạo cũng tròn trịa có kém gì 'đại ca' MN đâu nào. Thương người tài chưa gặp thời!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Nhân Sach Hay có giấy mời nghe NS Dương Thụ trong chương trình Talk and Thinks ( đăng kí qua email -- không chắc ăn lắm), xin cám ơn bằng việc giới thiệu sách.

 

 

 

Người giới thiệu: Phạm Xuân Nguyên

 

 

img373.jpg

  • Dịch giả:
    Trần Đình Hiến
  • Năm xuất bản:
    2007
  • Đơn vị xuất bản:
    Phương Nam Book & NXB Văn nghệ
  • Số trang:
    816
  • Giá sách:
    85.000 VND
  • Liên kết mua sách:
    liên hệ mua tại Sách Khai Tâm

Sự sinh, sự chết và sự sống:

Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn

 

 

1.

Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc dày 860 trang chữ Việt kể cuộc đời một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên là Lỗ Toàn Nhi, năm 16 tuổi bỏ tục bó chân, lấy chồng là Thượng Quan Thọ Hỷ; chồng bất lực – không có khả năng truyền giống – mẹ chồng khát cháu trai nối dõi tông đường, Toàn Nhi lấy giống đàn ông thiên hạ, sinh cho nhà Thượng Quan một đàn con chín đứa, gồm tám gái, một trai. Trong số đó, Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng chỉ biết đánh bạc, bắn chim. Vu Bàn và Lãnh Đệ của một anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ, của một thầy lang bán thuốc rong; Phán Đệ, của Lão Béo bán thịt chó; Niệm Đệ, giống hòa thượng Trí Thông chùa Thiên Tề; Cầu Đệ, giống của bốn tên lính thất trận; sau chót, cặp sinh đôi Ngọc Nữ và Kim Đồng, của mục sư Malôa.

 

"Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai." (tr.783).

 

Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc một đời người của Lỗ thị lại suốt đời bám vú mẹ trong khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời. "Phong nhũ phì đồn" (mông to, vú nẩy ) trước hết là nói cái sự sinh ấy. Lỗ thị trước hết, là số phận người phụ nữ Trung Quốc trong một xã hội phong kiến coi rẻ giá trị, phẩm giá của người phụ nữ. Chuyện ăn nằm, thụ thai, và sinh nở của Lỗ thị trước hết, là sự tung hê, thách thức cái xã hội ấy. Chỉ nội mặt này – cứ tạm gọi là về phương diện phong tục, tập quán – Lỗ thị xứng đáng là một bà mẹ vĩ đại.

 

2.

Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họ được bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn quặn đau quặn đẻ. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị thay nhau đến rồi đi, bao biến thiên, bao bi kịch xảy đến với vùng đất Cao Mật, với gia đình Thượng Quan. Mỗi đứa con chọn một con đường, một cách sống, và một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải. Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng, nhưng điểm tựa duy nhất, nguồn an ủi duy nhất của họ, là người mẹ Lỗ thị. Đất nước cũng vật vã thăng trầm như đời mẹ. Lỗ thị càng là một bà mẹ vĩ đại. Đó không còn là thân phận người phụ nữ nữa. Đó là thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương. Đau thương và vĩ đại như cơn lốc tràn qua lục địa Trung Hoa mênh mông, xoáy quật thân phận một người phụ nữ như Lỗ thị đến chết vẫn chưa được yên.

 

Mở đầu truyện, người mẹ sinh Kim Đồng trong cơn ngất lịm. Kết thúc truyện, Kim Đồng thức chong đêm canh mộ mẹ, sợ "ông Chính Phủ" bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất hoang. "Anh trông thấy phía sau mộ mẹ, nơi không bị giẵm nát, có rất nhiều hoa đang nở, những bông hoa mầu nhợt nhạt, chỉ một bông giữa là màu đỏ nhờ nhờ. Loại hoa này có mùi thơm. Anh bò lên mấy bước, giơ tay ngắt lấy bông hoa rồi đưa vào miệng. Cánh hoa rất giòn, như thịt tôm sống, nhưng khi nhai thì xộc lên mũi toàn một mùi máu. Vì sao hoa nở có máu? Vì trên mảnh đất này thấm đẫm máu người." (tr. 859).

 

3.

Xét trên phương diện văn học, Lỗ thị là một nhân vật ghê gớm – một phụ nữ tượng trưng của một đất nước ở cái khả năng thiên phú mà dù con người có chà đạp tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn, bởi vì nếu nó mất đi thì mất luôn cả sự sống. Đêm nằm bên mộ mẹ, ngước mắt nhìn lên trời sao, ngẫm về cả cuộc đời đau khổ chất chồng của mẹ mình, Kim Đồng chỉ thấy hiện ra những bầu vú. "Báu vật trên trời là mặt trời mặt trăng và những vì sao. Báu vật của đời là vú to mông nẩy!". Cả lịch sử của đất nước nhà văn tóm lại ở bốn chữ ấy: phong nhũ phì đồn. Mạc Ngôn, do đó, ở phương diện này, là một nhà văn ghê gớm.

 

Mạc Ngôn là ai? Đọc tiểu sử của ông, qua lời giới thiệu của bản Việt ngữ, chúng ta được biết, ông sinh năm 1935, hiện là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Quân đội nhân dân Trung Quốc, cuốn "Phong nhũ phì đồn", in năm 1995, và được trao giải thưởng cao nhất về truyện cùng trong năm. Trước đó, ông đã nổi tiếng với cuốn "Cao lương đỏ" , và trở thành nổi tiếng trên thế giới cùng với sự xuất hiện của cuốn phim dựa theo tác phẩm do đạo diễn lừng danh Trung Quốc, Trương Nghệ Mưu, chuyển thể; cuốn phim đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim ở Cannes (Pháp) năm 1994.

 

Những chi tiết trên có gì đáng nói, với độc giả người Việt? Thứ nhất, Mạc Ngôn thuộc lớp nhà văn trẻ ở Trung Quốc. Tiếp đó, ông dám viết về cái hiện thực bề sau, bề sâu, của lịch sử hiện đại nước ông. Thứ nữa, cái viết của ông được chấp nhận, và đón nhận.

 

4.

Tác phẩm trên của Mạc Ngôn, xét về nghệ thuật viết tiểu thuyết, không hẳn là xuất sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể chuyện mang tính cổ truyền của Trung Quốc. Người đọc có cảm tưởng, ở phần cuối, tác giả có vẻ lan man, khi tản mạn về vùng đất Cao Mật bước vào thời kỳ mở cửa. Có vẻ như tác giả hơi tham nữa. Nhưng tôi thích ở đây, là cái nhìn nghệ thuật-lịch sử tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn. Ông không nương nhẹ, không xuê xoa quá khứ. Mạch văn của ông cũng gây ấn tượng đối với tôi ở chỗ, nó cho thấy được dòng chảy của cuộc đời như vốn dĩ thể, không đứt đoạn, không tách bạch, dù các sự kiện rất khác nhau xoay vần cuộc đời nhân vật theo các nẻo số phận khác nhau. Tính liên tục lịch sử – đây là điều theo tôi, ở dạng truyện như thế này, các nhà văn ta thường bị gãy. Ví như ở hai thời điểm hai đội quân của Tư Mã Khố và của Lỗ Lập Nhân thế nhau về lại Cao Mật, nhà văn ta trong trường hợp này dễ phết lên bức tranh hiện thực hai màu tương phản theo chủ quan, còn Mạc Ngôn vững tay để chỉ có một màu phủ lên cuộc đời của mẹ con Lỗ Thị, như khách quan nó phải như thế.

 

5.

Đọc Mạc Ngôn ở Phong nhũ phì đồn tôi nghĩ nhiều đến Lỗ Tấn. Có lẽ, bởi cả hai nhà văn Trung Quốc này, một đầu và một ở cuối thế kỷ 20, đã có sự gặp nhau trong suy nghĩ về đất nước mình. Nhân vật người điên của Lỗ Tấn thấy ai cũng muốn ăn thịt mình; nhân vật người không rời vú mẹ của Mạc Ngôn thấy bông hoa bốc mùi máu; hai hoàn cảnh lịch sử, hai chế độ chính trị khác nhau giữa hai thời kỳ sống của hai nhà văn. Nhưng có một cái không khác, đó là tình yêu nước, và trách nhiệm nhà văn của hai người, và không chỉ của riêng họ. Nhà văn, cũng như người phụ nữ vậy, phải có niềm vui và nỗi đau của sự mang thai và sinh nở những giá trị mới, nhận thức mới cho người đọc. Và xã hội phải có tinh thần làm bà đỡ mát tay cho những cuộc sinh nhọc nhằn và không ít nguy hiểm đó.

 

2001

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Viết về bản chất nông dân và tinh thần tự tôn dân tộc của người Trung Quốc hay nhất phải kể đến nữ văn hào Pearl Buck (Nobel văn học 1938). Thứ đến là Bá Dương với tác phẩm 'Người TQ xấu xí'. Và thứ ba phải kể là Nguyễn Trãi với ánh hùng văn kim cổ 'Bình Ngô Đại Cáo'.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Viết về bản chất nông dân và tinh thần tự tôn dân tộc của người Trung Quốc hay nhất phải kể đến nữ văn hào Pearl Buck (Nobel văn học 1938). Thứ đến là Bá Dương với tác phẩm 'Người TQ xấu xí'. Và thứ ba phải kể là Nguyễn Trãi với ánh hùng văn kim cổ 'Bình Ngô Đại Cáo'.

Ngày nay tác phẩm của P.Buck hầu như lạc mất, thấy chỉ toàn những tác phẩm "best seller" dịch vội đáp ứng nhu cầu thông thường chuộng lạ của một bộ phận người đọc, trong đó có nhiều sạn, kể cả ngôn từ. Cuốn Lolita do Dương Tường dịch cũng tai tiếng, lại được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải . :icon2:

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Ngày nay tác phẩm của P.Buck hầu như lạc mất, thấy chỉ toàn những tác phẩm "best seller" dịch vội đáp ứng nhu cầu thông thường chuộng lạ của một bộ phận người đọc, trong đó có nhiều sạn, kể cả ngôn từ. Cuốn Lolita do Dương Tường dịch cũng tai tiếng, lại được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải . :icon2:

 

Hè, mình còn giữ gần như toàn bộ các tác phẩm nguyên bản ở dạng pocket book của Pearl Buck (do ông thân sinh để lại). Có nhiều quyển chưa hề được dịch sang Việt ngữ. Qúy vô cùng.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hè, mình còn giữ gần như toàn bộ các tác phẩm nguyên bản ở dạng pocket book của Pearl Buck (do ông thân sinh để lại). Có nhiều quyển chưa hề được dịch sang Việt ngữ. Qúy vô cùng.

Quí hoá! Mình xúi nguoibuongio dịch mấy tác phẩm đó, sẽ độc quyền phát hành. Sách đã quá 50 năm không phải mua bản quyền , ngon quá.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Quí hoá! Mình xúi nguoibuongio dịch mấy tác phẩm đó, sẽ độc quyền phát hành. Sách đã quá 50 năm không phải mua bản quyền , ngon quá.

 

Hè, đọc thì thích, cảm, còn chuyện dịch thuật cần phải có năng khiếu. Nhớ hồi xưa, nguoibuongio tui đọc được tập truyện ngắn của O' Henry, thích quá, cặm cụi dịch cả mấy tháng trời. Hí hửng đem khoe ba tui. Ông coi lướt qua rồi lắc đầu buồn bã, nói "Con giết chết O' Henry thêm lần nữa rồi, con ơi". Từ đó cạch luôn. Hè.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...