Jump to content
Nhat Linh

Nguyễn Trần Thanh

Recommended Posts

regenbogen.jpg

 

 

 

 

KIẾP BA SINH

 

Hồn ai

thác xuống suối vàng

Bao năm duyên nợ thiếp chàng tìm nhau

 

Khi xưa

trầu đã hẹn cau

Chàng mà đi trước theo sau thiếp tìm

 

Cho dù

bảy nổi ba chìm

Ba đời chín kiếp cũng tìm được thôi

 

Mặc cho

số phận nổi trôi

Cầu trời nạy phật cho tôi thấy chàng

 

Ước như

Chức Nữ - Ngưu Nang

Bắc cầu ô thước cho chàng gặp em!

 

 

 

Hải Dương

5-4-2004

 

nguulang.gif

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tháng 6, cơn mua bất chợt làm e ...buồn...vui... nhớ

Nắng vàng đậu trên vai làm em ...nhớ...buồn...vui

Những mùa thu đã qua, e không muốn trở thành kỷ niệm

Ngày hôm nay của em sẽ là quá khứ của ngày mai

Và tương lai của em sẽ là quá khứ của ai?

 

Nhưng...

Có một điều...

Em biết

 

Em sẽ sống

Sống hết

Sống đủ

Sống đầy...

 

Sống để.. căng tràn ..buồng phổi...

Sống để.. máu ngập ..trong tim...

Sống để ..gót chân.. biết mỏi...

Sống để.. nước mắt ...biết rơi

 

 

- Kkusa-

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Thanh nói gì tôi không hiểu, ai bút chiến với ai vậy, đừng nói không đúng gây căng thẳng trong diễn đàn.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Thanh nói gì tôi không hiểu, ai bút chiến với ai vậy, đừng nói không đúng gây căng thẳng trong diễn đàn.

 

mb_1093940361.jpg

 

Có gì đâu mà căng thẳng (!?) Thiết nghĩ, làm thơ hay bất cứ thứ gì cũng cần mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của người khác. Chúng ta có tiến bộ được hay không là do sức mạnh của cả một tập thể cơ mà.

 

 

Còn vấn đề bút chiến; Hoài Thanh và Hải Triều cũng từng bút chiến suốt đấy thôi!

 

 

Nhân tiện đây, em cũng có vài lời mạnh dạn đưa ra có gì mạo phạm cũng xin được sự góp ý của các Bác:

1- Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: "Trăm năm trong cõi người ta" (1), "Bất tri tam bách dư niên hậu" (2), Hồ Chí Minh cũng đã viết "Vì lợi ích trăm năm trồng người" (3)... Chỉ cần 3 dòng trên cũng đủ nhận thấy các bậc tiền bối sử dụng khái niệm "trăm năm" như một sự ước lượng chỉ thời gian.

2- Sự "tu luyện" hay "tu hành" cũng vậy. Quan niệm được hiểu theo chiều hướng nào cũng được. Nếu bẻ ra thì Ngộ Không không những "Tu luyện" mà còn "Tu hành" nữa (trong những ngày theo Đường Tăng đi thỉnh kinh). Còn Đường Tăng cũng cả "Tu luyện" nữa đấy chứ, sau bao lần vào sinh ra tử trên đường đi, nhận thức của Đường Tăng (người trần mắt thịt) đã khác đi rất nhiều. Phân biệt rõ PHẢI - TRÁI - TRẮNG - ĐEN một cách rõ nét hơn - Điều mà trước khi đi lấy kinh (đơn thuần là tu hành) ông chưa từng gặp phải - Nhưng vẫn giữ được cái Tâm nhà Phật. Đó là lòng từ bi, tính thương người... Ở ông toát nên tính Chân - Thiện - Mỹ một cách cụ thể. Chính vì vật mà Đường Tăng sớm thành chính quả.

 

Thời đại nào cũng thế, con người ta giống Đường Tăng có, giống Ngộ Không (nói thẳng ra là giống khỉ) cũng có. Người viết không đề cập đến vấn đề "tu hành" hay "tu luyện". Cốt làm sao gửi gắm vào thơ tâm tư của mình, những mong cuộc sống nhiều Đường Tăng và ít khỉ hơn.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

"Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích, nhưng ít nơi tập hợp cả hai loại đó vào cùng một chỗ như Yên Tử. Chẳng những Yên Tử là di tích của phái thiền Trúc Lâm mà còn là một cảnh đẹp thần tiên hùng vĩ."

 

................10608.jpg

 

 

..............................

 

Cõi linh thiêng, Vua giũ hết bụi trần.

Ta dắt nhau xin lại điều người bỏ.

Kìa bóng người xưa hiện về trong mây gió.

Trong tiếng chuông chùa Đồng ta thỉnh cõi tử sinh.[/size][/color]

 

 

Tháng 2/2000

 

 

.....................27695952.Yentu038.jpg

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Có thể nói, thiền là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức, giữa đạo và đời.

700 năm trước, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo lý nhà Phật, gắn kết với triết lý nhân sinh dân tộc để hình thành và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng "nhập thế", "tu tại tâm" mà ở đó, đạo không tách biệt đời. Ðạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống.

Ở đây, Nhật Linh đã dùng bút pháp nhân hóa muốn mượn lại của Cha ông những gì thuộc phần đời.

Đúng, phần đời được thể nghiệm ngay trong cuộc sống, mà cuộc sống thì không thể thiếu tình yêu. Những gì mà con người mong cầu cũng không ngoài lẽ đó.

Nhật Linh cầu gì?

Chúng ta cầu gì?

 

"Anh thỉnh tiếng chuông xua đi hồn quỷ dữ.

Em thỉnh tiếng chuông gọi điều lành đến ở.

Ta nguyện cầu được mãi tại dương gian."

 

Cái mong mỏi của con người ta nói chung và tác giả nói riêng những mong sao giữ được tình yêu mãi mãi bền lâu.

 

"Để không có gì ngăn trở nổi.

Sướng khổ

,Buồn vui,

Hạnh phúc của chúng mình"

 

Thiết nghĩ, trong cuộc đời của mỗi con người, người ta mong mỏi nhất điều gì. Vinh hoa, phú quý, tiền tài... uh, thì tất nhiên rồi. Nhưng quan trọng hơn cả là tình yêu, tình yêu con người, tình yêu đôi lứa. Có được tình yêu, người ta mới nếm trải được hết vị sướng, vui, hạnh phúc, đắng cay, đau khổ của cuộc đời.. Và có Tình yêu, người ta mới được sống một cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa.

Mong cho người sống biết yêu, biết trân trọng, biết giữ...

Phải là người đã trải nghiệm và có tình yêu sâu sắc mới viết được những dòng thơ như vậy. NHật Linh hãy tiếp tục Cảm và tiếp tục có những bài thơ mới để mọi người cùng thưởng thức nhe!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
mb_1093940361.jpg

 

Có gì đâu mà căng thẳng (!?) Thiết nghĩ, làm thơ hay bất cứ thứ gì cũng cần mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của người khác. Chúng ta có tiến bộ được hay không là do sức mạnh của cả một tập thể cơ mà.

Còn vấn đề bút chiến; Hoài Thanh và Hải Triều cũng từng bút chiến suốt đấy thôi!

Nhân tiện đây, em cũng có vài lời mạnh dạn đưa ra có gì mạo phạm cũng xin được sự góp ý của các Bác:

1- Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: "Trăm năm trong cõi người ta" (1), "Bất tri tam bách dư niên hậu" (2), Hồ Chí Minh cũng đã viết "Vì lợi ích trăm năm trồng người" (3)... Chỉ cần 3 dòng trên cũng đủ nhận thấy các bậc tiền bối sử dụng khái niệm "trăm năm" như một sự ước lượng chỉ thời gian.

2- Sự "tu luyện" hay "tu hành" cũng vậy. Quan niệm được hiểu theo chiều hướng nào cũng được. Nếu bẻ ra thì Ngộ Không không những "Tu luyện" mà còn "Tu hành" nữa (trong những ngày theo Đường Tăng đi thỉnh kinh). Còn Đường Tăng cũng cả "Tu luyện" nữa đấy chứ, sau bao lần vào sinh ra tử trên đường đi, nhận thức của Đường Tăng (người trần mắt thịt) đã khác đi rất nhiều. Phân biệt rõ PHẢI - TRÁI - TRẮNG - ĐEN một cách rõ nét hơn - Điều mà trước khi đi lấy kinh (đơn thuần là tu hành) ông chưa từng gặp phải - Nhưng vẫn giữ được cái Tâm nhà Phật. Đó là lòng từ bi, tính thương người... Ở ông toát nên tính Chân - Thiện - Mỹ một cách cụ thể. Chính vì vật mà Đường Tăng sớm thành chính quả.

 

Thời đại nào cũng thế, con người ta giống Đường Tăng có, giống Ngộ Không (nói thẳng ra là giống khỉ) cũng có. Người viết không đề cập đến vấn đề "tu hành" hay "tu luyện". Cốt làm sao gửi gắm vào thơ tâm tư của mình, những mong cuộc sống nhiều Đường Tăng và ít khỉ hơn.

 

Thật sự mỗi người đều có một sáng tạo riêng,tôi nghĩ khác và Linh nghĩ khác.Có thể giải thích của Linh là đúng.

Nhưng nếu Linh nếu muốn tiến xa hơn trên đường sáng tác thơ,để được thơ đăng báo (phải chịu sự kiểm định của biên tập báo),để được thơ in thành sách (phải chịu sự kiểm định của biên tập nhà xuất bản) thì liệu những "giải thích" của Linh cho bài thơ có thể giúp bài thơ trên lọt qua được vòng kiểm duyệt hay không?

Ngay cả bản thân tôi,Thợ Làm Vườn và những nhà thơ danh tiếng cũng đều bị đau khổ vì biên tập.Ngay cả thơ của Nguyễn Du cũng bị tam sao thất bản thành bản kinhbản phường là do bị những chủ nhà in ngày xưa và cả vua Tự Đức chen vào biên tập

Ở đây chúng tôi là những người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác chỉ nhằm giúp đỡ cho các bạn trong diễn đàn có thể tiến xa hơn mà thôi,chứ không có ý khoe khoang gì khác.

Đặt trong bối cảnh bài thơ của Nhật Linh,những từ "tu hành" và "tu luyện" nằm trong đó hoàn toàn không ổn

Chúng ta đâu thể biết biên tập có đồng ý cho chúng ta giải thích bài thơ như bạn đã giải thích hay là loại nó không cho in?

Nếu để sáng tác chơi thì bài thơ đó có thể đạt yêu cầu

Nếu để đưa in báo hoặc in sách thì hoàn toàn gặp nhiều trở ngại

Tôi biết Linh tiếc bài thơ đó vì Linh có ý câu kết khá hay.Nhưng muốn tiến xa hơn Linh hãy mạnh dạn vứt bài thơ đó đi,một là làm lại nó hay sáng tác bài thơ khác

 

Chúc Linh có nhiều sáng tác mới

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Thật sự mỗi người đều có một sáng tạo riêng,tôi nghĩ khác và Linh nghĩ khác.Có thể giải thích của Linh là đúng.

Nhưng nếu Linh nếu muốn tiến xa hơn trên đường sáng tác thơ,để được thơ đăng báo (phải chịu sự kiểm định của biên tập báo),để được thơ in thành sách (phải chịu sự kiểm định của biên tập nhà xuất bản) thì liệu những "giải thích" của Linh cho bài thơ có thể giúp bài thơ trên lọt qua được vòng kiểm duyệt hay không?

Ngay cả bản thân tôi,Thợ Làm Vườn và những nhà thơ danh tiếng cũng đều bị đau khổ vì biên tập.Ngay cả thơ của Nguyễn Du cũng bị tam sao thất bản thành bản kinhbản phường là do bị những chủ nhà in ngày xưa và cả vua Tự Đức chen vào biên tập

Ở đây chúng tôi là những người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác chỉ nhằm giúp đỡ cho các bạn trong diễn đàn có thể tiến xa hơn mà thôi,chứ không có ý khoe khoang gì khác.

Đặt trong bối cảnh bài thơ của Nhật Linh,những từ "tu hành" và "tu luyện" nằm trong đó hoàn toàn không ổn

Chúng ta đâu thể biết biên tập có đồng ý cho chúng ta giải thích bài thơ như bạn đã giải thích hay là loại nó không cho in?

Nếu để sáng tác chơi thì bài thơ đó có thể đạt yêu cầu

Nếu để đưa in báo hoặc in sách thì hoàn toàn gặp nhiều trở ngại

Tôi biết Linh tiếc bài thơ đó vì Linh có ý câu kết khá hay.Nhưng muốn tiến xa hơn Linh hãy mạnh dạn vứt bài thơ đó đi,một là làm lại nó hay sáng tác bài thơ khác

 

Chúc Linh có nhiều sáng tác mới

 

 

 

Qủa thực, Nhật Linh cũng biết đấy là những điểm khiếm khuyết (khó tránh khỏi) của bài thơ, nhất là đối với những người mới cầm bút như Nhật Linh.

Cũng không định biện bạch bằng những lời như Bác ThanhTracNguyenVan đã đọc. Chỉ khi thấy đó là đề tài để tranh luận, Nhật Linh cảm thấy rất thú vị và cảm động vì những gì mình viết được mọi người để ý. Một vài dòng đó chỉ là những lời tham gia cho thêm phần sôi nổi. Có gì cũng mong Bác bỏ quá cho.

Còn để bỏ được bài thơ đó là một điều không thể đối với Nhật Linh. Nó là đứa con tinh thần và được Nhật Linh gửi gắm vào rất nhiều tâm sự - tâm sự của một con người.

Nhật Linh rất cảm ơn Bác ThanhTracNguyenVan về những tình cảm mà Bác đã thẳng thắn góp ý. Khi vào Diễn đàn và được đọc thơ Bác, em thầm cảm phục tài năng của một ThanhTracNguyenVan đã thành danh. Gìơ lại được đọc những lời tâm sự về nghiệp thơ phú, em hiểu tại sao mọi người trong diễn đàn gọi Bác là THẦY. Những lời góp ý chân thành ấy có lẽ chỉ có từ trái tim những người có tâm huyết như Bác. Một lần nữa cảm ơn Thầy ThanhTracNguyenVan.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...